1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

85 1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Trongchương 1, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trongdoanh nghiệp thương mại như : lý luận về các phương thức bán hàng, phương thứcthức thanh toán áp dụng p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

o0o

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KẾ TOÁN BÁN HÀNG RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH

TÂN HƯNG PHƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

PGS.TS Phạm Đức Hiếu Trương Thị Lan Anh

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

TÓM LƯỢC

Luận văn: “Kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương ” dosinh viên Trương Thị Lan Anh thực hiện đã nêu được tính cấp thiết, phạm vi nghiêncứu, phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu của đề tài trong phần mở đầu Trongchương 1, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trongdoanh nghiệp thương mại như : lý luận về các phương thức bán hàng, phương thứcthức thanh toán áp dụng phổ biến hiện nay, kế toán bán hàng theo chuẩn mực kếtoán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, chuẩn mực kế toán số 01 – Quy địnhchung, chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho và quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20 tháng 03 năm 2006 Trong chương 2, luận văn đã trình bày tổng quan vềCông ty TNHH Tân Hưng Phương đánh giá các nhân tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởngđến kế toán bán hàng rượu và thực trạng kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHHTân Hưng Phương Chương 3 luận văn đã đánh giá những những ưu, nhược điểmtrong công tác kế toán bán hàng rượu tại công ty và đưa ra những kiến nghị đề xuấtgiải quyết những mặt hạn chế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương, được sự giúp đỡchỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, ban giám đốc và các anh chị phòng kếtoán của công ty, em đã hoàn thành chuyên đề của mình với đề tài: “Kế toán bánhàng rượu tại công ty TNHH Tân Hưng Phương”

Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị trongcông ty để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình để phục vụ tốthơn cho công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS.Phạm Đức Hiếu người đã hướng dẫn em trong quá trình làm chuyên đề này, sự giúp

đỡ chỉ bảo của ban giám đốc cũng như các anh chị kế toán viên phòng kế toán củacông ty đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này

Hà nội ngày tháng năm

Sinh viênTrương Thị Lan Anh

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC ii

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU ix

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1.1 Các phương thức tiêu thụ trong doanh nghiệp 1

1.1.2 Các phương thức thanh toán trong doanh nghiệp 4

1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán bán hàng 4

1.2 Kế toán bán hàng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành 6

1.2.1 Quy định kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 6

1.2.2 Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán hiện hành ( QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) 9

1.2.2.1 Chứng từ kế toán 9

1.2.2.2 Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản 10

1.2.2.3 Sổ kế toán 16

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH TÂN HƯNG PHƯƠNG 19

2.1 Tổng quan về tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương 19

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Tân Hưng Phương 19

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Hưng Phương 19

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Tân Hưng Phương 20

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 21

2.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương 23

2.1.2.1 Nhân tố vĩ mô 23

2.1.2.2 Nhân tố vi mô 23

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương 24

2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương 24

2.2.2 Nội dung, phương pháp kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương 25

2.2.2.1 Chứng từ kế toán 25

Trang 5

2.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng 26

2.2.2.3 Trình tự hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng 26

2.2.2.4 Sổ kế toán 30

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH TÂN HƯNG PHƯƠNG 32

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương 32

3.1.1 Những kết quả đạt được 32

3.1.2 Những mặt hạn chế 33

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng rượu tại công ty TNHH Tân Hưng Phương 34

3.3 Điều kiện thực hiện 39

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu số 1.1: Phếu điều tra

Biểu số 1.2 : Tổng hợp phiếu điều tra

Biểu số 2.1 : Phiếu xuất kho số 09

Biểu số 2.2 : Hóa đơn GTGT số 001120

Biểu số 2.3 : Giấy báo có số 00000075

Biểu số 2.4 : Phiếu xuất kho số 16

Biểu số 2.5 :Hóa đơn GTGT số 001150

Biểu số 2.6 :Giấy báo có số 0000008

Biểu số 2.7 : Biên bản trả lại hàng

Biểu số 2.8 : Phiếu nhập kho

Biểu số 2.9 : Phiếu chi

Biểu số 2.21 : Sổ tiền gửi ngân hàng

Biểu số 2.22 : Sổ chi tiết bán hàng

Biểu số 2.23 : Sổ chi tiết hàng hóa

Biểu số 2.24 : Sổ chi tiết thanh toán với người mua( Công ty TNHH AnKhánh)

Biểu số 2.25 : Sổ chi tiết thanh toán với người mua ( Công ty TNHH Lan

Trang 9

Bán hàng là quá trình trao đổi hàng hóa - tiền tệ, là khâu kết thúc một chu kỳkinh doanh của doanh nghiệp và mở ra một quá trình sản xuất mới Đối với doanhnghiệp thương mại, bán hàng là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Doanh nhiệp có giải quyết tốt khâu bán hàng thì mới có thể thu hồi vốn thực hiệnquá trình tái sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô và cải tiến trang thiết bị phục vụkinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Doanhnghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng cần áp dụng rất nhiềucác biện pháp khác để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa và quản lý tốt công táctiêu thụ hàng hóa Một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quả là phải kể đến

đó là thực hiện tốt kế toán bán hàng Kế toán bán hàng có vai trò quan trọng trongquản lý và điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.Thông tin kế toán bán hàng giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn tình hình tiêu thụhàng hóa từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả cao.Qua thực tế nghiên cứu em nhận thấy công tác kế toán bán hàng tại Công tyTNHH Tân Hưng Phương gặp phải một số bất cập như: phương thức bán hàng cònhạn chế, sổ sách sử dụng còn bỏ sót, công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàngtồn kho , do đó việc hạch toán và quản lý bán hàng chưa đạt được hiệu quả cao Vìvậy, kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương cần được nghiên cứu

và hoàn thiện hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 10

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở những kiếnthức, lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ bán hàng đã được học Đồng thời trongthời gian thực tập tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương xuất phát từ tính cấp thiếtcủa đề tài tại Công ty, em xin chọn đề tài : “ Kế toán bán hàng rượu tại Công tyTNHH Tân Hưng Phương”

