Qua các năm, tỷ lệ dư nợtín dụng trên tổng tài sản có giảm đi không đáng kể, vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao trongtổng nguồn vốn của doanh nghiệp, chính vì vậy chất lượng dư nợ tín dụng luôn
Trang 1Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Minh Hạnh, người đã trực tiếp hướngdẫn, tạo điều kiện cho em có cơ hội được tìm hiểu sâu sắc những kiến thức trong lĩnh vựcngân hàng nói chung và trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói riêng Bằng kiến thứcchuyên môn sâu rộng, cùng với sự nhiệt tình, cô đã giúo em sang tỏ nhiều vấn đề và đặcbiệt là đã hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận này
Em cũng xin cảm ơn các anh chị cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh HàNội đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đơn vị và đặc biệt là các anh chị phòngTổng hợp và phòng Tín dụng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểuthực tế vừa qua
Hà nội, ngày 03 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Phùng Thị Diệu Linh
Trang 3Bảng 2.3: Phân loại nguồn vốn huy động
Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng năm 2010 – 2011 – 2012
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 2.6: Kết quả ROA, ROE của Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chinhánh Hà Nội
Bảng 2.8: Nợ quá hạn ngắn hạn của NHTMCP Ngoại thương Hà Nội
Bảng 2.9: Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namchi nhánh Hà Nội
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tình hình vốn huy động trong ba năm 2010 – 2012
Biểu đồ 2.2: Phân loại nguồn vốn huy động
Trang 4Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng năm 2010 – 2011 – 2012
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2012
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tổng vốn huy động và tổng dư nợ cho vay
Biểu đồ 2.6: Tình hình nợ xấu năm 2010 – 2011 – 2012
Biểu đồ 2.7: Tình hình tài sản đảm bảo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namchi nhánh Hà Nội
Danh mục từ viết tắt
- NHNN: Ngân hàng Nhà nước
- NHTM: Ngân hàng thương mại
- NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
- VCB: Vietcombank
Trang 6để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cũng như dài hạn của cả hệ thống Ngân hàngthương mại Việt Nam nói chung Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng lượng dư nợ tồnđọng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng nói chung vẫn khá cao và đây là trở ngại lớn cho
sự phát triển của hệ thống ngân hàng Để phát triển ổn định và bền vững thì đòi hỏi hệthống NHTM Việt Nam cần tiếp tục đổi mới hơn nữa
- Thực tế
Hòa vào nhịp đổi mới toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội cũng có sự đổi mới đáng khích lệ Tuy nhiên, nhìnvào kết quả kinh doanh những năm gần đây có thể thấy rõ những vấn đề đặt ra cần phảigiải quyết Trong cơ cấu các khoản mục tài sản của ngân hàng, dư nợ qua các năm tăngkhông đồng đều do diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao trongtoàn ngành và cả hệ thống ngân hàng VCB
Năm 2010, tổng dư nợ tín dụng cho vay và ứng trước khách hàng là 4579 tỷ VNĐ, 2011
là 5184 tỷ VNĐ, năm 2012 tổng dư nợ tín dụng là 5533 tỷ đồng Qua các năm, tỷ lệ dư nợtín dụng trên tổng tài sản có giảm đi không đáng kể, vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao trongtổng nguồn vốn của doanh nghiệp, chính vì vậy chất lượng dư nợ tín dụng luôn là vấn đềcần được ngân hàng quan tâm tuy trên hết, những con số trên cho thấy ngân hàng cần chútrọng đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn do cơ cấu cho vay ngắn hạn củachi nhánh chiếm khoảng trên 70% dư nợ toàn chi nhánh, vì vậy chi nhánh cần quan tâmchú trọng đến khâu thẩm định chất lượng dự án đối với cho vay doanh nghiệp, cá nhân hộ
Trang 7gia đình có nhu cầu vay sản xuất kinh doanh… Bên cạnh đó cũng cần có những địnhhướng trong tương lai cho những khoản vay trung dài hạn có giá trị khoản vay lớn.
