Câu nói “ Tất cả thực vật ở cạn đều hút nước, ion khoáng bằng các tế bào lông hút” là đúng hay sai.. Vận động nở hoa mang tính chu kỳ của hoa 10 giờ chịu tác động của ánh sáng trong ngày
Trang 1Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
SINH LÝ THỰC VẬT Câu 1:
1.1 Một cây C3 và một cây C4 cùng đặt trong chuông thủy tinh kín để dưới ánh sáng Nồng độ CO2 trong chuông thay đổi như thế nào?
A Không thay đổi B Giảm đến điểm bù CO2 của cây C3
C Nồng độ CO2 tăng D Giảm đến điểm bù CO2 của cây C4
Chọn câu đúng
2.2 Thế nào là điiểm bù CO2?
2.3 Sản phẩm tạo ra đầu tiên trong pha cố định CO2 ở cây C3 và C4 có gì khác biệt nhau?
Câu 2: Lấy bông tẩm auxin rồi sau đó áp sát vào một bên thân ở phần ngọn cây đã cắt đỉnh sinh trưởng (theo
hình vẽ sau)
2.1 Sau 5 ngày, kết quả thu được theo mô hình nào sau đây là đúng?
2.2 Nêu cơ chế tác động của auxin gây nên tính hướng sáng của cây?
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không được xếp cùng nhóm với các hiện tượng còn lại?
A Rễ cây tránh xa các hóa chất độc hại
B Rễ cây luôn mọc quay xuống đất
C Ngọn cây mọc cong về phía có ánh sáng
D Khi có va chạm lá cây trinh nữ cụp lại
3.1 Chọn và giải thích câu đúng.
3.2 Dùng khái niệm nào để diễn đạt chung cho các hiện tượng trên? Trình bày khái niệm này
Câu 4:
4.1 Hệ số hô hấp là gì? Nêu ý nghĩa của hệ số hô hấp?
4.2 Quá trình hô hấp của cây đã sử dụng một nguyên liệu theo phương trình phản ứng sau:
C18H36O2 + ? O2 ?CO2 + ?H2O
Câu hỏi: Cân bằng phương trình phản ứng và cho biết nguyên liệu sử dụng trong phản ứng thuộc loại
chất nào?
Bông tẩm auxin
Trang 2Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
1.1 (0,25) Câu đúng: Câu D (Giảm đến điểm bù CO2 của cây C4)
1.2 (0,25) Điểm bù CO2 : nồng độ CO2 để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau
1.3 (0,5)
- Cây C3, sản phẩm tạo ra đầu tiên khi cố định CO2 là GPG (axit photpho glixeric)
- Cây C4, sản phẩm tạo ra đầu tiên khi cố định CO2 là AOA (axit ôxalô axetic)
Câu 2:
2.1 (0,25) Chọn câu B
2.2 Cơ chế tác động của auxin (0,75):
- Auxin chủ động di chuyển về phía ít ánh sáng làm cho phần thân ở phía ít ánh sáng có nồng độ auxin cao
- Khi nồng độ auxin cao gây kích thích sự kéo dài của tế bào làm cho phần thân phía ít ánh sáng kéo dài nhanh hơn phần thân phía có nhiều ánh sáng
- Kết quả làm cho thân uốn cong về phía có ánh sáng
Câu 3:
3.1 (0,5)
- Chọn câu D
- Giải thích: Các hiện tượng nêu ở A, B, C thuộc dạng hướng động của cây, còn lá cây trinh nữ cụp lại khi có va chạm là dạng ứng động
3.2 (0,5)
- Các hiện tượng trên được gọi chung là cảm ứng ở thực vật
- Cảm ứng là hiện tượng phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường
Câu 4:
4.1 (0,5)
- Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 tạo ra trên số phân tử O2 lấy vào trong hô hấp
- Ý nghĩa của RQ:
+ Thông qua RQ ta biết được nguyên liệu hô hấp tình trạng hô hấp của cây
+ Dựa vào RQ ta quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây
4.2 (0,5)
- Cân bằng phương trình:
C18H36O2 + 26O2 18CO2 + 18H2O
- Hệ số hô hấp = 18/26 = 0,69 (<1)
- KL: Nguyên liệu trên có thể là lipit
Trang 3Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
Câu 5
5.1 Cây chịu hạn giảm thiểu sự mất nước bằng cách:
A Sử dụng con đường CAM
B Giảm độ dày của lớp cutin lá
C Lá có diện tích bề mặt / thể tích lớn
D Sử dụng con đường C3
Chọn và giải thích câu đúng
5.2 Câu nói “ Tất cả thực vật ở cạn đều hút nước, ion khoáng bằng các tế bào lông hút” là đúng hay sai?
Giải thích?