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Về mặt lý luận: Chuyên đề hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ

bản về kế toán bán hàng theo chuẩn mực và kế toán hiện hành nhằm bổ sung nhữngkiến thức cho bản thân, cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng kế toán bánhàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

- Về mặt thực tiễn :

+ Đánh giá thực trạng công tác bán hàng tại Công ty TNHH Tân HưngPhương từ đó chỉ ra những ưu nhược điểm cần phát huy và những hạn chế còn tồntại cần khắc phục và hoàn thiện

+ Dựa trên những hạn chế đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toánbán hàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

- Không gian nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

- Thời gian nghiên cứu: từ 5/3/đến 18/4/2013

- Số liệu minh họa: Tháng 3/2013

4 Phương pháp cách thức thực hiện đề tài

 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để có cái nhìn chung nhất về kế toán bán hàng, em thu thập dữ liệu thứ cấpnhư chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán hiện hành mà DN áp dụng (QĐ15/2006/QĐ - BTC) và các giáo trình kế toán Trên cơ sở đó thu thập các tài liệuchứng từ sổ sách về kế toán bán hàng tại công ty TNHH Tân Hưng Phương Tiếptheo em thu thập dữ liệu sơ cấp là phiếu điều tra

* Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Trang 11

- Đối tượng điều tra: Phiếu điều tra được gửi tới Giám đốc, trưởng phòng kếtoán và bộ phận bán hàng, mỗi người giữ một bản, các thành viên tham gia phỏngvấn phải trả lời chính xác với những thông tin đưa ra trong phiếu điều tra.

- Mục đích điều tra: Nhằm nắm được những yếu tố cơ bản về công tác kế toáncủa DN

- Nội dung điều tra: Tìm hiểu những thông tin tại DN về phương pháp tínhthuế, chế độ kế toán áp dụng, phương pháp kế toán hàng tồn kho, các phương thứcbán hàng, hình thức sổ kế toán đang sử dụng tại doanh nghiệp Đồng thời điều tra

về mô hình tổ chức bộ máy kế toán

- Kết quả tổng hợp: Là căn cứ để nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng rượutại công ty TNHH Tân Hưng Phương phục vụ viết chuyên đề

( Mẫu phiếu điều tra và nôi dung phiếu điều tra chuyên sâu sẽ được trình bày ở phần phụ lục Biểu số:1.1 )

* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Đối tượng: Gồm giám đốc, phòng kế toán, bộ phận bán hàng

- Mục đích điều tra: Nhằm nắm được cụ thể về công tác kế toán bán hàngrượu

- Nội dung điều tra: Đưa ra các câu hỏi mở liên quan đến chứng từ sử dụngtrong kế toán bán hàng, các tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng

- Các bước tiến hành :

+ Xác định nguồn thông tin cần thu thập để đặt ra các câu hỏi mở

+ Tiến hành phỏng vấn Tiếp cận các đối tượng muốn phỏng vấn, nêu các câuhỏi và nghe giải đáp Đồng thời tiến hành ghi chép lại bằng tay

- Kết quả tổng hợp: Thu thập được các thông tin về chứng từ sử dụng, hệthống tài khoản sử dụng

* Phương pháp quan sát thực tế

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu kế toán nghiệp vụ bán hàng rượu tại công

ty TNHH Tân Hưng Phương

- Mục đích: Tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của tổ chức công tác kế toánbán hàng tại công ty, từ đó đề xuất các biện pháp đề hoàn thiện tổ chức công tác kế

Trang 12

- Nôi dung: Qua khảo sát thực tế tìm hiểu tổ chức công tác kế toán bán hàngtại công ty từ các khâu: lập chứng từ kế toán, vận dụng tài khoản kế toán, sổ kếtoán, phương pháp xác định giá gốc hàng bán, phương pháp kế toán hàng tồn kho

- Trình tự thực hiện: Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán công ty, dựatrên những kiến thức đã được học, quan sát thực tế tại công ty về chứng từ sử dụng,vận dụng tài khoản kế toán, sổ kế toán xem có đúng theo mẫu biểu của BTC banhành không? Tổ chức kế toán bán hàng tại công ty có phù hợp với quy mô và loạihình kinh doanh của công ty hay không?

 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Việc phân tích, xử lý các dữ liệu ban đầu được tiến hành theo hai giai đoạn vàđược trình bày dưới dạng bảng tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn

Giai đoạn 1: Tổng hợp thông tin từ các phiếu điều tra, từ bảng câu hỏi phỏng

vấn, thông qua các bảng mẫu chứng từ và báo cáo tài chính được công ty cung cấp

để hình thành nên các thông tin chung trong bảng tổng hợp kết quả điều tra

( Mẫu bảng tổng hợp kết quả điều tra sẽ được trình bày ở phần Biểu số:1.2 )

Giai đoạn 2: Từ các chứng từ hạch toán ban đầu, và các sổ kế toán mà công ty

cung cấp em sẽ tiến hành đối chiếu, so sánh với các quy định hiện hành và phát hiện

ra những vấn đề còn tồn tại trong các nghiệp vụ kế toán bán hàng tại công ty

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần:

Chương I : Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp Chương II : Thực trạng công tác kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH

Tân Hưng Phương

Chương III : Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng rượu tại

Công ty TNHH Tân Hưng Phương

Trang 13

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về tình hình tiêu thụ hàng hóa và nhiệm vụ

kế toán

1.1.1 Các phương thức tiêu thụ trong doanh nghiệp

Phương thức bán buôn hàng hóa

* Khái niệm: Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị

thương mại, các doanh nghiệp sản xuất , để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chếbiến bán ra

* Đặc điểm:

- Hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng

- Hàng hoá được bán theo lô hoặc bán với số lượng lớn

- Giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanhtoán

* Các hình thức bán buôn:

- Phương thức bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hoá màtrong đó hàng hoá bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp Có haihình thức bán buôn qua kho :

+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: theo hình thức nàybên mua cử đại diện đến kho của DN để trực tiếp nhận hàng DN xuất kho hànghoá, giao trực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng,thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ

+ Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng

đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng, DN xuất kho hàng hoá gửi hàng cho bên muabằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài Hàng hoá gửi bán vẫn thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, ngườibán mất quyền sở hữu về hàng hoá Chi phí vận chuyển do DN chịu hoặc bên muachịu là do sự thoả thuận trước của hai bên