Xuất phát từ hoàn cảnh phát triển nền kinh tế và thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạncủa ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội, em đãtìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương chi nhánh Hà Nội”
- Giải pháp: Trên cơ sở nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể, cótính khả thi để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng nói chung,Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội nói riêng
• Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Chất lượng tín dụng ngắn hạn
- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –chi nhánh Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thu thập được trong 3 năm: 2010 – 1011 –2012
• Phương pháp nghiên cứu
Trang 8Chương III: Các phát hiện qua nghiên cứu chất lượng tín dụng ngắn hạn và hướng giải quyết ở Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Hà Nội
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương
mại
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Trang 9Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay
cả trong quan hệ tài chính tùy theo bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dungriêng Trong quan hệ tài chính tín dụng có thể hiểu theo nghĩa sau:
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủthể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từngười cho vay sang người đi vay
- Trong quan hệ tài chính cụ thể tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở cóhoàn trả giữa hai chủ thể
- Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay và các định chế tài chính cung cấpcho khách hàng
Nói tóm lại trên cở sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng đượchiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay trong
đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả về điều kiện vốn gốc và lãi cho bêncho vay khi đến hạn thanh toán
1.1.2 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và được sử dụngchủ yếu để tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước,doanh nghiệp, hộ sản xuất
Như vậy, thứ nhất, nếu trong thời gian ngắn thì biến động kinh tế, thị trường, chínhsách… xảy ra sẽ ít hơn so với thời gian dài, do đó khi cung cấp tín dụng ngắn hạn ngânhàng có thể dự kiến, kiểm sóat khoản cho vay của mình dễ dàng hơn so với việc dự kiến
và kiểm sóat tín dụng trung và dài hạn
Thứ hai, quy mô tín dụng ngắn hạn thường nhỏ hơn so với tín dụng trung và dài hạn nênthời gian ngân hàng thu hồi vốn về sẽ nhanh hơn, vốn có thể quay vòng nhiều hơn Và giả
sử có xảy ra tổn thất thì ngân hàng cũng chịu ít tổn thất hơn tín dụng trung và dài hạn doquy mô của tín dụng ngắn hạn thường nhỏ hơn quy mô của tín dụng trung và dài hạn
Trang 10Thứ ba, thường thì cả tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đều phải có tài sản đảm bảo,trong thời gian ngắn thì việc quản lý tài sản đảm bảo sẽ dễ dàng hơn, trong thời gian dài
do sự biến động của giá cả thị trường và hao mòn tài sản
Thứ tư, do mức độ rủi ro của các khoản vay ngắn hạn thường không cao nên lãi suất của
nó thường thấp hơn so với lãi suất cho vay trung và dài hạn
Thứ năm, hình thức tín dụng phong phú: để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của kháchhàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng,các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển các hình thức cho vay trong nghiệp vụtín dụng ngắn hạn của mình Điều đó làm cho các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phongphú như: nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu…
Tóm lại, tín dụng ngắn hạn sẽ ít rủi ro hơn và an toàn hơn so với tín dụng trung và dàihạn Nếu xét về tổng thể thì tín dụng ngắn hạn là một loại tài sản đem lại cho ngân hàngmột khoản lợi nhuận rất lớn
1.1.3 Phân loại tín dụng ngắn hạn
Để phục vụ quản lý các khoản vay ngắn hạn, Ngân hàng thường phân loại tín dụng theocác tiêu chí khác nhau, như theo phương thức cho vay, theo mục đích sử dụng vốn, theotài sản đảm bảo… Tuy nhiên theo phương thức cho vay vẫn là phổ biến nhất
1.1.3.1 Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay, qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt trên
số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gianxác định Thời hạn này được gọi là hạn mức thấu chi Hình thức này chỉ sử dụng đối vớicác khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn
1.1.3.2 Cho vay trực tiếp từng lần
Đây là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàngkhông có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi.Vốn vay chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh
Trang 11Trong nghiệp vụ này thông thường chỉ có một kỳ hạn trả nợ vào cuối thời hạn cho vay vàlãi vay được tính theo phương pháp lãi đơn.
1.1.3.3 Cho vay theo hạn mức
Đây là hình thức cho vay theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tíndụng Hạn mức này có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ, là số dư tối đa tại thời điểm chính.Hình thức này phù hợp với những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, theo đóNgân hàng không xác định trước kỳ hạn nợ và thời hạn tín dụng Tuy nhiên do các lầnvay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm sóat hiệu quả sửdụng vốn từng lần vay
1.1.3.4 Cho vay luân chuyển
Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa Khi mua hàng, doanh nghiệp
có thể bị thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệpthu được tiền bán hàng Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thứcvay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ Thường được
áp dụng đối với các doanh nghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêuthụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng
1.1.4 Đặc điểm tín dụng ngắn hạn
- Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyênvật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vốn vay thường nhỏ, nguồn vốnđược qua vòng nhiều Trong khi đó đối tượng sử dụng vốn từ nguồn trung và dàihạn thường là những tài sản cố định có thời gian sử dụng lâu dài Vì vậy thời gian
sử dụng vốn lâu, nguồn vốn không được quay vòng nhiều
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh
Do vốn tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắnhạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch thuchi trong ngắn hạn… Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mùa
Trang 12vụ, sau đó sẽ được bù đắp hoặc sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ, vì vậy thời gian thuhồi vốn sẽ nhanh.
