292 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Gốm sứ Bình Dương
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG
1 CÁC LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường
1.1.2 Các nhân tố và các quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường
1.1.3 Quy luật cung cầu
1.1.4 Những ưu và khuyết điểm của nền kinh tế thị trường
1.2 Nền kinh tế thị trường Việt Nam
1.2.1 Nền kinh tế thị trường nước ta xây dựng trên cơ sở đa dạng hóa hình thức sở hữu, đa dạng hóa hình thức kinh tế
1.2.2 Kinh tế thị trường ở nứơc ta là nền kinh tế tự do cạnh tranh
1.2.3 Nền kinh tế thị trường Việt Nam có sự quản lý, điều tiết của nhà nước thích hợp với kinh tế thị trường
2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
2.2 Lý thuyết Heckscher – Ohlin (H-O)
2.3 Lý thuyết về vòng đời sản phẩm
2.3.1 Chu kỳ sống của nhu cầu/ Công nghệ
2.3.2 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sảp phẩm
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA SẢN PHẨM CỦA NGÀNH GỐM SỨ TÌNH BÌNH DƯƠNG 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TIỀM NĂNG, VÀ NGUỒN LỰC CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Tiềm năng và nguồn lực
Trang 22.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GỐM SỨ TỈNH BÌNH
DƯƠNG
2.2.1 Làng gốm Lái Thiêu
2.2.2 Làng gốm Chánh Nghĩa 2.2.3 Làng gốm Tân Phước Khánh
2.3 NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA NGÀNH GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NGÀNH GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.4.1 Phân tích hình phát triển phân bố lực lượng sản xuất gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua 2.4.2 Thực trạng về công nghệ về sản xuất gốm sứ của tỉnh Bình Dương 2.4.3 Thực trạng nguồn nguyên liệu cho ngành gốm sứ của tỉnh Bình Dương 2.4.4 Thực trạng về chất lượng và khả năng cạnh trạnh của sản phẩm gốm sứ của tỉnh Bình Dương 2.4.5 Khả năng tiếp cận thị trường của các công ty gốm sứ của tỉnh Bình Dương 2.4.6 Kim ngạch xuất khẩu của ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương giai đọan 1999-
2003 2.5.7 Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ Bình Dương giai đoạn 1998 – 2002 2.5.8 Đóng góp của ngành gốm sứ vào việc giải quyết việc làm của tỉnh Bình Dương 2.5.9 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GỐM SỨ CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1.1 Định hướng về dòng sản phẩm 3.1.2 Định hướng về thị trường
Trang 33.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN, VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG CHO NGÀNH GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.2.1 Giải pháp về nghiên cứu thị trường cho ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương
3.2.2 Giải pháp về thị trường
3.2.3 Giải pháp về mẫu mã sản phẩm
3.2.4 Giải pháp về công nghệ sản xuất
3.2.5 Giải pháp về nguyên liệu
3.2.6 Giải pháp về nhân lực
3.2.8 Giải pháp về công tác quy hoạch
3.2.7 Giải pháp về môi trường
3.2.8 Giải pháp về hỗ trợ khác từ tỉnh Bình Dương
3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP TRÊN ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHI TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương
3.3.2 Các kiến nghị đối với các đơn vị sản xuất và kinh doanh ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngành gốm mỹ nghệ Bình Dương đã từ lâu chứng tỏ được những giá trị văn hoá nghệ thuật cũng như giá trị thong phẩm qua những sản phẩm của ngành làm ra và được rất nhiều khách hàng từ nhiều nước thế giới ưa chuộng Sản phẩm gốm sứ Bình Dương từ chỗ chỉ là những san phẩm gia dụng thuần tuý giờ nay đã xuất khẩu sang các nước Châu Á, Châu Âu, Châu mỹ Với những hoa văn hoạ tiết vừa mang đậm tính chất văn hoá phương đông nói chung và Việt nam nói riêng vừa mang tính hiện đại sản phẩm gốm sứ Bình Dương đã giới thiệu với bạn bè trên thế giới được đặc sắc của văn hoá Việt Nam nói chung và văn hoá Đông Nam Bộ nói riêng
Trong những năm qua nền kinh tế nứơc ta có những chuyển biến tích cực, Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu trong lĩnh vực thu hút đầu tư của nước ngoài và phát triển công nghiệp Trong đó ngành gốm sứ Bình Dương được lãnh đạo tỉnh đặc biệt chú ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển nghề truyền thống này nhẳm giới thiệu với bạn bè thế giới về văn hoá truyền thống và đóng góp ngân sách của tỉnh
Như vậy cả lĩnh vực kinh tế lẫn văn hoá đều đòi hỏi ngành nghề gốm sứ phát triển Do đó nhiều làng gốm đã phất lên nhanh chóng, trong đó gốm sứ mỹ nghệ Bình Dương đã có những bứt phá ngoạn mục từ hơn thập kỷ gần nay
Với chủ trương mở cửa và hội nhập hiện nay, thị trường xuất khẩu hiện nay được xem là mục tiêu phát triển của mọi ngành nghề kinh tế trong đó có ngành hàng gốm sứ Trong thời gian qua nhiều khách hàng nước ngoài đã tìm đến Bình Dương để tìm hiểu và đặt mua những mặt hàng độc đáo của tỉnh Tuy nhiên gốm sứ Bình Dương gặp phải những thách thức của nền kinh tế mở đó là sự cạnh tranh khốc liệt trên thường quốc tế từ những nước có thế mạnh hơn chúng ta về mặt hàng này như: Trung Quốc, Malaysia…
Trước những thách thức trên, ngoài những thành tựu đã có được, hàng gốm sứ Bình Dương vẫn tồn tại nhiều bất cập như: trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, giá thành sản phẩm còn khá cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều, thị trường xuất khẩu chưa mở rộng, mẫu mã còn nghèo nàn …
Với những lý do nêu trên, cùng với mong muốn tìm ra những giải pháp cụ thể và thích hợp nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ
tỉnh Bình Dương nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ Bình Dương ” để làm đề tài tốt nghiệp Cao học
• Mục đích của đề tài nghiên cứu:
Trang 5Đề tài gồm những mục têu nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lch sử hình thành và phát triển n ành gốm sứ các làng nghề gốm sứ nổi tếng của Bình Dương Thế mạnh của địa phư ng trong việc xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ
- Khảo sát thực trạng kinh doa h xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tnh Bình Dương trong thời gian qua
- Đề xuất những giải pháp nh èm đẩy mạnh xuất khẩu ngành gốm sứ mỹ nghệ tnh Bình Dư ng
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tác giả thực hiện những phương pháp cơ bản sau:
- Phư ng pháp thu thập tài lệu, thông tn, quan sát thực tế điều tra chọn mẫu để thu thập nh õng thông tn lên quan đến đề tài
- Phư ng pháp phỏng vấn: Chuẩn bị một bảng câu hỏi để phỏn vấn một số doa h nghiệp,phỏng vấn một số lãnh đạo sở công nghiệp
- Phư ng pháp thống kê thống kê các số lệu lên qua đã thu thập được ở các sở ba ngành và số lệu điều tra thực tế
- Phư ng pháp phân tch: tổng hợp các thông tn có được để xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu ngành gốm sứ mỹ nghệ tnh Bình Dươn
• Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tnh hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các cơ sở sản xuất gốm mỹ ng ệ trên địa bàn tnh Bình Dương
• Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các doa h nghiệp và cở sản xuất – kinh doa h gốm sứ trên diạ bàn tnh Bình Dương
Trang 6• Giới hạn đề tài: Luận Văn chỉ nghiên cứu tổng thể sản xuất kinh doa h và hoạt động xuất khẩu của ngành gốm sứ tnh Bình Dư ng, không nghiên cứu chi
tết nội bộ từn công ty
• Kết cấu của Luận Văn bao gồm:
- Trang phụ bìa.
