1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng và tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì

20 3,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Chai lọ thủy tinh mới được sản xuất được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng, trong quá trình tái sử dụng chai lọ được rửa sạch trước khi sử dụng đựng thực phẩm.. Tuy nhiên trong một số tr

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

phẩm

TIỂU LUẬN

Đề tài: Tìm hiểu quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng và tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì

GVHD: Đỗ Vĩnh Long

SVTH: Nhóm 15 LỚP: 02DHTP4; thứ 2, Tiết 1-2; phòng F203

Trang 3

Mục lục

1 Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng 5

1.1 Nguồn ô nhiễm bao bì thủy tinh và lon 5

1.2 Phương pháp vệ sinh bao bì thủy tinh 5

1.2.1 Nguyên tắc thực hiện 5

1.2.2 Đặc điểm của quá trình sản xuất thủy tinh: 5

1.2.3 Đặc điểm của chai lọ tái sử dụng 6

1.2.4 Quy trình vệ sinh chai thủy tinh: 7

1.3 Thiết bị vệ sinh bao bì tái sử dụng 9

1.3.1 Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền 9

1.3.2 Máy rửa chai thủy tinh-chai nhựa 10

1.4 Tiêu chuẩn của bao bì thủy tinh sau khi vệ sinh 12

2 Tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì 12

2.1 Điều luật áp dụng cho mực in bao bì 12

2.2 Tiêu chuẩn mực in ấn bao bì 14

2.3 Nguyên lý không nhiễm chất từ bao bì qua thực phẩm 17

Tài liệu tham khảo 19

Trang 4

Lời mở đầu

An toàn vệ sinh thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm cũng như vật liệu bao bì,

vật chứa đựng thực phẩm cũng là 1 phần quan trọng đối với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh

thực phẩm Chai lọ thủy tinh mới được sản xuất được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng, trong quá trình tái sử dụng chai lọ được rửa sạch trước khi sử dụng đựng thực phẩm

Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm, bao bì và hộp giấy chính là yếu tố tác động đầu tiên đến người dùng khi họ đang tìm kiếm cho mình một sản phẩm ưng ý và phù hợp Với một bao bì hay hộp giấy được thiết kế chuyên nghiệp và bắt mắt, sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn cho dù đó là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường Ngoài ra, đối với một sản phẩm đã quen thuộc trên thị trường, một bao bì hay hộp giấy được thiết kế độc đáo và ấn tượng sẽ dễ dàng ghi dấu ấn đối với người dùng và tạo sự nhận diện Nhưng để sản xuất bao bì thực phẩm đúng tiêu chuẩn, thì các nhà sản xuất phải đảm bảo là không có bất kỳ sự nhiễm những chất có hại của bao bì vào thực phẩm, đảm bảo không nhiễm chất tiềm ẩn

Trang 5

1 Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng

1.1 Nguồn ô nhiễm bao bì thủy tinh và lon

Một số ảnh hưởng tới quy trình vệ sinh

Thông thường bao bì thủy tinh và vỏ lon sau khi được hoàn thành sẽ được đưa ngay vào sản xuất chứa đựng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy nhiên trong một số trường hợp bao bì sau khi được sản xuất phải qua một giai đoạn vận chuyển tới nơi sản xuất mới được đưa vào rót sản phẩm, điều này dễ làm cho bao

bì nhiễm bẩn, mất vệ sinh, sau đây là một số nguyên nhân:

- Vật lý: bụi bẩn trong không khí dễ bám bẩn vào thành và lòng chai, lọ thủy tinh

hay lon kim loại nếu không có biện pháp che đậy hợp lý

- Hóa học: Chai lọ thủy tinh nếu bảo quản không cẩn thận, để trầy xước tạo điều

kiện ăn mòn hóa học tạo nên axit flourhydric chẳng những làm bề mặt thủy tinh

bị nhám, lõm mất cảm quan mà còn sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe Lon kim loại bị tróc lớp vecni bảo vệ dễ bị ăn mòn sinh ra các chất độc hại cho

cơ thể con người

- Sinh học: chai lọ, lon không được bảo quản thích hợp, trong điều kiện không

khí ẩm tạo ra môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm và

vi sinh vật

Để đảm bảo chỉ tiêu cảm quan, ta chỉ rửa những bao bì chai lọ còn đảm bảo giá trị cảm quan, và để làm điều đó càng quan tâm tới:

- Dung dịch rửa: cần chọn dung dịch rửa thích hợp đảm bảo vệ sinh mà không

làm ảnh hưởng tới chất lượng bao bì

- Quy trình công nghệ: cần chọn quy trình rửa thích hợp, nhanh gọn, tiện lợi, đáp

ứng nhu cầu nơi chế biến

Với các sản phẩm thu gom dù tái chế hay sử dụng đều cần phải rửa sạch các loại tạp chất, chất bẩn dính vào bao bì Các tác nhân này hết sức đa dạng nên cần phải lựa chọn dung dịch rửa và quy trình rửa thích hợp

1.2 Phương pháp vệ sinh bao bì thủy tinh

1.2.1 Nguyên tắc thực hiện

Vệ sinh bao bì thủy tinh chủ yếu là công việc làm sạch các tạp chất bên ngoài bao bì Tạp chất ở đây chủ yếu là các hợp chất vô cơ, các vi sinh vật lây nhiễm vào bao bì trong quá trình sản xuất cũng như quá trình thu hồi

1.2.2 Đặc điểm của quá trình sản xuất thủy tinh:

- Chai lọ được sản xuất ở nhiệt độ rất cao >10000C

Trang 6

- Ủ thủy tinh: Sản phẩm thủy tinh sau khi tạo hình đạt ở nhiệt độ khoảng

700-800 0C, được phủ nóng, được làm nguội xuống nhiệt độ 3000C, sau đó lại được gia nhiệt đến 7000C và được làm nguội chậm đến nhiệt độ thường nhằm giảm ứng xuất ở trong và thành ngoài của chai lọ thủy tinh, tạo cho thủy tinh có độ bền cơ cao

- Tôi thủy tinh: thủy tinh sau khi được tạo hình, phủ nóng và làm nguội đến

3000C thì được gia nhiệt đến 7000C và được làm nguội nhanh để tăng ứng suất bên trong chai lọ và tạo ứng suất đồng đều trong cả sản phẩm sản phẩm tôi thủy tinh chịu được sự chênh lệch nhiệt độ cao đến 2700C Sản phẩm thủy tinh tôi bị vỡ sẽ tạo thành những mảnh vỡ lớn đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong trường hợp nó bị vỡ

Như vậy dù sản xuất thủy tinh theo cách ủ thủy tinh hay tôi thủy tinh thì đều thực hiện ở nhiệt độ cao Nhiệt độ cao này ngoài việc phục vụ cho công việc sản xuất thủy tinh, thì nó cũng đóng vai trò như tác nhân hạn chế sự bám nhiễm của vi sinh vật lên bề mặt bao bì Do đó nếu sử dụng bao bì thủy tinh mới được sản xuất thì ta không cần rửa lại chai hoặc rửa nhẹ bằng dung dịch kiềm 1,5%, ở nhiệt độ 60-800C Việc lựa chọn này tùy thuộc vào “độ sạch” của quy trình sản xuất, cũng như sự nối tiếp giữa khâu sản xuất chai cho đến khâu đưa thực phẩm vào bao bì

Do việc vệ sinh bao bì tái sử dụng (đặc biệt là chai lọ) phức tạp hơn, tổng quát hơn và bao trùm cả trường hợp vệ sinh bao bì thủy tinh mới sản xuất, nên ở đây đặc biệt đi sâu vào quy trình vệ sinh bao bì thủy tinh, mà cụ thể là chai lọ thủy tinh

1.2.3 Đặc điểm của chai lọ tái sử dụng

Chai lọ thủy tinh tái sử dụng là việc sử dụng lại chai lọ thủy tinh đã qua sử dụng Do đó chai lọ loại này thường bẩn hơn chai mới sản xuất rất nhiều

Vì vậy việc rửa chai ở đây nhằm loại bỏ hầu hết các vi sinh vật và loại tất cả những vật chất có thể có trong chai như mảnh chai, cát, đất, nhãn chai cũ còn dính trên chai

Ở nhiệt độ thường, áp suất trong chai nước giải khát có gas sẽ đạt đến 400kPa, tức là áp lực của CO2 có thể tích bằng 4 lần thể tích chai, áp lực sẽ tăng lên 700kPa ở

400C và đạt 1000kPa khi thanh trùng Pasteur

Vì vậy thủy tinh phải chịu được áp lực tác động khoảng 1240 – 1380kPa mới

có thể cân bằng được với áp lực tác động của khí (gas) bên trong chai

Thí nghiệm đã cho thấy chai mới sản xuất có thể có ứng lực chỉ còn 2331kPa;

và sau một thời gian sử dụng ứng lực tiếp tục giảm dần cho đến khi ứng lực của chai S> 1524KP thì chai vẫn còn có thể sử dụng được, và tương ứng của cổ chai là