- Rủi ro tín dụng ngắn hạn mang lại thường không cao
Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn nên ít chịu ảnh hưởng của sự biến độngkhông thể lường trước của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn Ngoài ra,các khoản vay được cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiếtkhấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản đảm bảo, bảo lãnh… đồng thời khoản vay thườngđược tiến hành khi có nhu cầu cần thiết về vốn ngắn hạn và chắc chắn sẽ có khoản thu bùđắp trong tương lai Vì vậy rủi ro mang đến thường thấp
- Lãi suất thấp
Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí khách hàng vay phải trả cho nhu cầu sử dụngtiền tạm thời của Ngân hàng Do rủi ro mang lại của khoản vay ngắn hạn thường khôngcao do đó lãi suất khoản vay ngắn hạn thông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay ngắn hạnthông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay trung và dài hạn tương ứng
1.1.5 Vai trò của tín dụng ngắn hạn trong họat động NHTM
Tín dụng ngắn hạn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Đây là nguồnvốn lớn của nền kinh tế, góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất đối với doanhnghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, là cơ sở cho một nền kinh tế ổn định và pháttriển
Trang 131.1.5.1 Đối với nền kinh tế
Là một trung gian tài chính, Ngân hàng thương mại là nơi tập trung, tích tụ vốn và phân
bổ đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế Cho vay là một họat động mang tính chất đầu tưcho nền kinh tế của Ngân hàng thương mại Trong khi thị trường chứng khoán, các tổchức tài chính trung gian phi Ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các quỹđầu tư… là chủ đạo trong việc đưa vốn trung và dài hạn vào nền kinh tế, thì kênh dẫn vốnngắn hạn lại phần lớn thuộc về vai trò của Ngân hàng thương mại Thị trường tiền tệ vớitrung gian tài chính là các Ngân hàng thương mại luôn luôn là nơi cung cấp nguồn vốn rấtlớn cho nền kinh tế
1.1.5.2 Đối với doanh nghiệp
Tín dụng ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanhnghiệp Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanhhoặc giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời về chi phí tài chính Trong nhiềutrường hợp, vay vốn Ngân hàng còn là giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạođiều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp các cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ pháttriển sản xuất Tín dụng ngắn hạn là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Các điều kiện cho vay ngắn hạn tạo áp lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệuquả Tín dụng ngắn hạn giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinhdoanh hợp lý
1.1.5.3 Đối với Ngân hàng
Họat động tín dụng nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng là nguồn thu chủ yếu từ họatđộng kinh doanh của Ngân hàng Cho vay ngắn hạn luôn là một khoản mục chủ đạo, tạo
ra nguồn thu chủ yếu để bù đắp các chi phí Mặt khác, cho vay ngắn hạn còn là yếu tốquan trọng để đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng
1.1.6 Khái niệm chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
Trong hoạt động Ngân hàng thương mại, tín dụng là một nghiệp vụ mang lại phần lớn lợinhuận nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro có khả năng xảy ra với tỷ lệ cao Tình trạng
Trang 14nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc Ngân hàng không thu được khoản vay và lãi, do đókinh doanh không có lợi nhuận, thậm chí là mất vốn Điều này khiến nhiều Ngân hàng cóphản ứng co cụm, không cho vay nữa, dẫn đến nền kinh tế trì trệ suy thoái Đảm bảo chấtlượng tín dụng đem lại lợi ích cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp củangân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Như vậy, chất lượng tín dụng Ngânhàng là một khái niệm hoàn toàn tương đối, nó vừa cụ thể vừa trừu tượng Chất lượng tíndụng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan
Chất lượng tín dụng: Là sự đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng phù hợp với sự pháttriển kinh tế xã hội đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, hay chất lượng tíndụng là kết quả tổng hợp của những thành tựu hoạt động tín dụng thể hiện ở sự phát triển
ổn định, vững chắc của nền kinh tế quốc dân
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTMvới sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức mạnh của một NHTM trong quátrình cạnh tranh để tồn tại Chất lượng tín dụng không phải cái tự nhiên có mà nó là kếtquả của một quy trình kết hợp giữa con người với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vìmột mục đích chung, do đó chất lượng tín dụng cần có sự quản lý Quản lý chất lượng nóichung về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được và duy trìchất lượng của một loại sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ, nó bao gồm theo dõi, tìm hiểu
và loại trừ những nguyên nhân những trục trặc trong việc cấp tín dụng để các yêu cầu củakhách hàng liên tục được đáp ứng Để có chất lượng tín dụng cao, cần phải có sự quản kýchất lượng đồng bộ Đây là một cách quản lý mới không chỉ đảm bảo chất lượng tín dụng
mà còn cải tiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ ngân hàng nhằm ngày càng thoảmãn đầy đủ yêu cầu của khách hàng trong mọi công đoạn Để làm được điều này cán bộNHTM cần phải hiểu và thực hiện tốt quy trình quản lý chất lượng tín dụng
