477 Tổng quan khoa học đề tài cấp bộ Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam và giải pháp
Trang 1TONG QUAN KHOA HOC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CAP BO NAM 2005
THI TRUONG KHOA HOC VA CONG NGHE O VIET NAM THUC TRANG VA GIAI PHAP
Trang 2DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC THAM GIÁ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Ð # m AY FY DY = =m._ ¬ m = mm 1 Œœ r p0 Ð mC 18 19 20 21 22 23 GS TS Hoang Ngoc Hoa GS TS Trần Văn Chit PGS TS Nguyễn Hữu Tư PGS TS Võ Văn Đức GS TS Trần Ngọc Hiên TS Mai Thé Hon TS Lê Kim Việt TS Nguyễn Từ TS Nguyễn Thị Thơm - TS Pham Thi Khanh TS Nguyễn Thị Hường ThS Chu Ngọc Sơn Th§ Trần Mạnh Tuyến ThS Trần Kim Cúc
_ ThS Pham Thi Kim Phuong
ThS Nguyén Van Điển ThS Trân Minh Hạnh Th§ Nguyễn Vũ Hồng ThS Nguyễn Minh Ngọc ThS Nguyễn Kim Phúc CN Nguyễn Thị Miền CN Trần Tuyết Lan CN Phí Thi Hang
- Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển
- Viện Kinh tế và Phát triển
- Viên Kinh tế và Phát triển
- Viện phó Viện Kinh tế và Phát triển
- Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam - Vụ phó Vụ Quản lý khoa học
- Vụ phó Vụ tổ chức cán bộ
- Viện Kinh tế và Phát triển
- Viện Kinh tế và Phát triển - Viện Kinh tế và Phát triển - Viện Kinh tế và Phát triển
- Viện Kinh tế và Phát triển - Viện Kinh tế và Phát triển
- Viện Nghiên cứu Kinh điển Mác - Lênin - Khoa Kinh tế phát triển Học viện khu vuc II - Khoa Kinh tế phát triển Học viện khu vực ÏÍ
- Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách
khoa học công nghệ - Bộ khoa học và
công nghệ
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Bộ Tài chính
- Bộ Thuỷ sản
- Viện Kinh tế và Phát triển
Trang 3MỤC LỤC
LOG MG Ga ooo .A HHH , 1
Chương 1 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số nước về phát triển
thị trường KH & CN TT HH 411211011 tre 5 1.1 Nhận thức chung vẻ thị trường KH & CN 5 1.2 Vai trò của Nhà nước và một số nhân tố cơ bản có tác động
đến sự hình thành và phát triển của thị trường KH & CN 27
1.3 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường ˆ
khoa học & công nghệ . ch 21111 sec 35
Chương 2 Thực trạng thị trường KH & CN ở Việt Nam từ năm 1990
đến nay Đ 48
2.1 Thực trạng hàng hoá KH & CN sc see 48
2.2 Các chủ thể tham gia thị trường KH & CN . - 54
2.3 C&c yéu t6 thé ché hé tro thị trường KH & CN ở nước ta 70
Chương 3 Quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường KH & CN ở nước ta . -<- 99
3.1 Quan điểm định hướng phát triển thị trường KH & CN 99
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường KH & CN
/ là 480 8 4 102
Kt a 142
Trang 4— ewe œ mm Ð am t YP PR 2 mm = = = = mm == mm = See NDMP YP dD FS
NHUNG CHU VIET TAT TRONG DE TAI
ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC - Diễn đàn hợp tác kinh tế chau Á Thái Bình Dương
CGCN - Chuyển giao công nghệ
CNH,HDH - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CPB - Công tác giữa trường đại học và doanh nghiệp
DNVVN - Doanh nghiệp vừa và nhỏ
HEOIC - Giáo dục vươn tới ngành và cộng đồng LINK - Nối kết
NTE, - Chương trình hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp mới FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ROPAS - Kế hoạch giành giải thưởng tiểm năng RTTC - Trung tâm chuyển giao công nghệ vùng SHCN - Sở hữu công nghiệp
SHTT - Sở hữu trí tuệ
VINNOVA - Cục hệ thống đổi mới công nghệ Thuy Điển TCS - Chương trình giảng dạy công ty
TRIPS - Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ XHCN - Xã hội chủ nghĩa
Trang 52 + MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học và công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với mọi
lĩnh vực kinh tế xã hội xét trên phạm vi toàn cầu, đối với từng quốc gia và mỗi
doanh nghiệp Nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nhân tố nặng cân nhất xác lập vị trí cạnh tranh ở mọi cấp độ và là nguồn lực quan trọng
hàng đầu tạo nên tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, ở nước ta đóng góp của KH & CN đối với phát triển kinh tế - xã hội trong gần 20 năm qua còn rất hạn chế Nguyên nhân chủ yếu là do sự
gắn kết giữa KH & CN với hoạt động thực tiễn còn hết sức lỏng lẻo Để khác
phục tình trạng này, một trong những giải pháp có hiệu quả nhất là phát triển
thị trường KH & CN ở Việt Nam
Do vậy, từ Hội nghị Trung ương bảy khoá IX, Đảng ta đã có chủ trương đẩy mạnh sự phát triển thị trường KH & CN Luật KH & CN Việt Nam năm 2000 đã luật hoá vấn đề này, các nghị quyết Trung ương gần đây liên tục đề cập
đến việc thực hiện Luật KH & CN về phát triển thị trường KH & CN Nhưng
cho đến nay thị trường này ở nước ta mới ở giai đoạn hình thành
Bên cạnh đó, về nhận thức, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về thị trường KH &CN Đây vẫn là chủ để được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và bàn luận, tranh cãi trên sách báo, diễn đàn trong những năm gần đây
Mặt khác, ngày nay thương mại quốc tế đã bao trùm lên cả lĩnh vực dịch vụ, trong đó có những vấn đề liên quan đến SHTT Việt Nam là thành
viên ASEAN, APEC và đang sắp sửa trở thành thành viên của WTO, đã vào cuộc chơi chung thì không có lý do gì để chúng ta có thể đứng ngoài hoạt động trao đổi buôn bán các sản phẩm KH & CN
Trang 6những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH & CN cũng là
một việc làm có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ sau Hội nghị Trung ương hai khoá VII của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đặc biệt là sau khi luật KH & CN Việt Nam năm 2000 được ban hành, vấn đề nghiên cứu về thị trường KH & CN ở nước ta đã thu hút được sự quan
tâm của nhiều tổ chức và cá nhân
Các công trình đã công bố tập trung vào những hướng nghiên cứu cơ
bản sau đây:
Một là, lý giải về sự tôn tại của thị trường KH & CN hay thị trường công nghệ Đồng thời gắn với những quan niệm của mình, các nhà khoa học đã phân tích các bộ phận cấu thành, thực trạng của các thị trường này ở Việt Nam Đại diện cho hướng nghiên cứu trên gồm có: Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách KH & CN với cuốn sách "Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, H., 2003; Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương với sách tham khảo "Thi trường công nghệ ở
Việt Nam", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, H., 2004; GS TS Vũ Đình Cự "Thị
trường khoa học” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 10 năm 2004; TS Hoàng Xuân Long "Lại bàn về thị trường KH & CN" đăng trên tạp
chí Lý luận số 1 - 2006
Hai là, hướng nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển thị trường KH &
CN của một số nước và rút ra bài học cho Việt Nam Tiêu biểu có các công
trình của Nguyễn Nghĩa, Phạm Hồng Trường "Kinh nghiệm xây dựng thị
trường công nghệ của Trung Quốc” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học số
11/2002; Hoàng Xuân Long "Kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề thương
Trang 7Ba là, hướng nghiên cứu tập trung vào một vấn đề cụ thể về cung, cầu,
các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH & CN như bài _ viết của tác giả: Trần Việt Lam "Phát triển thị trường KH & CN: Những vấn
đề từ phía doanh nghiệp" đăng trên tạp chí kinh tế và phát triển số 12/2005; Danh Sơn "Tăng cường năng lực nội sinh về KH & CN trong hội nhập kinh tế quốc tế” trên tạp chí Hoạt động khoa học số 1/2004, Lê Uy Linh "Phát triển
thị trường KH & CN - Khổ vì thiếu luật" trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày
2-12-2004; Nguyễn Văn Trị "Môi trường pháp lý cho việc hình thành và phát
triển thị trường công nghệ" trên tạp chí Hoạt động khoa học số 4/2005
Nhìn chung, các công trình đã công bố chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận, thực trạng đến việc đề xuất các
giải pháp phát triển thị trường KH & CN ở Việt Nam
Do đó, việc nghiên cứu "Thị trường KH & CN ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp" sẽ kế thừa những kết quả đã đạt được, đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm hệ thống hoá các vấn đề nêu trên để nâng cao nhận thức
và kiến nghị những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH & CN ở
Việt Nam
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về thị trường KH & CN ở Việt Nam và đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị của trường này
~ Nhiệm vụ:
¢ Lam rõ nhận thức lý luận về thị trường KH & CN và kinh nghiệm phát
triển thị trường KH & CN ở một số nước trong khu vực và trên thế giới
« Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường KH & CN ở nước ta từ
những năm đổi mới
« Để xuất những giải pháp chủ yếu phát triển thị trường KH & CN ở
Trang 84 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của đề tài Phương pháp cụ thể được sử dụng là phương pháp chuyên gia, điều tra thực tiễn, thống kê, tổng hợp và so sánh ,
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương '
Chương I: Nhận thức lý luận cơ bản vẻ thị trường KH & CN và kinh nghiệm phát triển thị trường KH & CN của một số nước
Chương 2: Thực trạng thị trường KH & CN ở nước ta từ năm 1990 đến nay
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường KH & CN ở
Việt Nam
Nghiên cứu về thị trường KH & CN là một vấn đề còn rất mới mẻ xét cả về mặt lý luận và thực tiễn ở nước ta, vì vậy trong điều kiện thời gian và các yếu tố nguồn lực cho phép, đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để đề tài thêm
hoàn thiện
Xin chân thành cám ơn!