- Mục ục.
- Lời mở đ àu
- Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường
- Chương I : Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm của
ngành gốm sứ tình Bình Dương
- Chương I I: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ngành
gốm sứ tỉnh bình dương
- Phục lục
- Tài lệu tham khảo
Luận Văn này đư ïc hoàn thành với sự cố g éng hết mình của học viên,nhưng
do kiến thức, kinh nghiệm v ø thời gia có hạn nên Luận Văn cũng khôn tránh khỏi những sai xót,em xin chân thành nhận được sự góp ý của quý thầy cô
Nhân đây,em xin được phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ,a h chị
em và thầy cô, những người đã có công sinh thành, động viên giúp đỡ và giáo dục em nên ngư øi Đồng thời, em cũng bày tỏ lòng biết ơn những a h chị công tác tại sở công nghiệp, cục thống kê của tnh Bình Dương, nh õng người đã trao đổi và góp ý nhữn thông tn hữu ích cho em
Tp.HCM,ngày 06 tháng 05 năm 2005
Trang 7CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG
1 CÁC LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường
Các nhà kinh tế học hiện đại phân biệt kinh tế thị trường và kinh tế
chỉ huy, hai kiểu tổ chức kinh tế hiện đại, dựa trên cơ chế vận hành của chúng Kinh tế chỉ huy là nền kinh tế hoạt động theo chế kế hoạch hóa tập trung Ở đó việc sản xuất ra cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đều theo chỉ tiêu kế hoạch phát ra từ một trung tâm mà mang nặng tính pháp lệnh Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Trong nền kinh tế này sản xuất ra cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất ra cho ai? Đều do thị trường quyết định Như vậy nói đến kinh tế thị trường là nói đến
cơ chế kinh tế thị trường Vậy cơ chế kinh tế thị trường là gì?
Cơ chế thị trường là một cơ chế mà trong đó tổng thể các nhân tố, các
quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của quy luật thị trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận
1.1.2 Các nhân tố và các quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường
Bất kể là một kinh tế thị trường nào dù đã phát triển, đang phát triển, hay còn sơ khai như ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đều thấy những nhân tố cơ bản là: Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung và cầu
Trang 8Về hàng hóa: Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều hàng hóa
khác nhau, có hàng hóa phục vụ cho nhu cầu vật chất con người, có hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tinh thần, hàng hóa phục vụ cho sản xuất … Nhưng chúng
ta có thể chia thành hai loại cơ bản là các hàng hóa đưa vào trong quá trình sản xuất được gọi là hàng hóa đầu vào Hàng hóa phục phụ cho quá trình tiêu dùng cuối cùng gọi là hàng hóa tiêu dùng Thực ra cách phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối vì có hàng hóa đối với người này là hàng hóa tiêu dùng còn đối với người kia lại là hàng hóa đầu vào để sản xuất
Về tiền tệ: tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật
ngang giá chung, phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Nhờ có tiền mà hàng hóa được vận động thông suốt từ người sản xuất đến người tiêu dùng đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, không ngừng tạo nên quan hệ hàng tiền trong kinh tế thị trường
1.1.3 Quy luật cung cầu
Một nền kinh tế vận động vận động theo cơ chế thị trường dù là sơ
khai, đang phát triển hay đã phát triển thì đều chịu sự chi phối của nhiều quy luật khác quan như quy luật giá trị, quy luật lưu thông, quy luật tái sản xuất, nhưng quan trọng hơn cả là quy luật cung - cầu
Cung và cầu là sự khái quát hóa của hai lực lượng cơ bản của thị trường, đó là người mua và người bán, người sản xuất và người tiêu dùng Trên thị trường khi một loại hàng hóa có nhiều người mua, thì người bán sẽ nâng giá để phân phối một lượng hàng hóa có giới hạn Và người lại, khi giá tăng làm giảm bớt một số lượng mua nên số lượng mua giảm làm cho người bán giảm giá Quá trình cứ diễn ra liên tục như vậy cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng của thị trường tức là ở đó người bán và người mua đồng ý bán và mua Chính vì
Trang 9giá cả cân bằng của nền kinh tế thị trường được xác lập thông qua sức cầu và sức cung nên nền kinh tế thị trường vận hành trong môi trường cạnh tranh rất quyết liệt, cạnh tranh giữa người bán với người mua, giữa những người bán với nhau, và giữa những người mua với người mua Chính vì tính cạnh tranh gay gắt này tạo ra tính năng động, thúc đẩy nghiên cứu khoa học nhằm giảm chi phí và giá thành để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và giành lấy khách hàng về với mình Như đã nói ở trên lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng, và là động lực chi phối mạnh mẽ nhất trong hoạt động của nền kinh tế thị trường Các nhà kinh tế học trọng thương nới rằng kinh tế học là khoa học về của cải thương mại và nhiệm vụ của nó là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu
Sau này thì A Smith một nhà kinh tế học lỗi lạc cũng cho rằng lợi nhuận là động lực của nhà kinh doanh, ông cho rằng mỗi cá nhân chỉ thấy tư lợi, làm theo tư lợi nhưng cuối cùng ai cũng làm tốt tư lợi thì xã hội sẽ tốt hơn
Đến thời C Mác, ông cũng đồng ý với các nhà kinh tế học đi trước Ông cho rằng lợi nhuận thỏa đáng người sử dụng tư bản khắp nơi Lợi nhuận 50% tư bản hăng máu lên, lợi nhuận 100% tư bản táo bạo không biết sợ là gì, lợi nhuận 300% thì chẳng một tội ác nào mà tư bản không dám phạm tới dù có bị treo cổ cũng không sợ
1.1.4 Những ưu và khuyết điểm của nền kinh tế thị trường
Với cơ chế vận hành, tính năng động như đã trình bày trên thì kinh tế
thị trường mang lại những thành tựu to lớn sau đây:
Thứ nhất: Kinh tế thị trường là một nền kinh tế năng động, cạnh tranh
