Nhận biết được tầm quan trọng của nguyên tố bạc trong đời sống, trong công nghệ cũng như các lĩnh vực khác, nhóm quyết định tìm hiểu về bạc, từ đó rút ra những kết luận đúng đắn cũng như
Trang 1T P ĐOÀN D U KHÍ VI T NAM ẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM ẦU KHÍ VIỆT NAM ỆT NAM
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM NG Đ I H C D U KHÍ VI T NAM ẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM ỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM ẦU KHÍ VIỆT NAM ỆT NAM
BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN : HÓA VÔ CƠ
Đề tài: Tìm hiểu về nguyên tố bạc
Vũng tàu ngày 18/11/2013
TS Nguyễn Thị Phương Nhung
Nhóm 5:
Lý Thị Hằng
Hồ Văn Diệu
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Phần I - Tổng quan về nguyên tố bạc 4
1 Tính chất 4
1.1 Tính chất vật lý 4
1.2 Tính chất hóa học 4
2 Trạng thái thiên nhiên 5
Phần II - Quy trình sản xuất bạc 5
1 Trong phòng thí nghiệm 5
2 Trong công nghiệp 7
3 Một số phương pháp tách vàng bạc từ muối và hợp kim của chúng 7
Phần III – Ứng dụng của bạc 10
1 Trong đời sống 10
2 Trong công nghệ 12
3 Trong lĩnh vực Y học 13
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bạc là một kim loại quý, có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như trong công nghệ Từ xa xưa, bạc đã được dùng trong buôn bán và làm cơ sở cho nhiều hệ thống tiền tệ Ngày nay, ngoài việc được sử dụng làm các đồ trang trí có giá trị, bạc còn được
sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như làm răng giả, linh kiện điện tử hay sản xuất gương cần
độ phản xạ cao Đặc biệt, các muối halôgen của nó có vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như bạc bromua được sử dụng rộng rãi trong công nghệ lưu phim ảnh; hay iốtđua bạc có thể làm tụ mây để tạo mưa nhân tạo
Nhận biết được tầm quan trọng của nguyên tố bạc trong đời sống, trong công nghệ cũng như các lĩnh vực khác, nhóm quyết định tìm hiểu về bạc, từ đó rút ra những kết luận đúng đắn cũng như bổ sung kiến thức cần thiết nguyên tố này
Để thực hiện được đề tài, nhóm em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Thị Phương Nhung và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô bộ môn Hóa cùng các bạn sinh viên Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của quý thầy và sự giúp đỡ tận tình của mọi người để nhóm em có thể hoàn thành đề tài này Tuy nhiên thời gian thực hiện hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa đầy đủ nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung lẫn hình thức nên chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và bạn bè
2 Mục đích
Qua bài tiểu luận, chúng ta sẽ nắm được tổng quan về nguyên tố bạc, hiểu được tính chất vật lý, tính chất hóa học của bạc Quan trong hơn, chúng ta nắm được quy trình sản xuất bạc cũng như những ứng dụng quan trọng của nó trong các lĩnh vực
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là nguyên tố bạc với tính chất vật lý, hóa học, quy trình sản xuất và những ứng dụng của nó
Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến bạc chủ yếu trong đời sống và công nghệ
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được tiến hành dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau: kết hợp giữa tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin, từ đó rút ra các kết luận của việc nghiên cứu đề tài
5 Kết cấu bài tiểu luận
Phần I - Tổng quan về nguyên tố bạc
Trang 4Phần II - Quy trình sản xuất bạc
Phần III - Ứng dụng của bạc
PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TỐ BẠC
Bạc là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố, có ký hiệu Ag và số nguyên tử bằng 47 Bạc có điện tử cấu hình : [Kr] 4d10 5s1 Điểm nóng chảy của Bạc: 961,8 °
C Khối lượng nguyên tử: 107.8682 u
Bạc trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị ổn định Ag107 và Ag109 với Ag107 là phổ biến nhất (51,839%) 28 đồng vị phóng xạ đã được tìm thấy với đồng vị ổn định nhất là
Ag109 với chu kỳ bán rã 41,29 ngày, Ag111 với chu kỳ bán rã 7,45 ngày, và Ag112 với chu kỳ bán
rã 3,13 giờ Mọi đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã không quá 1 giờ và thông thường là dưới 3 phút Nguyên tố này cũng có một loạt các trạng thái đồng phân của nguyên tử với ổn định nhất là Agm-128 (t* 418 năm), Agm-110 (t* 249,79 ngày) và Agm-107 (t* 8,28 ngày)
1 Tính chất
1.1 Tính chất vật lý
Bạc là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn (cứng
hơn vàng một chút), có hóa trị một, có màu trắng bóng
ánh kim nếu bề mặt có độ đánh bóng cao Bạc có độ dẫn
điện tốt nhất trong các kim loại, cao hơn cả đồng, nhưng
do giá thành cao nên nó không được sử dụng rộng rãi để
làm dây dẫn điện như đồng
Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất, màu
trắng nhất, độ phản quang cao nhất (mặc dù nó là chất
phản xạ tia cực tím rất kém), và điện trở thấp nhất trong
các kim loại Các muối halogen của bạc nhạy sáng và có
hiệu ứng rõ nét khi bị chiếu sáng Kim loại này ổn định
trong không khí sạch và nước, nhưng bị mờ xỉn đi
trong ôzôn, sulfua hiđrô, hay không khí có chứa lưu
huỳnh Trạng thái ôxi hóa ổn định nhất của bạc là +1 (chẳng hạn như nitrat bạc: AgNO3); ít gặp hơn là một số hợp chất trong đó nó có hóa trị +2 (chẳng hạn như florua bạc (II): AgF2) và +3 (chẳng hạn như tetrafluoroargentat kali: K[AgF4])
1.2 Tính chất hóa học
Về mặt hóa học, bạc là kim loại rất kém hoạt động
Với oxi không khí, bạc không tác dụng kể cả khi đun nóng nên bạc là kim loại quý điển hình
Trong không khí có một ít khí H2S màu trắng của bạc dần dần trở nên xám xịt vì đã tạo nên màng Ag2S theo phản ứng:
Hình 1 - Bạc khối
Trang 52Ag + H2S = Ag2S + H2
Ở trong dãy điện thế, tuy bạc đứng sau hiđro nhưng phản ứng này có thể xảy ra vì việc tạo thành bạc (I) sunfua màu đen rất ít tan (tích số tan ~10-51) đã làm biến đổi thế điện cực của bạc từ giá trị dương thành âm
Với clo, bạc tác dụng khi đun nóng tạo nên muối AgCl
Khi đun nóng, Ag tác dụng với S, C, P, As,…