Như vậy chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối rộng Để có chất lượng tín dụngthì trong hoạt động tín dụng phải thực hiện có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải đượcthiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín Cụ thể hơn, chất lượng tín dụng là kết quả đạtđược với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng Nhờ hiểu đúng được bản chấtcủa chất lượng tín dụng sẽ giúp các ngân hàng thương mại phân tích, đánh giá đúng được
Trang 15hiệu quả tín dụng ở hiện tại cũng như xác định được chính xác nguyên nhân của nhữngtồn tại mà có thể đưa ra những biện pháp quản lý hữu hiệu để có thể đứng vững trên thịtrường cạnh tranh
1.2 Nội dung lý thuyết liên quan tới tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại.1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương
mại
Sự cần thiết phải nghiên cứu chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mạixuất phát từ các vai trò của tín dụng ngắn hạn trong Ngân hàng đến các chủ thể trong nềnkinh tế và chính bản thân Ngân hàng thương mại đó
• Việc nâng cao chất lượng tín dụng là sự cần thiết đối với nền kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng ngày càng đóngmột vai trò quan trọng Do đó, việc nâng chất lượng tín dụng có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với nền kinh tế và được thể hiện ở những mặt sau:
- Nâng cao chất lượng tín dụng là một bước quan trọng trong việc lành mạnh hóa hệthống tài chính, từ đó giúp hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả hơn
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng, từ
đó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho sảnxuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ khiến nguồn vốn ngân hàng được chuyển vào kinhdoanh, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế
- Nâng cao chất lượng tín dụng làm hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn, để pháttriển công nghệ ngân hàng và làm tăng lượng tiền cung ứngcho nền kinh tế
• Việc nâng cao chất lượng tín dụng là sự cần thiết đối với ngân hàng:
Nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triểncủa NHTM cũng như nền kinh tế vì:
- Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho NHTM, nâng cao chất lượng tíndụng giúp hạn chế những tổn thất làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng
- Khi chất lượng tín dụng được nâng cao, tỉ lệ nợ xấu, nợ khó đòi sẽ giảm Do vậy,NHTM sẽ bảo toàn được nguồn vốn của mình Từ đó làm cơ sở cho sự mở rộng vềquy mô của NHTM
Trang 16- Nâng cao chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng như:dịch vụ thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, làm gia tăng lợi nhuận.
- Khi chất lượng tín dụng được nâng cao, rút ngắn thời gian giải quyết làm gia tăngvòng quay vốn tín dụng của ngân hàng, tiết kiệm chi phí quản lý trong kinh doanh từ
đó nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
Một số chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng:
Các chỉ tiêu định lượng là các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàngthông qua các con số từ hoạt động kinh doanh từ đó phân tích tổng hợp và rút ra mức đạtchung cho từng chỉ tiêu Nhóm chỉ tiêu định lượng bao gồm các chỉ tiêu sau
- Chỉ tiêu doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn phản ánh quy mô cấp tín dụng của NHTM cho nền kinh tếtrong một thời kỳ nhất định Thông qua doanh số cho vay ngắn hạn, ta có thể thấy đượckhả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm và thấy được uy tín của ngânhàng đối với khách hàng
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn
Trang 17Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh rõ ràng nhất chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngânhàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao càng chứng tỏ chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngânhàng càng kém, rủi ro trong họat động tín dụng cao Nợ quá hạn là chỉ tiêu mà không mộtngân hàng nào muốn có và duy trì Để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn, người tathường dùng chỉ tiêu này, NHTM nào có nhiều khoản nợ quá hạn thì sẽ có nguy cơ mấtvốn cao và sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp
Việc phân loại nợ được tiến hành theo các văn bản quy phạm pháp luật của Thống đốcNHNN, quyết định số 493/2005QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định
18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ như sau
Nợ nhóm I (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánhgiá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn
Nợ nhóm II (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánhgiá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suygiảm khả năng trả nợ
Nợ nhóm III (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụngđánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn Các khoản nợ nàyđược tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
Nợ nhóm IV (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được các tổ chức tín dụng cho
- Tỷ lệ sinh lời của tín dụng ngắn hạn
Tỷ lệ sinh lời = Việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nângcao khả năng sinh lời của Ngân hàng Chỉ tiêu này cho thấy, thu nhập từ họat động tíndụng ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của ngân hàng Ta có thể
Trang 18so sánh thu nhập từ họat động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng qua các năm không chỉbằng số tương đối mà cũng có thể so sánh bằng số tuyệt đối.