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1 Nhận thức chung về thị trường khoa học và công nghệ 1.1.1 Khái niệm về thị trường khoa học công nghệ
Cho đến nay, cơ bản có ba luồng ý kiến khác nhau về thị trường khoa học và công nghệ Loại ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ có loại thị trường công
nghệ, chứ không có thị trường khoa học Loại ý kiến thứ hai, coi thị trường khoa học là thị trường tri thức lớn nhất, mang tính toàn cầu và đã xuất hiện từ lâu Loại ý kiến thứ ba cho rằng không nên tách bạch hai loại thị trường là thị trường khoa học và thị trường công nghệ, mà nên hiểu thị trường khoa học và
công nghệ là một thuật ngữ chung để chỉ các giao dịch mua bán, trao đổi một
loại hàng hóa đặc biệt là sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ
Mỗi ý kiến trên đều có căn cứ, lập luận riêng của mình Đại diện cho
loại ý kiến thứ nhất có các tác giả Nguyễn Nghĩa và Phạm Hồng Trường thuộc
Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ Việt Nam Các tác giả này cho rằng không có thị trường khoa học mà chỉ có thị trường công nghệ bởi hai lý đo sau:
- Với bản chất tri thức, khoa học có thuộc tính của một hàng hóa công, lý đo cơ bản khiến thị trường khoa học không tồn tại là việc không có cơ chế xác định quyền sở hữu đối với khoa học [8, tr 10]
- Thị trường khoa học, không được nhắc tới trong các tài liệu của
phương Tây
Trang 10Thứ nhất, Ngày nay, nhiêu sản phẩm khoa học trong nhiều ngành như
ngành tin học và công nghệ sinh học đều được xác lập quyền sở hữu trí tuệ
(copyright) và đều được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường
Thứ hai: Sở đi các nước phương Tây không đề cập đến thị trường khoa
học bởi vì họ quan niệm sản phẩm khoa học công nghệ là hàng hóa được mua
bán như các hàng hóa khác trên thị trường Chỉ khác với các thị trường khác là hàng hóa của thị trường khoa học và công nghệ là loại hàng hóa đặc thù Do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa đó, các quốc gia đã
ban hành luật SHTT và trong khuôn khổ WTO có Hiệp định về thương mại
liên quan đến SHTT (TRIPS) điều chính quan hệ buôn bán giữa các nước
thành viên
Đại diện cho loại ý kiến thứ hai là giáo sư Vũ Đình Cự, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam Theo ông, thị trường khoa học có tính toàn cầu trước khi có toàn cầu hóa Bởi vì, các sản phẩm khoa học đều có giá trị sử đụng nên trong cơ chế thị trường chúng đều trở thành hàng hóa Thị trường khoa học
bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Thị trường hàng hóa thuộc phạm trù
hàng hóa công do Nhà nước đầu tư mua các hàng hóa khoa học này để làm hàng hóa công; thị trường hàng hóa khoa học trực tiếp đi sâu vào sản xuất như
phần mềm máy tính, máy điện toán các loại; thị trường các cơ sở đữ liệu khoa
học bao gồm hàng ngàn dit liệu khoa học về vũ trụ, trái đất, xã hội, con người;
thị trường dịch vụ khoa học; thị trường thiết bị khoa học [20, tr 51] Giáo sư
cũng cho rằng: Thực chất ngày nay trong nhiều trường hợp, rất khó phân biệt khoa học với công nghệ, Vì vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển thị trường khoa học và công nghệ là có cơ sở Một khi phủ định thị trường khoa học trong một nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN thì thực chất là tách khoa học ra khỏi kinh tế [20, tr 51] Có thể nói
lập luận của GS: Vũ Đình Cự là hoàn toàn có cơ sở Cuối cùng, ông cũng gần
Trang 11Loại ý kiến thứ ba, coi thị trường khoa học và công nghệ là một loại thị
trường để chỉ các giao dịch, mua bán các loại hàng hóa đặc biệt là sản phẩm
và dịch vụ khoa học và công nghệ Đó là quan điểm của nhóm tác giả Th§ Vũ
Thị Hằng và TS Nguyễn Danh Sơn Viện Quản lý kinh tế Trung ương, TS
Hoàng Xuân Long Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và
công nghệ
Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ ba, bởi
những lý do sau đây:
- Hầu hết các sản phẩm khoa học và công nghệ đem ra trao đổi trên thị
trường, dù biểu hiện cuối cùng dưới dạng một cơng nghệ hồn chỉnh cũng đều
phải trải qua một chuỗi hoạt động liên tiếp và gắn kết sau đây: FR AR D TT TT STS Trong do:
FR: Nghiên cứu cơ bản
AR: Nghiên cứu ứng dụng, tạo ra nguyên lý chung
D: Triển khai, tạo ra mẫu
- TT: Chuyển giao tri thức, bao gồm cả chuyển giao công nghệ
T: Phát triển công nghệ
STS: Dịch vụ khoa học và công nghệ, cung ứng các dịch vụ khoa học và
công nghệ
Trang 12- Nhiều sản phẩm là kết quả của nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực
công nghệ sinh học và tin học đã được cấp bằng sáng chế và có thể mua bán
trên thị trường
- Ngày nay khoa học đang ngày càng mang dáng dấp của một ngành
kinh tế, đã hình thành nén kinh tế tri thức mang tính toàn cầu Khoa học đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì không có lý do gì một nguồn lực quan trọng như khoa học trong nên kinh tế thị trường lại không phải là một hàng hóa
Tóm lại: Với những nhận thức chung về mặt lý luận và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, có thể đưa ra khái niệm sau: Thị trường khoa học và công
nghệ là một thuật ngữ dùng để chỉ một loại thị trường mà trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hóa là sản phẩm ! dịch vụ của hoạt động khoa học và
công nghệ
Tuy nhiên, với các điều kiện nguồn lực có hạn trong phạm vi nghiên cứu
của để tài, chúng tôi chỉ xem xét mua bán trao đổi sản phẩm ! dịch vụ khoa học
và công nghệ liên quan đến hoạt động kinh doanh của nên kinh tế _
1.1.2 Cấu thành của thị trường khoa học và công nghệ và đặc điểm
của chúng
Giống như các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ thông thường, thị trường khoa học và công nghệ cũng bao gồm những nhân tố chủ yếu sau đây:
- Hàng hóa (gồm sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ) và giá cả
của hàng hóa khoa học và công nghệ
- Các chủ thể tham gia thị trường bao gồm người mua và người bán
hàng hóa
- Thể chế hỗ trợ thị trường khoa học và công nghệ
Trang 13a) Khái niệm hàng hóa khoa học và công nghệ:
Hàng hóa khoa học và công nghệ bao gồm sản phẩm khoa học và công
nghệ và dịch vụ khoa học và công nghệ
Sản phẩm khoa học công nghệ là kết quả hoạt động của bộ óc của con người thu được qua quá trình nghiên cứu, sáng tạo khoa học và công nghệ và có một giá trị sử dụng nhất định
Sản phẩm khoa học và công nghệ được thể hiện đưới dạng các đối
tượng sở hữu trí tuệ (SHTT) như: quyển tác giả, sáng chế, kiểu đáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ, bí mật kinh
doanh, giống cây trồng mới và vật liệu nhân giống, thiết kế mạch tích hợp,
phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu
Các sản phẩm khoa học và công nghệ khác như tài liệu thiết kế sơ bộ và
thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật
Ngoài ra, trong điều kiện của Việt Nam, theo luật khoa học và công nghệ, máy móc, thiết bị cũng thuộc phạm trù công nghệ nên nó cũng là hàng
hóa của thị trường của khoa học và công nghệ
Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra và lưu thông sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị trường
- Theo luật khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2000, dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các địch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng phổ biến, ứng dung tri thức khoa học công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn Như vậy, dịch vụ khoa học
và công nghệ bao gồm những loại dịch vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các dịch vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và giám định kỹ thuật
Để đưa sản phẩm khoa học và công nghệ ra thị trường, các kết quả
nghiên cứu phải đi qua rất nhiều khâu từ phòng thực nghiệm đến §ản xuất thử
Trang 14cần kiểm tra các thông số, tính năng kỹ thuật và giá trị sử dụng của sản phẩm Mặt khác để được cấp bằng bảo hộ SHTT các sản phẩm khoa học và công
nghệ buộc phải kiểm định Do vậy, trước lúc trở thành hàng hóa các sản phẩm
khoa học và công nghệ cần được kiểm tra chất lượng giám định kỹ thuật Hoạt
động này cũng rất thiết thực đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào
trong nước khi nhập khẩu muốn kiểm soát trình độ công nghệ của đối tác
Thứ hai, dịch vụ môi giới và cụng cấp thông tin về thị trường khoa học
và công nghệ cho cả người mua và người bán, khắc phục tính bất cân xứng về
mặt thông tin của loại thị trường này
Thứ ba, dịch vụ kỹ thuật và tư vấn kỹ thuật là hình thức vận dụng kiến thức kỹ thuật và kỹ năng khoa học kỹ thuật, áp dụng hình thức đối thoại hoặc
văn bản giấy tờ để trả lời các vấn để có liên quan đến kỹ thuật mà người sử
dụng nêu ra, cung cấp phương án và giải quyết vấn dé cho người sử dụng
Giúp người sử dụng lắp đặt, điều chỉnh và chỉ đạo kỹ thuật Bồi dưỡng nhân
viên kỹ thuật và tổng kết phổ biến quy trình, kinh nghiệm sử dụng sản phẩm
khoa học và công nghệ cho người sử dụng sản phẩm khoa học và công nghệ Thứ tư, dịch vụ về SHTT và tư vấn pháp luật về mua bán sản phẩm khoa
học và công nghệ trên thị trường
Để xác lập quyền SHTT đối với sản phẩm khoa học và công nghệ phải
trải qua một chu trình các thủ tục pháp lý phức tạp Vì vậy, chủ thể sáng tạo thường tìm đến các tổ chức dịch vụ SHTT, thay mặt họ giải quyết vấn đề đó
Hợp đồng mua bán các sản phẩm khoa học và công nghệ thường rất phức tạp bởi tính đặc thù loại giao dịch hàng hóa này Sự giao dịch hàng hóa
thông thường là sự chuyển nhượng quyền sở hữu sản phẩm, còn việc mua bán
sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ máy móc thiết bị thuần tuý) chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng, sau khi bên mua có quyền sử dụng sản phẩm, bên bán
Trang 15thuộc vào tính chất và điều kiện của hợp đồng Chẳng hạn, có những hợp đồng ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng sản phẩm còn các điều khoản về cung
cấp các dịch vụ liên quan đến tư vấn kỹ thuật đào tạo công nhân
b) Đặc điểm của hàng hoá khoa học và công nghệ
Trên thị trường khoa học và công nghệ, nhiều loại sẵn phẩmldịch vụ khoa học và công nghệ là một loại hàng hóa đặc biệt, khác với nhiêu loại
hàng hóa thông thường khác bởi những đặc trưng sau đây:
* Nhiéu hang hoá KH & CN là những sản phẩẩm vô hình, chúng chỉ
được vật chất hoá khi con người sử dụng
* Nhiều loại hàng hóa khoa học và công nghệ mang tính chất của hàng hóa công cộng Đó là tính phi cạnh tranh trong tiêu dùng Một sản phẩm khoa học và công nghệ khi đã được sáng tạo ra có thể cùng một lúc có nhiều người
sử dụng mà không hề làm tăng thêm chi phí Thậm chí, có những sản phẩm
thuôc lĩnh vực công nghệ thông tin như internet càng có nhiều người sử dụng
thi giá trị sử đụng càng tăng lên, trong khi chỉ phí không hề tăng thêm Vì vậy, xết trên quan điểm hiệu quả, giá bán của các sản phẩm phải ở mức rất thấp
(thạm chí bằng không) ngoại trừ các thiết bị, máy móc kèm theo Mặt khác,
sản phẩm khoa học và công nghệ có thể bị bắt chước, vì khi nó đã bộc lộ ra
ngoài xã hội thì người tạo ra rất khó ngăn cản người khác tiêu dùng Khi đó chủ sáng tạo ra nó bị “đánh cắp” những chỉ phí vật chất và chất xám rất lớn đã
bỏ ra
Những đặc điểm trên làm kìm hãm động lực sáng tạo và không bảo đảm
công bằng xã hội
+ Xét về mặt giá trị, rất khó có thể định mức giá cụ thể nào đó phù hợp
với sẵn phẩm khoa học và công nghệ bởi vì những lý do sau:
Một là, chì phí để tạo ra sản phẩm đầu tiên là chi phí cá biệt rất lớn và
Trang 16loại hoạt động có đặc thù riêng với công cụ lao động là bộ não cọn người mà
giá trị đích thực của nó đến nay vẫn còn là điều bí ẩn
Hai là, để sản xuất ra các sản phẩm khoa học và công nghệ, chủ thể sáng tạo phải đựa trên một nền tảng vật chất xã hội đã được xây dựng trước đó
cùng với việc kế thừa hệ thống trí thức mà nhân loại đã được tích luỹ (theo
Mác đây là lao động quá khứ của xã hội)
Để giải quyết các vấn đề phát sinh ở trên và nhằm khuyến khích hoạt
động sáng tạo các sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị trường trong
phạm vi quốc gia và trên thế giới đã thiết lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản
phẩm khoa học và công nghệ trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn đối với các giải pháp hữu ích được bảo hộ trong l0 năm, sáng chế 20 năm, ) Trong thời gian được bảo hộ, người sáng tạo ra nó có thể thu được
phần chi phí đã bỏ ra và lợi nhuận xứng đáng nhờ khai thác quyền chủ sở hữu
của mình do địa vị độc quyền sản phẩm trên thị trường
+ Giá cả của sản phẩm khoa học và công nghệ phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn cụ thể trong vòng đời sản phẩm Trong các giai đoạn cụ thể trong vòng đời sản phẩm, điều kiện khai thác thương mại và giá của nó hết sức khác nhau
Chúng ta có thể minh họa điều này bằng cách xem xét vòng đời buôn bán quốc
tế của một sản phẩm khoa học và công nghệ điển hình sau đây:
Vong đời buôn bán quốc tế của sản phẩm công nghệ
Hoa Kỳ (nước phát minh)
¬" XS» DS be
Đức Hàn Quốc
Từ tạ - tị: Giai đoạn sáng tạo và phát triển công nghệ ở nước phát minh ra
công nghệ như Hoa Kỳ Do Hoa kỳ có điều kiện về vốn, trình độ khoa học và
Trang 17nguồn Đến thời điểm t, Hoa Kỳ bát đầu xuất khẩu công nghệ Do công nghệ ở giai đoạn này còn được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ và là cơng nghệ hồn tồn mới mẻ (cơng nghệ nguồn) nên giá cả rất cao
Từ t, - t;: Trên thị trường, Hoa Kỳ xuất khẩu công nghệ và chỉ có các
nước có tiểm lực sau Hoa Kỳ như Đức, Pháp mới có thể nhập khẩu công nghệ nguồn Đến thời điểm t;, Hoa Kỳ xuất khẩu đạt đến số lượng gần đỉnh điểm và
giá cả công nghệ lúc này đã giảm rất nhiều so với trước, Đức, Pháp bắt dầu giảm nhập khẩu từ Hoa Kỳ vì họ đã làm chủ được công nghệ nguồn và bắt đầu có sáng tạo ra công nghệ của riêng mình Đồng thời vào thời điểm t; các nước như Hàn Quốc, Malaixia có thể bắt đầu nhập khẩu công nghệ
Từ t; - Hoa Kỳ đã giảm xuất khẩu công nghệ đáng kể, các nước Đức
pháp đã bắt đầu xuất khẩu công nghệ thế hệ 2 và giá cả công nghệ ở thế hệ này đã giảm đi rất nhiều so với công nghệ nguồn
Từ t„ - các nước như Hàn Quốc có thể bắt đầu xuất khẩu công nghệ thế hệ 3 và giá cả thế hệ sẽ giảm hơn thế hệ 2, các nước như Việt Nam có thể
nhập khẩu công nghệ thế hệ này
+ Khác với các loại hàng hóa thông thường khác, các sản phẩm(dịch vụ khoa học và công nghệ có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho người mua Bởi
vì khi khai thác nó, các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm mới có chất
lượng cao, giá thành thấp (nhờ năng suất cao nên chỉ phí trên một sản phẩm
giảm) và có cơ hội thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng
* Khai thác các sản phẩm khoa học và công nghệ, nhất là các sản phẩm công nghệ mới thâm nhập thị trường có độ rủi ro rất cao
» Hàng hoá khoa học và công nghệ mang đặc trưng của loại hang hoá bất cân xứng về mặt thông tín
Trang 18nghệ hoàn chỉnh đã được tiêu chuẩn hóa cao) Với đặc điểm này, giao dịch mua bán có thể thất bại vì chi phí giao địch q cao
« Hàng hố khoa học và công nghệ mang tính chất độc quyền cao do nó
được bảo hộ quyền SHTT
c) Cơ sở định giá của hàng hóa khoa học và công nghệ
Cũng như các hàng hóa khác trên thị trường, việc xác định giá cả của hàng hóa khoa học và công nghệ dựa vào quan hệ cung — cầu về loại hàng hóa đó Tuy nhiên với những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa khoa học và công nghệ như đã phân tích ở trên, khi xác định giá cả của loại hàng hóa này cần
phải tính đến các nhân tố tác động đến cung và cầu về hàng hóa khoa học và
công nghệ
- Chi phí tạo ra sản phẩm là chi phí cá biệt của người sáng tạo ra sản
phẩm khoa học và công nghệ Sản phẩm loại này thường mang tính chất đơn
chiếc chứ không phải hàng loạt như các hàng hóa khác (trừ máy móc, thiết bị)
- Đối với từng giai đoạn cụ thể trong vòng đời sản phẩm khoa học và
công nghệ giá cả của nó rất khác nhau Các sản phẩm là công nghệ nguồn, ở
giai đoạn được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ số lượng sản xuất †a còn ít và thường bán với giá độc quyền cao hơn rất nhiều so với thời gian sau đó
- Cung hàng hóa khoa học và công nghệ sẽ tăng lên khi các sản phẩm
khoa học và công nghệ được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ Bởi vì khi đó