quyết liệt để giành lấy thị phần và giành lấy lợi nhuận về cho công ty của mình Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường cần phải luôn luôn vận động và luôn luôn đổi mới Đổi mới về công nghệ, đổi mới về mẫu mã và nâng
Trang 10cao chất lượng sản phẩm Đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, giới tính, thu nhập, phong tục tập quán, môi trường sống để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường Vì vậy chính cơ chế cạnh tranh này đã giúp cho nền kinh tế hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn Ngày càng có nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của con người
Thứ hai: Kinh tế thị trường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
nhanh chóng Do yêu cầu sản xuất phải tính toán tới chi phí và chiến thắng trong cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thướng xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, phân công lao động, thúc đẩy việc chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng sâu và rộng Điều này làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên nền kinh tế thị trường cũng có những nhược điểm của nó mà chúng ta cần phải khắc phục:
Một là: Kinh tế thị trường dễ tạo ra tình trạng khủng hoảng, thất
nghiệp Trong nền kinh tế thị trường khủng hoảng là tình trạng sản xuất thừa, sản xuất lớn hơn tiêu dùng, hàng hóa không tiêu thụ hết, dẫn đến tình trạng dư thừa, doanh nghiệp không có đủ chi phí để bù đắp tái sản xuất, Tình trạng đó làm cho doanh nghiệp phải đóng cửa, hay thu hẹp sản xuất, dẫn đến người lao động thất nghiệp
Hai là: Nền kinh tế thị trường dù hoạt động tốt như thế nào cũng dẫn
đến tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất kinh doanh, do tác động của cạnh tranh, mục tiêu chạy theo lợi nhuận Theo quy luật đào thải thì người nào kinh doanh giỏi, năng động, nắm bắt tốt thị hiếu người tiêu dùng và “gặp may” thì phát tài làm giàu, còn người lại thì dẫn đến phá sản, phải đi làm thuê Kết quả là người giàu thì ngày một giàu thêm
Trang 11còn người nghèo, người làm công ăn lương thì không thể nào theo kịp những người giàu
Thứ ba: Tình trạng độc quyền đã lấn át cạnh tranh làm mất tính năng
động và hiệu quả của nền kinh tế Độc quyền xuất phát do cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé” các doanh nghiệp lớn, vốn nhiều dùng nhiều hình thức kinh doanh khác nhau để chèn ép làm các doanh nghiệp nhỏ, yếu vốn, thiếu kinh nghiệm và dẫn đến phá sản Sau khi các đối thủ cạnh tranh bị phá sản lập tức doanh nghiệp tiến tới độc quyền hay thỏa thuận độc quyền nhóm kinh doanh theo nguyên lý lợi nhuận độc quyền Một mình một chợ, nên tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế không đạt được cao nhất
Thứ tư: Một khuyết điểm lớn nữa là tình trạng ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân là các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, họ ít chịu đầu tư vào việc giải quyết vấn đề chất thải công nghiệp, nguồn nước và không khí Làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm và nguồn tài nguyên cũng nhanh chóng cạn kiệt
1.2 Nền kinh tế thị trường Việt Nam
Nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường chưa phát triển, còn đang trong giai đoạn hình thành nhưng Đảng và Nhà nước đã định hướng nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế có trình độ phát triển ngày càng cao, có khả năng làm cho dân giàu, nước mạnh, hay nói cách khác là nền kinh tế phồn thịnh Quan hệ giữa người với người trong xã hội là bình đẳng, công bằng, dân chủ, và xã hội văn minh Đây chính là những đặc điểm riêng có của nền kinh tế thị trường Việt Nam
Trang 12
1.2.1 Nền kinh tế thị trường nước ta xây dựng trên cơ sở đa dạng hóa hình thức sở hữu, đa dạng hóa hình thức kinh tế
Cơ sở để tồn tại của nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường là sự
tồn tại của các hình thức khác nhau về tư liệu sản xuất và phân công lao động xã hội Vì vậy để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, vấn đề đầu tiên là phải đa dạng hóa hình thức sở hữu và đa dạng hóa hình thức kinh tế Hiện nay ở nền kinh tế Việt Nam có những hình thức sở hữu cơ bản sau đây:
Sở hữu quốc gia: gồm có tài nguyên, khoáng sản, đất đai,… là tài sản
quốc gia do nhà nước quản lý
Sở hữu tập thể: Có các hình thức sở hữu liên doanh giữa nhà nước với
các nhà tư bản trong và ngoài nước, giữa nhà tư bản trong và ngoài nước, hình thức công ty cổ phần, hình thức sở hữu hợp tác xã…
Sở hữu tư nhân: Gồm có hình thức sở hữu tư bản tư nhân trong nước,
hình thức sở hữu tư nhân 100% vốn nước ngoài, và hình thức sở hữu tư nhân sản xuất nhỏ
Từ các hình thức sở hữu khác nhau ở trên đã hình thành các thành phần kinh tế khác nhau hiên nay ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay có các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, người sản xuất nhỏ
1.2.2 Kinh tế thị trường ở nứơc ta là nền kinh tế tự do cạnh tranh Nội dung nguyên tắc tự do cạnh tranh ở nước ta hiện nay thể hiện
thông qua tự do hoạt động tự do kinh doanh, tự do đầu tư sản xuất những sản
Trang 13phẩm, dịch vụ phù hợp với pháp luật Việt Nam Tự do hình thành giá cả theo quy luật cung cầu trên thị trường, tự do cạnh tranh theo luật pháp của nhà nước Như vậy tự do kinh tế ở Việt Nam hiện nay không phải là tự do vô nguyên tắc, vô điều kiện, mà là tự do theo quy định của chính phủ và luật pháp của nhà nước
1.2.3 Nền kinh tế thị trường Việt Nam có sự quản lý, điều tiết của nhà nước thích hợp với kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay cần sự quản lý của nhà