Câu 6 Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
A Vận động bắt mồi ở cây nắp ấm là kiểu vận động cảm ứng theo sự trương nước của TB.
B Hoocmon sinh trưởng có tác dụng kích thích vận động quấn vòng tua cuốn ở TV có thân leo
C Hiện tượng hạt không nẩy mầm ngay mà phải đợi thời gian chín sinh lý của phôi mới nẩy mầm được
gọi là " hạt ngủ"
D Vận động nở hoa mang tính chu kỳ của hoa 10 giờ chịu tác động của ánh sáng trong ngày và không chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ.
Câu 7
Cho sơ đồ sau : C6 H12 O6 ( glucozo)
1
Axit piruvic
7.1 Chú thích tên gọi 1,2,3,4,5.
7.2 Nêu sự khác nhau giữa quá trình A và quá trình B.
Câu 8
8.1 Một đặc trưng rất quan trọng đối với thực vật C4 là :
A Có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3
B Có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3
C Không có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3.
D.Không có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3.
Chọn câu đúng ?
8.2 : Vì sao quang hợp có vai trò quyết định năng suất cây trồng ?
Qúa trình A 4
Qúa trình B 5
2
3
Trang 4Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
ĐÁP ÁN: 5-8
Câu 5:
5.1
Chọn câu A : 0.25
Giải thích chi tiết: 0.25
+ Ban ngày khí khổng đónghạn chế thoát hơi nước
+ Ban đêm khí khổng mở, CO2 vào tích trữ trong axit hữu cơ C4
đồng hóa CO2 lần 2 vào ban ngày khi phản ứng sáng cung cấp ATP, NADPH thông qua chu trình Canvin
- Câu nói trên là Sai: (0.25)
- Vì không phải mọi thực vật ở cạn đều có tế bào lông hút Ví dụ như: Thông, Sồi; chúng hút nước, ion khoáng nhờ các nấm rễ (0.25)
Câu 6
Câu 7
- 7.1 ( 0,5): 1 Đường phân ; 2 không có 0xy 3 có oxy 4 quá trình lên men 5 quá trình hô hấp hiếu khí
- 7.2 ( 0,5) :
+ Môi trường không có 0xy
+ Chất hữu cơ bị phân giải không hoàn toàn
+ Sản phẩm Etanol và axit lactic
+ Năng lượng sinh ra ít
+ Môi trường có 0xy + Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn + Sản phẩm C02, H20 và ATP
+ Năng lượng sinh ra nhiều
HD: đúng 2 ý ( 0,25), 3 ý ( 0,5)
Câu 8
8.1:( 0,25 ) câu D
8.2 :(0,75)
+ Quang hợp quyết định 90-95% chất hữu cơ trong cây
+ Nguồn năng lượng mặt trời là vô tận so với các yếu tố khác bị hạn chế ( chất mùn, khoáng, phân
bón )không thể cho năng suất cao liên tục
+ Chỉ có quang hợp mới biến được nguồn nguyên liệu có trong đất trong không không khí tạo ra chất hữu cơ
Trang 5Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
Câu 9 :
9.1 Yếu tố nào sau đây được xem là động lực trực tiếp của sự hấp thụ nước từ đất vào lông hút
của rễ?
A Hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
B Số lượng lông hút của rễ nhiều.
C Bề mặt tiếp xúc giữa lông hút của rễ và môi trường lớn.
D Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào lông hút và môi trường.
9.2 Nêu hai con đường hấp thụ nước ở rễ và những đặc điểm có lợi và bất lợi của hai con đường
này
Câu 10 : 1,0 điểm
Hãy so sánh quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM về:
- Chất nhận CO2.
- Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
- Nơi xảy ra quá trình cố định CO2
- Thời gian xảy ra quá trình cố định CO2.
Câu 11 : 1,0 điểm
11.1 Các hình thức hướng động của cây bị tác động bởi:
C các nhân tố môi trường D sự thay đổi hàm lượng nhóm axit nuclêic
11.2 Vì sao có hướng động theo trong lực mà không có cảm ứng theo trọng lực?
Câu 12 : 1,0 điểm
Tại sao khi ta chạm vào lá cây Trinh nữ (Mimosa pudica) thì các lá chét khép lại, cuống lá cụp
xuống? Giải thích.
Trang 6Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
ĐÁP ÁN: 9- 12
Câu 9 : 1,0 điểm
9 1 Câu D (chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào lông hút và môi trường).