người chủ sở hữu không sợ bị ăn cắp công nghệ khi nó được sử dụng rộng rãi Do đó, giá cả công nghệ tất yếu sẽ thấp hơn so với khi không được cấp bằng sở hữu trí tuệ và công nghệ đó sẽ được chuyển giao rộng rãi hơn
- Cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ càng cao (số lượng người muốn chuyển giao càng nhiều) thì giá hàng hóa này càng thấp
- Cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ phụ thuộc vào năng lực khai
Trang 19nghệ Về cơ bản có hai phương pháp tính giá: trọn gói và từng phần Phương pháp trọn gói là tính một lần, do bên mua chịu trách nhiệm về những rủi ro và giá tương đối thấp Phương thức tính giá từng khâu thì những rủi ro do cả hai
bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao cùng chịu nên giá cả có thể cao hơn
- Cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ xuất phát từ mục tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp, nên hiệu quả kinh tế do ứng dụng khoa học công nghệ tăng lên thì giá của nó căng cao
- Thông tin về sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị trường có ảnh hưởng đến nguồn cung về sản phẩm do đó có tác động đến giá cả hàng hóa khoa học và công nghệ
Theo tác giả Phan Ngọc Xuân có thể đưa ra một công thức để xác định giá của hàng hóa kỹ thuật (hàng hóa khoa học và công nghệ) như sau:
P=lzkYM_ [87,tr.150]
H
Trong đó:
P: là giá chuyển giao công nghệ n: là số lượng chuyển giao
a: là tỷ lệ đóng góp vào sự tăng thêm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp khi ứng dụng hàng hóa công nghệ
k: là hệ số điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng giá cả M: tổng lợi nhuận thu được khi ứng dụng công nghệ
'Trên thực tế, việc tính toán những nhân tố trong công thức trên không
hề dễ dàng Tuy nhiên, nó có thể là cơ sở định hướng để định giá của hàng hóa
khoa học và công nghệ Ngoài ra, trong một số tài liệu được xuất bản tại nước ta, các tác giả còn đưa cơ chế xác lập giá mua bán công nghệ dựa trên nguyên tắc mức giá cao nhất người mua có thể mua và mức giá thấp nhất người bán có
Trang 201.1.2.2 Các chủ thể tham gia thị trường khoa học và công nghệ Trên thị trường khoa học và công nghệ có các chủ thể chính tham gia là người cung, người cầu sản phẩm khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ Tuy nhiên, với đặc điểm đặc thù của hàng hóa khoa học và công nghệ bao gồm sản phẩm khoa học và công nghệ và dịch vụ khoa học và công nghệ ,
chúng ta có thể chia các chủ thể thị trường thành 3 loại: người cung sản phẩm
khoa học và công nghệ, người cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ và
người cầu về hai loại hàng hóa đó
a) Người cung sẵn phẩm khoa học và công nghệ
Chủ thể cung sản phẩm khoa học và công nghệ trước hết là các tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Theo luật khoa học và công nghệ của Việt Nam năm 2000, tổ chức khoa học và công nghệ bao
gồm: tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu và phát triển công
nghệ, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, tổ chức dịch vụ khoa học và
công nghệ [44, tr 1]
Với quy định trên người cung cấp sản phẩm khoa học và công nghệ không bó hẹp trong khuôn khổ cắc tổ chức nghiên cứu khoa học của Nhà nước như trước đây, mà vai trò của các tổ chức tư nhân, đặc biệt là các doanh
nghiệp ngày càng trở nên quan trọng Điều đó đã được chứng minh qua thực tế
ở nhiều nước trên thế giới Chẳng hạn ở Hàn Quốc hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ của đoanh nghiệp chiếm trên 70% tổng kinh phí của nước này
Trên thị trường các nhà sáng chế độc lập cũng là những người cung các
sản phẩm khoa học và công nghệ
Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nguồn cung các sản phẩm khoa học và công nghệ không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn hết sức đồi đào và đa dạng, có nguồn xuất xứ rất đa
Trang 21b) Người có nhụ cầu về sẵn phẩm khoa học và công nghệ
- Doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ thường
liên quan đến hoạt động đổi mới Hoạt động đổi mới bao hàm trong đó cả hoạt _
động khoa học và công nghệ Đó là hoạt động thực tiễn liên ngành, đa ngành
xuất phát từ động cơ lợi nhuận, giá trị gia tăng về kinh tế và thường do các
doanh nghiệp tiến hành [66, tr 14] Do đó, cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ trước là của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Cầu về sản phẩm
khoa học và công nghệ là cầu dẫn xuất của cầu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Khi xã hội, nền kinh tế cần có những sản phẩm mới, dịch vụ mới thì doanh
nghiệp sẽ tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất và sẽ xuất hiện cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ
- Chính phủ cũng là một chủ thể có nhu cầu cao về sản phẩm khoa học
và công nghệ Chính phủ cần các sản phẩm khoa học và công nghệ để xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính chất hàng hóa công cộng như hệ thống
điện, giao thông, thuỷ lợi, đê điều, trang bị cơ sở vật chất cho các tổ chức
kinh tế — xã hội, trong đó có các tổ chức nghiên cứu khoa học thuộc Nhà nước Ngoài ra, để đổi mới hoạt động của bộ máy công quyền phục vụ cho xã hội Chính phủ cũng rất cần đến các sản phẩm công nghệ mới, nhất là các sản
phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
_ - Hộ nông dân, trang trại cũng rất cần đến các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ để duy trì và đẩy mạnh sản xuất trong nền kinh tế thị
trường Đặc biệt, ngày nay trong điều kiện quỹ đất đai ngày càng thu hẹp, trong khi dân số và thu nhập ngày càng tăng lên, nên nhu cầu về số lượng và
chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên rất đáng kể Điều đó đã
đòi hỏi người nông dân phải không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp
Ngồi những đối tượng nói trên, các tổ chức xã hội và cá nhân cũng là những người có nhu cầu về các sản phẩm khoa học và công nghệ để phục vụ
Trang 22€) Người cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ
Người cung cấp các dịch vụ khoa học và công nghệ có thể là các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành, các luật sư, các nhà môi giới hoạt động chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp Các dịch vụ kỹ thuật thường do các nhà cung cấp hàng hóa khoa học và công nghệ cung cấp Các dịch vụ tư vấn pháp luật do các tổ chức luật sư chuyên nghiệp như luật sư Patăng cung cấp
Trên thị trường khoa học và công nghệ, một chủ thể có thể cùng một lúc cung cấp các dịch vụ khác nhau
1.1.2.3 Thể chế hỗ trợ thị trường khoa học và công nghệ
Có nhiều khái niệm khác nhau về thể chế hỗ trợ thị trường, trong đề tài này chúng tôi quan niệm thể chế hỗ trợ thị trường là tập hợp các quy tắc, các
cơ chế thi hành và các tổ chức giao dịch thị trường [49, tr 4] Mặc dù các thể chế này rất khác nhau giữa các cộng đồng, giữa các quốc gia giàu.và quốc gia nghèo, nhưng chúng đều giúp cho việc chuyển tải thông tin, đảm bảo thị hành các quyền đối với các tài sản và các hợp đồng, cũng như quản lý cạnh tranh trên thị trường
Từ khái niệm trên, có thể nói, :hể chế hỗ trợ thị trường khoa học và công nghệ là tập hợp các quy tắc, các cơ chế thì hành và các tổ chức giao địch của thị trường khoa học và công nghệ Như vậy, các bộ phận của thể chế
hỗ trợ thị trường khoa học và công nghệ bao gồm:
a) Tập hợp các quy tắc hỗ trợ thị trường khoa học và công nghệ
Đó là tập hợp các quy tắc liên quan đến hoạt động mua bán các sản
phẩm/ dịch vụ khoa học công nghệ: hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ, luật pháp về CGCN và luật pháp về cạnh tranh
- Luật pháp về sở hữu trí tuệ: mỗi một quốc gia déu có hệ thống luật
pháp về sở hữu trí tuệ riêng của mình, nhưng nhìn chung đều thống nhất với
Trang 23WTO Theo các quy định của WTO (TRIPS) các đối tượng sở hữu trí tuệ được
bảo hộ bao gồm:
+ Bản quyền (copyright): các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa
học, bao gồm cả chương trình máy tính và cơ sở đữ liệu
+ Quyền sở hữu công nghiệp: Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa; kiểu dáng
công nghiệp; sáng chế; thiết kế và bố trí mạch tích hợp; chống cạnh tranh bất chính; thông tin bí mật (bí quyết kỹ thuật và bí quyết thương mại)