Bạc không tác dụng với các dung dịch axit Tuy nhiên bạc tác dụng với dung dịch HI giải phóng H2 nhờ tạo thành AgI là chất ít tan:
Ag + HI = AgI + H2 Bạc tác dụng với dung dịch HCN đậm đặc giải phóng H2 nhờ tạo thành ion phức bền [Ag(CN)2]
-Bạc tan trong axit nitric và axit sunfuric đặc:
3Ag + 4HNO3 (loãng) = 3AgNO3 + NO + 2H2O 2Ag + 2H2SO4 (đặc) = Ag2SO4 + SO2 + 2H2O Khi có mặt oxi không khí, bạc có thể tan trong dung dịch xianua kim loại kiềm:
4Ag + 8KCN + 2H2O + O2 = 4KAg(CN)2 + 4 KOH
2 Trạng thái thiên nhiên
Trong thiên nhiên, bạc kém phổ biến Trữ lượng trong vỏ Trái Đất của bạc là 2.10-6% tổng số nguyên tử Bạc có thể tồn tại ở dạng những hạt kim loại tự do hay còn gọi là kim loại
tự sinh Chúng thường rất bé, đôi khi gặp hạt có khối lượng rất lớn
Tên Latinh “argentums” của nguyên tố bạc xuất phát từ chữ Phạn “arganta” nghĩa là trắng, màu đặc trưng của bạc
Những khoáng vật chính của bạc là acgentit (Ag2S) chứa 87,1% Ag, thường lẫn trong quặng đa kim chứa Cu, Pb và Zn
Ở nước ta, Ag có trong các mỏ đa kim ở Ngân Sơn và Chợ Điền (Bắc Cạn), Tú Lệ (Yên Bái)
PHẦN II - QUY TRÌNH SẢN XUẤT BẠC
1 Trong phòng thí nghiệm
1.1 Quy trình thủy luyện
Trang 6Nguyên tắc: Phương pháp này sử dụng một chất khử thích hợp để giải phóng kim loại
quý ra khỏi hợp chất của chúng đã được hòa tan trong nước
Các chất khử phổ biến được dùng là : đồng đỏ (Cu), sắt non (Fe), kẽm (Zn), sắt sunfat (FeSO4), sunfit natri (Na2SO3)
Ví dụ: Để tách Ag từ dung dịch muối AgNO3 ta có thể dùng các kim loại đứng trước
Ag trong dãy điện hóa như Cu:
Cu + AgNO3 = Ag + Cu(NO3)2
1.2 Quy trình nhiệt luyện
Nguyên tắc: Sử dụng các chất oxi hóa và khử thích hợp để giải phóng kim loại quý
khỏi hợp chất khi tiến hành ở nhiệt độ cao
Từ các hợp chất của Au, Ag ta hòa tan mẫu bằng HNO3 đặc nóng ta sẽ thu được vàng không tan lắng xuống đáy bình
Còn bạc hòa tan, chuyển thành các muối AgCl, Ag2S là những muối kết tinh không tan, tách chúng ra khỏi dung dịch muối Các muối bạc không tan này có thể sử dụng phương pháp nhiệt luyện để thu được Ag Bằng cách ta trộn một lượng tương đương Na2CO3 với AgCl đem nung chảy trực tiếp trên nồi đất chịu nhiệt sẽ thu được bạc nguyên chất
4AgCl + 2Na2CO3 = 4Ag + O2 + 2CO2 + 4Na Hoặc có thể trộn AgCl (hoặc Ag2S) với muối diêm tiêu KNO3 (hoặc NaNO3 ) với một lượng tương đương nhau, nung chảy trên nồi đất chịu nhiệt :
2KNO + Ag2S = N2O + K2O + 2SO2 + 4Ag Phương pháp này được sử dụng để thu hồi Ag từ quá trình phân tích Ag hợp kim, từ quá trình phân tích vàng, từ nước thải phòng thí nghiệm và từ quá trình xử lí nước rửa phim ảnh bằng axit HCl
1.3 Quy trình điện phân
Nguyên tắc: Dùng dòng điện một chiều để giải phóng kim loại khỏi hợp chất của
chúng đã được hòa tan thành dung dịch
Phương pháp này có thể đạt được hiệu suất 99,99%
1.4 Phương pháp thổi chì
Nguyên tắc: Dựa vào nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của Pb 1170oC hòa tan được
Au và Ag trong hợp kim, sau đó chì khử Au, Ag về dạng kim loại Au, Ag không bay hơi nên