>690kPa

Trang 7

Ở các xí nghiệp sử dụng chai đựng các loại nước, thì chai được tái sử dụng và không cần có sự kiểm tra ứng lực Nếu chai đã bị mòn bề mặt do chu kỳ sử dụng tăng cao và vệ sinh chai bằng kiềm thì độ dày thành chai bị giảm hoặc trở nên không đồng đều, hoặc ứng lực chịu đựng của chai thấp dưới mức giới hạn <1500kPa (<1524kPa) thì chai có thể tự vỡ trong quá trình chiết rót, đóng nắp hoặc thanh trùng

1.2.4 Quy trình vệ sinh chai thủy tinh:

Nhập chai vào máy rửa chai Thao tác trên máy rửa chai như sau: chai được đưa vào ngăn của băng tải theo từng hàng (20-30 chai/hàng) Băng tải sẽ chuyển chai

đi trong máy rửa qua các buồng rửa khác nhau với thời gian lưu đủ để chai được rửa sạch (trong thời gian di chuyển chai được dốc ngược và luôn luôn được phun nước rửa vào bên trong), chai được rửa theo các bước chính qua các bể như sau:

Đưa chai vào máy

Rửa lần 1

Rửa lần 2

Rửa lần 3, cào nhãn

Rửa lần 4 và cào nhãn

Rửa lần 5

Rửa lần 6

Rửa lần 7 ửa

Làm ráo

Nước 550C

Nước 300C

Kiềm 1,5% 600C

Kiềm 1,5% 800C

Nước 600C

Nước 500C

Nước clo 2ppm 300C

Trang 8

1_ Ngâm và phun nước để làm sạch bụi Nước cần sử dụng chỉ cần nước ấm

300C

2_Chai được bang tải chuyển ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra ngoài 3_Chai được tiếp tục đưa vào bể nước ấm 550C

4_Chai được băng tải chuyển ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra ngoài 5_Chai được chuyển vào bể chứa dung dịch kiềm 1,5% ở nhiệt độ 600C Chai được di chuyển trong bể chứa dung dịch kiềm ở nhiệt độ 600C, cũng bằng thời gian ngâm chai trong bể, đồng thời chai được cào bỏ nhãn giấy và sau đó được dốc ngược

để tháo hết dịch trong chai:

Ở đây ta dùng dung dịch kiềm NaOH 1.5% rửa ở nhiệt độ cao Vai trò của NaOH trong trường hợp này là:

 Dung dịch có tác dụng lên cặn bẩn giúp hòa tan chất bẩn trên bao bì, như dầu mỡ

 Làm nở cặn khô đến trạng thái mềm bở

 Sát trùng

Nhiệt độ làm cho các phản ứng hóa lý xảy ra nhanh hơn, tốc độ thấm ướt nhanh Chai lọ được rửa sạch là nhờ cả vào tác dụng hóa học và tác dụng nhiệt của dung dịch tẩy rửa

6_ lặp lại bước 5 nhưng ở nhiệt độ 800C

7_Chai đươc rửa bằng nước sạch ở 600C và được dốc ngược để tháo nước trong chai

8_Chai được rửa sạch trong bể nước 500C và được dốc ngược để tháo nước 9_Sau đó chai được rửa bằng nước sạch ở 300C có nồng độ clorine 2ppm và được làm ráo hoặc sấy khô

Lựa chọn làm ráo hoặc sấy chai:

Nếu chai thủy tinh chứa đựng thực phẩm có qua thanh trùng thì chỉ cần làm ráo chai

Với những chai đựng thực phẩm không có giai đoạn thanh trùng sau chiết rót, thì phải sấy chai ở nhiệt độ 1150C trong 15 phút trước khi chiết rót thực phẩm vào chai

Chai PET cũng được rửa theo quy trình như trên nhưng với nồng độ và nhiệt độ nước rửa thấp hơn để chai không bị biến dạng