Trang 14

bán thẳng cho bên mua thứ ba Phương thức này có thể thực hiện theo các hình thứcsau :

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp ( Hình thứcgiao tay ba ): DNTM sau khi mua hàng, nhận hàng mua và giao trực tiếp cho đạidiện của bên mua tại kho người bán Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận

đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xácđịnh là tiêu thụ

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: DNTM sau khi muahàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vậnchuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận Hàng hóachuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của DNTM Khi nhậnđược tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng vàchấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới xác định là tiêu thụ

Phương thức bán lẻ hàng hoá

* Khái niệm: Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người

tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tínhchất tiêu dùng nội bộ

* Đặc điểm:

- Hàng hoá ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng

- Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện

- Bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định

* Các hình thức bán lẻ:

- Bán lẻ thu tiền tập trung: Nghiệp vụ thu tiền của người mua và nhiệm vụgiao hàng cho người mua tách rời nhau Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiềnlàm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặc tích kê cho khách để khách đếnnhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao

- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếpthu tiền của khách và giao hàng cho khách

- Bán hàng tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng,mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền sẽ tiến hànhthu tiền và lập hóa đơn bán hàng

Trang 15

- Bán hàng trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàngthành nhiều lần trong một thời gian nhất định và người mua phải trả cho doanhnghiệp bán hàng một số tiền lớn hơn giá bán trả tiền ngay một lần

Phương thức bán đại lý

Là phương thức bán hàng mà trong đó DNTM giao hàng cho cơ sở nhận đại

lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Bên nhận đại lý, ký gửi sẽ trực tiếpbán hàng, thanh toán tiền hàng cho DNTM và được hưởng hoa hồng đại lý bán Sốhàng được xác định là tiêu thụ khi DN nhận được tiền do bên đại lý thanh toán hoặcchấp nhận thanh toán

 Bán hàng trả chậm, trả góp

Là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp dành cho người mua ưu đãi đượctrả tiền hàng trong nhiều kỳ DNTM được hưởng thêm khoản chênh lệch giữa giábán trả góp và giá bán thông thường theo hình thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp.Tuy nhiên khoản lãi góp chưa được ghi nhận toàn bộ mà chỉ được phân bổ dần vàodoanh thu hoạt động tài chính vào nhiều kỳ sau giao dịch bán

Các phương thức bán hàng khác

- Trường hợp xuất hàng hóa để trả lương cán bộ công nhân viên: Là trườnghợp khi doanh nghiệp không thanh toán lương cho nhân viên bằng tiền mà thanhtoán bằng hàng hóa của doanh nghiệp và được hạch toán như tiêu thụ hàng hóa rabên ngoài nhưng ghi nhận theo doanh thu bán hàng nội bộ

- Trường hợp xuất hàng ra để đổi lấy hàng khác: Hàng đổi hàng là phươngthức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hóa của mình đểđổi lấy vật tư, hàng hóa của người mua Giá trao đổi là giá thỏa thuận hoặc giá báncủa hàng hóa, vật tư đó trên thị trường Khi xuất sản phẩm, hàng hóa đem đi traođổi với khách hàng đơn vị vẫn phải lập đầy đủ chứng từ giống như các phương thứctiêu thụ khác

- Trường hợp xuất hàng hóa để tiêu dùng nội bộ: Đây là trường hợp doanhnghiệp xuất sản phẩm, hàng hóa dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, bán hàng,quản lý doanh nghiệp

+ Trường hợp dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại, quảng cáo: Kế

Trang 16

+ Trường hợp dùng sản phẩm hàng hóa để biếu tặng: Đây là trường hợpdoanh nghiệp xuất hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, các đơn vị trựcthuộc hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, các cửa hàng.

1.1.2 Các phương thức thanh toán trong doanh nghiệp

Hiện nay các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng hai phương thứcthanh toán: Thanh toán trực tiếp và thanh toán không trực tiếp

Phương thức thanh toán trực tiếp ( thanh toán ngay)

Là hình thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển từ ngườimua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hóa bị chuyển giao Thanhtoán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hàng hóa (nếubán theo phương thức hàng đổi hàng) Ở hình thức này sự vận động của hàng hóagắn liền với sự vận động của tiền tệ

 Phương thức thanh toán không trực tiếp ( thanh toán chậm trả)

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ được chuyển quyềnsau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, hìnhthành khoản công nợ phải thu của khách hàng Nợ phải thu cần được hạch toán,quản lý chi tiết từng đối tượng phải thu và ghi chép cho từng lần thanh toán Ở hìnhthức này sự vận động của hàng hóa và tiền tệ có khoảng cách về không gian và thờigian

1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán bán hàng

Yêu cầu quản lý kế toán bán hàng

Trong quá trình bán hàng tài sản của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hànghóa sang hình thái tiền tệ Thông qua quá trình này doanh nghiệp có cơ hội thu hồilại vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh vàđược thêm một khoản thặng dư nữa Do đó để quản lý tốt nghiệp vụ bán hàng vấn

đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là :

- Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời

kỳ, từng khách hàng, từng hoạt động kinh tế

- Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm làmục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Trang 17

- Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hìnhthanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránhhiện tượng mất mát, thất thoát, ứ đọng vốn

- Quản lý chặt chẽ vốn của hàng hóa đem tiêu thụ, giám sát chặt chẽ cáckhoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp pháp, hợp

lý của các số liệu, đồng thời phân bổ cho hàng tiêu thụ, đảm bảo cho việc xác địnhtiêu thụ được chính xác, hợp lý

- Đối với việc hạch toán tiêu thụ phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo việcxác định kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, phản ánh và gíam đốc tình hìnhthực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, kịp thời

Nhiệm vụ của kế toán bán hàng

Để hoạt động bán hàng ở doanh nghiệp có hiệu quả đem lại doanh thu và lợinhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phảixây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó có kế hoạch bán

hàng một cách logic và hợp lý nhằm đánh giá đúng đắn chất lượng hoạt động bán

hàng của đơn vị, từ đó có biện pháp, quyết định kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạtđộng bán hàng Để thực sự là công cụ cho quá trình quản lý, kế toán bán hàng phảithực hiện tốt, đầy đủ các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng củadoanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên từngmặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng

- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá trị thanh toán của hàng bán ra baogồm cả doanh thu bán hàng, thuế VAT đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hoáđơn

- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ, đồng thờiphân bổ phí thu mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng

- Kiểm tra đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ,theo dõi chi tiết từng khách hàng, số tiền khách nợ

- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản phí bán hàng thực tế phát sinh

và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ xác

Trang 18

- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉđạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng

1.2 Kế toán bán hàng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

1.2.1 Quy định kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “ Chuẩn mực chung”

Chuẩn mực được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTCngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

* Mục đích: Là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ

bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của DN

* Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

- Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan

đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ

kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực

tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánhtình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

- Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với

nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thugồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phảitrả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”

Chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho” ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính

* Mục đích: Là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế

toán hàng tồn kho gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghigiảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được vàphương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tàichính

* Xác định giá trị hàng tồn kho:

Trang 19

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại.

* Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với DN có ít loại mặthàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được Theo phương pháp này hàng hóaxuất bán thuộc lần mua nào thì lấy đơn giá của lần mua đó để xác định giá trị hàngxuất kho

- Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cóthể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp

- Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho

ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

- Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối

kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thìgiá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giátrị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳcòn tồn kho

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành và công bố theo

Trang 20

* Mục đích: Là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế

toán doanh thu và thu nhập khác gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhậndoanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kếtoán và lập báo cáo tài chính

* Nội dung chuẩn mực:

Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thuđược hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi íchkinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi làdoanh thu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sởhữu nhưng không là doanh thu

* Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:

- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóahoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

* Doanh thu được xác định trong các trường hợp sau:

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽthu được

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanhnghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giátrị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

Trang 21

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương

tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo radoanh thu

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặcdịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụnhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu thêm

1.2.2 Kế toán bán hàng theo chế độ kế toán hiện hành ( QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)

1.2.2.1 Chứng từ kế toán

Kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ kế toán sau:

- Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT - 3LL) : Là hóa đơn sử dụng cho các đơn

vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Hóa đơn do người bán hàng lậpkhi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Mỗi hóa đơn được lập cho mỗi hàng hóa, dịch

vụ có cùng thuế suất Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên: liên 1 lưu vào sổ gốc,liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng thanh toán trong nội bộ Trên hóa đơnGTGT ghi rõ các chỉ tiêu như giá hàng hóa (chưa thuế GTGT); các khoản phụ thu

và phi tính thêm ngoài hàng hóa ( nếu có); thuế suất thuế GTGT và số thuế GTGT;tổng giá thanh toán

- Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu số 02 GTKT - 3LL) : Khi DN thuộcđối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT hoặc khôngthuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DN sẽ cung cấp cho khách hàng hóa đơn bánhàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (liên 2)

- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) : Được thủ kho lập, dùng để theo dõi sốlượng hàng hóa khi xuất kho cho các đơn vị khác, cho các bộ phận trong đơn vị làmcăn cứ để hạch toán chi phí kinh doanh Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: Liên 1

Trang 22

để lưu gốc; Liên 2 giao cho khách hàng; Liên 3 thủ kho giữ để ghi thẻ rồi giao chophòng kế toán để làm căn cứ hạch toán.

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03 PXK-3LL) : Theo dõi sốlương hàng hóa di chuyển từ kho này tới kho khách, đến các chi nhánh, đại lý.Phiếu này được lập làm 3 liên: Liên 1 để lưu gốc; Liên 2 giao cho người vận chuyểnmang theo; Liên 3 thủ kho giữ để ghi thẻ rồi giao cho phòng kế toán để làm căn cứghi sổ kế toán

- Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT/BB) : là chứng từ ghi nhận doanh thu bán hàng

mà khách hàng thanh toán (bằng tiền mặt) Phiếu thu được lập làm 3 liên: Liên 1 đểlưu gốc; Liên 2 giao cho người nhận tiền; Liên 3 làm căn cứ ghi sổ kế toán

- Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT/BB): là chứng từ ghi nhận các chi phí phát sinh

trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Phiếu chi được lập làm 3 liên nhưphiếu thu

Ngoài ra còn có các chứng từ khác như :

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa

- Hợp đồng kinh tế với khách hàng

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Giấy báo có, báo nợ của ngân hàng

1.2.2.2 Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản

Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau:

* TK 511" Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"

Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu thực tế về bán hàng vàcung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động kinh doanh

từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ, cùng các khoản giảmtrừ doanh thu

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ:

- Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của số hàng tiêu thụ, thuế GTGT củadoanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp

Trang 23

- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, khoản chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán

- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả kinh doanh

Bên có:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và chi tiết làm 5 TK cấp 2:

- TK5111 "Doanh thu bán hàng hoá "

- TK5112 "Doanh thu bán các thành phẩm"

- TK5113 "Doanh thu cung cấp dịch vụ"

- TK5114 "Doanh thu trợ cấp, trợ giá"

- TK5117: "Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư"

* TK 632: “ Giá vốn hàng bán”

Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị gía thực tế của một số sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ

Kết cấu tài khoản

Bên Nợ: - Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

- Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơnnăm trước

- Trị giá sản phẩm, hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồithường

Bên Có: - Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa … đã tiêu thụ trong

Tài khoản 632 không có số dư

* TK 512 “ Doanh thu bán hàng nội bộ”

Trang 24

TK này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụtrong nội bộ DN.

