1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH TM Hà Giang

86 381 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 550 KB

Nội dung

Với nhu cầu thực tế đặt ra, nhận thức được vai trò của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanhnghiệp, vì vậy em đã đi sâu nghiên cứu về việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại cô

Trang 1

TÓM LƯỢC

Vốn kinh doanh là một yếu tố cực kỳ quan trọng, là tiền đề để các doanhnghiệp ra đời và phát triển Việc tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nhưthế nào để có được hiệu quả cao nhất luôn là một trong những vấn đề cấp thiết màbất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM Hà Giang, vận dụng nhữngkiến thức đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty, em thấy tình hìnhthực hiện kế hoạch hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thực sự tốt Công tácphân tích tài chính, đặc biệt là phân tích hiệu quả sử dụng vốn chưa đáp ứng đượcyêu cầu của ban quản trị Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnhnhững thành quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế Với nhu cầu thực tế đặt

ra, nhận thức được vai trò của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanhnghiệp, vì vậy em đã đi sâu nghiên cứu về việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại

công ty và hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH TM Hà Giang”.

Quá trình tiếp xúc tại công ty cho chúng ta cái nhìn tổng quan về công ty,đánh giá khách quan hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thấy được cáchthức sử dụng vốn tại công ty, nguồn vốn đó được huy động ra sao, được sử dụngnhư thế nào trong những năm qua, có mang lại hiệu quả như mong muốn haykhông, hiệu quả mang lại cao hay thấp Tóm lại, mục tiêu nghiên cứu là hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh tại công ty, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đóđưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để đạt được hiệuquả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo

Trang 2

quá trình học tập tại trường, đặc biệt là cô giáo Th.S: Hoàng Thị Tâm, người trực

tiếp hướng dẫn chỉ bảo em nhiệt tình, luôn luôn động viên giúp đỡ em trong suốtquá trình từ khi bắt đầu đến khi em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Cô khôngnhững sửa chữa những sai sót, bất hợp lý trong bài viết cho em mà còn cung cấpcho em rất nhiều tài liệu tham khảo quý báu, những lời chỉ dẫn của cô giống nhưkim chỉ nam, giúp em xác định được đúng đắn và hoàn thành bài khóa luận theo yêucầu

Em cũng xin gửi lời cám ơn tới các vị lãnh đạo và toàn thể các anh chị nhânviên trong Công ty TNHH TM Hà Giang, nhất là các anh chị trong phòng kế toán

đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình thực tập và cung cấp tài liệu sốliệu quý báu giúp em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài 1

1.1 Về mặt lý thuyết 1

1.2.Về mặt thực tế 2

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

4.1.1 Phương pháp phiếu điều tra 4

4.1.2 Phương pháp phỏng vấn 4

4.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5

4.1.4 Phương pháp tổng hợp số liệu 5

4.2.1 Phương pháp so sánh 5

Trang 5

4.2.2 Phương pháp tỷ suất và phương pháp số chênh lệch 6

4.2.3 Các phương pháp khác 6

5 Kết cấu của khóa luận 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 8

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 8

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 12

1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 13

1.1.4 Những đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh 14

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn 15

1.1.5.1.Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 15

1.1.5.2.Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16

1.1.5.3.Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 17

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao 17

1.2.Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 17

1.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh 17

1.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh 17

Trang 6

1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động Vốn lưu động 18

1.2.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động Vốn cố định 18

1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 19

1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 19

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 20

1.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ GIANG 22

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tại Công ty TNHH TM Hà Giang 22

2.1.1 Tổng quan tình hình tại Công ty TNHH TM Hà Giang 22

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 22

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 22

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán tại Công ty TNHH TM Hà Giang 23

2.1.1.4 Khái quát về kết quả kinh doanh sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất.(2011-2012) 27

2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM Hà Giang 29

2.1.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan 29

2.1.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan 30

Trang 7

2.2 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM Hà

Giang 32

2.2.1 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM Hà Giang thông qua dữ liệu sơ cấp 32

2.2.1.1 Kết quả điều tra bằng phiếu trắc nghiệm 32

2.2.1.2 Kết quả phỏng vấn trực tiếp 34

2.2.2 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH TM Hà Giang thông qua dữ liệu thứ cấp 35

2.2.2.1 Kết quả phân tích tình hình sử dụng vốn 35

2.2.2.2 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH TM Hà Giang 39

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM HÀ GIANG 44

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH TM Hà Giang 44

3.1.1 Những kết quả công ty đã đạt được 44

3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 45

3.1.2.1 Những mặt hạn chế 45

3.1.2.2 Nguyên nhân 47

3.2 Một số giải pháp đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM Hà Giang 48

3.2.1 Một số giải pháp đề xuất 48

Trang 8

3.2.1.1 Giải pháp chung đối với công ty 48

3.2.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 53

3.2.1.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 57

3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công

ty TNHH TM Hà Giang 57

3.2.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 57

3.2.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng 59

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơđồ 2 Tổ chức bộ máy kế toán của c«ng ty