+ Quyền liên quan: quyền của người biểu diễn, quyền cấm hoặc quyền cho truyền thanh, truyền hình, ghi âm,
+ Giống cây trồng
Như vậy, hầu hết các sản phẩm khoa học và công nghệ đều là các đối tượng được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của luật pháp quốc tế Các luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không tĩnh mà luôn được sửa đổi bổ sung phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ Quyền sở hữu trí tuệ so với sở hữu các đối tượng tài sản hữu hình khác có những khác biệt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đối với tài sản hữu hình thì các chủ thể sở hữu là cá nhân, pháp nhân không phụ thuộc vào việc tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu hay không Đối với chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ cần phải đăng ký và phải được
chấp nhận bằng văn bằng bảo hộ phù hợp với quy định của pháp luật
Thứ hai, khách thể của quyền sở hữu tài sản là vật chất hữu hình luôn
luôn được xác định bằng số lượng vật chất cụ thể Nhưng khách thể của quyền
sở hữu trí tuệ là những sản phẩm vô hình, chúng chỉ được vật chất hóa khi con
người sử dụng
Thứ ba, thời hạn đối với quyền sở hữu tài sản là vô thời hạn trừ khi có
Trang 24được bảo hộ 5 năm, quyền tác giả và tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ trong thời gian 50 năm sau khi tác giả chết
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình có nguy cơ xâm phạm là
rất lớn và việc xác định thiệt hại do xâm phạm đó gây ra rất phức tạp Nguy cơ
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thương tập trung vào mặt thương mại của các
sản phẩm trí tuệ, đặc biệt đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu đáng công nghiệp,
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
Nếu sản phẩm khoa học và công nghệ được bảo hộ quyền SHTT, thì sẽ
có khả năng kích thích mạnh mẽ hoạt động mua bán chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ vì những lý do sau:
Thứ nhất, với những quy định độc quyền về công nghệ, người được cấp patent không phải lo đối phó với nguy cơ sáng chế, giải pháp hữu ích của mình bị các đối thủ khác tuỳ tiện xâm phạm, nhờ đó mà có thể yên tâm khai thác nó {17, tr 118] nên sẽ làm tăng cung hàng hóa khoa học và công nghệ
Thứ hai, muốn được cấp bằng sáng chế công nghệ phải đồng thời thoả mãn các tiêu chuẩn về tính mới so với tình trạng kỹ thuật thế giới, phải có trình độ sáng tạo và phải có khả năng áp dụng công nghiệp nên người mua có
thể hoàn tồn n tâm về cơng nghệ, đo đó cầu về công nghệ sẽ tăng lên Thứ ba, với mỗi patent được cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp patent cho công bố các thông tin về tinh trạng pháp lý và bản chất kỹ thuật của sáng chế, giải pháp hữu ích tương ứng Tất cả các tư liệu chứa đựng các thông tin
nói trên hợp thành hệ thống tư liệu patent Đây là nguồn thông tin rất đầy đủ và kịp thời nhất đối với thị trường khoa học và công nghệ
- Luật pháp về cạnh tranh
Việc xác lập quyên SHTT đồng thời cùng tạo ra địa vị độc quyền cua
chủ sở hữu sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị trường Vì vậy, trong rất
Trang 25tranh Vì vậy, song song với thiết lập luật pháp về SHTT, các nước phải đồng thời xây dựng luật pháp về cạnh tranh
Ở nhiều nước công nghiệp, quyền SHTT tuân thủ luật cạnh tranh chung kể cả các điều khoản luật định, cũng như các hướng dẫn khác Các quyền SHTT và hiệu lực thi hành chung trở thành vấn đề trung tâm trong luật cạnh tranh
Ở các nước đang phát triển, luật pháp và chính sách cạnh tranh thường
không đầy đủ và thiếu các thể chế để giải quyết vấn đề lạm dụng độc quyền đối
với quyền SHTT nên đã gây ra tổn thất phúc lợi do hành vi độc quyền gây nên
- Luật pháp về CGCN
Luật pháp về CGCN bao gồm các đạng hợp đồng KH & CN Theo luật pháp Việt Nam hợp đồng khoa học và công nghệ bao gồm: hợp đồng nghiên
cứu và phát triển công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ
+ Hợp đồng nghiên cứu và phái triển công nghệ
Đối với nước ta, theo Nghị định 81/2002/NĐ-CP của Chính phủ, hợp đồng nghiên cứu và phát triển công nghệ có các nội dung chủ yếu sau đây:
a Tên, địa chỉ, tài khoản của các bên tham gia hợp đồng
b Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ, phương pháp nghiên cứu, nội
dung chủ yếu và kết quả phải đạt
c Địa điểm, thời hạn phương pháp thực hiện hợp đồng
đ Quy định về sử dụng kết quả và chia sẻ lợi ích khi sử dụng kết quả đ Phương pháp đánh giá kết quả, nghiệm thu
e Quyền sở hữu trí tuệ
g Chỉ phí thực hiện, phương pháp thanh toán
Trang 26Các quy định tại (đ) và (e) có ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác thương mại các sản phẩm khoa học và công nghệ Việc tạo dựng môi trường pháp lý cho hoạt động mua bán các sản phẩm khoa học và công nghệ đòi hỏi phải cụ
thể hóa quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu Đây là một nội dung mang tính nền tảng cho việc mua bán trên thị trường Nếu cơ chế phân chia lợi ích không thỏa đáng giữa hai chủ thể của hợp đồng có thể dẫn đến cẩn trở lưu
thông sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị trường
+ Hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ
Hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ rất phức tạp Nội dung của những hợp đồng loại này phụ thuộc vào đối tượng công nghệ mua bán, chuyển giao Trong đó, hình thức mua bán công nghệ bằng hợp đồng lixăng là điển hình và quan trọng nhất trong hoạt động mua bán công nghệ
Hợp đồng lixăng là một loại hợp đồng hợp tác kỹ thuật, thường bao gồm cả phần cứng và phần mềm Phần cứng bao gồm máy móc, linh kiện, bộ
phận, và nguyên liệu thô Phần mềm liên quan đến sở hữu trí tuệ được bảo hộ và bí quyết kỹ thuật công nghệ Do đó, mua công nghệ bằng hợp đồng lixăng người mua sẽ được khai thác những công nghệ tiên tiến
Nội dung của Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
a Tên hợp đồng
” b Tên, địa chỉ các bên, tên, chức vụ người đại diện của các bên c Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong Hợp đồng
d Mục tiêu, nội dung, phạm vi, đặc điểm, yêu cầu và kết quả thực hiện
nhiệm vụ
e Kế hoạch, tiến độ, địa điểm và phương thức thực hiện
f Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm, bảo hành và bảo vệ môi trường ,
Trang 27¡ Quy định về phạm vi hợp đồng và bồi thường tổn thất J- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
k Giải quyết tranh chấp
1 Luật áp dụng (đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài)
Nếu hệ thống pháp luật về SHTT và mua bán chuyển giao công nghệ không đầy đủ hoặc thiếu sự hiểu biết về nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
của thị trường khoa học và công nghệ Đối với nhiều nước trên thế giới, hệ thống luật pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ và mua bán chuyển giao công nghệ thường
được thể hiện bằng những luật riêng đối với từng đối tượng Chẳng hạn, đối với sáng chế có luật patăng và có dạng hợp đồng lixăng
b) Các cơ chế thi hành trên thị trường khoa học và công nghệ
Đó là việc thi hành các quy tắc diễn ra trong nội bộ, do các bên (bên
mua và bên bán) thực hiện Bên cạnh đó, cơ chế thi hành cũng có thể được thực hiện từ bên ngoài do một bên thứ ba như hệ thống tư pháp, trọng tài hoặc
các tổ chức có thẩm quyền được quy định Đây là các cơ chế quan trọng đối
với sự phát triển của thị trường chính thể [49, tr 7] Trong điều kiện của nước ta, khi bên mua và bên bán các hàng hóa khoa học và công nghệ còn kém hiểu
biết về cơ chế thi hành trên thị trường chủ yếu là do bên thứ ba thực hiện Đối
với những tranh chấp trong hoạt động mua bán các sản phẩm khoa học và
công nghệ hầu hết ở các nước đều quy định giải quyết bằng trọng tài và chế tài
đân sự Bởi vì, các cơ chế này cho phép linh hoạt và nhanh chóng giải quyết được tranh chấp qua thỏa thuận của các bên liên quan
c) Tổ chức giao dịch thị trường
Đó là những người cung cấp dịch vụ môi giới trên thị trường khoa học
và công nghệ
Từ những phân tích về đặc điểm của hàng hóa khoa học và công nghệ, cho thấy có rất nhiều yếu tố cản trở đến hành vi mua bán các sản phẩm khoa
Trang 28- Bất cân xứng thông tin về hàng hóa khoa học và công nghệ, trong đó