TK 512 có 3 TK cấp II:

TK 5121 “ Doanh thu bán hàng hóa”

TK 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm”

TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

* Nhóm tài khoản giảm trừ doanh thu:

+ TK 521 “ Chiết khấu thương mại”: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản

chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho ngườimua hàng do người mua đã mua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn theo thoảthuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các camkết về mua bán hàng

Kết cấu TK 521

Bên Nợ - Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ

Bên Có – Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh

trong kỳ sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư

TK 521 có 3 tài khoản cấp 2:

+TK 5211: Chiết khấu hàng hoá

+TK 5212: Chiết khấu thành phẩm

+TK 5213: Chiết khấu dịch vụ:

+ TK 531 “Hàng bán bị trả lại”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh

doanh thu của số hàng hoá đã xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng ,mẫu mã , quy cách mà người mua từ chối thanh toán và trả lại cho doanh nghiệp.Kết cấu tài khoản 531

Bên Nợ - Phản ánh doanh thu của số hàng hóa đã xác định tiêu thụ bị khách

hàng trả lại

Bên Có – Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ bị

trả lại để xác định doanh thu thuần

Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ

Trang 25

+ TK 532 “Giảm giá hàng bán”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh

khoản người bán giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cáchhoặc quá thời hạn ghi trên hợp đồng hoặc hàng hóa bị lạc hậu thị hiếu

Kết cấu tài khoản

Bên Nợ - Phản ánh khoản giảm giá hàng bán.

Bên Có – Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

để xác định doanh thu thuần

Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ

* TK 131 “Phải thu của khách hàng”: TK này phản ánh các khoản nợ phải

thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với khách hàng về tiềnbán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ

* TK 157 “Hàng gửi đi bán”: TK này được sử dụng để phản ánh giá trị hàng

hóa, thành phẩm chuyển bán, gửi đại lý nhưng chưa xác định là tiêu thụ

* Ngoài ra còn sử dụng các TK khác là TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “ Tiềngửi ngân hàng”, TK 156 “ Hàng hóa”, TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, TK 3381

“Tài sản thừa chờ giải quyết”, TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp” , TK 635 “Chi phítài chính”, TK 641 “Chi phí bán hàng”

112 nếu khách thanh toán bằng chuyển khoản, tăng TK 131 nếu cho khách nợ

- Đối với sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ không thuộc đốitượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương

Trang 26

pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giáthanh toán tức là đã bao gồm cả thuế GTGT.

Khi bán hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp đối với sản phẩm,

hàng hoá, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa

có thuế GTGT, ghi: Tăng TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, tăng

TK 3331 “ Thuế GTGT phải nộp”, tăng TK 131 “ Phải thu khách hàng”, tăng TK

3387 “ Doanh thu chưa thực hiện” (phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền theo giábán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

- Khi thu được tiền bán hàng, ghi: Tăng TK 111, 112 và ghi giảm TK 131 “Phải thu khách hàng”

- Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ,ghi: Tăng TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi trả chậm, trả góp) Giảm

TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Trường hợp bán hàng thông qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:

- Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:

Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất khohàng gửi bán đại lý Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi: Tăng TK

157 - Hàng gửi đi bán và ghi giảm TK 155, 156

Khi hàng hoá giao cho các đại lý đã bán được Căn cứ vào Bảng kê hoá đơnbán ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về:+ Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ,

kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi: Tăngcác TK 111, 112, 131 theo tổng giá thanh toán và ghi tăng TK 511 - Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT), tăng TK 3331 - ThuếGTGT phải nộp

Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi: tăng TK 632 - Giá vốn hàngbán, giảm TK 157 - Hàng gửi đi bán

Trang 27

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặcthuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánhdoanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán, ghi: : Tăng các TK 111, 112, 131 theotổng giá thanh toán và ghi tăng TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(Tổng giá thanh toán )

Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi: tăng TK 632 - Giá vốn hàngbán, ghi giảm TK 157- Hàng gửi đi bán

+ Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng,ghi: Tăng TK 641 - Chi phí bán hàng (Hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT), tăng

TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) và giảm các TK 111, 112, 131,

- Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:

Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, kế toán phản ánh toàn bộgiá trị hàng hoá nhận bán đại lý vào tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán (Tàikhoản 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”) Khi nhận hàng đại lý,

ký gửi ghi đơn bên Nợ TK 003, khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại hàng cho bêngiao hàng, ghi bên Có Tài khoản 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, kýcược”

Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được:

+ Khi xuất bán hàng nhận đại lý, phải lập Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bánhàng theo chế độ quy định Căn cứ vào Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng vàcác chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bêngiao hàng, ghi: Tăng các TK 111, 112, 131, và tăng TK 331 - Phải trả chongười bán (Tổng giá thanh toán)

+ Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:giảm TK 331 - Phải trả cho người bán và ghi tăng TK 511 - Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ (Hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT), tăng TK 3331 - ThuếGTGT phải nộp (Nếu có)

+ Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi: Giảm TK 331 - Phải trảcho người bán và ghi tăng các TK 111, 112,

Trang 28

Khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại, giảm

giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

Với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Ghi giảm TK

531 “ Hàng bán bị trả lại” hoăc TK 532 “ giảm giá hàng bán”, hoặc TK 521 “ Chiếtkhấu thương mại” theo giá bán của hàng trả lại chưa có thuế GTGT, giảm TK

33311 “ Thuế GTGT đầu ra” phải nộp, ghi giảm TK 111 “ Tiền mặt” hoặc TK 112

“Tiền gửi ngân hàng” khi trả lại khách tiền

Với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộcđối tượng chịu thuế GTGT thì cũng hạch toán như trên nhưng giá của hàng trả lại

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang Tài khoản 911 “Xác định

kết quả kinh doanh”, ghi: Giảm TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

và ghi tăng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

1.2.2.3 Sổ kế toán

Hình thức Nhật Ký Chung:

- Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổNhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theonội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các

sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

+ Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt

+ Sổ Cái

Trang 29

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung ( Sơ đồ 1.1)

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tựthời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ

kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - SổCái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Nhật ký - Sổ Cái

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái ( Sơ đồ 1.2)

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ

kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảngtổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đínhkèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Chứng từ ghi sổ

+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

+ Sổ Cái

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ( Sơ đồ 1.3)

Hình thức kế toán nhật ký - chứng từ

Trang 30

Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của cáctài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đốiứng Nợ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tựthời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tàikhoản) Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùngmột sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép Sử dụng các mẫu sổ in sẵn cácquan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tàichính

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Nhật ký chứng từ

+ Bảng kê

+ Sổ Cái

+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ( Sơ đồ 1.4)

Hình thức kế toán trên máy vi tính

- Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toánhoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán khônghiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán vàbáo cáo tài chính theo quy định