nước nhằm không đi chệch hướng theo định hướng của Đảng và Nhà Nước Tuy nhiên chúng ta cần phải quản lý nền kinh tế không phải bằng sự duy ý chí của mình, mà phải tuân theo những quy luật kinh tế thị trường Những quyết định của nhà nước phải phù hợp với điều kiện thị trường Điều này thể hiện những điểm sau đây:
Một là: nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống luật pháp
đảm bảo môi trường pháp lý an toàn, ổn định, thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp
Hai là: Nhà nứơc quản lý nền kinh tế phải tuân theo những quy luật
kinh tế thị trường sử dụng những chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ tài chính tiền tệ, để điều tiết quản lý kinh tế như thế hiệu quả sẽ cao hơn nhiều Những quyết định can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế phải phù hợp với điều kiện thực tại và hợp quy luật
Trang 142 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
Năm 1817 D.Ricardo xuất bản cuốn “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế ” Trong đó ông nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia buôn bán, và giao thương với nhau, làm cơ sở để phát triển thương mại quốc tế Trong đó Ông cho rằng hai quốc gia có thể thực hiện việc giao thương, trao đổi hàng hóa với nhau mà không nhất thiết hai quốc gia này phải có lợi thế tuyết đối như lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Để đơn giản hóa vần đề, thuận tiện cho mô hình mậu dịch ông đưa ra một số giả thuyết sau:
• Chỉ có 2 quốc gia và hai loại sản phẩm
• Mậu dịch tự do
• Lao động có thể tự do di chuyển trong nước nhưng không có khả năng di chuyển giữa các quốc gia
• Chi phí sản xuất là cố định
• Không có chi phí vận chuyển
• Lý thuyết tính giá trị bằng lao động
Với những giả thuyết nêu trên, D.Ricardo cho rằng cơ sở để hai nước giao thương với nhau là lợi thế so sánh Nội dung của quy luật này được phát biểu
như sau: Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu những hàng hóa mà mình có lợi thế so sánh và nhập những hàng hóa mà mình không có lợi thế so sánh Khác với lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lợi thế so sánh được
hiểu là sự khác biệt tương đối về năng suất lao động hay chi phí lao động làm ra sản phẩm Chúng ta hãy xét một ví dụ sau đây:
Trang 15Giả sử có sự khác biệt về năng xuất lao động trong sản xuất lúa mì (w) và vải (c) giữa hai nước Anh và Mỹ
Bảng 1.1 Lợi thế so sánh của Mỹ và Anh
Quốc gia Sản phẩm
Qua trao đổi với tỷ lệ 6w = 6c chẳng hạn Mỹ sẽ dành cả 2 giờ để sản xuất lúa mì, thì sản xuất được 12w, còn Anh sẽ dành cả 6 giờ để sản xuất vải, kết quả là được 12c Khi mậu dịch được thực hiện thì cơ cấu sản phẩm của Mỹ sẽ là: 6w + 6c tăng so với khi chưa có mậu dịch là 2c (trước đây là 6w + 4c), còn Anh có cơ cấu sản phẩm tiêu dùng trong nước là 6w + 6c lợi hơn so với khi chưa có mậu dịch là 3w (trước đây là 6c + 3w) Như vậy khi có mậu dịch thì cả hai nước đều có lợi mặc dù Anh không có lợi thế tuyệt đối nào cả Điều đó chỉ
ra rằng, một nước dù không có lợi thế tuyệt đối, nhưng có lợi thế tương đối (so sánh) nếu biết khai thác tốt, tức là biết chuyên môn sản xuất trong một số sản
Trang 16phẩm có lợi thế so sánh thì thương mại quốc tế vẫn xảy ra và làm cho lợi ích của người tiêu dùng, và hiệu quả kinh tế đều tăng lên Nhưng chúng ta cũng cần lưu
ý là tỷ lệ trao đổi 6w = 6c không phải là cố định mà là một tỷ lệ trao đổi ngẫu nhiên Vì đối với nước Mỹ thì khi 6w > 4c là mậu dịch đã xảy ra, còn đối với Anh thì 6w <12c thì mậu dịch đã xảy ra Như vậy khung tỷ lệ trao đổi của hai quốc gia sẽ là 4c < 6w < 12c
Cách tính lợi thế so sánh để xác định mô hình xuất nhập khẩu của quốc gia cũng có thể thực hiện được dễ dàng trong điều kiện có nhiều hơn hai quốc gia và nhiều hơn hai sản phẩm Hơn nữa, quy luật lợi thế so sánh còn phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái, khi đó sản phẩm nào có giá nội địa rẻ hơn giá trên thị trường thế giới thì sẽ được xuất khẩu Sản phẩm nào mà giá trên thị trường thế giới rẻ hơn trong nước thì sẽ được nhập khẩu
Cho đến nay bản chất của quy luật này vẫn không thay đổi, vì nó đã được chứng minh rằng tất cả các quốc gia, bất kể có lợi thế tuyệt đối hay không, họ đều có lợi khi giao thương với nhau, khắc phục được nhược điểm của Adam Smith Vì vậy quy luật lợi thế so sánh của D Ricardo là một trong những quy luật quan trọng trong kinh tế học phát triển Tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế như: chỉ tính đến yếu tố lao động, chi phí lao động là không đổi (chi phí biên tế không thay đổi), bỏ qua nhiều yếu tố khác, Ông không tính đến nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng giữa các nước tham gia mậu dịch, các tính toán chỉ thực hiện trên việc trao đổi hàng hóa chứ không tính đến giá cả, nên không tính đến giá cả tương đối của sản phẩm đem trao đổi giữa các nước với nhau
2.2 Lý thuyết Heckscher – Ohlin (H-O)
Trong phần trước chúng ta đã biết về lý thuyết lợi thế so sánh tương đối
của D.Ricardo, ở đó chúng ta thấy rằng sự khác nhau về giá cả sản phẩm so
Trang 17sánh giữa hai quốc gia là bằng chứng của lợi thế so sánh và trên cơ sở đó hình thành mậu dịch có lợi cho đôi bên Tuy nhiên tại sao lại có sự khác biệt đó thì D.Ricardo đã không thể giải thích được Theo Oâng, chỉ có một yếu tố duy nhất, đó là lao động và sự khác nhau về năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác thì phải đợi đến Heckscher – Ohlin mới giải thích được nguồn gốc phát sinh
ra lợi thế so sánh
Lý thuyết Heckscher – Ohlin được xây đựng trên một số giả thuyết nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản hơn và dễ hiểu hơn Những giả thuyết như sau:
Đối tượng nghiên cứu chỉ có 2 quốc gia, hai sản phẩm (sản phẩm X và sản phẩm Y), và hai yếu tố sản xuất (lao động và tư bản)
• Hai quốc gia có cùng trình độ kỹ thuật công nghệ
