SƠ ĐỒ DAO ĐỘNG DỊCH PHA

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập điện tử & kỹ thuật số 1 (Trang 52 - 54)

1. MỤC ĐÍCH CHUNG

3.3.2. SƠ ĐỒ DAO ĐỘNG DỊCH PHA

3.3.2.1 Nhiệm vụ

Tìm hiểu nguyên tắc làm việc và đặc trưng của bộ dao động có phản hồi với 3 dịch pha C-R để trở thành bộ dịch pha zero.

3.3.2.2 Nguyên lý hoạt động

Hình A4-2. Bộ dao động dịch pha

Để hiểu về mạch dịch pha này ta khảo sát mạch RC lối ra trên R như hình dưới

đây.

Với mạch này ta có hệ số truyền đạt Từđó ta tính ra được góc dịch pha là:

ϕ = arctg(1/ωRC) (= phần ảo / phần thực) Như vậy ta thấy rằng (p<900 khi R và C khác 0.

Dựa vào mạch di pha trên ta tìm hiểu kĩ nguyên lý hoạt động của mạch dao động dịch pha cho trên hình A4-2 như sau:

Tranzitor T1 có tác dụng khuếch đại đảo pha tín hiệu.

Để mạch dao động được thì nó phải tuân theo điều kiện dao động đó là điều kiện về pha. Trong sơ đồ đã sử dụng khâu hồi tiếp gồm 3 mạch RC như trên. Lý do phải dùng đến 3 mạch vì như ở trên ta đã khảo sát, mỗi mạch RC chỉ tạo dịch pha một góc <900 nên để tạo ra một góc dịch pha là 1800 thì phải cần đến 3 mạch RC như trên ghép với nhau (mạch thứ nhất gồm có Cl,R3, mạch thứ hai gồm C2 và R4 +Pl và mạch thứ

3 là C3, R2).

3.3.2.3. Các bước thực hiện

1. Cấp nguồn ± 12V cho mảng sơ đồ A4-2

2. Ngắt J1 để không nối mạch phản hồi cho T1. Kiểm tra chếđộ một chiều cho transistor T1. Đo sụt thế trên trở R1, tính dòng qua T1

3. Đặt thang đo thế lối vào của dao động ký ở 5V/cm, thời gian quét ở 1ms/cm Chỉnh cho tia nằm giữa màn dao động ký. Sử dụng các nút chỉnh vị trí để dịch tia theo chiều X và Y về vị trí dễ quan sát

Nối kênh 1 dao động ký với lối ra C/D

4. Nối Jl, quan sát tín hiệu ra, điều chỉnh biến trở P1 để tín hiệu ra không bị méo dạng. Vẽ lại dạng tín hiệu ra. Đo chu kỳ xung, tính tần số máy phát:

T = ……….

f= 1/T(giây)………..

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập điện tử & kỹ thuật số 1 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)