người mua hiểu biết rất ít về chất lượng giá cả của hàng hóa
- Cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ phụ thuộc rất nhiều đến năng
lực ứng dụng khoa học và công nghệ của người mua
- CẢ người mua và người bán có thể rất thiếu thông tin về cung — cầu sản phẩm khoa học và công nghệ
- Hợp đồng mua — bán chuyển giao khoa học và công nghệ rất phức tạp
Để loại bỏ được những cần trở này trên thị trường cần có những người cung
cấp dịch vụ môi giới Vì, nếu không có những hoạt động này có thể dẫn đến hai trường hợp: Một là, chỉ phí giao dịch sẽ rất cao; Hai là, sản phẩm khoa học và công nghệ không được mua bán trên thị trường
Minh họa cho lập luận trên chúng ta có thể xem xét ví dụ qua “Trò chơi
rau sạch” [8, tr 35]
Bài toán rau sạch có thể được mô phỏng dưới dang "Tré chơi không thông đồng” giữa người mua và người bán Thứ được rao bán là rai sạch, hoặc
rau thường mà người mua không thể biết Về phần mình người mua có thể trả
theo giá của rau thường hoặc rau sạch, tùy theo việc người này có tin lời người bán hay không Khi ra quyết định mỗi bên không biết chính xác quyết định
của bên kia Do mỗi bên có hai phương án lựa chọn nên trò chơi rau sạch có
thể có bốn kết cục, được thể hiện trong bảng lợi ích Số điểm trong mỗi bảng
Trang 29Bảng lợi ích Người mua (M) Trả theo giá rau thường | Trả theo giá rau sạch Người bán ® Rau thường | I: B lợi 5, M lợi 5 U: Bloi 10, Moi 1 Rausach |{I:Bloil,Mloil0 | IV: Bloi 7, M1oi7
Trong bảng trên, kết cục IV, tương ứng với phương án người bán rau sạch và người mua trả theo giá rau sạch, thị trường rau sạch hoạt động bình
thường, là tốt nhất cho cả hai bên, tuy nhiên đây không phải là "điểm cân bằng" của trò chơi Ta có thể dễ dàng thấy rằng, bất kế phương án lựa chọn
nào của người bán, trả theo giá rau thường là phương án tối ưu cho người mua
Về phía người bán, bất kể phương án lựa chọn nào của người mua, bán theo giá rau sạch là phương án tối ưu cho người bán Bài toán có nghiệm duy nhất 1a 6 I hay 6 I la trạng thái cân bằng Nash, tại đó cả người mua và người bán
không có động cơ thay đổi lựa chọn của mình
Từ ví dụ trên cho thấy, khi không thể phân biệt được chất lượng của sản phẩm thì hàng hóa kém sẽ chiếm lĩnh thị trường và hàng hóa tốt sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường Đối với các sản phẩm khoa học và công nghệ hoạt động
mua bán có thể không xẩy ra vì nó không phải là hàng hóa thông thường (như
trường hợp rau sạch) nên người bán không thể cùng lựa chọn như người mua ở
ô số I Mặt khác, trong nhiều trường hợp, sự bất bình đẳng về thông tin là
không thể tránh khỏi đối với hàng hóa khoa học và công nghệ, vì nếu nói ra
thì bí mật về công nghệ sẽ không còn nữa và khi đó cũng không còn gì để bán
Để giải quyết tình trạng bế tắc trên có thể nhờ vào một tổ chức trung
gian (người môi giới) có uy tín đứng ra bảo lãnh hoặc cung cấp dịch vụ thẩm
định Nếu có những tổ chức thẩm định có uy tín được cả bên mua và bên bán
tin tưởng, bí mật của các bên được tôn trọng, thì có thể giúp khai thông thị
trường khoa học và công nghệ Khi đó, kết cục của thị trường sẽ tương ứng với
Trang 30Mặt khác, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát
triển với lượng sản phẩm khoa học và công nghệ quá lớn như ngày nay, việc
tìm ra công nghệ phù hợp cho mình không phải là dễ dàng Do đó, người cung
cấp thông tin về khoa học và công nghệ có thể đồng thời là người nối quan hệ
giữa người mua và người bán -
Theo báo cáo phát triển thế giới 2001 của Ngân hàng Thế giới, ở nhiều
nước đang phát triển như Bôlivia, Balan, Rumani, Hiệp hội ngành nghề đã có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin về thị trường khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp thành viên
Bên cạnh vấn đề thông tin như đã phân tích ở trên đối với cả người mua
và người bán sản phẩm khoa học và công nghệ, chỉ phí giao dịch mua bán liên
quan đến soạn thảo hợp đồng và các điều kiện bảo đảm thực thi hợp đồng sau khi bán rất cần đến tư vấn pháp luật Ở nhiều nước, luật sư patăng thường đảm nhận trách nhiệm soạn thảo hợp đồng và là người môi giới mua bán patang
Ngoài ra, để thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học và công
nghệ vào nông nghiệp rất cần có các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính hoặc bảo lãnh vấn đề thanh toán Bởi vì, nông đân thường thiếu vốn nên để đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất mà phải trả tiền ngay thì rất khó thực hiện Nếu một hiệp hội ngành nghề tương tự như hợp tác xã là liên minh của những người nông dân đứng ra bảo lãnh cho những hoạt động mua bán thì đó là giải pháp kịp thời có thể tháo gỡ bế tắc cho thị trường khoa học và công nghệ ở nông thôn
Tóm lại, qua phân tích các bộ phận cấu thành của thị trường khoa học và công nghệ cho thấy:
- Hàng hóa của thị trường khoa học và công nghệ là loại hàng hóa đặc
biệt, tồn tại ở đạng hữu hình và vô hình, nhiều hàng hóa mang tính chất của hàng hóa công cộng
Trang 31- Việc xác định giá cả hàng hóa hết sức khó khăn, phức tạp
- Các chủ thể tham gia vào thị trường KH & CN có thể chia làm 3 loại:
người cung sản phẩm KH & CN, người cung địch vụ KH & CN và người cầu
cả hai loại trên
- Để phát triển thị trường khoa học và công nghệ, các yếu tố về thể chế
hỗ trợ thị trường như hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ và các dịch vụ hỗ trợ có tầm quan trọng đặc biệt
1.2 Vai trò của Nhà nước và một số nhân tố cơ bản có tác động đến
sự hình thành và phát triển của thị trường khoa học và công nghệ
1.2.1 Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển của thị trường khoa học và công nghệ
Có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị
trường khoa học và công nghệ Tuy nhiên, trình độ phát triển của nền kinh tế
thị trường và trình độ phát triển của khoa học và công nghệ có vai trò quyết
định Điều đó được khẳng định bởi những lý do sau đây:
Một là, sự phát triển của khoa học và công nghệ cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường là điêu kiện tiên quyết để hình thành thị trường khoa học và công nghệ
_ Mô hình phát triển của nền kinh tế các nước XHCN mà đứng đầu là
Liên Xô cho thấy, nếu chỉ phát triển khoa học và công nghệ trong khi kinh tế thị trường không tồn tại thì thị trường khoa học và công nghệ không thể hình
thành và phát triển Bằng chứng cụ thể là trong những thập kỷ 60, Liên Xô có
nền khoa học rất phát triển, nhiều ngành khoa học còn vượt xa trình độ của Mỹ nhưng quan hệ mua bán các sản phẩm khoa học và công nghệ đã không
xẩy ra ở nước này
Quá trình phát triển của thị trường khoa học và công nghệ ở Trung Quốc cũng diễn ra theo xu hướng trên Vào những năm cuối của thập kỷ 70 và
Trang 32học và công nghệ nhưng do cơ chế thị trường chưa phát triển nên thị trường khoa học và công nghệ cũng vì thế chưa thực sự hình thành Trong bài phát biểu tại đại hội khoa học và công nghệ quốc gia năm 1985, cựu thượng tướng
Triệu Tử Dương đã nói: "Kinh nghiệm của 30 năm chỉ ra rằng, do mối quan
hệ hàng hóa vốn tồn tại trong một nên kinh tế, nên chúng ta không thể đạt
kết quả mong muốn trong bất cứ một tổ chức nào có liên quan đến kinh tế,
nếu chúng ta bỏ qua quan hệ hàng - tiền, coi nhẹ quy luật giá trị và vai trò
của các đòn bẩy kinh tế Để nối các Viện với sản xuất vào một sự nghiệp chung, chúng ta phải áp dụng một loạt các biện pháp kinh tế gấn với bó
quan hệ lời lãi" [43, tr 20] Năm 1985, 6 tháng, sau khi có Quyết định của
Uỷ ban trung ương về cải cách hệ thống quản lý khoa học và công nghệ theo hướng thị trường tại Trung Quốc, đã tổ chức 18 hội chợ công nghệ trong đó
có 30.000 dự án đã được ra thương thảo với doanh thu lên đến 9,6 tỷ nhân
đân tệ [61, tr 28]
Không chỉ ở nước có nền kinh tế chuyển đổi mới hiện diện mối quan hệ đó mà ngay cả ở các quốc gia khác kể cả những nước tư bản phát triển đều cho
thấy, ở nước nào trình độ phát triển khoa học và công nghệ và kinh tế thị
trường càng cao thì thị trường khoa học và công nghệ ở đó càng phát triển
Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình
Hai là, nên kinh tế thị trường càng phát triển càng tạo sức ép tăng