Bảng 1: Bảng kết quả kinh doanh của công ty 2011 – 2012

Bảng 2: Bảng tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm

Bảng 3: Bảng phân tích khái quát cơ cấu vốn kinh doanh

Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động

Bảng 5: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định

Bảng 6: Bảng phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 7:Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 8: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trang 12

Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình

thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Nó tác động chủ yếu vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nó là điều kiện tồn tại và phát triển quy mô, cải tiến kĩthuật, tiếp thu khoa học công nghệ để từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế vàkhả năng cạnh tranh trên thị trường Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dùdưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định Bảotoàn vốn kinh doanh là duy trì và giữ vững được sức mua của đồng vốn để sao cho

số vốn thu hồi về sau một vòng tuần hoàn đủ sức mua sắm một lượng tài sản như cũtheo giá của hiện tại Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêuphản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn Đó chính là sự tốithiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn tài vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh

tế nói chung

Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triểncủa đơn vị sản xuất kinh doanh Thực chất của việc pha hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh là việc tính toán, đối chiếu mức độ đạt được của các phương án kinh doanh

để từ đó lựa chọn một giải pháp có lợi nhất Việc bảo toàn và sử dụng vốn một cách

có hiệu quả được coi là vấn đề cấp thiết, là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà

Trang 13

quản lý doanh nghiệp Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất - kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất – kinh doanh,vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và

sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất

1.2.Về mặt thực tế

Công ty TNHH TM Hà Giang là một công ty hoạt động trong lĩnh vựcthương mại do đó phải tự chủ động kinh doanh, phải đảm bảo tự bù đắp thu, chicũng như mọi hoạt động của công ty Để tồn tại và không ngừng phát triển doanhnghiệp luôn phải đặt ra cho mình là nguồn vốn ở đâu và sử dụng nó như thế nào làtốt nhất, tiết kiệm nhất và mang lại hiệu quả tối ưu là vấn đề được quan tâm hàngđầu

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH TM Hà Giang, thông qua quá

trình phỏng vấn, điều tra tại công ty, em nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh luôn là vấn đề được công ty quan tâm, công ty luôn cố gắng đề ra những giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tới Banlãnh đạo và phòng kế toán của công ty đều cho rằng phân tích hoạt động kinh doanhcủa công ty nói chung, trong đó phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh nói riêng là vấn đề quan trọng, đã được doanh nghiệp chú trọng Công tácphân tích đã được thực hiện và đã mạng lại những hiệu quả nhất định

Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, doanh nghiệp vẫn chưa có bộ

phận phân tích kinh tế riêng biệt, nội dung phân tích còn sơ sài chưa đi sâu phântích từng chỉ tiêu nên hiệu quả mang lại từ công tác phân tích chưa cao, chưa đápứng được nhu cầu về thông tin cho các nhà lãnh đạo Vì vậy, việc hoàn thiện nộidung và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề cấp thiếtđặt ra với công ty hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng đó, nên em chọn đề tài : “ Phân tích hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH TM Hà Giang’ Từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp

Trang 14

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết

Mục tiêu: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại công ty TNHH TM Hà Giang

Để đạt được mục tiêu trên cần phải:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh

- Trên cơ sở lý luận về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn, đề tài đánhgiá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TM Hà Giang thông quaquá trình điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu thực tế trong 2 năm năm 2011 và năm

2012 Đồng thời đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại công ty trong thời gian nghiên cứu

- Từ các kết quả đạt được qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh tại Công ty TNHH TM Hà Giang, bài khóa luận sẽ đề xuất các nhân tốảnh hưởng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công tytrong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty TNHH TM Hà Giang

 Phạm vi nghiên cứu

-Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH TM Hà Giang

-Về thời gian: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong khoảng thời gian 2năm: 2011, 2012 tại công ty TNHH TM Hà Giang

Trang 15

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu để phân tích bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơcấp là những dữ liệu được thu thập lần đầu cho một mục tiêu cụ thể nào đó Còn dữliệu thứ cấp là những dữ liệu đã có ở đâu đó và trước đây đã thu thập cho mục tiêukhác, được tổng hợp từ nhiều nguồn Tuy dữ liệu thứ cấp có thể dễ tìm hơn nhưng

dữ liệu sơ cấp thường chính xác hơn và bổ sung tính đầy đủ cho dữ liệu thứ cấp Vìvậy, để phân tích đạt hiệu quả cao, tính chính xác cao thì ta phải thu thập cả dữ liệu

sơ cấp và dự liệu thứ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho công tác phân tích hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh tại Công ty TNHH TM Hà Giang, em sử dụng các phương phápsau:

4.1.1 Phương pháp phiếu điều tra

Đây là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác địnhnhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của ngườiđược điều tra