• Sản phẩm X là sản phẩm thâm dụng lao động và Y là sản phẩm thâm dụng tư bản ở cả hai quốc gia
• Lợi suất theo quy mô không đổi
• Chuyên môn hóa không hoàn toàn trong sản xuất ở cả hai quốc gia
• Cạnh tranh hoàn toàn trong cả hai sản phẩm và thị trường yếu tố sản phẩm
• Thị hiếu người tiêu dùng giống nhau ở hai quốc gia
• Các yếu tố sản xuất chuyển động hoàn toàn trong mỗi quốc gia nhưng không chuyển động trên địa bàn quốc tế
• Mậu dịch tự do hoàn toàn, không tính chi phí vận chuyển, không có thuế quan và những hàng rào mậu dịch nào khác
Trang 18Nội dung của lý thuyết Heckscher – Ohlin được phát biểu như sau: một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tốsản xuất mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu những sản phẩm thâm dụng yếu tốsản xuất mà quốc gia đó khan hiếm tương đối
Lý thuyết này có giá trị cao trong việc vận dụng vào thực tế phát triển mậu dịch của các quốc gia thể hiện như sau:
- Đối với các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa sẽ tập trung xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng lao động và những sản phẩm có nguồn gốc từ tài nguyên như: nông, lâm, thủy sản, khoáng sản … và nhập khẩu những sản phẩm công nghiệp cao như: máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho ngành công nghiệp
- Cơ cấu hàng xuất khẩu không cố định mà thay đổi theo mức độ chuyển đổi tương quan các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế, nghĩa là các nước nghèo (dư thừa lao động) sẽ cố gắng nâng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thâm dụng vốn (trong khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật tương ứng)
2.3 Lý thuyết về vòng đời sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là một khái niệm quan trọng trong chiến lược
kinh doanh của một công ty Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những động thái cạnh tranh của sản phẩm
2.3.1 Chu kỳ sống của nhu cầu/ Công nghệ
Trong Marketing không thể bắt nguồn từ một sản phẩm, hay thậm chí
một lớp sản phẩm, mà phải là từ nhu cầu Sản phẩm tồn tại như một trong những giải pháp để đáp ứng một nhu cầu Một sản phẩm từ khi được tung ra thị trường có thể được chia ra thành những giai đoạn khác nhau, thường được chia ra thành bốn giai đọan: Giai đoạn phát sinh, phát triển tăng dần, sung mãn và cuối cùng là giai đoạn suy thoái
Trang 192.3.2 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm mô tả sinh động các giai đoạn trong lịch sử
tiêu thụ của một sản phẩm Tương ứng với những giai đoạn này là những cơ hội và những vấn đề riêng biệt đối với một chiến lược kinh doanh và tiềm năng sinh lời Nhờ xác định được giai đoạn hiện tại hay sắp đến của sản phẩm các công ty có thể hoạch định được các kế hoạch tốt hơn trong chiến lược kinh doanh của mình Để có thể khẳng định được sản phẩm có chu kỳ sống cần phải nhất trí về bốn vấn đề sau:
• Các sản phẩm có một đời sống hữu hạn
• Mức tiêu thụ sản phẩm trải qua những giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đặt ra những thách thức khác nhau đối với nhà cung cấp
• Lợi nhuận tăng và giảm trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống của sản phẩm là khác nhau
• Sản phẩm đòi hỏi chiến lược kinh doanh, tài chính, sản xuất, cung ứng và nhân sự khác nhau trong mỗi giai đọan thuộc
chu kỳ sống của nó
Mức tiêu thụ và lợi nhuận
Tung
ra thị trường
Phát
triển
Sung mãn
Suy thoái
Trang 20triển, giai đọan sung mãn,và gia đoạn suy thoái Trong những giai đoạn khác nhau thì công ty cần có những chiến lược kinh doanh khác nhau vì:
• Giai đoạn tung ra thị trường: Thời kỳ mức tiêu thụ tăng
trưởng chậm theo mức độ tung hàng ra thị trường Do phải chi phí nhiều cho việc tung hàng ra thị trường trong giai đoạn này không có lãi
• Giai đọan phát triển: Thời kỳ hàng hóa được chấp nhận
nhanh chóng và lợi nhận tăng lên đáng kế
• Giai đọan sung mãn: Thời kỳ nhịp độ tăng, mức tiêu thụ
chậm dần lại do hầu hết những người mua tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm Lợi nhuận ổn định hay giảm do phải tăng cường chi phí Marketing để bảo vệ sản phẩm trước các đối thủ cạnh tranh
• Giai đoạn suy thoái: Thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi
xuống và lợi nhuận giảm
Như vậy lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm là một công cụ dùng để lập kế hoạch cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, là một công cụ kiểm tra, nó cho phép công ty đo lường hiệu quả của sản phẩm so với những sản phẩm trước kia Khái niệm chu kỳ sống cũng là một công cụ dự báo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm
Tuy nhiên đồ thị của chu kỳ sống của sản phẩm có rất nhiều dạng khác nhau và thời gian của chu kỳ sống của sản phẩm cũng khác nhau, tức là thời gian dài ngắn của từng giai đọan khác nhau Một mặt hạn chế khác nữa của lý thuyết này là người quản lý rất khó có thể xác định được sản phẩm của mình giai đọan nào trong kỳ kỳ sống của sản phẩm
Trang 21KẾT LUẬN CHƯƠNG I
1 Về mặt lý luận , có thể hiểu trong bài tóan tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ can giải quyết hai ẩn số là lợi thế so sánh và phát triển họat động xuất khẩu Trong đó can lưu ý đến những vấn đề sau:
- Lợi thế so sánh sẽ thay đổi qua từng giai đoạn phát triển và trong mỗi giai đọan mức lợi thế so sánh giảm dần do tính chất chi phí cơ hội gia tăng
- Chính phủ có vai trò nhất điïnh trong nền kinh tế nhất là trong lĩnh vực họat động xuất nhập khẩu, để phát huy tối đa các lợi thế so sánh, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế theo đúng phương hướng nhanh chóng