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng Nó được tínhtheo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi
ro của ngân hàng Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi
ro của ngân hàng và tăng tính ốn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu.Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán cáckhoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vậnhành Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra mộttấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình đồng thời bảo vệ nhữngngười gửi tiền Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngân hàng các nước luôn xác định rõ
và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Ở Việt Nam, tỷ lệnày là 9% theo thông tư 13
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính
Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng thì các chỉ tiêu định tính cũng tác động không nhỏ tớichất lượng tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu định tính phản ánh chất lượng tín dụng củangân hàng thể hiện qua: Thái độ phục vụ khách hàng, chính sách lãi suất, thời gian, thủtục vay vốn…
• Trên cơ sở pháp lý, họat động tín dụng có chất lượng phải chấp hành pháp luậtNhà nước, luật các tổ chức tín dụng, các quy chế cho vay, văn bản chỉ đạo củaChính Phủ và Ngân hàng Nhà nước
• Trên cơ sở quy chế cho vay của NHTM, họat động cho vay có chất lượng luônphải đảm bảo quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng Các quy định trong quytrình nghiệp vụ tín dụng được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ở mỗingân hàng thương mại là nhằm thực hiện cho vay có chất lượng Cho nên việctuân thủ quy trình này là tiền đề của chất lượng tín dụng
• Trên cơ sở hợp đồng tín dụng, họat động tín dụng có chất lượng khi nó mang lạikhoản vay có chất lượng Khoản vay có chất lượng là khoản vay thực hiện đúng
Trang 19theo cam kết hợp đồng Đó là các cam kết về mục đích sử dụng vốn vay, thời hạnvay, phương thức trả nợ và lãi, các cam kết ràng buộc khác.
• Thái độ phục vụ đối với khách hàng:
Thái độ phục vụ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng Với thái độ niềm nở tận tìnhchu đáo và sự nghiêm túc của nhân viên trong ngân hàng sẽ tạo được ấn tượng tốt đối vớikhách hàng và tăng thêm uy tín của ngân hàng
• Chính sách lãi suất tín dụng ngắn hạn
Khách hàng khi đến với ngân hàng luôn mong muốn nhận được một mức lãi suất cho vayhợp lý Do vậy, việc đưa ra mức lãi suất tín dụng ngắn hạn nhằm đảm bảo lợi ích cho cảngân hàng và khách hàng là một công việc rất quan trọng Ngoài ra trong điều kiện lãisuất trên thị trường có những biến động phức tạp sẽ dẫn đến những rủi ro cho cả ngânhàng và khách hàng Lãi suất biến động sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong kinhdoanh, hiệu quả giảm và thực hiện trả nợ không đúng cam kết Đối với ngân hàng khi lãisuất thị trường tăng nhanh sẽ ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn Do vây, ngân hàngcần phải tính toán cẩn thận kỳ hạn của các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro do sự biếnđộng lãi suất
• Thời gian và thủ tục vay vốn
Các ngân hàng có thể thu hút khách hàng thông qua việc rút ngắn thời gian và thủ tục chovay Các khách hàng khi đi vay vốn đều mong muốn được giải quyết trong thời gian ngắnnhất
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng ngắn hạn theo đúng nghĩa của nó chính là vốn vay ngắn hạn củaNgân hàng được khách hàng sử dụng vào quá trình SXKD dịch vụ Trong quá trình luânchuyển vốn ngân hàng nhận được vốn và một phần lợi nhuận từ vốn còn khách hàng thìđạt hiệu qủa trong kinh doanh Như vậy, có thể nói nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tíndụng ngắn hạn phải được đảm bảo từ hai phía bên trong và bên ngoài Và trong hoạt độngkinh doanh thì ngân hàng cũng như khách hàng luôn phải chịu tác động trực tiếp của rấtnhiều nhân tố cả trực tiếp lẫn gián tiếp mà chỉ một trong số đó có thể ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng
Trang 20- Sự trung thực của khách hàng
Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.Việc cung cấp thông tin của khách hàng không đúng sẽ gây khó khăn cho việc cấp tíndụng và khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng tín dụng
- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng
Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói” rủi ro là ngườibạn đồng hành của kinh doanh” Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả củanhững nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quanngoài dự đoán của khách hàng
- Tài sản đảm bảo của khách hàng
Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng, khi tài sản cóbiến động giảm giá và sự hao mòn lớn dẫn đến khi phải xử lý tài sản để thu nợ sẽ khôngđảm bảo cho khoản nợ và rủi ro tín dụng là rất lớn