9 2 Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo 2 con đường:
- Con đường qua thành tế bào-gian bào:
+ Nước qua thành tế bào lông hút khoảng trống gian bào đến thành tế bào nội bì (gặp vòng đai Caspari chặn lại) tế bào chất tế bào nội bì mạch gỗ của rễ
+ Hấp thụ nhanh và nhiều nước (có lợi), nhưng lượng nước và các chất khoáng hòa tan không được kiểm tra (bất lợi)
- Con đường qua chất nguyên sinh - không bào:
+ Nước vào tế bào chất tế bào lông hút không bào, sợi liên bào tế bào nhu mô vỏ tế bào nội bì
mạch gỗ của rễ
+ Lượng nước và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của màng tế bào sống (có lợi), nhưng nước được hấp thụ chậm và ít (bất lợi)
Câu 10 : 1,0 điểm
So sánh quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM về:
Sản phẩm cố định CO2
đầu tiên
APG (có 3C) AOA (có 4C) AM (có 4C)
Nơi xảy ra quá trình cố
định CO2
Lục lạp tế bào mô giậu Lục lạp tế bào mô giậu
và lục lạp tế bào bao bó mạch
Lục lạp tế bào mô giậu
Thời gian xảy ra quá
trình cố định CO2
Ban ngày Ban ngày Ban đêm
Câu 11 : 1,0 điểm
11.1 Câu C (các nhân tố môi trường).
11.2 Chỉ có hướng động theo trọng lực mà không có cảm ứng theo trọng lực vì trọng lực tác động chỉ theo 1
hướng xác định, không có sự tác động theo nhiều hướng
Câu 12 : 1,0 điểm
Khi ta chạm vào lá cây Trinh nữ (Mimosa pudica) thì các lá chét khép lại, cuống lá cụp xuống vì:
- Ở gốc của cuống lá Mimosa và ở gốc của mỗi lá chét có 1 vùng phồng lên gồm các tế bào chuyên hóa gọi là
thể gối lá
- Bình thường thì các tế bào thể gối trương lên
- Khi có tiếp xúc va chạm (hay các tác nhân kích thích rung động) biến đổi đột ngột về thế nước các tế bào thể gối mất nước nhanh chóng do nước di chuyển vào những mô lân cận cùng với sự vận chuyển K+ đi ra khỏi không bào của các tế bào chuyên hóa giảm áp suất thẩm thấu giảm sức trương của thể gối thể gối mềm nhũn cuống lá cụp xuống và các lá chét gập lại với nhau
Trang 7Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
Câu 13: (1 điểm)
Thế nào là cân bằng nước, nêu những hiểu biết về vấn đề hạn của cây trồng? Biện pháp đảm bảo cân bằng nước?
Câu 14: (1 điểm)
Quá trình cố định nitơ khí quyển:
a Vì sao tồn tại 2 nhóm vi khuẩn cố định nitơ: nhóm tự do và nhóm sống cộng sinh?
b Người ta nói: khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây ngộ độc bởi NH3 Điều đó đúng không? Vì sao?
Câu 15: (1 điểm)
a Vì sao nói quá trình đồng hóa CO2 qua chu trình Canvin mang tính phổ biến ở các loài thực vật?
b Cho 1 cây C3, 1 cây C4 vào trong chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục Sau một thời gian sẽ phân biệt được cây C3 và cây C4 Giải thích tại sao?
Câu 16: (1 điểm)
Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
A.Vận động bắt mồi ở cây nắp ấm là kiểu vận động cảm ứng theo sự trương nước của TB
B.Hoocmon sinh trưởng có tác dụng kích thích vận động quấn vòng tua cuốn ở TV có thân leo C.Hiện tượng hạt không nẩy mầm ngay mà phải đợi thời gian chín sinh lý của phôi mới nẩy mầm được gọi là " hạt ngủ"
D.Vận động nở hoa mang tính chu kỳ của hoa 10 giờ chịu tác động của ánh sáng trong ngày và không chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ
Câu 17.
17.1 Đề nghị cách làm để thấy hiện tượng rỉ nhựa Các thành phần trong nhựa là gì ?
17.2 Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi thấp và cây thân thảo
Câu 18.
18.1 Mở quang chủ động là phản ứng :
A Khí khổng mở khi cây thừa nước
B Khí khổng đóng khi cây thiếu ánh sáng
C Khí khổng đóng khi cây thiếu nước
D Khí khổng mở vào ban ngày hoặc đem cây từ tối ra sáng
Chọn câu đúng.
18.2 Trình bày cơ chế đóng mở khí khổng
Câu 19.