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán đượcthiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưngkhông bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

- Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính ( Sơ đồ 1.5)

Trang 31

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG RƯỢU TẠI CÔNG

TY TNHH TÂN HƯNG PHƯƠNG 2.1 Tổng quan về tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Tân Hưng Phương

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Hưng Phương

• Tên gọi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hưng Phương

• Tên giao dịch quốc tế : TÂN HƯNG PHƯƠNG COMPANY LIMITED

• Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn

• Địa chỉ : Khu Hòa Sơn – Thị trấn Chúc Sơn – Huyện Chương Mỹ - Thànhphố Hà Nội

• Đại diện pháp nhân : Ông Nguyễn Văn Hưng Chức vụ : Giám đốc

• Tel: (04)33719803 Fax : (04)33719803

• Vốn điều lệ : 3.500.000.000 đồng

• Tổng số lao động : 82 lao động

Công ty TNHH Tân Hưng Phương thành lập theo quyết định số 2244/QĐ

-UB ngày 17/10/2000 của -UBND tỉnh Hà Tây, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

số 0302001455 ngày 05/09/2008 do sát nhập Hà Tây vào Hà Nội

Từ khi bắt đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn do số vốn còn ít,chưa tìm được nhiều bạn hàng lớn nhưng đến nay công ty đã đứng vững trên thịtrường, tự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi Doanh thu ngày càng cao, đờisống công nhân viên ngày càng được cải thiện

Đặc điểm sản xuất kinh doanh :

Công ty TNHH Tân Hưng Phương là công ty hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất và kinh doanh một số loại rượu, qua quá trình kinh doanh công ty nhằm khaithác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu thị trường Công ty TNHH TânHưng Phương kinh doanh một số loại rượu như: Rượu nếp Hà Nội, rượu Vodka HàNội, rượu cam chanh, rượu vang nho, rượu Anh Đào, Champagne, Rượu Cần…

Trang 32

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Tân Hưng Phương

Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả công ty TNHH Tân Hưng Phương tổchức bộ máy quản lý theo mô hình : 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 3 phòng ban

Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tân Hưng Phương như

sau:

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

- Giám đốc : là người chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động kinhdoanh và quản lý công ty, giao trách nhiệm cho từng bộ phận

- Phó giám đốc : là người giúp giám đốc quản lý, điều hành trong các lĩnh vựchoạt động của công ty theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giámđốc và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công

- Phòng kế toán : có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, quản trị toàn bộcông tác tài chính, quản trị vốn, thu hồi vốn, huy động vốn Xác định kết quả sảnxuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản,thanh quyết toán các hợp đồng kinh tếđồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản phải nộp

- Phòng kinh doanh : thực hiện công tác quảng cáo, mở rộng thị trường bánhàng của công ty, tổ chức công tác điều tra, phân tích thông tin thị trường, giácả,khách hàng để phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của công ty Triển khai các hìnhthức marketing, giới thiệu đẩy mạnh việc bán hàng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ

Phó Giám Đốc

kỹ thuật

Trang 33

Phòng kinh doanh chủ động đàm phán, xử lý báo giá cho khách hàng Bộ phận nàyđược chia thành :

+ Trưởng phòng kinh doanh

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHHTân Hưng Phương áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, hầu hết mọicông việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán trung tâm từ khâu thu thập kiểmtra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo tài chính, từ kế toán chi tiết đến

và thanh toán

Trang 34

Chức năng của từng bộ phận :

- Kế toán trưởng : là người chịu trách nhiệm chung, hướng dẫn nhiệm vụ chocấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý, đôn đốc nhân viên thực hiện và chấp hành cácquy chế, chế độ kế toán do nhà nước ban hành, chịu trách nhiệm trước giám đốc vàcấp trên về mọi hoạt động kinh tế

- Kế toán tổng hợp : có nhiệm vụ ghi sổ tổng hợp đối chiếu số liệu tổng hợpvới chi tiết, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính

- Kế toán vốn bằng tiền : có nhiệm vụ thu, chi, lập các chứng từ kế toán vốnbằng tiền như phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi, séc tiền mặt, séc chuyển khoản,ghi sổ kế toán chi tiết tiền mặt, sổ kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng để đối chiếuvới sổ tổng hợp … kịp thời phát hiện các khoản chi không đúng chế độ, sai nguyêntắc, lập báo cáo thu chi tiền mặt

- Kế toán tiêu thụ : có nhiệm vụ tổ chức sổ sách kế toán phù hợp với phươngpháp kế toán bán hàng của công ty Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ theo dõi tìnhhình bán hàng và biến động tăng giảm hàng hóa, giá cả hàng hoá trong quá trìnhkinh doanh

- Kế toán thuế : căn cứ vào chứng từ đầu vào hóa đơn GTGT, theo dõi và hạchtoán các hóa đơn mua hàng hóa, hóa đơn bán hàng và lập bảng kê chi tiết, tờ khaithuế Đồng thời theo dõi tình hình vật tư hàng hóa của công ty

- Kế toán công nợ và thanh toán : có nhiệm vụ lập chứng từ và ghi sổ chi tiếtcông nợ, thanh toán Lập báo cáo công nợ và các báo cáo thanh toán

 Chính sách kế toán của công ty

- Công ty TNHH Tân Hưng Phương thực hiện công tác kế toán áp dụng theoquyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tàichính

- Niên độ kế toán ở công ty được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng

01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng ( VNĐ)

- Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ

- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Trang 35

- Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Công ty sử dụng sổ sách, chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ tài chính

2.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương.