cầu và đồng thời đẩy cung các sản phẩm khoa học và công nghệ từ phía
doanh nghiệp
Cạnh tranh là quy luật cơ bản của kinh tế thị trường Nền kinh tế thị
trường càng phát triển thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt Trong khi đó, khoa học và công nghệ là động lực chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và tất yếu sẽ buộc doanh nghiệp phải cần đến các sản phẩm khoa học và công nghệ của các tổ chức nghiên cứu
Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các doanh
Trang 33giải quyết các sự cố kỹ thuật của mình, đồng thời không ngừng phải cải tiến
để thực hiện đa dạng hóa và khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp Để giải
quyết được đòi hỏi này, không có con đường nào khác, các doanh nghiệp phải
tự tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học Các thành quả nghiên cứu của doanh nghiệp không chỉ để ứng dụng trong chính doanh nghiệp của mình mà để thu lợi nhuận, họ sẽ bán ra thị trường làm tăng cung sản phẩm khoa học và
công nghệ trên thị trường Mức đầu tư cho R&D ở các OECD và ty lệ tăng đầu
tư của doanh nghiệp của các nước công nghiệp hóa mới ở châu Á đã minh chứng cho xu hướng trên Năm 1995 General Motors chỉ cho R&D là 8,9 tỷ
USD; Ford motors 1a 6,8 ty USD; Siemens 1a 4,7 ty USD Từ những năm 80 ty
lệ đầu tư của các doanh nghiệp ở Hàn Quốc, Singapo đã trên 70% trong tổng đầu tư của cả nước cho khoa học và công nghệ
Ba là, nền kinh tế thị trường phát triển đây đủ mới có khả năng bảo đảm sự đồng bộ của các thị trường yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thị trường vốn, thị trường bất động sản và thị trường lao động Đây là những điều kiện hết sức quan trọng để phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Đầu tư cho R&D đồi hỏi chỉ phí lớn và độ rủi ro rất cao Do đó, nếu thị
trường vốn không phát triển, không có hoạt động đầu tư mạo hiểm sẽ hạn chế
rất lớn đến nguồn cung hàng hóa cho thị trường khoa học và công nghệ Ngay cả đối với các nước phát triển nhữ Hoa Kỳ, cho đến nay vốn cho khoa học và
công nghệ vẫn còn là vấn đề đang đặt ra
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản hoạt động trôi chảy sẽ tạo điều kiện
dễ dàng cho việc chuyển đổi các loại tài sản, thế chấp vay vốn để các tổ chức
khoa học và công nghệ có thể, thực hiện các dự án nghiên cứu và các doanh
nghiệp có điều kiện tiến hành đổi mới công nghệ Những nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng, hạn chế của thị trường bất động sản ở các nước
Trang 34Song song với thị trường vốn và thị trường bất động sản, sự phát triển
của thị trường lao động khơi thông dòng đi chuyển linh hoạt nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các doanh nhân
có thể đồng thời tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và chuyển
giao công nghệ Điều đó sẽ tạo nên gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và nghiên cứu, thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển
Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ đảm bảo điều kiện rút lui
khỏi thị trường cho các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động không có hiệu quả Điều này hết sức cần thiết để thị trường khoa học và công nghệ có
thể phát triển một cách lành mạnh Bởi vì, nếu không phá sản được, các tổ chức đó sẽ trở thành nơi tiêu tốn các nguồn lực của xã hội, gây lãng phí và cản trở đến sự vận hành của thị trường Sự tồn tại của 70% doanh nghiép Spin off hoạt động không có hiệu quả ở Trung Quốc đã nói lên điều đó
Bốn là, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ vừa quyết định nguồn cung công nghệ nội sinh, vừa là tiên đề để thực hiện mở của hội nhập, tham gia vào thị trường khoa học và cơng nghệ tồn cầu
Nghiên cứu vòng đời buôn bán quốc tế của sản phẩm khoa học và công nghệ cho thấy, các công nghệ nguồn thường có xuất phát điểm từ các nước có trình độ khoa học và công nghệ cao Mặt khác, ngày nay trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, các nước phát triển cùng hợp tác thực hiện các dự án nghiên cứu công nghệ Các dự án này thu hút một lượng vốn rất lớn, trên 60% vốn
đầu tư toàn cầu chảy vào các nước phát triển, chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực
khoa học và công nghệ Ví dụ: ngay trên thị trường nước ta năm 2004 số đơn vị đăng ký bảo hộ sở hữu công nghệ tổng cộng là 1.596 thì của Mỹ là 356,
Nhật là 257, Cộng hòa liên bang Đức là 134, Việt Nam là 206; số bằng độc
quyền sáng chế tổng cộng 698 trong đó chỉ có 22 bằng cấp cho người Việt Nam Do đó, thị trường khoa học và công nghệ thế giới chủ yếu do các nước
Trang 35và công nghệ, mà nhiều nước còn trở thành địa chỉ tiêu thụ công nghệ lạc hậu
của các nước khác
1.2.2 Vai trò của Nhà nước đối với thị tường khoa học và công nghệ 1.2.2.1 Nhà nước là người chủ yếu xây dựng nên các yếu tố thể chế hỗ
trợ cho thị trường khoa học và công nghệ
Ở nhiều quốc gia, tồn tại cả thể chế chính thức và thể chế phi chính thức hỗ trợ cho thị trường nói chung Thể chế chính thức bảo gồm các quy tắc được
Nhà nước luật hóa bằng các văn bản pháp luật và các thể chế không chính thức, thường vận hành bên ngoài hệ thống pháp luật, phản ánh những quy phạm xã hội không thành văn bản chẳng hạn việc người cho vay tiền sử dụng mạng lưới quan hệ xã hội nhằm xác định mức tín nhiệm của người đi vay căn cứ vào tiếng tăm của họ [49, tr 7] Cả hai loại thể chế nói trên đều rất quan
trọng và lý tưởng nhất là chúng bổ sung cho nhau trong việc hỗ trợ thị trường
Tuy nhiên, trong điểu kiện của Việt Nam, đối với thị trường khoa học và công nghệ vai trò của thể chế phi chính thức rất mờ nhạt Do đó thể chế chính thức
do Nhà nước thiết lập và phê chuẩn (có thể là do các Hiệp hội ngành nghề, các
tổ chức tư nhân lập ra nhưng được Nhà nước phê chuẩn) đóng vai trò chủ yếu hỗ trợ cho thị trường này Các yếu tố của thể chế như hệ thống luật pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ, luật pháp về cạnh tranh, luật pháp chuyển giao công nghệ, là các thể chế chính thức đều do Nhà nước xây dựng và ban hành
Đối với các nước đang phát triển, song song với xây dựng hệ thống pháp luật, Nhà nước đồng thời là người tổ chức việc thực thi luật pháp trên thị trường khoa học và công nghệ Yêu cầu này đặt ra vừa là thách thức rất lớn,
vừa thể hiện vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước đối với thị trường khoa học và công nghệ Bởi vì, khi đó Nhà nước phải có đủ năng lực để vừa thiết
lập hệ thống các quy phạm pháp.luật đầy đủ, vừa bảo đảm thực thi chúng có hiệu quả để đạt được các mục tiêu sau đây: Bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ
sáng tạo, đồng thời phải khắc phục được hành vi lạm dụng vị thế độc quyền
Trang 36nghệ từ nước ngoài vào trong nước vừa không ngăn cản quá trình truyền bá công nghệ Đây là những vấn đề rất nan giải, không phải Nhà nước nào cũng
đáp ứng được ngay mà thường các nước đang phát triển phải trải qua một quá trình lâu dài Tính chất hai mặt của quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi bên cạnh luật
pháp về sở hữu trí tuệ cần có luật cạnh tranh, trong khi đó rất nhiều nước đang phát triển chưa chú ý hoặc quan tâm chưa đầy đủ đến vấn đẻ này Theo báo cáo phát triển thế giới 2002 của Ngân hàng Thế giới khi nghiên cứu 33 nước đang phát triển chỉ có 5 nước đưa ra các biện pháp cấm các thỏa thuận quyền
sở hữu trí tuệ nào có tính chất ngăn cản cạnh tranh Mặt khác, ở các nước đang phát triển năng lực vẻ hành chính, con người, tài chính và khả năng điều tiết yếu kém cũng làm can trở rất lớn đến thực thi pháp luật trên thị trường khoa học và công nghệ Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo đối với các nước đang phát triển rằng, nếu không nhanh chóng thiết lập một khung cạnh tranh đầy đủ
và các thể chế điều tiết để giải quyết vấn để lạm dụng độc quyền đối với
quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ gây ra tổn hại phúc lợi do hành vi độc quyền gây ra Cùng với vai trò là người thiết lập các quy tắc thị trường và thực thi các
quy tắc đó trên thực tế thì ở các nước đang phát triển, Nhà nước cũng là người
khai sinh ra các tổ chức giao dịch thị trường Nhất là đối với các nước có nền
kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, các tổ chức môi giới thị trường vốn không
tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung Hơn nữa, hoạt động môi giới trên thị trường khoa học và công nghệ lại đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao mà ở nước ta các chuyên gia có trình độ về khoa học và công nghệ, có kiến thức kinh tế thị trường do Nhà nước đào tạo và đều tập trung ở khu vực nhà nước Do đó, nếu nhà nước không đứng ra khởi xướng xây dựng các tổ chức này thì
các tổ chức giao dịch, hỗ trợ cho thị trường khoa học và công nghệ không thể
nhanh chóng hình thành
Trang 37Khi tiến hành hoàn thiện hệ thống thể chế để hỗ trợ cho thị trường khoa
học và công nghệ như đã phân: tích ở trên, Nhà nước đã có tác động làm tăng cạnh tranh trên thị trường, thúc ép hoạt động đổi mới và do đó đã làm tăng
cung, cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ
Bên cạnh đó, bằng các chính sách giảm thuế, ưu đãi đầu tư đối với các
hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nhà nước đã gián tiếp thúc đẩy
cung, cầu về loại hàng hóa đó trên thị trường
Mặt khác, Nhà nước vừa là người cung vừa là người cầu rất lớn về hàng
hóa khoa học và công nghệ Thông qua chỉ tiêu của Chính phủ đối với hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân cần được cung cấp công cộng, Nhà nước đã trực tiếp tạo cầu đối với thị trường khoa học và công nghệ
Ở các nước đang phát triển, Nhà nước còn là người tạo lập nên sự đồng bộ của các thị trường yếu tố sản xuất và là nhân tố gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất Đây là những điều kiện thiết yếu làm tăng năng lực tham gia của các tổ chức nghiên cứu và đoanh nghiệp vào thị trường khoa học và công nghệ
Ở các nước nền kinh tế thị trường có trình độ phát triển cao, bản thân thị
trường có khả năng tự hình thành nên sự đồng bộ của các thị trường yếu tố sản xuất do quy luật lợi nhuận chỉ phối Nhưng ở các nước đang phát triển, nhất là
đối với những nên kinh tế đang chuyển đổi như nước ta khả năng trên rất khó có thể xảy ra, vì vậy rất cần sự can thiệp của Nhà nước
Để tạo điểu kiện thuận lợi cho sự hình thành nên thị trường vốn, thị
trường bất động sản và thị trường lao động là những thị trường rất quan trọng cho sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ thì Nhà nước phải là người
đặt nền tảng cho sự đồng bộ của từng loại thị trường đó Sự đồng bộ của các thị
Trang 38động thông suốt, cán bộ khoa học và công nghệ của các viện có thể sử dụng
một phần quỹ thời gian của mình vào hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn khi triển khai hoạt động khoa học, vì nhìn chung họ đều thiếu nhân lực có trình độ cao
Vai trò của Nhà nước trong việc tạo nên các mối liên kết nói trên còn
được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau
Thông qua đầu tư vào hoạt động nghiên cứu cơ bản, Nhà nước tạo
nền tảng cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng và
triển khai công nghệ Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, 73% công trình
công bố nghiên cứu trích dẫn từ sáng chế của các ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển đã bất nguồn từ công trình nghiên cứu do Chính phủ tài trợ [86, tr 15]
Đầu tư của Nhà nước có tập trung vào những khâu nhất định nhằm san lấp những hố ngăn cách giữa khoa học với sản xuất Thông thường, những
công nghệ mới phải gánh chịu rủi ro lớn Trong những trường hợp đó, Nhà
nước có thể là người đầu tiên ứng dụng công nghệ trước khi nó được đưa ra thị trường hoặc Nhà nước có thể gánh chịu rủi ro của doanh nghiệp khi họ tiên
phong sử dụng công nghệ đó Sự hỗ trợ của chính quyền Đài Loan theo
phương thức Spin off (gánh chịu rủi ro kinh doanh ở giai đoạn đầu) là một ví
dụ điển hình
Đối với một số mô hình gắn kết mới, Nhà nước có vai trò khá toàn diện
Tổng kết những điều kiện để hình thành công viên khoa học, người ta rút ra sự
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước vào chương trìmh xây dựng
cũng như hoạt động của công viên khoa học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
Tác động của Nhà nước không chỉ ở chỗ ban hành các chính sách ưu tiên, hỗ
Trang 39Nhà nước còn đóng vai trò trung gian trong hệ thống đổi mới quốc gia, là cầu nối giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp
nghiên cứu và đổi mới công nghệ
1.3 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường khoa học
va công nghệ
Mặc dù có những điểm khác biệt trong các mô hình kinh tế giữa các
nước, song có thể nói, hầu hết các nền kinh tế hiện nay đều được xây dung trên nền tảng của thể chế kinh tế thị trường Trong số đó, nhiều nước có nền
kinh tế thị trường phát triển với một nền khoa học và công nghệ hiện đại, như
My, Nhat, Anh, Đức, Pháp Có những nước mới nổi, nhưng trình độ phát
triển kinh tế nói chung và khoa học và công nghệ nói riêng cũng đã đạt được nhiều thành tựu, như Hàn quốc Có những nước nổi lên trong quá trình chuyển
đổi sang nên kinh tế thị trường, như Trung Quốc, nhưng đã đạt được những
thành tựu kinh tế, khoa học và công nghệ đáng khâm phục Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của những nước đi trước để rút ra bài học trong việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ là điều rất bổ ích, nhất là khi chúng ta đang trong quá trình thúc đẩy phát triển nên kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn Sau đây là kinh nghiệm của một số nước
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thị tường khoa học và công nghệ của
Trung Quốc [1I, tr 128]
Công cuộc cải cách kinh tế được tiến hành từ năm 1978 đã có tác động
lớn đến hệ thống KH&CN và cải cách hệ thống này đã trở thành một bộ phận
cấu thành quan trọng trong quá trình cải cách kinh tế của Trung Quốc Đến năm 1985, cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời của thị trường công nghệ của Trung Quốc đánh dấu bởi “Quyết định về cải cách hệ thống khoa học và công nghệ”, trong đó qui định thực hiện cơ chế thị trường trong vận hành hệ thống R&D Muc dich hinh thành thị trường công nghệ là “nơi” trung gian diễn ra các giao dịch giữa bên cung (tổ chức R&D) và bên cầu KH&CN (người sử
Trang 40loạt qui định đã được ban hành như Luật về hợp đồng công nghệ năm 1987
Các giao dịch liên quan đến công nghệ cũng được qui định cụ thể tại luật này,
như hợp đồng phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, hợp đồng tư vấn
công nghệ, hợp đồng dịch vụ công nghệ v.v Bên cạnh đó, một loạt cơ quan hỗ trợ cũng được thành lập, thường là tách ra từ các cơ quan KH&CN đảm trách đăng ký hợp đồng công nghệ Song song với việc hình thành thị trường công nghệ, Quyết định năm 1985 cũng qui định việc giảm trợ cấp của Nhà nước đối với các tổ chức R&D nhằm gây áp lực và buộc các tổ chức này phải chuyển hướng hoạt động theo nhu cầu thực tế về KH&CN
Mặc dù vậy đến cuối những năm 1980, một thị trường công nghệ đầy đủ vẫn chưa được hình thành ở Trung Quốc Hệ thống khoa học và công nghệ vẫn hoạt động như các đơn vị hành chính và mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với doanh nghiệp chưa được cải thiện Phân bổ nhân sự chưa hợp lý
và tính linh hoạt trong di chuyển nhân sự rất hạn chế Các tổ chức R&D đã được trao quyền tự chủ nhiều hơn, nhưng các tổ chức này rất khó khăn để tồn
tại trên thị trường
Vì vậy, các biện pháp tiếp theo nhằm tăng tính hiệu quả của thị trường
công nghệ bao gồm: sáp nhập các tổ chức R&D vào các doanh nghiệp; chuyển
đổi các tổ chức công nghệ ngành và đặc biệt là chương trình hỗ trợ thành lập
các doanh nghiệp công nghệ mới (NTEs) và phát triển mạnh mẽ hơn các thể
chế hỗ trợ thị trường
Có thể nói, cải cách của Trung Quốc trong lĩnh vực này bat nguồn từ
những thay đổi về tư duy về vai trò và phương thức can thiệp của nhà nước vào
hoạt động khoa học và công nghệ Nhà nước chuyển từ vai trò là người chỉ huy và tham gia trực tiếp sang là người tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ; tạo điều kiện gắn kết hoạt động khoa học và
công nghệ với phát triển kinh tế thông qua thương mại hoá kết quả nghiên cứu