1.3.1.2 Các nhân tố thuộc về đối thủ cạnh tranh
Lĩnh vực tiền tệ là một trong số những lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác độngbởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hóa… Mỗi mộtnhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽđến môi trường kinh doanh chung Chính vì vậy trong kinh doanh, các ngân hàng thươngmại vừa phải cạnh tranh để từng bước mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần, nhưng
Trang 21cũng không thể cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn bất chấp luật pháp để thôntính đối thủ cạnh tranh của mình bởi vì sự đổ vỡ thường đem lại hậu quả rất to lớn do tácđộng tâm lý và phản ứng dây chuyền của khách hàng…
1.3.1.3 Các nhân tố khác
- Môi trường kinh tế
Hoạt động của NHTM có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau củanền kinh tế Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽđến hoạt động của ngân hàng - đặc biệt là hoạt động tín dụng Các biến số kinh tế vĩ mônhư lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng Chu kỳ kinh tế
có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng Trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp gặpnhiều khó khăn, kinh doanh không có hiệu quả không trả nợ được ngân hàng nên ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng
- Môi trường chính sách, pháp luật
Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tíndụng Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp tronghoạt động SXKD, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại
Nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với họat động ngân hàng cũng như cáchọat động kinh tế khác Nó chi phối họat động kinh tế và họat động kinh tế phải tuân thủtheo pháp luật.Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế.Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanhgặp khó khăn Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môitrường pháp lý cho mọi hoạt động SXKD tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao Nhân tốpháp luật ở đây bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật tạo hành lang, môi trường pháp
lý cho họat động kinh doanh của ngân hàng Cơ chế chính sách rõ ràng đồng bộ nhất quán
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng chủ động trong họat động kinh doanh nóichung và tín dụng ngắn hạn nói riêng trong khuôn khổ
Môi trường pháp luật không ổn định là bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp vì doanhnghiệp không thể dự đoán chính xác được các cơ hội kinh doanh, các họat động kinh
Trang 22doanh sẽ diễn ra không đúng theo các kế hoạch làm doanh nghiệp không có khả năng trả
nợ cho ngân hàng đúng hạn làm chất lượng tín dụng giảm
Mặt khác, khi môi trường pháp luật không ổn định sẽ làm mất lòng tin của các nhà đầu tưvào thị trường Điều này làm giảm đi khối lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM Vì vậy,
để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, đòi hỏi hệ thống pháp luật đồng
bộ, đầy đủ, đồng thời cũng phải đảm bảo được hiệu lực pháp lý
- Môi trường xã hội
Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữa ngân hàng vàkhách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng tín dụng Trong trường hợp đạođức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng Hơnnữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng sẽ làm giảmchất lượng tín dụng
- Môi trường tự nhiên
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc kinh doanh của khách hàng dẫn đến khách hàng không trả nợ được ngân hàng và chấtlượng tín dụng sẽ ảnh hưởng
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Bất cứ một chủ thể nào trong nền kinh tế hiện đại, muốn kinh doanh có hiệu quả thì phải
có một chiến lược kinh doanh đúng đắn Kinh doanh tín dụng ngắn hạn của ngân hàngkhông nằm ngoài quy luật đó Trong chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý đề ra cácđịnh hướng, nguyên tắc hoạt động, các mục tiêu cần đạt, phương pháp tiến hành, nó sẽđược cụ thể hóa thành các kế hoạch họat động Nếu không có chiến lược thì ngân hàng sẽluôn bị rơi vào tính thế bị động Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho ngânhàng có phương hướng phát triển nhất quán, giúp khai thác tốt những năng lực hiện cócủa ngân hàng, giúp ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng trước những biếnđổi của môi trường Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn, ngân hàng mới có những
kế hoạch hợp lý cho từng bộ phận trong từng thời kỳ, trong đó có bộ phận tín dụng Một
Trang 23chiến lược tín dụng đúng đắn trên cơ sở kinh doanh phù hợp sẽ đem lại chất lượng tíndụng cao.