Để thực hiện được phương pháp này trước hết phải thiết kế bảng câu hỏikhoa học bao hàm đầy đủ những nội dung cần thiết, giúp cho người đọc có thề dễdàng hiểu được mục đích của câu hỏi và trả lời đúng hướng, không làm mất thờigian và công sức của người trả lời phiếu Em đã thiết kế bản câu hỏi chung cho tất

cả mọi người gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm dạng đóng và được sắp xếp một cáchlogic giúp người trả lời dễ dàng hơn Bắt đầu từ các câu hỏi về công tác phân tíchtại doanh nghiệp rồi đi sâu vào các nhân tố và chính sách doanh nghiệp áp dụng ảnhhưởng đến vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cuốicùng là các giải pháp tương lai mà doanh nghiệp hướng tới.Việc điều tra được tiếnhành với nhà quản trị cấp cao của công ty và các nhân viên phòng Kế toán tài chính,phòng kinh doanh Tổng số phiếu phát ra là 5 phiếu

Trang 16

Kết quả điều tra được tổng hợp vào bảng (Bảng số 2)

4.1.2 Phương pháp phỏng vấn

Đây là phương pháp thu thập thông tin rất thông dụng và cho hiệu quả cao Ởphương pháp này người nghiên cứu đặt câu hỏi và nhận câu trả lời trực tiếp từ đốitượng được phỏng vấn

Để thực hiện phương pháp này cần chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn liên quanđến hiệu quả sử dụng vốn của công ty Sau đó, cần hẹn trước thời gian phỏng vấn,xác lập buổi hẹn và thực hiện phỏng vấn Em đã thực hiện phỏng vấn ba ngườitrong DN: Cuộc phỏng vấn Giám đốc công ty- Bà Đinh Thị Hà và kế toán trưởng-

Bà Nguyễn Thị Huyền được tiến hành vào 14h15 ngày 19/3/2013 và kết thúc vào15h45 cùng ngày Cuộc phỏng vấn được tiến hành vào ngày 20/3/2013 phỏng vấnngười thực hiện phân tích hiệu quả sử dụng vốn là kế toán viên Đỗ Thị Thùy.Sau đódựa vào những thông tin đã thu thập được em đã tiến hành phân tích tổng hợp dữliệu

4.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Ngoài việc thu thập dữ liệu từ các phương pháp trên, em còn tiến hành nghiêncứu các tài liệu liên quan để thu thập thông tin Đó là:

-Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực kế toán, các thông tư, các giáo trình phân

tích kinh tế, giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của trườngĐại học Thương Mại và các trường đại học khác, các luận văn cùng đề tài của cáckhóa trước

-Tài liệu bên trong: Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từnăm 2010 đến 2012, sử dụng những thông tin trong các báo cáo khác như: Báo cáolưu chuyển tiền tệ, báo cáo chi tiết và các khoản công nợ phải thu và phải trả các đốitượng, báo cáo giải trình về tình hình tăng giảm nguồn vốn

Trang 17

4.1.4 Phương pháp tổng hợp số liệu

Do các số liệu thu thập được không tập trung mà nằm rải rác trên nhiều nguồntài liệu khác nhau nên cần phải tổng hợp lại cho phù hợp với từng mục đích phântích

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng VKD bao gồm một hệ thống công

cụ và biện pháp nhằm tiếp cận việc nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên

hệ bên trong và bên ngoài, các luồng chuyển dịch và biến đổi vốn của doanhnghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá hiệuquả sử dụng VKD của doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng VKD được sửdụng chủ yếu một số phương pháp sau:

4.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng,

sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vậthiện tượng khác Mục đích của so sánh là thấy được sự giống nhau hoặc khác nhaugiữa các sự vật, hiện tượng

So sánh là phương pháp quan trọng và được sử dụng phổ biến trong quá trìnhphân tích hiệu quả sử dụng VKD Phương pháp này có thể so sánh giữa các chỉ tiêu

về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối Phương pháp so sánh được sử dụng để phântích hiệu quả sử dụng VKD bình quân, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả

sử dụng vốn cố định…

Điều kiện để so sánh được ở đây là các chỉ tiêu về phân tích hiệu quả sửdụng vốn phải thống nhất về nội dung phân tích và phương pháp tính toán, phải cócùng đơn vị đo lường

Trang 18

4.2.2 Phương pháp tỷ suất và phương pháp số chênh lệch

- Phương pháp tỷ suất được sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu tỷ suất LN(TSLN/VLĐ, TSLN/VCSH, TSLN/VKD ) để phản ánh mối quan hệ so sánh giữachỉ tiêu LN với một số chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau nhưVLĐ, VCSH, VKD Mục đích của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn theophương pháp tỷ suất là để đánh giá các chỉ tiêu TSLN qua đó đánh giá về kết quả

KD của công ty

- Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tốảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đó đến chỉ tiêu phân tích

Trong quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta sử dụngphương pháp thay chênh lệch để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh, để qua đó có thể đánh giá sâu sắc hơn nguyên nhân tăng giảmhiệu quả sử dụng VKD

4.2.3 Các phương pháp khác

- Phương pháp tính hệ số: Hệ số cũng là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ

so sánh giữa hai chỉ tiêu kinh tế khác nhau nhưng có mối liên hệ, tác động phụthuộc lẫn nhau Phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tíchhiệu quả sử dụng VKD Các hệ số thường được sử dụng như: hệ số Doanh thu trênvốn kinh doanh, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh, hệ số doanh thu trên vốn cốđịnh…

- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm(%): Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh

mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tăng giảm so với kỳ trước

Công thức:

Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế = Số thực hiện x100

Số kế hoạch

Trang 19

- Phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích: Biểu phân tích nhìn chung được

thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích Sơ đồ, biểu

đồ hoặc đồ thị được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến động tăng giảmcủa các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc có mối liên hệphụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các chỉ tiêu kinh tế…Biểu mẫutrong phân tích hiệu quả sử dụng vốn được thiết lập theo cột trong đó ghi chép đầy

đủ các khoản mục, các chỉ tiêu, số liệu phân tích

Phân tích theo chiều ngang nhằm phản ánh sự biến động tăng giảm của từng chỉ tiêukinh tế giữa các kỳ so sánh Phân tích theo chiều dọc để thấy được các chỉ tiêu bộphận trong tổng thể

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ,danh mục viết tắt, mở đầu, kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH TM Hà Giang

Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH TM Hà Giang

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản

Đối với mỗi doanh nghiệp để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinhdoanh nào đó cũng phải có vốn Vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết địnhđến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có vốn để đầu tư mua sắm cácyếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động

và sức lao động Do sự tác động của sức lao động vào đối tượng lao động thông qua

tư liệu lao động mà hàng hóa dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường, doanhnghiệp được thu tiền

Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thức khácnhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó có thể là tiền, máy mócthiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… khi kết thúcmột vòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hình thái tiền tệ Như vậy, với

số vốn ban đầu, nó không chỉ được bảo tồn mà còn được tăng lên do hoạt động sảnxuất kinh doanh có lãi

Trong cuốn “ Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại” do PGS.TS Trần

Thế Dũng chủ biên, nhà xuất bản Thống kê năm 2008 có viết: “ Vốn kinh doanh là biểu hiện giá trị của những tài sản doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh”

Trong cuốn “ Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ” của

TS Đàm Văn Huệ, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 2006, viết: “ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước để thỏa mãn các yếu tố đầu

Trang 21

vào của doanh nghiệp Các yếu tố đầu vào thông thường gồm các tài sản hữu hình

và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời”.

Vốn cố định là bộ phận vốn kinh doanh được sử dụng để hình thành và duytrì sự tồn tại của tài sản dài hạn trong doanh nghiệp, hay nói cách khác là biểu hiệnbằng tiền của tài sản dài hạn của doanh nghiệp Tài sản dài hạn là tài sản có thờigian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong thời gian hơn 1 năm hoặc 1 chu

kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Nó bao gồm : TSCĐ, bất động sản đầu tư, cáckhoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản phải thu dài hạn và các tài sản dai hạnkhác

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tàisản ngắn hạn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thựchiện thường xuyên liên tục Tài sản ngắn hạn là nhũng tài sản có thời gian sử dụng,thu hồi và luân chuyển giá trị trong thời gian nhỏ hơn 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinhdoanh Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sảnngắn hạn khác Như vậy vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong mộtlần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu

kỳ kinh doanh

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh

nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đó Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ: hiệu quảkinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếuquan tâm đến hiệu quả kinh tế Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp

Trang 22

lý nhất Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tácđộng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, việc nângcao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối vớidoanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạtđộng kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối

quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh

mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh

Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt hiệu quả cao doanh nghiệp cần phải giảiquyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Đảm bảo tính tiết kiệm, có nghĩa là vốn của doanh nghiệp phải

được sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tránh lãng phí vốn hoặc để vốn không sinhlời

Thứ hai: Phải tiến hành đầu tư, phát triển cả chiều sâu và mở rộng quy mô

sản xuất kinh doanh khi cần thiết

Thứ ba: Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch

SXKD, hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu quan trọng nhất doanh nghiệp cần đạt tới

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là phân tích các chỉ tiêu kinh tếphản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêuvốn kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh

Doanh thu là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định Đây là bộ phận chủ yếutrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 23

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng là hoạt động tạo radoanh thu cảu doanh nghiệp Trong kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp baogồm 2 bộ phận là doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính.

Doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.Doanhthu là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để trang trải các khoản phí hoạt độngkinh doanh, là nguồn quan trọng để các doanh nghiệp có thể thực hiện được cácnghĩa vụ với nhà nướ như nộp thuế theo luật định, là nguồn để có thể tham gia gópvốn cổ phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác Khi doanh thukhông đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tàichính Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnhtranh trên thị trường và gặp khó khăn trong kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trên các lĩnh vực sản xuất,thương mại dịch vụ, là để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ chongười tiêu dùng nhằm thu đucợ lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp nhất thiết phải bỏ ra các chi phí nhấtđịnh, được gọi là chi phái kinh doanh Đó là toàn bộ những chi phí phát sinh liênquan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận là: chi phí sảnxuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính

Ngoài những chi phí đã nêu ở trên, trong hoạt động kinh doanh có thể cònphát sinh những chi phí khác Đó là những khoản chi phí có liên quan đến hoạt động

có tính chất bất thường, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ, chi phí về thu tiềnphạt, các chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chi phí về thanh lý, nhượng bánTSCĐ

Trang 24

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí tạo ra doanh thu

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được lợi nhuận có ý nghĩa rấtquan trọng Lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nó lànguồn lực tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổnđịnh, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.Lợi nhuận đó còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất vàtinh thần của người lao động trong doanh nghiệp Nó là một chỉ tiêu đánh giá chấtlượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận trong doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh,lợi nhuận hoạt động tài chính, và lợi nhuận khác

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụ thểnhư sau:

Căn cứ vào nguồn hình thành vốn:

Về cơ bản, vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả

- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, nó baogồm vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và phần vốn bổ sung được hình thành từ kếtquả kinh doanh

Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Giá trị tổng tài sản - Tổng nợ phải trả

- Nợ phải trả: Bao gồm các khoản đi vay của các cá nhân hay các tổ chức tíndụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu, các khoản phải trả người bán,trả cho Nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho lao động trong doanhnghiệp

Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:

Trang 25

Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: Vốn cố định vàvốn lưu động.

- Vốn cố định của doanh nghiệp

Vốn cố định: Là lượng vốn đầu ứng trước để hình thành nên TSCĐ của doanhnghiệp Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hình thành vàngược lại, đặc điểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn

cố định Từ mối liên hệ này, ta có thể khái quát những đặc thù của vốn cố định nhưsau:

+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữnguyên hình thái hiện vật

+ Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần, từng phần trong các chu kỳ sản xuất

+ Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ kinh doanh

- Vốn lưu động của doanh nghiệp:

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thànhcác tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và một phần để trả tiềncông cho người lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệpđược thực hiện thường xuyên, liên tục

Căn cứ vào phạm vi huy động, vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn:

- Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp huy động sửdụng nguồn vốn bên trong có ưu điểm là doanh nghiệp được quyền tự chủ sử dụngvốn cho sự phát triển của mình mà không phải chi phí cho việc sử dụng vốn

- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thểhuy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh

Trang 26

Căn cứ vào thời gian huy động vốn:

Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại:Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

- Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất lâu dài và ổn định màdoanh nghiệp có thể sử dụng

- Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp sửdụng đáp ứng nhu cầu tạm thời

1.1.3 Vai trò của vốn kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiếnhành đầu tư và đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất kinh doanh Nếu thiếu vốnthì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ, đồng thời kéo theo hàng loạt cácảnh hưởng tiêu cực khác đến bản thân doanh nghiệp và đời sống của người laođộng Vai trò của vốn được thể hiện rõ nét qua các mặt sau:

+ Về mặt pháp lý: Một khi doanh nghiệp muốn thành lập thì điều kiện đầutiên là doanh nghiệp phải có một số lượng vốn nhất định mà lượng vốn này phải tốithiểu bằng lượng vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới đượcxác lập Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu lượng vốn của doanhnghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định thì hoạt động kinh doanh đó sẽ bịchấm dứt như: phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp Như vậy, có thể xem vốn làmột trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của mộtdoanh nghiệp trước pháp luật

+ Về mặt kinh tế: Vốn kinh doanh không những là điều kiện tiên quyết đối với

sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyếtđịnh quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Nó không những đảm bảokhả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ phục vụ cho quá trìnhsản xuất mà nó còn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường

Trang 27

xuyên và liên tục Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liêntục, giúp cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường đặcbiệt trong giai đoạn hiện nay Ngoài ra vốn còn là một trong những điều kiện để sửdụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng, mởrộng, phát triển trên thị trường, mở rộng lưu thông và tiêu thụ hàng hóa, là chất keodính quá trình và quan hệ kinh tế, là dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn tham gia vào tất cả cáckhâu từ sản xuất đến tiêu thụ, và cuối cùng nó trở về hình thái ban đầu là tiền tệ.Như vậy, sự luân chuyển vốn giúp doanh nghiệp thực hiện được hoạt động tái sảnxuất và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp

1.1.4 Những đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh

- Vốn kinh doanh là một quỹ tiền tệ đặc biệt của doanh nghiệp có trước khidiễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh

- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt tới mục tieu sinh lời và vốnluôn thay đổi hình thái biểu hiện vừa tồn tại dưới hình thái tiền vừa tồn tại dưới hìnhthái vật tư hoặc tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng kết thúc vòng tuần hoànphải là hình thái tiền

Ở đây cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn Trong nền kinh tế hàng hóa thìvốn là tiền nhưng tiền thì không chắc đã là vốn

Tiền được gọi là vốn kinh doanh khi thỏa mãn những điều kiện sau:

 Tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực (tức là được lượnghóa về mặt giá trị)

 Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để đầu

tư cho một dự án kinh doanh

 Khi đã đủ về số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời

Trang 28

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể nhận thấy rõ ràng vai trò quyếtđịnh của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp việc quản lý và sử dụng vốn như thếnào có ý nghĩa quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của doanhnghiệp Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trước tiên cần tìm hiểu các đặc trăngcủa vốn kinh doanh Vốn kinh doanh có các đặc trưng cơ bản sau:

- Vốn phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị Đó có thể là những tài sản

hữu hình ( vật tư, máy móc, thiết bị, đất đai….) hoặc tài sản vô hình của doanhnghiệp( thương hiệu, bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế , lợi thế thươngmại…)

- Vốn phải vận động và đạt mục tiêu sinh lời

Cách vận động và phương thức vận động của vốn lại do phương thức đầu tưkinh doanh quyết định Có thể mô phỏng theo các sơ đồ sau:

+ Trong lĩnh vực sản xuất: T-H…SX…H`-T

+ Trong lĩnh vực thương mại : T-H-T`

+ Trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu,trái phiếu,cho vay :T-T`

Thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng cả ba phương thức theo các mô hìnhtrên miễn sao đạt được mục tiêu có mức doanh lợi cao và nằm trong khuôn khổ củapháp luật

- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới phát huyđược tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh

- Vốn phải được gắn liền với một chủ sở hữu nhất định

- Vốn có giá trị về mặt thời gian

- Vốn kinh doanh được coi là một hàng hóa đặc biệt

Trang 29

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn

1.1.5.1.Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh =

Doanh thu thuầnVốn kinh doanh bình quânHiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn được doanh nghiệp

bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn,trong các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý vốn càng cao

 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh

Lợi nhuận sau thuếVốn kinh doanh bình quânChỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra mộtđồng vốn Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn kinh doanh càng hiệuquả

1.1.5.2.Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng VLĐ =

Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quânHiệu suất sử dụng vốn lưu động cho biết để tạo ra được một đồng doanh thuthì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân Hiệu suất sử dụng vốn lưuđộng càng lớn, trong các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý vốnlưu động càng cao

 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận sau thuế

Trang 30

Vốn lưu động bình quânChỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế thì phải bỏ ra baonhiêu đồng vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụngvốn lưu động càng hiệu quả.

 Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quânVòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được baonhiêu vòng Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcàng cao

 Số ngày chu chuyển vốn lưu động:

Số ngày chu chuyển vốn lưu động = VLĐ bình quân

Mức doanh thu bình quân ngày(giá vốn)Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được mộtvòng là bao nhiêu Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luânchuyển càng lớn

Trang 31

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Tổng doanh thu thuầnVốn cố định bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân có thể đảm bảo tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụngvốn cố định ngày càng cao

 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế

Vốn cố định bình quânChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân tạo ra bao nhiêu đồng

lợi nhuận trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.

1.2.Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh

1.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

- Mục đích: Qua việc phân tích khái quát cơ cấu vốn kinh doanh, doanh

nghiệp sẽ biết được cơ cấu vốn kinh doanh của mình có hợp lý không, có phù hợpvới đặc điểm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không? Từ đó doanhnghiệp sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp hơn

- Nguồn tài liệu: Bảng cân đối kế toán

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ

và lập bảng

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh giữa số thực tế và số kế hoạch

để thấy cơ cấu, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ sở các số liệu bảng cânđối kế toán của doanh nghiệp

Trang 32

+ Lập bảng phân tích dạng 8 cột bao gồm các chỉ tiêu: Tổng vốn kinh doanh,

Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu trên cơ sở số liệu trên bảng cân đối kế toán Từ đótính toán so sánh giữa số thực tế và kế hoạch về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng, đưa ranhận xét, đánh giá làm cơ sở xây dựng kế hoạch hiệu quả sử dụng vốn cho kỳ tới

1.2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động Vốn lưu động

-Mục đích : phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động nhằm thấy được

kết cấu VLĐ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, tình hình tăng giảm của VLĐqua các năm như thế nào, chúng ta sẽ đánh giá được việc sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp có hợp lý hay không, qua đó sẽ có được những điều chỉnh hợp lý hơn

để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

- Nguồn tài liệu : Bảng cân đối kế toán

- Phương pháp phân tích : Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và lập

bảng

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh giữa số thực tế và số kế hoạch

để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ

sở các số liệu báo cáo tài chính tổng hợp và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

+ Lập bảng phân tích dạng 8 cột bao gồm các chỉ tiêu: Tài sản ngắn hạn, Tiền,Các khoản phải thu, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác trên cơ sở số liệu trênbảng cân đối kế toán Từ đó tính toán so sánh giữa số thực tế và kế hoạch về số tiền,

tỷ lệ và tỷ trọng, đưa ra nhận xét, đánh giá làm cơ sở xây dựng kế hoạch hiệu quả sửdụng vốn lưu động cho kỳ tới

1.2.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động Vốn cố định

- Mục đích: phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định nhằm thấy được

kết cấu VCĐ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, tình hình tăng giảm của VCĐqua các năm như thế nào? Qua đó doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh vềquy mô cũng như cơ cấu vốn đầu tư, có các quyết định quan trọng như đầu tư mới

Trang 33

hay hiện đại hoá tài sản cố định hiện có thông qua việc đánh giá năng lực sản xuấtcủa tài sản cố định, đánh giá việc sử dụng vốn có hợp lý hay không?