ta thu được vàng bạc hiệu suất rất cao có thể đạt đến 99,9%
Phương pháp này thì chì có thể bay hơi nên rất độc, có thể gây nhiễm độc Pb cho người tiến hành thí nghiệm và môi trường
Trang 7Tiến hành:
Hợp kim được sấy khô
Pb cắt nhỏ cho vào lò nung chảy đến sôi, ta cho hợp kim chứa vàng bạc vào
Phần vàng (nhiệt độ nóng chảy là 1063oC) và bạc (nhiệt độ nóng chảy là 960oC ) tan trong Pb sôi (1170OC) còn các kim loại khác, các tạp chất không tan trong Pb bị oxi hóa tạo thành các oxit dạt ra ngoài thành một phần lắng xuống đáy, ta dùng phanh inox gắp ra
Vàng, bạc tan ra tan trong Pb bị chì khử đến kim loại nguyên chất không bay hơi nên ta thu được hợp kim Au-Ag
2 Trong công nghiệp
Nguồn chủ yếu để điều chế bạc là từ những kim loại đồng, chì, kẽm có chứa quặng Agentit (Ag2S) vì lượng bạc trong vỏ trái đất rất ít 2.10-6% thường tìm thấy ở dạng Ag2S lẫn với các quặng sunfua của các kim loại khác thường là PbS
Ví dụ: để tách bạc khỏi chì thô có chứa bạc, người ta cho thêm kẽm vào chì nóng chảy, kẽm kết hợp với bạc tạo nên những hợp chất giữa kim loại như Ag2Zn3, Ag2Zn5 Những hợp chất này bền không tan trong chì nóng chảy Vớt váng bạc đó ra, đun nóng để hơi kẽm (tnc
=906oC) thoát ra ngoài và oxi hóa tạp chất chì kéo theo Bạc thô được tinh chế bằng phương pháp điện phân
- Khoảng 20% lượng bạc được luyện trực tiếp từ quặng nghèo chứa Ag2S bằng phương pháp xianua Nghiền khô rồi nghiền ướt quặng với dung dịch NaCN để được bùn nhão Cho bùn nhão chảy vào bể lớn, dung không khí nén sục vào bể để khuấy đảo bùn trong vài ba ngày Khoáng vật tan vào dung dịch dựa vào phản ứng:
Ag2S + 4NaCN = 2Na[Ag(CN)2] + Na2S Natri sunfua tác dụng với NaCN khi có mặt không khí làm cho cân bằng trên chuyển dịch và bạc sunfua tan nhiều hơn:
NaCN + 2Na2S + H2O + O2 = 2NaSCN + 4NaOH Sau cùng dung kẽm bụi để kết tủa bạc:
2Na[Ag(CN)2] + Zn = Na2[Zn(CN)4] + 2Ag Hòa tan kẽm dư trong axit sunfuaric để thu được bạc
3 Một số phương pháp tách vàng bạc từ muối và hợp kim của chúng
(Đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm và xem xét là có khả năng ứng dụng trong
công nghiệp vì tính thương mại của nó)
3.1 Đi từ các hợp kim có chứa Cu
Trang 8AgNO3 + NH4OH = [Ag(NH3)2]NO3 + 2H2O 2[Ag(NH3)2]NO3 + (NH4)2SO3 + 3H2O = 2Ag + (NH4)2SO4 + NH4OH
Hòa tan hợp kim trong HNO3 loãng đun sôi, làm bay hơi dung dịch đến khô rồi làm nóng chảy khối rắn còn lại Sau khi để nguội đem hòa tan khối đã nóng chảy trong một lượng
dư NH4OH (1-2%) để yên dung dịch trong vòng 2 ngày, đem lọc dung dịch chứa Ag+, Cu+ qua giấy lọc rồi pha loãng dung dịch (lượng Ag không quá 2%) sau đó khử dung dịch thu được bằng (NH4)2SO3 được điều chế bằng cách cho SO2 đi qua NH3 trong môi trường kiềm yếu và
để nguội:
SO2 + NH3 + H2O = (NH4)2SO3
Để xác định lượng (NH4)2SO3 cần thiết người ta lấy một thể tích xác định (NH4)2SO3 đun sôi rồi lấy một lượng dung dịch Ag, Cu xác định đủ để làm mất màu dung dịch (NH4)2SO3