2.1.2.1 Nhân tố vĩ mô

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, cho dù có áp dụng các chế độ, chính sách, hìnhthức kế toán nào đi chăng nữa thì vẫn phải thực hiện nằm trong khuôn khổ các quyđịnh của nhà nước Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp cũng phải chịu sự chi phốicủa các chính sách luật của nhà nước, hệ thống các quy định, nghị quyết, thông tưcác chuẩn mực về kế toán bán hàng Với những chính sách pháp luật quy định rõràng, hướng dẫn cách hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh đã tạo điều kiệnthuận lợi cho công tác kế toán của công ty Tuy nhiên, với những quy định đôi khicòn mang tính hình thức, rườm rà về các thủ tục đã làm cho công tác hạch toán kếtoán tại công ty đôi khi còn khó khăn

Với trình độ dân trí ngày càng cao nên thu nhập của người dân cũng tăng lênđáng kể, nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng được nâng cao Các mặt hàng mà Công

ty kinh doanh ngày càng được ưa chuộng tuy nhiên trong thời điểm nền kinh tế toànthế giới nói chung và cả nước nói riêng đang gặp nhiều khó khăn cùng với việcngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này nên Công

ty gặp khá nhiều khó khăn

2.1.2.2 Nhân tố vi mô

Trình độ tổ chức bộ máy kế toán: Việc lựa chọn hình thức kế toán phù hợp,phân công trách nhiệm hợp lý sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chấtlượng kế toán tại công ty

Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác kế toán bán hàng của công ty đó

là trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán Nếu trình độ nhân viên kế toán cao,nắm bắt tốt các nghiệp vụ bán hàng tại công ty thì công việc kế toán sẽ thuận lợihơn, giải quyết các nghiệp vụ phát sinh chính xác và nhanh chóng Ngược lại, nếutrình độ nhân viên kế toán không cao thì sẽ gây khó khăn trong việc hạch toán kếtoán tại công ty Các nghiệp vụ phát sinh không được hạch toán chính xác, đầy đủ

Trang 36

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

Từ đó có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và uy tín trên thịtrường

Trong phương thức bán buôn, công ty sử dụng hình thức bán buôn qua kho.Theo phương thức này kế toán bán hàng xuất hàng trực tiếp từ kho giao cho nhânviên giao hàng Nhân viên giao hàng cầm hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho do kếtoán bán lập, nhận đủ số hàng và mang hàng giao cho người mua Hàng hóa đượccoi là đã được tiêu thụ khi người mua đã nhận và ký xác nhận trên hóa đơn GTGT

và phiếu xuất kho Việc thanh toán tiền hàng có thể bằng tiền mặt hoặc tiền gửingân hàng

- Phương thức bán lẻ

Các khách hàng mua lẻ với số lượng ít để tiêu dùng hoặc các cửa hàng nhỏmua với số lượng ít tại cửa hàng của công ty Nếu khách hàng nào cần hóa đơnGTGT thì phòng kế toán sẽ có trách nhiệm viết hóa đơn GTGT và cung cấp chokhách hàng

• Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

Để tổng hợp giá vốn số hàng đã xuất bán kế toán căn cứ vào số ghi trên bảngtổng hợp nhập xuất tồn của hàng hóa để xác định giá vốn của số hàng đã xuất kho.Giá vốn của hàng xuất kho tiêu thụ được tính theo phương pháp nhập trước, xuấttrước

Trang 37

Theo phương pháp này, hàng hóa nào nhập trước thì cho xuất trước hết số nhậptrước thì mới xuất số nhập sau theo giá thực tế của hàng xuất Nói cách khác, giá thực

tế của hàng mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của số hàng mua vàosau cùng

• Phương thức thanh toán tiền hàng

Hiện nay, Công ty áp dụng 2 phương thức thanh toán chủ yếu là:

- Bán hàng thu tiền ngay (thanh toán nhanh):

Theo phương thức này, hàng hoá của công ty sau khi giao cho khách hàngphải được thanh toán ngay bằng mặt, séc hoặc chuyển khoản

- Bán hàng trả chậm:

Đây là hình thức mua hàng trả tiền sau Theo hình thức này khi công ty xuấthàng thì số hàng đó được coi là tiêu thụ và kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu vàtheo dõi trên sổ chi tiết công nợ

2.2.2 Nội dung, phương pháp kế toán bán hàng rượu tại Công ty TNHH Tân Hưng Phương

2.2.2.1 Chứng từ kế toán

- HĐ GTGT (Mẫu số 01 GTKT – 3LL) : hoá đơn này là chứng từ mà doanhnghiệp dùng để theo dõi doanh thu và phản ánh vào các sổ kế toán có liên quan.Hoá đơn được lập thành ba liên, trong đó:

Liên 1: Màu tím – lưu tại cuống

Liên 2: Màu đỏ - Giao cho khách hàng

Liên 3: Màu xanh - lưu nội bộ

- Phiếu thu (Mẫu số 01- TT/BB) : Kế toán lập nhằm xác định số tiền mặt thực

tế nhập quỹ, làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, hạch toán các khoản liênquan

- Phiếu chi (Mẫu số 02- TT/BB) : Kế toán lập nhằm xác định số tiền mặt thực

tế chi khi phát sinh các khoản phải chi liên quan đến bán hàng Là căn cứ xác địnhchi phí bán hàng

- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT) : Được dùng làm căn cứ cho thủ kho xuấthàng và lập hóa đơn GTGT cho khách Giá trên phiếu xuất kho phản ánh giá vốn

Trang 38

khớp để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu Phiếu xuất kho được lập 3 liên: liên

1 lưu tại cùi, liên 2 giao cho khách, liên 3 kẹp vào chứng từ gốc

- Giấy báo có : Là chứng từ được gửi từ ngân hàng để xác nhận khoản tiềnthanh toán của khách hàng đã chuyển vào tài khoản của Công ty

- Hợp đồng kinh tế

2.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Để hạch toán nghiệp vụ bán hàng, kế toán công ty sử dụng các tài khoản sau:

- TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” TK này được mở chitiết như sau:

+ TK 511.1 “Doanh thu bán hàng hoá” Công ty không phản ánh từng loạimặt hàng mà phản ánh tổng hợp doanh thu của các mặt hàng

+ TK 511.3 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”

- TK 512 “ Doanh thu nội bộ” Được sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ trong nội bộ công ty Có 3 TK cấp 2:

+ TK 512.1: “ Doanh thu bán hàng hoá”

+TK 512.2: “ Doanh thu bán thành phẩm”

+ TK512.3: “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”

- TK 131: “ Phải thu của khách hàng” TK này dùng để phản ánh công nợ vàtình hình thanh toán công nợ phải thu của khách hàng về tiền bán hàng hoá, dịch vụ