19.1 Hệ số hô hấp là gì ? Ý nghĩa của hệ số hô hấp ?
19.2 Giải thích tại sao hiệu quả năng lượng trong hô hấp hiếu khí lớn hơn lên men
Câu 20.
Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp hiếu khí
Trang 8Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
ĐÁP ÁN : 13 -20
Câu
13
- Cân bằng nước được tính bằng sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát
ra (B)
+Khi A=B : sự mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến mức bão hòa nước thì đó là trạng thái cân bằng nước dương
+Khi A<B : có sự thiếu hụt nước trong cây thì đó là trạng thái cân bằng nước âm
- Vấn đề hạn của cây trồng :
+Ở trạng thái cân bằng nước âm, cây bắt đầu thiếu nước, lá héo gọi là cây bị hạn
+Hạn sinh lí : là hiện tượng lá héo khi trong đất vẫn còn nước Vì cây không sử dụng được dạng nước liên kết chặt với keo đất , khi đó cây sẽ bị hạn dù trong đất vẫn còn nước
+Hệ số héo : là tỉ lệ % nước còn lại trong đất khi cây trồng trên đất đó lá bắt đầu bị héo Hệ số héo của các loại đất khác nhau rất lớn
Vd : đất cát : 2,2 ; đất thịt 12,6 ; đất sét 26,2
- Biện pháp đảm bảo cân bằng nước giúp cây sinh trưởng bình thường ta phải tưới nước hợp lí cho cây Dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng phát triển của giống, đặc điểm đất, thời tiết
Câu
14
a.Có 4 điều kiện để cố định nitơ khí quyển: Lực khử, ATP, enzim nitrôgenaza, và enzim này hoạt động trong điều kiện yếm khí Vì vậy nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì thuộc nhóm tự do, còn nếu không đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu ở cây chủ
b Đúng vì chu trình Crep ngừng hoạt động thì sẽ không có các axit hữu cơ để nhận nhóm amin axit amin, do đó cây sẽ tích lũy quá nhiều NH3 , gây độc
Câu
15
a Vì quá trình đồng hóa CO2 ở thực vật C3 , thực vật C4 và thực vật CAM đều phải qua chu trình
Canvin để tổng hợp phân tử đường C6H12O6, qua đó tổng hợp tinh bột nên chu trình Canvin mang tính phổ biến
b - Cây C3 chết, cây C4 sinh trưởngvà phát triển bình thường
- Vì :
Cây C3 Cây C4
+QH trong điều kiện AS’ bình thường + Quang hợp ở cường độ ánh sáng mạnh
+Điểm bù CO2 cao + Điểm bù CO2 thấp hơn
+Cường độ QH thấp + Cường độ QH cao hơn
+Có hô hấp sáng + Điểm bảo hòa AS’ cao hơn
Câu
16
A Đúng
B Đúng
C Đúng
D Sai
Câu 17
17.1 Cắt cây thân thảo sát gốc ,sau vài phút những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt Đó là những
giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ, lên mạch gỗ ở thân (0.25)
Phân tích nhựa thấy có chất vô cơ gồm: nước, khoáng và các hợp chất hữu cơ như gluxit, lipit, prôtêin (0.25)
17.2 Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi thấp và cây thân thảo:
Trang 9Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
-Vì chúng mọc gần mặt đất độ ẩm dễ bảo hòa (0.25)
-Do vậy , khi rễ đẩy nước lên lá, gặp độ ẩm không khí bão hòa(0.25)
-Làm hơi nước không thoát được qua lá , đọng lại thành giọt(0.25)
HD : Thang điểm của phần 9.2 như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh
Câu 18
18.1 Chọn câu đúng (0,25): Câu D (Khí khổng mở vào ban ngày hoặc đem cây từ tối ra sáng ).
18.2 Cơ chế (0,75) :
* (0,25) Mở quang chủ động : -Khí khổng mở chủ động /gặp ánh sáng mặt trời Ngoài sáng ,lục lạp quang hợp, hàm lượng CO2 giảm, độ pH /tế bào tăng xúc tác hoạt động enzim photphorilaza phân giải tinh bột thành đường ,
-Áp suất thẩm thấu của tế bào hạt đâu tăng, tế bào hút và trương nước làm mở khí khổng
* (0,25) Đóng thủy chủ động :
-Khi lá thiếu nước(trưa nắng gắt hoặc bị hạn )->hàm lượng abxixic tăng /tế bào hạt đậu ->Ức chế tổng hợp enzim amilaza, làm ngừng quá trình thủy phân tinh bột
-Hàm lượng đường trong tế bào giảm -> Tế bào mất nước khí khổng đóng lại (0,25) Đóng và mở thủy bị động
-Sau cơn mưa -> tế bào bão hòa nước->các tế bàoquanh khí khổng tăng thể tích ,ép lên tế bào hạt đậu-> Khí khổng đóng lại
-Sau đó: tế bào khí khổng mất nước, thể tích giảm,không còn tạo lực ép lên các tế bào hạt đậu-> Khí khổng mở ra
Câu 19
19.1 Định nghĩa (0,5) :
* (0,25) Hệ số hô hấp là tỷ số giữa lượng khí CO2 cây thải ra và năng lượng khí CO2 cây hút vào
* (0,25) Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu thực vật đang sử dụng là loại chất hữu cơ nào
19.2 Giải thích (0,5) :
* (0,25) Trong hệ số hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển điện tử ( chuỗi hô hấp ) hình thành các
coenzim dạng khử là NADH2 và FADH2
* (0,25) Trong hô hấp hiếu khí, chất hữu cơ được phân giải gần như hoàn toàn
Câu 20
Nơi xảy ra Ở lục lạp và thể mang sắc tố tilacôit Ở trong màng ty thể
Phản ứng
Hấp thụ năng lượng ánh sáng nhờ có hệ sắc tố Giải phóng năng lượng dạng sản phẩm trung gian, ATP hoặc hợp
chất cao năng khác
Là quá trình khử Là quá trình oxy hóa ( chủ yếu)
Là quá trình tổng hợp Là quá trình phân giải Điều kiện Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra mọi lúc ở mức độ tế bào,
cơ thể
Trang 10Chuyên đề ôn thì HSG: Sinh Lý Thực Vật
Câu 21: (2.5 điểm)
a Vì sao nói thoát hơi nước của cây xanh là tất yếu? Sự thoát hơi nước xảy ra ở bộ phận nào của cây xanh? Cơ chế, vai trò sự thoát hơi nước ở cây xanh?
b Hạn sinh lí là gì? Nêu ví dụ minh hoạ?
Câu 22: (1.5 điểm) Nêu sự khác biệt giữa quá trình Nitrat hoá (NH3NO3-) và quá trình phản Nitrat hoá (NO3- N2)
Câu 23: (2 điểm) Tại sao dùng phương pháp nhuộm màu tế bào bằng Iôt ở các tiêu bản giải phẫu,
người ta phân biệt được TV C3 hay TV C4 ?
Câu 24: (2 điểm) Tại sao quang hợp ở TV C3 và TV CAM đều bị kìm hãm ở hàm lượng O2 cao, nhưng
ở TV C3 xảy ra hô hấp sáng mà TV CAM lại không có?
Câu 25:
25.1 Trong con đường gian bào, nước và các ion khoáng được vận chuyển vào rễ theo trình tự như sau:
A xuyên qua khoảng trống giữa các tế bào xuyên suốt từ tế bào lông hút đến tế bào mạch gỗ
B xuyên qua bó sợi cellulose trên thành tế bào xuyên suốt từ tế bào lông hút đến tế bào mạch gỗ
C xuyên qua khoảng trống giữa các tế bào và bó sợi cellulose trên thành tế bào từ tế bào lông hút nhưng đến nội bì sẽ xuyên qua tế bào chất vào tế bào chất của tế bào mạch gỗ
D xuyên qua tế bào chất từ tế bào lông hút nhưng khi đến nội bì sẽ xuyên qua khoảng gian bào vào tế bào chất của tế bào mạch gỗ
Chọn câu đúng
25.2 Câu nói “ Tất cả thực vật ở cạn đều hút nước, ion khoáng bằng các tế bào lông hút” là đúng hay sai?
Giải thích
Câu 26: Cho hình sau đây:
26.1 Đây là quá trình gì? Hãy chú thích tên gọi của các số: 1, 2, 3, 4.
26.2 Hãy vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình trên?
Câu 27:
27.1 Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần của cây họ đậu có vai trò:
A Chuyển hóa nitơ phân tử thành nitơ khoáng
B Tiết nitrogenase để bẻ gãy liên kết 3 của phân tử nitơ
C Thực hiện cố định nitơ trong không khí
D Chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất
Chọn và giải thích câu không đúng.
27.2 Vì sao vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) cũng thực hiện được vai trò giống như vi khuẩn Rhizobium?
Câu 28: Thực hiện một thí nghiệm như sau: Đặt một con nhện vào một cây bắt mồi đồng thời đặt một que
thuỷ tinh vào một cây bắt mồi khác
28.1 Thí nghiệm này nhằm chứng minh cho điều gì?
12.2 Cho biết hai cây bắt mồi trên có phản ứng như thế nào? Vì sao?
2
4