đã tính trước rồi để yên hỗn hợp trong 48h trong một bình thủy tinh nút chặt, khi đó khoảng 1/3 lượng Ag sẽ thoát ra dạng tinh thể màu hơi xám óng ánh, gam kết tủa, rồi kết tủa lượng Ag còn lại (trong dung dịch) bằng cách đun nóng dung dịch đến khoảng 60-70oC
Sau đó rửa bằng nước NH4OH 2% rồi đun nóng lượng Ag kết tủa với NH4OH trong vài ngày rồi rửa cẩn thận bằng dung dịch nước
3.2 Tách Ag, Au từ hợp kim chứa Au, Ag, Cu, Sn, Pb, Zn,…
Hòa tan hợp kim bằng HNO3 loãng 13-16%, pha loãng dung dịch với nước cất, khi đó
sẽ có kết tủa Au, SnO2 lắng xuống đáy, lọc tách kết tủa và dung dịch
Cho HCl vào kết tủa đó, thì SnO sẽ tan còn Ag không tan, lọc tách kết tủa ta thu được Au
SnO + 2HCl = SnCl2 + H2O Dung dịch còn lại khi lọc cho vào một cốc lớn sau đó cho dung dịch HCl vào lấy dư (không dùng NaCl vì ngoài kết tủa AgCl còn có thể có cả PbCl2, BiOCl2, SbOCl) Đun nóng kết tủa khi đó kim loại sẽ tan trong nước cường thủy mới tạo thành
Lọc AgCl vừa kết tủa, đun sôi lại với HCl 10% (KLPT) sau đó gạn rửa bằng nước nóng đến hết phản ứng axit và đến khi trong nước rửa không còn phản ứng đối với K4[Fe(CN)6] (không cho kết tủa nâu đỏ) sau đó khử AgCl vừa thu được theo phương pháp sau đây :
Muốn điều chế được Ag thật tinh khiết để xác định trọng lượng nguyên tử người ta đi
từ Ag đã được tinh luyện, làm giàu chuyển thành muối AgNO3, thực hiện khoảng 5 lần rồi khử bằng dung dịch HCOOHNH4 cho đến Ag kim loại rữa cẩn thận, sấy khô rồi nung nóng chảy trong thuyền bằng CaO Trong quá trình điện phân tiếp sau đó người ta lấy những giọt Ag lớn vừa điều chế được làm cực dương và tiến hành điện phân với điện thế 1,34V Nung chảy kết tủa ở cực âm trong dòng khí H2 trên những thuyền làm bằng CaO rửa Ag thu được bằng HNO3 loãng, sau đó rửa bằng nước và sấy trong chân không và ở khoảng 400oC ta sẽ thu được Ag tinh khiết
Trang 93.3 Đi từ bạc halogenua (AgX: X= Cl, Br, I)
Để tái sinh bạc từ AgCl, AgBr, AgI người ta chế hóa chúng với HNO3 13-16% trong vòng 1 ngày đêm sau đó rửa chúng bằng nước cất, trộn lẫn kết tủa với nước, axit hóa huyền phù bằng HSO4 loãng cho đến khi có phản ứng axit yếu trên giấy congo rồi thêm kẽm vào với lượng 235g/1kg AgCl; 175g/1kg AgBr; 140g/1kgAgI
Đun nóng và khuấy đều lúc đó bột Ag sẽ lắng xuống đáy còn một phần kẽm tan đi, lọc kết tủa và rửa cẩn thận bằng nước nóng, đem kết tủa sấy ở khoảng 80-100oC ta thu được Ag tinh khiết:
Zn + 2AgCl = ZnCl2 + 2Ag AgCl được kết tủa từ dung dịch muối Ag có thể lẫn các tạp chất, ta cho HCl (1:1) hoặc H2SO4 (1:3) đến ngập kết tủa và đun nóng sau đó rửa kỹ bằng nước nóng đem trộn kết tủa với lượng tương đương xôđa khan (NaCO3) nung hỗn hợp trong chén sứ chịu nhiệt ở nhiệt độ cao
ta thu được Ag tinh khiết (phương pháp nhiệt luyện)
3.4 Đi từ muối Bạc Nitrat (AgNO 3 )
Muốn điều chế kim loại tinh khiết người ta điện phân dung dịch AgNO3 ở 25oC AgNO3 này đã được kết tủa lại 3 lần, khi tiến hành điện phân người ta dùng các điện cực than đã được đánh sạch và đặt cách nhau 2cm Trong những bao làm bằng vảii thô, điện thế trên các cực điện phân là 3V, mật độ dòng điện là A/cm2, lấy kết tủa Ag ra khỏi cực âm và nung nóng trong bát sứ
3.5 Đi từ hợp chất xianua (AgCN)
AgCN là một chất bột màu trắng, khối lượng riêng d = 3,69 g/cm3, tan trong NH4OH, Na2S2O3 và K4[Fe(CN)6], hầu như không tan trong nước, tích số tan TAgCN=2,2.10-12g/cm3 ở
25oC hóa nâu ngoài ánh sáng, nóng chảy ở 235oC, khi hóa rắn tạo ra khối xám, đem nung ta thu được Ag tinh khiết
3.6 Tách Ag từ nước thải phim ảnh
Trong thành phần của nước thải rửa ảnh có chứa Ag tồn tại dưới dạng phức chất Na2[Ag(S2O3)3] tan Trong thực tế có một số phương pháp tách Ag từ loại này, nhưng những phương pháp thường dùng đều kết tủa ion Ag+ dưới dạng Ag2S sau đó chuyển thành muối tan AgNO3 từ muối này, người ta là kết tủa Ag+ dưới dạng AgCl rồi thu Ag theo các phương pháp tách Ag từ muối halogen đã nói ở trên
Dùng dung dịch Na2S hoặc (NH4)2S bão hòa, cho từ từ vào nước thải để kết tủa bạc dưới dạng Ag2S (màu đen ), cho đến khi thấy không còn xuất hiện them kết tủa lúc đó đem toàn bộ lượng Ag trong dung dịch được kết tủa thành Ag2S:
2Na2[Ag(S2O3)3] + Na2S = Ag2S + 4Na2S2O3
Trang 10Để yên một thời gian để lắng toàn bộ Ag2S, gạn bỏ lượng nước trong bên trên rửa sạch kết tủa nhiều lần bằng nước nóng lọc kết tủa và xử lí bằng một trong các cách sau:
Trộn kết tủa khô với lượng tương đương KNO3 nung trong chén sứ chịu nhiệt ở nhiệt
độ cao:
2Ag2S + 2KNO3 = 4Ag + NO2 + 2SO2 + KO2 Dùng HNO3 để hòa tan Ag2S:
3Ag2S + 8HNO3 = 6AgNO3 + 2NO + 3S + H2O Sau đó kết tủa Ag+ từ dung dịch AgNO3 thành AgCl và tách Ag từ kết tủa AgCl theo cách đã nêu ở trên
Dùng dung dịch HCl đặc 37% nhỏ từ từ vào nước thải đến khi thấy không còn sủi bọt khi đó phản ứng xảy ra
2Na2[Ag(S2O3)3] + 4HCl = AgCl + 2S + 2 SO2 + 2H2O + 3NaCl Kết tủa lắng xuống đáy có màu trắng đục gồm có AgCl và S được rửa nhiều lần, sấy khô rồi nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao cho cháy hết lưu huỳnh, thực hiện tách Ag từ AgCl bằng các cách đã nêu ở trên
Lưu ý: Ttrên đây có nhiều phương pháp được sử dụng trong quy mô công nghiệp, và
nó cũng được tiến hành ở những phòng thí nghiệm hiện đại với những dụng cụ đặc trưng với từng phản ứng nhưng ở những phòng thí nghiệm thường thì chỉ có một số phương pháp phổ biến dễ thực hiện và tính an toàn như phương pháp thủy luyện, điện phân với cách thực hiện đã nêu ở trên
PHẦN III - ỨNG DỤNG CỦA BẠC
1 Trong đời sống
1.1 Trang sức bạc
Bạc là kim lọai đẹp và đã được ứng dụng làm trang
sức từ lâu Qua nghiên cứu tác dụng của bạc, rõ ràng khi đeo
trang sức bằng bạc không những không có hại mà còn rất tốt
cho sức khỏe con người Bạc trang sức được đánh giá cao một
thời gian dài bởi độ sáng bóng của nó và dễ dàng chế tạo Bạc
nguyên chất được xem đủ tuổi là 999, có khả năng kháng cự
độ xỉn cao, nhưng quá mềm để dùng trong trang sức Thợ bạc
thường trộn nó với kim loại khác như đồng để cứng hơn Bạc đúng tuổi điển hình là 92.5% bạc
và 7.5% đồng Bạc đúng tuổi là một tiêu chuẩn trang sức bạc ở nhiều nước và đã có từ thế kỷ thứ 14
1.2 Đồng tiền bạc.
Hình 2 – Trang sức bạc