2 Việc lựa chọn chính sách xuất khẩu đúng đắn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước theo từng giai đọan có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ Tuy nhiên chính sách hướng về xuất khẩu quá mạnh sẽ làm cho nền kinh tế dễ bị lệ thuộc vào các yếu tố bên ngòai như thị trường các sản phẩm đầu ra, các yếu tố đầu vào… Nên dễ bị rơi vào khủng hoảng do các tác động ngoại ứng
3 Chính sách ngoại thương của Việt nam hiện nay là hướng về xuất khẩu Trong chiến lược hướng về xuất khẩu chúng ta can lưu ý những vấn đề sau nay:
- Định hướng tốt và chính xác thị trường là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của chính sách hướng về xuất khẩu và hiện nay chúng ta đang theo đuổi Do đó chúng ta cần quan tâm đến những thị trường ổn định, thị trường có sức tiêu thụ lớn và khả năng thanh toán tốt Từ đó chúng ta đưa ra những chính sách thích hợp để khuyến khích xuất khẩu
-Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng chủ lực sẽ quyết định đến quy mô và tốc độ xuất khẩu Do đó việc xác định đúng cơ cấu hàng xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh của quốc gia, tiềm lực hiện có, và nhu cầu của thị trường thế giới là hết sức quan trọng khi xây dựng chiến lược định hướng xuất khẩu
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH GỐM SỨ TÌNH BÌNH DƯƠNG
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TIỀM NĂNG, VÀ NGUỒN LỰC CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý, Bình Dương có diện tích 2,735 km2, chiếm 0,83% diện tích cả nước Bắc giáp tỉnh Bình Phước, Nam giáp Thành Phố Hồ Chí Minh, Đông giáp Đồng Nai và Tây giáp Tây Ninh
Về cơ sở hạ tầng, Bình Dương có hệ thống giao thông đường sắt Bắc Nam đi qua huyện Dĩ An dài 8,6 Km Đường thủy có Sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai, Sông Thị Tính Đường bộ có quốc lộ 1A dài 7,3 km và quốc lộ 13 dài 61,3
km được coi là trục giao thông chính của tỉnh Bình Dương, hệ thống đường ô tô phân bổ kiểu nan quạt từ thị xã Thủ Dầu Một tới các xã, các vùng, gắn các huyện lỵ với thị xã rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế
Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, đất đai để phát triển công nghiệp và nông nghiệp còn rất nhiều
Bình Dương có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và thuận lợi về nhiều mặt để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội:
Phía nam giáp và cách thành phố Hồ Chí Minh 40km , đây là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, một trong những thành phố công nghiệp phát triển nhất cả nước, một trung tâm kinh tế văn hóa phía nam, một cảng biển lớn cả nước Do đó Bình Dương có điều kiện thuận lợi để trao đổi, hợp
Trang 23tác phát triển kinh tế với các vùng và nước ngoài (thu hút đầu tư nước ngoài, họat động xuất khẩu…)
Bình Dương nằm trong cùng chuyển tiếp giáp với Bình Phước, Tây Ninh (vùng nguyên liệu nông sản), và đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm) với hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ phát triển tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường…
Bình Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là vùng kinh tế năng động, giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển công nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay Bình Dương có
13 khu công nghiệp đã được hình thành và phát triển
2.1.2 Tiềm năng và nguồn nhân lực
2.1.2.1 Nguồn nhân lực
Tính đến ngày 31/12/2003 dân số của tỉnh Bình Dương là 874.507
người Số người trong độ tuổi lao động 544.406 người chiếm 62,25% dân số toàn tỉnh Lực lượng lao động của tỉnh Bình Dương hiện nay như vậy là rất lớn Ngoài
ra tỷ lệ tăng cơ học hàng năm của tỉnh cao hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vì Bình Dương có rất rất nhiều khu công nghiệp, nên thu hút lao động từ các tỉnh khác về đây làm việc rất nhiều
Với lực lượng lao động như hiện có, cộng nguồn lao động từ các tỉnh khác dồn về nếu được quan tâm, và đào tạo đúng mức thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp trong tỉnh nói chung và ngành gốm mỹ nghệ nói riêng
Trang 242.1.2.2 Tiềm năng
+ Tiềm năng về đất
Đất Bình Dương thuộc loại đất phù sa cổ hay còn gòn là đất xám có khả
năng thoát nước tốt, rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp Ngoài ra, đây còn là vùng đất có nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề gốm sứ của tỉnh Bình Dương Ta có thể thấy nguồn quỹ
đất được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2.1: Quỹ đất Quỹ đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Nguồn: Sở công nghiệp tỉnh Bình Dương
+ Tiềm năng khoáng sản
Bình Dương là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi rất lớn về khoáng sản
phi kim loại mà các tỉnh khác trong khu vực Đông Nam Bộ không thể nào có
Trang 25được đó là caolanh và đất sét Đây là nguồn nguyên liệu chính để Bình Dương phát triển ngành gốm sứ:
Bảng 2.2: Tiềm năng khoáng sản
Loại khóang sản Cao lanh
(10 6 tấn)
Đất sét (10 6 tấn)
Đất xây dựng (10 6 tấn)
Cát xây dựng (10 6 tấn)
Đá cát kết (10 6 tấn)
Cuội sỏi (10 6 tấn) Trữ lượng có
khả năng khai thác
52 16,4 13 12 5,6 0,466
Nguồn: Sở công nghiệp tỉnh Bình Dương
+ Tiềm năng rừng
Ngòai thế mạnh về khoáng sản, trước đây Bình Dương vống là rừng
nguyên sinh nhiều gỗ, đây là nguồn chất đốt dồi dào cho ngành gốm sứ Diện tích rừng của Bình Dương tập trung chủ yếu ở các khu vực phía bắc Bắc Bến Cát, Bắc Tân Uyên Nhưng hiện nay, do khai thác bừa bãi diện tích rừng bị giảm xuống nhanh chóng, nhiều khu vực bị khai thách cạn kiệt, vì vậy nguồn chất đốt phục vụ cho ngành gốm này càng trở nên khó khăn hơn
2.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GỐM SỨ
TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.2 1 Lịch sử phát triển gốm sứ Bình Dương
Ngành sản xuất gốm sứ là một trong những ngành sản xuất truyền thống lâu đời của tỉnh Bình Dương Lịch sử hình thành và phát triển của ngành gốm sứ Bình Dương có thể chia làm 2 giai đọan