1.3.2.2 Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại
Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế Cácnội dung liên quan đến chính sách tín dụng bao gồm: Quy mô, kì hạn, mức độ đảm bảo,phạm vi… Nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng tín dụng
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinhlời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chínhsách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tíndụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúngđắn hay không Mỗi Ngân hàng đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với thực tế củangân hàng cũng như của thị trường
1.3.2.3 Quy trình tín dụng và thẩm định tín dụng của Ngân hàng thương mại.Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trongquá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Khi thực hiện đúng cácbước trong quy trình nghiệp vụ sẽ đảm bảo chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tronghoạt động tín dụng Ngoài ra việc thu thập thông tin của khách hàng là sự cần thiết hỗ trợcho việc thực hiện quy trình và nâng cao chất lượng tín dụng Quy trình tín dụng củaNHTM mang tính cứng nhắc Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủđộng, linh hoạt, thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp
Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho họat động đầu tư của ngân hàng, một trongnhững nghiệp vụ phải được xem xét hết sức cẩn thận và quan trọng đó là thẩm định dự ánđầu tư Thẩm định tín dụng phần nào giúp ngân hàng dự đoán được hiệu quả tài chính vàtính khả thi của từng dự án để có thể chọn lọc được cơ hội đầu tư tốt, có hiệu quả, có khảnăng thu hồi vốn cao, hạn chế rủi ro phát sinh Chính vì vậy, công tác thẩm định tài chínhcũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng
1.3.2.4 Nhân tố con người
Trang 24Cũng như bất lỳ lĩnh vực nào, nhân tố cho người trong họat động tín dụng ngắnhạn cũng đóng vai trò quyết định đến chất lượng tín dụng Chất lượng đội ngũ cán bộ ngânhàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nóichung và trong hoạt động tín dụng nói riêng Nhân tố con người ở đây bao gồm nhận thức, kinhnghiệm, trình độ và tư cách đạo đức của lãnh đạo, nhân viên ngân hàng Cán bộ tín dụng màkhông có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽlàm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến
sự thành công của công tác tín dụng Nếu cán bộ tín dụng với trình độ, kiến thức kinh nghiệmtốt thì có thể thu thập, phân tích, đánh giá chính xác về khách hàng và hiệu quả đầu tư, từ đóđánh giá và đưa ra quyết định cho vay hay không sao cho có hiệu quả Ngược lại, nếu cán bộtín dụng kém về trình độ, kiến thức chuyên môn sẽ làm giảm chất lượng tín dụng ngắn hạn củangân hàng
Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trưòng kinh tế xã hội,đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường…dự đoán trước được những biếnđộng có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phùhợp
1.3.2.5 Hệ thống thông tin tín dụng
Trong thời đại ngày nay với tình hình thị trường, công nghệ, kỹ thuật biến động nhanhchóng thì thông tin càng ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳmột ngành nghề nào Người nắm giữ thông tin chính là người chiến thắng
Trong công tác tín dụng, thông tin là cơ sở cho quá trình thẩm định dự án, phân tích vàđánh giá Vì vậy, nguồn thông tin có đầy đủ, chính xác, xác thực và đáng tin cậy thì chấtlượng tín dụng mới đảm bảo chính xác và tạo hiệu ứng lớn nhất đến chất lượng tín dụngngân hàng
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn tại ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Hà Nội.
2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội2.1.1 Giới thiệu chung
- Tên đơn vị: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Ha Noi Branch of Vietcombank
Trang 25- Tên viết tắt: VCB HN
- Tổng giám đốc: Nguyễn Mạnh Hùng
- Địa chỉ: 344 – Bà Triệu – Hà Nội – Việt Nam
- Điện thoại: +84.4.9746666 – Fax: +84.4.9747065
- Mười phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban
• Ban giám đốc
Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, hướng dẫnchỉ đạo thực hiện đúng các chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động do cấp trên giaophó Được quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức bổ nhiệm, bãi nhiệm, khenthưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị, cũng như xử lý hoặc kiến nghị với
Trang 26các cấp có thẩm quyền, xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ tín dụngthanh toán của chi nhánh.
Đại diện chi nhánh ký kết các hợp đồng với khách hàng, phối hợp với các tổ chức lãnhđạo trong phong trào thi đua và bảo đảm quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong chinhánh theo chế độ quy định Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máychi nhánh theo sự phân công ủy quyền của tổng giám đốc
• Phòng kế toán tài chính
Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: thu tiền, chi tiền của kháchhàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản chi trong ngày để xácđịnh lượng vốn hoạt động của chi nhánh.Hạch toán chuyển khoản giữa chi nhánh và ngânhàng,giữa chi nhánh và ngân hàng khác,phát hành séc theo yêu cầu của khách hàng, làmthanh toán điện tử dịch vụ điện tử qua mạng vi tính
• Phòng khách hàng
Đảm nhận, tổ chức, triển khai, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh liên quan đến kháchhàng doanh nghiệp Là phòng thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàngdoanh nghiệp, thực hiện theo sự phân công của giám đốc chi nhánh
Trang 27khách hàng về thẻ Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền
tự động ATM được giao
• Phòng ngân quỹ
Thực hiện việc lưu trữ tiền mặt, bù trừ và kết chuyển tài khoản tiền mặt, thu chi, đếmkiểm toàn bộ đồng Việt Nam và ngoại tệ của khách hàng có mở tài khoản tại chi nhánh.Nhận biết ngoại tệ thật, giả, tham gia quản lý ATM, quản lý kho quỹ của Chi nhánh
• Phòng hành chính nhân sự
Phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúngchủ trương chính sách của nhà nước và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Thực hiệnquy định của nhà nước và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam có liên quan đến chínhsách cán bộ và tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách liên quan đếnngười lao động khác Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắpxếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩmquyền của chi nhánh…
• Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu: mở L/C, thanh toánhàng xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngoài, nhờ thu hàng nhập khẩu,…
• Phòng quản lý nợ
Phòng quản lý nợ có nhiệm vụ quản lý về tổng dư nợ của chi nhánh, thực hiện thanh toán,giám sát, xác định và trích lập dự phòng rủi ro cho chi nhánh theo quyết định của Ngânhàng Nhà nước và của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
• Phòng tin học
Thực hiện công tác thông tin duy trì hệ thống thông tin điện tử tại chi nhánh, bảo trì, bảodưỡng hệ thống mạng máy tính của chi nhánh
• Phòng kiểm tra, giám sát, tuân thủ
Kiểm tra kiểm soát nắm bắt diễn biến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặcbiệt việc chấp hành các quy định của pháp luật, NHNN và Ngân hàng Ngoại thương Việt
Trang 28Nam Theo dõi, đôn đốc, phúc tra việc thực hiện chỉnh sửa của chi nhánh đối với các kiếnnghị chỉ đạo sau các cuộc kiểm tra nội bộ, thanh tra, kiểm tra khác Quản lý, giám sát rủi
ro của chi nhánh,quản lý giám sát thực hiện các danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuânthủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng Thẩm định hoặc tái định khách hàng, dự
án, phương án cấp tín dụng Thực hiện các chức năng đánh giá, quản lý trong toàn bộ cáchoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.1.4 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương – chi nhánh Hà Nội
Trang 29HÀ NỘI
(Đơn vị: tỷ đổng)
So sánh năm 2011 với năm 2010
So sánh năm 2012 với năm 2011
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1 Thu nhập lãi thuần 252,67 492,46 356,52 239,79 94,90 -135,94 -27,60
2 Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 173,15 157,79 44,15 -15,36 -8,87 -113,64 -72,02 3
Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và
4 Lãi/(Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 173 -28,25 -19,2 -201,25 -116,33 9,05 -32,04
5 Lãi/(Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư -22,94 -18,2 -16,69 4,74 -20,66 1,51 -8,30
6 Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động khác 20,52 16,07 20,1 -4,45 -21,69 4,03 25,08
7 (Chi phí)/Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần và thu nhập cổ tức 79,21 -36,67 -74 -115,88 -146,29 -37,33 101,80
8 Chi phí quản lý chung -429,96 -343,81 -194,84 86,15 -20,04 148,97 -43,33
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 169,56 270,34 198,84 100,78 59,44 -71,5 -26,45
Trang 302.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.
2.2.1 Dữ liệu sơ cấp
2.2.1.1 Thu thập dữ liệu
- Xác định mẫu điều tra: Với mục tiêu và nội dung nghiên cứu là thực trạng chất lượngtín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Hà Nội, phiếuđiều tra được phát cho đối tượng là các khách hàng đến vay tiền với thời hạn dưới 12tháng tại chi nhánh Với số lượng mẫu gồm 20 phiếu được phát cho các khách hàng
để điều tra trong thời gian từ 21/03/2013 đến 30/03/2013
- Lập phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đóng và mở liên quan đến vấn
2.2.1.2 Xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập, dữ liệu sơ cấp sẽ được tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, xử lý, khái quátthành những chữ số, những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nói chung và chấtlượng tín dụng ngắn hạn nói riêng tại ngân hàng Từ đó đưa ra những đánh giá chất lượngtín dụng ngắn hạn của ngân hàng TMCP Ngoại thương – Việt Nam chi nhánh Hà Nội
2.2.2 Dữ liệu thứ cấp
2.2.2.1 Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Báo cáo tài chính trong 3 năm 2010 – 2012 của ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – chi nhánh Hà Nội
- Các dữ liệu được thu thập từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng truyền thông, cácphương tiện thông tin cùng một số tài liệu và nguồn tư liệu khác
2.2.2.2 Xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập được dữ liệu thứ cấp, tiến hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp thông quacác chỉ tiêu liên quan đến thực trạng chất lượng tín dụng để qua đó đưa ra nhận định và