- TK 156 “Hàng hóa” : Được dùng để theo dõi hàng hóa

- TK 632 “ Giá vốn hàng bán”: Dùng để phản ánh trị giá của hàng hóa tiêu thụtrong kỳ

- TK 531: “Hàng bán bị trả lại”

- TK 532: “ Giảm giá hàng bán”

- TK 632: “ Giá vốn hàng bán”

- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản: TK 111 “ Tiền mặt”, TK 112

“ Tiền gửi ngân hàng”, TK 3331 “ Thuế GTGT đầu ra phải nộp”

2.2.2.3 Trình tự hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng

Trình tự kế toán trường hợp bán buôn qua kho:

Bán buôn là bán hàng với số lượng lớn khi có yêu cầu của khách hàng gọiđiện đặt trước hay khách hàng truyền thống Phòng kế toán xác định số hàng tồn

Trang 39

kho tại thời điểm mua hàng và viết phiếu xuất kho Phiếu này được lập thành 3 liên,phòng kinh doanh giữ 1 liên gốc làm căn cứ theo dõi số hàng xuất kho, 1 liên làmcăn cứ để phòng kế toán viết HĐ bán hàng, thủ kho giữ 1 phiếu xuất kho Hóa đơnbán hàng được lập thành 3 liên, trong đó 1 liên phòng kế toán lưu làm chứng từ gốcvào sổ chi tiết TK 511, 2 liên còn lại giao cho khách hàng để thanh toán Hóa đơnGTGT được lập thành 3 liên tương ứng với HĐ bán hàng.

Dựa vào phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT của hàng bán, kế toán ghi nhậndoanh thu bán hàng: ghi Nợ TK 131 - nếu khách hàng chưa trả tiền hoặc ghi Nợ TK

111, TK 112 - nếu khách hàng thanh toán luôn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản,ghi Có TK 511 và ghi Có TK 3331 Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán: ghi

Nợ TK 632 và ghi Có TK 156 Giá vốn hàng bán được ghi theo giá thực tế nhậpcủa hàng

Trường hợp công ty phải chịu chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ hoặc chi phíkhác liên quan trong khâu bán thì căn cứ vào phiếu chi và các chứng từ hợp phápkhác, kế toán sẽ ghi Nợ TK 641, ghi Nợ TK 133 và ghi Có TK 331 nếu công ty vẫn

nợ, ghi Có TK 111 hoặc Có TK 112 nếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyểnkhoản

Ví dụ : Ngày 10 tháng 03 năm 2013 Công ty TNHH Tân Hưng Phương bán

cho công ty TNHH An Khánh 250 thùng rượu Vodka Hà Nội 750 ml 39.5 với giá

bán 852.000 đồng/ thùng, giá xuất kho là 810.000 đồng/ thùng Chưa thanh toán,

thuế GTGT 10%

Khi đồng ý bán hàng cho khách, kế toán viết phiếu xuất kho số 9 (Biểu số

2.1) Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi hóa đơn GTGT số 001120 (Biểu số 2.2), giao liên 2 màu đỏ cho khách hàng.

Dựa vào 2 chứng từ là phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT, kế toán vào sổ chi

tiết bán hàng (Biểu số 2.22 ) và sổ chi tiết thanh toán với người mua ( người bán) (Biểu số 2.24) Sau đó vào chứng từ ghi sổ số 05 (Biểu số 2.10) Từ chứng từ ghi sổ

kế toán vào sổ cái TK 131 (Biểu số 2.14), sổ cái TK 511 (Biểu số 2.15), sổ cái TK

3331 (Biểu số 2.16)

Nợ TK 131: 234.300.000

Trang 40

Có TK 3331: 21.300.000

Đồng thời kế toán ghi nhận vào sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng

hóa) (Biểu số 2.23) Sau đó vào chứng từ ghi sổ số 12 (Biểu số 2.12) Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái TK 156 (Biểu số 2.17), sổ cái TK 632 (Biểu số 2.20):

Nợ TK 632: 202.500.000

Có TK 156: 202.500.000

Ngày 17/03/2013 Căn cứ vào giấy báo có của Ngân hàng (Biểu số 2.3), kế toán ghi vào sổ tiền gửi ngân hàng (Biểu số 2.21) và sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) (Biểu số 2.24) Sau đó vào chứng từ ghi sổ số 08 (Biểu số 2.11).

Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái TK 131 (Biểu số 2.14):

Nợ TK 112: 234.300.000

Có TK 131: 234.300.000

Trình tự kế toán theo trường hợp bán lẻ:

Khi xảy ra nghiệp vụ, nhân viên bán hàng lập HĐ bán lẻ cho khách hàng HĐgồm 3 liên Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao kế toán, liên 3 giao cho khách hàng.Nhân viên bán hàng sẽ trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách Nếu khách hàngmuốn lấy HĐ GTGT thì kế toán sẽ viết HĐ GTGT và giao cho khách hàng

Trình tự kế toán cũng tương tự như kế toán bán buôn qua kho ở trên

Ví dụ: Ngày 15/03/2013 Công ty bán cho chị Vũ Thị Lan – Công ty TNHH Lan Vân 10 thùng rượu Vodka Hà Nội 39.5 giá bán là 870.000 đồng/thùng, giá xuất

kho là 816.000 đồng/ thùng Chưa thanh toán, VAT 10%

Khi đồng ý kế toán bán hàng ghi phiếu xuất kho số 16 (Biểu số 2.4) Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi hóa đơn GTGT số 001150 (Biểu số 2.5), giao liên 2

màu đỏ cho khách

Dựa vào 2 chứng từ là phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT, kế toán vào sổ chi

tiết bán hàng (Biểu số 2.22) và sổ chi tiết thanh toán với người mua ( người bán) (Biểu số 2.25) Sau đó vào chứng từ ghi sổ số 05 (Biểu số 2.10) Từ chứng từ ghi sổ

kế toán vào sổ cái TK 131 (Biểu số 2.14), sổ cái TK 511 (Biểu số 2.15), sổ cái TK

3331 (Biểu số 2.16 ):

Nợ TK 131: 9.570.000

Có TK 511: 8.700.000

Ngày đăng: 16/03/2015, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w