Trang 26+ Giai đoạn trước năm 1975
Cho đến nay, chúng ta chưa có được những tư liệu lịch sử để khẳng định xuất sứ và lịch sử phát triển của ngành gốm sứ Bình Dương Nhưng theo những di chỉ khảo cổ khai quật ở Dốc Chùa thuộc huyện Tân Uyên cho thấy nghề gốm sứ Bình Dương ra đời khoảng thế kỷ XVII Ngoài ra, điều mà sử sách còn ghi lại là vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII và XIX đã có các đoàn tàu buôn của Anh, Pháp, Nhật, Bồ Đào Nha, Trung Quốc đến Việt Nam buôn bán và gốm sứ Bình Dương là một trong những mặt hàng được buôn bán vào thời bấy giờ
Sản phẩm gốm sứ giai đoạn đầu chỉ là những sản phẩm gia dụng, màu sắc đơn điệu chủ yếu là màu da lươn, hoa văn, nghệ thuật trang trí trên sản phẩm còn đơn điệu, chưa được tinh xảo Vào những năm 1930, một số công đoạn trong qui trình sản xuất gốm sứ đã được cơ khí hóa như: dập hộp, kéo bàn xoay, in chén, tạo hình, bên cạnh đó kỹ thuật xây lò cũng đã được cải tiến Nhờ thế, chất lượng sản phẩm đồng đều hơn, năng xuất lao động tăng lên, tỷ lệ phế phẩm cũng giảm đi Một sự tiến bộ nữa là sản phẩm trong giai đọan này đã được nhúng men và có họa tiết hoa văn trang trí
Cho đến năm 1975, Bình Dương có 123 cơ sở gốm sứ sản phẩm vào khoảng 38 – 42 triệu sản phẩm/năm Trong số này có hai cơ sở đã xuất khẩu ra nước ngòai đó là cơ sở Thái Thành và Thành Lễ Thị trường chủ yếu là Pháp và Campuchia
- Giai đọan sau năm 1975
Thời kỳ 1975 –7985: Sau năm 1975 Bình Dương có khoảng 117 cơ
sở sản xuất gốm sứ Hai ngành kinh tế chủ đạo tại địa phương đó là gốm sứ và sơn mài Tuy nhiên do ảnh hưởng của chính sách kinh tế trong thời kỳ này, nên các cơ sở gốm sứ chỉ hoạt động cầm chừng không phát triển thêm về số lượng và
Trang 27đầu tư kỹ thuật, không những thế trong giai đoạn này còn giảm về số lượng (năm
1978 – 1979 chỉ còn lại có 92 cơ sở) Thị trường chủ yếu trong giai đọan này là nội địa, sản phẩm chủ yếu là sản phẩm gia dụng, mẫu mã đơn điệu và chất lương không cao
Thời kỳ 1986 –1990: Đây là thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, nền
kinh tế nứơc ta chuyển sang nền kinh tế thị trường Các cơ sở sản xuất gốm sứ dần dần được phục hồi, đến năm 1986 số lương các cơ sở đã tăng lên 273 Nhưng từ năm 1988 – 1990 do tình hình chính trị ở Đông Aâu có nhiều biến động, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp lại Ngòai ra với sự tràn ngập của sản phẩm ngành nhựa của Thái Lan và Trung Quốc đã gây ra tình trạng khó khăn chung cho toàn ngành gốm sứ
Thời kỳ 1991 đến nay: tiếp tục đẩy mạnh và phát triển kinh tế
nhiều thành phần nhằm phát huy thế mạnh và lợi thế của địa phương Ngành gốm sứ Bình Dương đã từng bước đi vào ổn định và phát triển, mang lại những hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội Sản phẩm gốm sứ Bình Dương chuyển từ hàng gia dụng có giá trị thấp trong nước, sang hàng mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị cao, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú Chất lượng ngày càng tăng lên, mẫu mã đẹp, đáp ứng được thị trường trong và ngoài nước
2.2.2 Các làng nghề gốm sứ của tỉnh Bình Dương
2.2.2.1 Làng gốm Lái Thiêu
Sản phẩm gốm sứ của làng gốm Lái Thiêu có 3 trường phái chính:
- Trường phái Gốm Quảng Đông chuyên về tượng trang trí, voi đất, đôn ngồi, chậu cảnh… men gốm nhiều màu sắc, chủ yếu dùng khuôn mẫu có sẵn
Trang 28- Trường phái Gốm Triều Châu chú trọng đến các mặt hàng gia dụng, nền men chỉ màu trắng xanh, dùng bàn xoay để tạo sản phẩm, vẽ trang trí bằng những tượng màu dân gian
- Trường phái Gốm Phúc Kiến chuyên về men màu đen, màu da lươn sản xuất các loại lu, hũ, khạp…
2.2.2.2 Làng gốm Chánh Nghĩa
- Trước đây, trường phái gốm Chánh Nghĩa thường chú trọng men
màu đen, màu da lươn, sản xuất các mặt hàng gia dụng chủ yếu tiêu thụ trong nước
- Vào những năm thập niên 80 là thời kỳ hưng thịnh của gốm sứ Chánh Nghĩa Hầu hết các chủ lò đều làm ăn phát đạt, các cơ sở gốm sứ đều hoạt động có hiệu quả
- Từ năm 1990 đến nay, trừ một vài đơn vị chuyển đổi kỹ thuật sản xuất bằng cách nung dầu hoặc gas thay củi còn lại hầu hết vẫn duy trì sản xuất theo lối thủ công, gia đình Thị trường bị thu hẹp, do sản phẩm vốn được coi là sản phẩm truyền thống của Chánh Nghĩa từ trước đến nay lại không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nữa Ngoài ra kỹ thuật, trình độ tay nghề cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Lớp thợ mới tay nghề còn non phần nào còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chung của một làng nghề truyền thống lâu đời Hơn nữa hiện nay nó lại nằm ngay trong lòng thị xã nên việc sử dụng nguyên liệu bằng củi gây ra ô nhiễm môi trường, nên tỉnh có chủ trương di dời khu làng gốm này vào khu quy hoạch mới Nên các chủ cơ sở ở đây còn chờ đợi và không giám đầu tư nhiều
Trang 292.2.2.3 Làng gốm Tân Phước Khánh
- Tân Phước Khánh thuộc huyện Tân Uyên là nơi tập trung nhiều mỏ
caolanh, đất sét với trữ lượng cao, đồng thời lại gần nguồn nước, nguồn chất đốt dồi dào Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các lò gốm sứ Tân Phước Khánh đã nhanh chóng trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng của Bình Dương
- Đỉnh cao của làng nghề gốm sứ Tân Phước Khánh ở vào những năm
1980, với bước phát triển vượt trội cả về số lượng lẫn chất lượng Chủ lò gốm giàu lên nhanh chóng, người thợ gốm cũng cải thiện được đời sống nhờ vào tay nghề và sản phẩm làm ra Từ năm 1990 hoạt động sản xuất gốm sứ tại làng nghề Tân Phước Khánh có dấu hiệu sa sút Nguyên nhân sâu xa là do rừng đầu nguồn bị khai thác bừa bãi dẫn đến cạn kiệt, dẫn đến giá nguyên liệu tăng cao đẩy giá thành lên cao Hàng gốm sứ Tân Phước Khánh không những bị hàng gốm sứ Trung Quốc cạnh tranh, mà còn bị hàng nhựa của Thái Lan lấn lướt