- Nguồn tài liệu: Bảng cân đối kế toán

- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và lập

bảng

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh giữa số thực tế và số kế hoạch

để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ

sở các số liệu báo cáo tài chính tổng hợp và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

+ Lập bảng phân tích dạng 8 cột bao gồm các chỉ tiêu: Tài sản cố định, bấtđộng sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác trên cơ

sở số liệu trên bảng cân đối kế toán Từ đó tính toán so sánh giữa số thực tế và kếhoạch về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng, đưa ra nhận xét, đánh giá làm cơ sở xây dựng kếhoạch hiệu quả sử dụng vốn cố định cho kỳ tới

1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

-Mục đích: nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện hiệu quả sử

dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh Từ đó phân tích, đánh giá được những nguyênnhân ảnh hưởng tăng giảm và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực những thông tin hữuích, cần thiết cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác về tình hình vàhiệu quả sử dụng vốn…nhằm giúp họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn

-Nguồn tài liệu: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh

- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và lập

bảng

Trang 34

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh giữa số thực tế và số kế hoạch

để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ

sở các số liệu báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp

+Lập bảng phân tích dạng 5 cột bao gồm các chỉ tiêu: doanh thu thuần, lợinhuận sau thuế, vốn kinh doanh bình quân, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và tỷsuất lợi nhuận vốn kinh doanh trên cơ sở số liệu trên báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh và bảng cân đối kế toán Từ đó tính toán so sánh giữa số thực tế và kếhoạch về số tiền, tỷ lệ, đưa ra nhận xét, đánh giá làm cơ sở xây dựng kế hoạch vềhiệu quả sử dụng vốn cho kỳ tới

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

-Mục đích: Nhằm nhận thức đánh giá tổng quát tình hình thực hiện các chỉ

tiêu kế hoạch hiệu quả sử dụng vốn lưu động, qua đó thấy được mức độ hoàn thành,

số chênh lệch tăng (giảm) của các chỉ tiêu, đánh giá được những nguyên nhân ảnhhưởng tăng giảm và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động

- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và lập bảng

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh giữa số thực tế và số kế hoạch

để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ

sở các số liệu báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh

nghiệp

+Lập bảng phân tích dạng 5 cột bao gồm các chỉ tiêu: Doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế, Vốn lưu động bình quân, Hiệu suất sử dụng vốn lưu động, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động, Số vòng quay vốn lưu động, Số ngày chu chuyển vốn lưu động

1.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trang 35

-Mục đích: Nhằm nhận thức đánh giá tổng quát tình hình thực hiện các chỉ

tiêu kế hoạch hiệu quả sử dụng vốn cố đinh, qua đó thấy được mức độ hoàn thành,

số chênh lệch tăng (giảm) của các chỉ tiêu, đánh giá được những nguyên nhân ảnhhưởng tăng giảm và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

cố đinh

- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và lập

bảng

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh giữa số thực tế và số kế hoạch

để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ

sở các số liệu báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp

+Lập bảng phân tích dạng 5 cột bao gồm các chỉ tiêu: Doanh thu thuần, Lợinhuận sau thuế, vốn cố định bình quân, Hiệu suất sử dụng vốn cố định, Tỷ suất lợinhuận trên vốn cố định

Trang 36

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ GIANG

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tại Công ty TNHH

Trang 37

hóa Ngoài ra công ty còn là đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa phục vụ nhu cầu kinhtế.

Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơquan chức năng Nhà nước

Thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội vềviệc ký kết các hợp đồng lao động

b) Nhiệm vụ

Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã hoạt động từ nhỏ đến lớn, có phương hướng

ổn định, rõ ràng, kinh doanh luôn có lãi, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật,Nhà nước Công ty đã từng bước tích lũy để xây dựng, đảm bảo đời sống cho cán

bộ công nhân viên của công ty Vì vậy, nhiệm vụ chính của công ty TNHH TM HàGiang là:

- Tổ chức kinh doanh những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu

của khách hàng

- Thực hiện đầy đủ việc kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế theo đúng quy

định và đúng thời gian

- Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động trong công

-Tiếp tục thực hiện các kế hoạch còn lại của năm trước

-Tìm kiếm các hợp đồng lớn các bạn hàng mới và nhà cung cấp tốt nhất cho công ty

c) Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH TM Hà Giang là đơn vị hoạt động kinh doanh trên các lĩnh

vực: kinh doanh các mặt hàng như văn phòng phẩm, bánh kẹo, rượu bia, và làm đại

lý phân phối hàng hoá cho các cửa hàng Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh

của công ty nên trong những năm gần đây do ngành thương mại được rất nhiều tổchức, cá nhân quan tâm nên hoạt động trao đổi mua bán của công ty gặp phải sự

Trang 38

cạnh tranh gay gắt trên thị trường không những đơn vị sản xuất kinh doanh trongnước mà còn giữa các đơn vị xuất nhập khẩu Nhưng công ty vẫn đứng vững vàngày càng phát triển cũng như khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán tại Công ty TNHH TM Hà Giang

a) Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty TNHH TM Hà Giang tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý trựctuyến Mọi hoạt động của công ty đều chịu sự điều hành từ ban Giám đốc, lãnh đạotheo dõi sát mọi hoạt động của công ty, chấp hành đầy đủ các chế độ chính sáchNhà nước theo đúng pháp luật

Công ty TNHH TM Hà Giang là công ty TNHH thương mại; để phù hợp với yêucầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, phù hợp với cán bộ và nhân viênquản lý, cơ cấu hoạt động của công ty được tổ chức như sau:

Giám đốc công ty

Phó giám đốc kinhdoanh

Phòng kinhdoanh

Phòng

tổ chức

hành

Phó giám đốc tàichính

Phòngmarketting Phòng tài chínhkế toán

Trang 39

Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH TM Hà Giang

Trong đó chức năng của từng bộ phận như sau:

Giám đốc: là người trực tiếp quản lý cao nhất của công ty, là người đại diện

pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các hoạtđộng của công ty và đại diện cho các quyền lợi của toàn bộ nhân viên trong côngty.Giám đốc đưa ra các đường lối, chính sách, phương hướng hoạt động của côngty

Phó giám đốc: Dưới quyền giám đốc là phó giám đốc tài chính và phó giám

đốc kinh doanh, chịu trách nhiệm điều hành công ty theo phân công và uỷ quyềncủa giám đốc Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm điều hành bộ phận hànhchính, bộ phận kinh doanh và bộ phận marketting của công ty, phó giám đốc tàichính trực tiếp quản lý và điều hành bộ phận tài chính kế toán trong công ty, cótrách nhiệm chiến lược tài chính của công ty

Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu lập kế hoạch hoạt động chung cho

toàn công ty Tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức nhân sự, điều chuyển, tiếpnhận hoặc thôi việc của cán bộ công nhân viên, thực hiện các chế độ chính sách donhà nước quy định, đảm bảo điều kiện làm việc cho văn phòng Công ty.Giải quyếtchính sách đối với người lao động (hưu trí, mất sức lao động, ốm đau, thai sản ,độchại…) theo luật pháp hiện hành và theo quy định của Công ty

Phòng tài chính kế toán: Tổ chức quản lý về mặt giá trị của toàn bộ tài sản,

theo dõi phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh về vật tư, tiền vốn của Công

ty, lập kế hoạch thu chi ngân quỹ tài chính và lập Báo cáo tài chính theo quy định,đồng thời phải thường xuyên liên hệ với ngân hàng Thanh toán lương cho cán bộcông nhân viên, giao dịch thu chi với khách hàng

Phòng Marketing : Phòng Marketing phụ trách các mảng về media, thiết kế

trang trí và sự kiện Phòng marketing giúp công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóathông qua các phương pháp PR, tổ chức sự kiện nhằm thu hút khách hàng tới công

ty mua hàng

Trang 40

Phòng kinh doanh: Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện;

thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối; thựchiện hoạt động bán hàng tới khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho công ty; phốihợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất, phân phối, … nhằm mang đếncác dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng

b) Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty

Bộ máy kế toán ở Công ty TNHH TM Hà Giang hạch toán độc lập nên được

tổ chức thành phòng kế toán có những nhiệm vụ sau:

-Tiến hành công tác kế toán theo quy định Nhà Nước

-Lập báo cáo kế toán thống kê theo quy định Bộ Tài Chính, Tổng Cục thống

kê và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các phòng ban khác lập

-Hỗ trợ Giám Đốc hướng dẫn, chỉ đạo các phòng và bộ phận thực hiện việcghi chép ban đầu đúng chế độ, đúng phương pháp

-Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toánthông kê và cung cấp số liệu đó cho các bộ phận khác có liên quan

Sơ đồ 02:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH TM Hà Giang

Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành và quan hệ tương tác:

Kế toán trưởng

Kế toán

công nợ

Thủ quỹ

Kế toán ngân hàng

Kế toán kho

Kế toán thuế

Ngày đăng: 16/03/2015, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Luận văn “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Hưng Long”, năm 2010 của sinh viên Nguyễn Thị Đào, lớp K42D1, trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Hưng Long”
8. Luận văn “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Quang Dũng”, năm 2010 của sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Mai, lớp K42D1, trường Đại học Thương Mại.9. Một số website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Quang Dũng”
1. 26 Chuẩn mực kế toán kế toán Việt Nam, Bộ Tài Chính, NXB Thống kê Khác
2. Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại do PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên, Trường Đại học Thương Mại 2008 Khác
3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính do PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS Bạch Đức Hiển chủ biên, NXB Tài Chính 2008 Khác
4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh do TS Phan Đức Dũng - Giảng viên Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh làm chủ biên, NXB Thống kê 2006 Khác
5. Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ, Trường Đại học Thương Mại Khác
6. Chế độ Kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w