Trang 9

Một số lưu ý

Cần tuân theo sự tăng giảm nhiệt độ như sau: chai được nâng lên nhiệt độ cao

có sự chênh lệch 420C nếu được giảm nhiệt độ thì có thể theo từng bậc 280C Thông thường chai thủy tinh mới rời khỏi máy rửa chai nếu được chiết dung dịch lạnh thì dễ

vỡ Thời gian rửa chai trong máy là 15 – 20 phút

1.3 Thiết bị vệ sinh bao bì tái sử dụng

1.3.1 Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền

Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền gồm một hệ thống băng tải bằng thép không

rỉ và các buồng phun nước lạnh, buồng phun nước nóng, buồng phun hơi nước, buồng sấy hộp Băng tải mang hộp nằm ngang di chuyển lần lượt qua các buồng Bên trong buồng có các vòi phun nước hoặc hơi nước được bố trí dọc hai bên thành của băng chuyền Các vòi phun được bố trí thành hàng liên tiếp nhau nhờ đó hộp được phun nhiều lần trong suốt thời gian di chuyển trong mỗi buồng Hộp lần lượt được phun nước lạnh, nước nóng, hơi nước và sau đó sấy khô bằng không khí nóng Bụi bẩn sẽ được mang ra theo dòng nước Trong buồng sấy khô, một hệ thống quạt thổi không khí nóng làm khô hộp trong khi di chuyển Ðể tiết kiệm nước, thông thường các máy rửa có hệ thống lọc nước đã sử dụng, chỉ bổ sung thêm phần hao hụt

Hình 1: Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền

Trang 10

Hình 2: Phun rửa bên trong hộp trên băng tải

1.3.2 Máy rửa chai thủy tinh-chai nhựa

Ðặc tính của bao bì thủy tinh là không chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nhưng chịu được các hóa chất mạnh Do đó, bao bì thủy tinh có thể được rửa sạch bằng cách ngâm trong dung dịch kiềm nóng

Máy rửa chai thủy tinh gồm có 2 sợi xích thép chạy song song nhau Các giá giữ chai bằng thép nối giữa 2 sợi xích sẽ làm cho cả hệ thống xích-giá giữ chai di chuyển Xích chạy vòng trong máy đi qua các thùng chứa nước và dung dịch hoá chất theo một trong hai cách: di chuyển từng nấc: di chuyển-dừng-di chuyển hoặc di chuyển liên tục với vận tốc không đổi

Trong máy rửa chuyển động theo phương pháp thứ nhất, ở chu kỳ dừng, tại vị trí nhận, chai sẽ được một hệ thống tay gạt sắp xếp thẳng hàng đưa vào giá giữ chai Sau khi nhận, chai được chuyển dần xuống bên dưới và được ngâm trong bể chứa nước ấm Tại đây phần lớn các loại cặn bẩn thô sẽ rơi ra và lắng xuống đáy bể ngâm Nhãn chai bằng giấy sẽ trôi ra dễ dàng trong giai đoạn nầy Kế tiếp chai được đưa sang bể ngâm dung dịch kiềm nóng, các chất bẩn còn bám trên bề mặt sẽ bở tơi nhanh chóng Thời gian ngâm trong dung dich kiềm phải đủ để tất cả các chất bẩn mềm ra và

dễ dàng tách ra, kể cả một ít nhãn còn sót lại Sau khi ngâm trong dung dịch kiềm, chai được đưa lên trên, dốc ngược và được phun dung dịch rửa phía bên trong nhờ các vòi phun vận tốc cao được bố trí đúng tâm của chai trong giai đoạn dừng của băng chuyền Bên ngoài chai cũng được phun rửa Sau đó, chai được tráng lại nhiều lần bằng nước nóng rồi nước lạnh Dòng nước mạnh sẽ cuốn trôi tất cả các bụi bẩn bên trong chai Chai được giữ ở tư thế dốc ngược trong một thời gian để ráo bớt nước trước khi được đẩy khỏi giá giữ chai ra ngoài

Đối với máy có chuyển động liên tục, xích di chuyển với vận tốc không đổi, không dừng lại khi nhận chai vào và lấy chai ra khỏi máy Bộ phận đưa chai vào và lấy ra sẽ có chuyển động cùng tốc độ với xích, do đó chai được thao tác êm hơn Ở giai đoạn phun nước, vòi phun sẽ tự động di chuyển theo chai bảo đảm tia nước luôn

Trang 11

luôn được phun vào đúng miệng chai, nhờ vậy chai được rửa sạch hoàn toàn Máy này cần phải có độ chính xác khi chế tạo cũng như khi làm việc cao hơn nhiều so với máy chạy từng nấc

Nước và dung dịch sút trong máy được lọc để tái sử dụng nhằm tiết kiệm nước

và hoá chất Nhiệt độ được duy trì nhờ các ống gia nhiệt bằng hơi nước lắp phía dưới đáy

Hình 3: Máy rửa chai thủy tinh

Hình 4: Qui trình máy rửa chai sử dụng sút 2 lần (Krones –CHLB Đức)

Trang 12

Đối với chai nhựa, thường không cần phải rửa bằng các loại hoá chất mà chỉ cần súc tráng bằng tia nước mạnh, bởi vì chai nhựa chỉ sử dụng một lần không quay vòng, nên bên trong chai tương đối sạch Máy rửa loại nầy có hai dạng: dạng máy thẳng và dạng bàn quay Dạng thẳng thích hợp cho các qui trình năng suất nhỏ, còn dạng bàn quay áp dụng cho năng suất lớn

1.4 Tiêu chuẩn của bao bì thủy tinh sau khi vệ sinh

Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu thiết bị bao gói chứa đựng thực phẩm được ban hành trong “ Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm” của Bộ

Y tế ngày 4/4/1998

- Chai lọ được tái sử dụng sau khi rửa sạch Việc rửa chai nhằm loại bỏ các vi sinh vật và tất cả các vật chất có thể có trong chai, cát đất, nhãn

cũ còn dính trên chai

- Chai lọ thủy tinh đảm bảo các chỉ tiêu vi sinh, vật lý hóa học

- Bao bì thủy tinh phải bền chắc, không độc, không gỉ, mặt nhẵn, không bị

ăn mòn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

- Bao bì phải đảm bảo vệ sinh an toàn, các điều kiện khử trùng, vô trùng đạt tiêu chuẩn

- Hình dạng cấu trúc và thành phần vật liệu không được biến đổi sau quá trình vệ sinh

- Giữ được độ bền cơ học, độ bền nhiệt

- Khả năng cho ánh sáng chiếu qua vẫn được đảm bảo chứa đựng thực phẩm

2 Tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì

2.1 Điều luật áp dụng cho mực in bao bì

Trong các lĩnh vực sản xuất khác, việc sử dụng các chất liệu và các phụ liệu nào đó hoặc là được chấp thuận hoặc là bị nghiêm cấm Nhưng mực in và vec-ni thì phức tạp hơn rất nhiều Không có những phê chuẩn chính thức nào về các chất liệu có trong vật liệu dùng cho bao bì mặc dù những quy của định pháp luật được

áp dụng thì hết sức rộng và đa dạng liên quan đến các chất tiếp xúc với thực phẩm

Trang 13

Hình 5: In ấn bao bì

Chỉ thị số 86/109/EEC của các nước Châu âu, liên quan đến chất liệu tiếp xúc với thực phẩm thì mang tính quyết định về sản phẩm bao bì làm từ những vật liệu chứa các chất như vậy (bao bì cho dược phẩm thông thường cũng xử lý như với bao bì thực phẩm) Chỉ thị này đề cập đến bao bì một một cách khái quát, bất kể đến cấu trúc và quy trình sản xuất Hơn nữa, vật liệu làm bao bì trên thực tế (giấy, bìa cứng, nhựa và kim loại), chất kết dính, chất phủ, các loại vec-ni và mực in cũng bị kiểm soát bằng Chỉ thị hoặc bằng luật pháp của các nước thuộc Châu Âu (và Thụy Sĩ) bắt nguồn từ Chỉ thị này Tương tự, Mỹ có khung luật được quy định bởi Tổ chức quản lý dinh dưỡng và dược phẩm (FDA)

Ngoài khung luật nêu trên, một số các luật định chi tiết hơn quy định về điều luật liên quan đến sự tiếp xúc giữa vật liệu bao bì và thực phẩm, chẳng hạn như Chỉ thị của các quốc gia Châu Âu về nhựa số 90/128/EEC, và Tổ chức FDA của

Mỹ đoạn 175 đến 177 liên quan đến các loại nhựa, giấy và các lớp phủ ngoài tiếp xúc với thực phẩm Một số đường lối chính sách và luật định của các quốc gia Châu âu riêng lẽ (Pháp, Hà Lan, Ý, Đức) hàm chứa cái được coi là "các danh sách xác thực đáng tin cậy" về các chất liệu vừa mới được đưa ra để xác định và kiểm tra chất độc rất tốn kém

Ở Việt Nam, quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về:”Tiêu chuẩn

An toàn vệ sinh vật liệu bao bì” màu dùng để in ấn nhãn hàng hóa trang trí bao bì được yêu cầu là: phẩm màu cho phép dùng trong thực phẩm Các phẩm màu tổng hợp được phép trong thực phẩm với lượng màu tối đa cho phép nhiễm vào thực phẩm từ dụng cụ, vật liệu bao bì chứa đựng theo quy định:” Danh mục các chất

Ngày đăng: 12/03/2015, 08:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w