- Tuy nhiên, một số các cơ sở vẫn không lùi bước, ra sức cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong dây chuyền sản xuất, tìm được đối tác nước ngoài Các cơ sở này đã chuyển sang làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, gốm sứ cao cấp Các cơ sở này đã thể hiện sự năng động, chuyển đổi mặt hàng, thích nghi với cơ chế mở của nền kinh tế thị trường đã vững bước đi lên như: Minh Long, Cường Phát, Hiệp Ký…
2.3 NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA NGÀNH GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƯƠNG Gốm sứ Bình Dương có vị trí quan trọng trong ngành thủ công mỹ nghệ
của toàn quốc, mang đậm tính chất truyền thống và văn hóa, gốm sứ Bình Dương có phong cách độc đáo, đa dạng, kỹ thuật không hề kém sút bất kỳ ngành gốm nào của cả nước
Trang 30Trong hơn mười năm qua, chính sách cải cách kinh tế trong nước với nhiều thành phần song hành tồn tại và kinh doanh bình đẳng và nhất là chính sách mở cửa và hòa nhập vào khu vực và thế giới đã tạo ra thị trường rộng lớn cho ngành hàng gốm mỹ nghệ Bình Dương cất cánh
Thực tế trong những năm gần đây cho thấy rằng, những đơn vị gốm sứ nào duy trì được sản xuất đều nhờ chuyển hướng đầu tư vào mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ Đó là các sản phẩm gốm sứ cao cấp có tính nghệ thuật và mỹ thuật cao, đòi hỏi sự sáng tạo, trình độ tay nghề Thật vậy do cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người ngày càng có nhu cầu làm đẹp cuộc sống, nhu cầu về hàng gốm sứ mỹ nghệ ngày càng gia tăng Các mặt hàng chậu hoa, thú các loại bằng gốm trang trí ngày càng được tiêu thụ nhiều Đất đai nhà ở nơi thành phố ngày càng thu hẹp, các chung cư, nhà cao tầng ngày càng nhiều, con người có xu hướng tìm về với thiên nhiên nên nhu cầu trồng cây trang trí nhà ở, chung cư, các văn phòng làm việc ở các cao ốc ngày càng tăng lên mạnh mẽ Thêm vào đó, ngành du lịch sinh thái cũng không ngừng phát triển, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí mọc nên rất nhiều, nên nhu cầu chậu kiểng, hòn non bộ ngày càng cao Những yếu tố đó làm cho mặt hàng gốm mỹ nghệ ngày càng phát triển
Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ là đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong cũng như nước ngoài, đồng thời cũng phát huy hết thế mạnh của Bình Dương Thế mạnh đó chính là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú mà thiên nhiên ban phát cho tỉnh Bình Dương, là nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ nghệ nhân giàu kinh nghiệm, nếu được đầu tư khai thác đúng mức sẽ đem lại những hiệu quả không nhỏ về kinh tế xã hội cho tỉnh Bình Dương Lớp thợ trẻ ngày nay không chỉ nối tiếp nghề nghiệp của cha ông mà còn quyết tâm đưa ngành này đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường trong lẫn ngoài
Trang 31nước Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các công đoạn có thể cơ khí hóa, từ khâu trộn đất, tạo mẫu cho đến khâu nung, tạo các chất phụ gia, men trang trí và nâng cao trình độ họa hình trên sản phẩm cùng với công nghệ tiên tiến cho tòan bộ dây chuyền sản xuất mặt hàng đặc thù này đang là quyết tâm của các công ty Hơn nữa Bình Dương lại nằm sát thành phố Hồ Chí Minh một thành phố công nghiệp hiện đại lớn nhất nước, nơi có nhiều nhà đầu tư nứơc ngoài, nhiều văn phòng đại diện,… Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài
2.4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NGÀNH GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.4.1 Phân tích tình hình phát triển phân bố lực lượng sản xuất gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung bao cấp, các cơ sở sản xuất gốm sứ chỉ hoạt động cầm chừng, số lượng các cơ sở giảm đi nhiều so với trước 1975.Từ khi nhà nước thực hiện chính sách cải cách nền kinh tế Nền kinh tế của nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Cởi mở hơn trong sự quản lý, số lượng các cơ sở gốm sứ được phục hồi và không ngừng gia tăng qua các năm
Năm 2003 Bình Dương có 470 doanh nghiệp sản xuất gốm sứ mỹ nghệ (xem bảng 2.3)
Từ bảng 2.3 ta thấy rằng doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ của tỉnh Bình Dương ngày càng tăng, nếu năm 2000 có 410 doanh nghiệp thì năm 2003 có 470 doanh nghiệp Các doanh nghiệp không rải đều trên các huyện, thị xã mà tập trung chủ yếu ở ba trung tâm gốm mỹ nghệ lớn của tỉnh đó là Thuận An chiếm trên 60,4% tổng số doanh nghiệp, kế đến là Tân Uyên chiếm 20%, thứ ba
Trang 32là thị xã Thủ Dầu Một chiếm 16,3%%, và các huyện còn lại (Dĩ An, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo) chỉ chiếm từ 2 – 3 % tổng số các doanh nghiệp
Bảng 2.3: Phân bố các doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ trên địa bàn
Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương
2.4.2 Thực trạng về công nghệ về sản xuất gốm sứ của tỉnh Bình Dương
Gốm sứ Bình Dương cho đến nay vẫn mang đậm tính thủ công, đa phần là sử dụng lao động chân tay, chỉ có một vài công đọan là sử dụng máy: Như máy nghiền, máy trộn, việc khai thác caolanh, chế biến caolanh Vấn đề này xuất phát từ việc thị hiếu người tiêu dùng vì họ thích những sản phẩm thủ công độc đáo nên không cần phải cơ giới hoá Thật vậy đây là một tính chất đặc thù riêng của ngành gốm mỹ nghệ của Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tuy trong xã hội hiện đại ngày nay có biết bao nhiêu đồ vật tinh vi, tinh xảo, tiệân sử dụng và độ bền lâu nhưng có một bộ phận người tiêu dùng vẫn thích những thứ thủ công, mang đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc nào đó Với trình độ công nghệ sản xuất gốm sứ của Bình Dương hiện nay đã bộc lộ một số ưu nhược điểm như sau: