1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

36 2,1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 131,44 KB

Nội dung

Tổ chức kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

B PHẦN NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

1.1 Khái niệm về kế toán trong doanh nghiệp 4

1.2 Hàng tồn kho 6

1.2.1 Phân loại hàng tồn kho 6

1.2.2 Các tài khoản sử dụng trong hàng tồn kho 6

1.3 Tính giá hàng tồn kho 7

1.3.1 Phương pháp tính giá nhập hàng tồn kho 7

1.3.2 Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho 9

1.4 Hạch toán chi tiết hàng tồn kho 11

1.4.1 Tổ chức chứng từ và ghi sổ kế toán hàng tồn kho 11

1.4.2 Phương pháp ghi thẻ song song 12

1.4.3 Phương pháp ghi thẻ số dư 12

1.4.4 Phương pháp đối chiếu luân chuyển 12

2 Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp ở VN 13

2.1 Các chuẩn mực kế toán hàng tồn kho: 13

2.1.1 Những quy định chung 13

2.1.2 Nội dung chuẩn mực 13

2.2 Hạch toán hàng tồn kho ở Việt Nam 20

2.2.1 Kiểm kê hàng tồn kho phát hiện thừa và thiếu 20

2.2.2 Phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX ) 21

2.2.3 Hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK 27

3 Một số vấn đề trong kế toán hàng tồn kho Giải pháp nâng cao công tác kế toán hàng tồn kho 30

3.1 Khó khăn 30

3.2 Giải pháp khắc phục và nâng cao 31

3.3 Những trường hợp cụ thể- Giải pháp 31

3.4 Đề xuất của nhóm 34

C PHẦN KẾT LUẬN 35

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hàng tồn kho là toàn bộ nguồn vào quy trình sản xuất như hàng cung ứng,nguyên vật liệu, phụ tùng… mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài racòn bao gồm cả công việc đang được thực hiện - hàng hóa đang trong nhiều giaiđoạn sản xuất khác nhau - cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho đem bán hoặcvận chuyển đến khách hàng, chúng là một bộ phận tài sản lưu động có tỉ trọng lớn,được dự trữ để bảo đảm cho sản xuất hoặc cho kinh doanh thương mại Hàng tồnkho thường bao gồm nhiều loại rất phức tạp, đòi hỏi sự chú tâm rất lớn trong côngtác kế toán mới đảm bảo quản lý chặt chẽ được

Trong thời kì Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp cần phảibiết tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức để ngày một tiếp cận gầnhơn với nền kinh tế thế giới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóabán ra phong phú và đặc biệt sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọingười với số lượng lớn, nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm thì tính phức tạp cũngtăng lên như là chưa thể xuất bán Vì vậy vấn đề đảm bảo hàng hóa tồn kho là rất

quan trọng Chính vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài : “TỔ CHỨC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” để hiểu rõ hơn về việc tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho của doanh

nghiệp ở Việt Nam hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Cần hiểu được:

- Loại hàng tồn kho

- Các tài khoản sử dụng trong hàng tồn kho

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho

- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho

- Các chuẩn mực kế toán hàng tồn kho

- Một số vấn đề trong kế toán hàng tồn kho

- Giải pháp nâng cao công tác kế toán hàng tồn kho

- Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sao cho đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp

Trang 3

3 Yêu cầu

Nắm được các khái niệm cũng như nguyên tắc sau:

- Khái niệm về kế toán trong doanh nghiệp

- Khái niệm về hàng tồn kho

- Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho

- Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp và ghi sổ kế toán

- Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho ở VN

- Hạch toán hàng tồn kho ở VN

- Kiểm kê hàng tồn kho

4 Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức công tác kế toán hang ton kho ở doanh nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập thông tin, phân tích, sosánh, logic…

6 Phạm vi nghiên cứu

Cách tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam

7 Kết quả nghiên cứu

Tổ chức công tác kế toán hang ton kho không đơn thuần là tổ chức một bộphận quản lý trong doanh nghiệp, mà nó còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việcxác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếphoặc gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chứcnăng vốn có của mình

Tổ chức công tác kế toán hang ton kho trong doanh nghiệp trong điều kiệnthực hiện cơ chế thị trường, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của khoa học

tổ chức, còn phải gắn với đặc thù của hạch toán kế toán vừa là môn khoa học, vừa lànghệ thuật ứng dụng để việc tồ chức đảm bảo được tính linh hoạt, hiệu quả và đồng

bộ nhằm đạt tới mục tiêu chung là tăng cường được hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm về kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán trong doanh nghiệp là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thôngtin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản

và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thôngtin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả củacác hoạt động trong doanh nghiệp

Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanhnghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày củadoanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán.Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thànhcác báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán

Chức năng của kế toán trong doanh nghiệp:

 Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanhhàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác

 Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khácnhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thànhdạng cô đọng và hữu dụng

 Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêucầu của người ra các quyết định

Kế toán tài chính và kế toán quản trị:

Kế toán tài chính : là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên quanđến quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho người quản lý và những đối tượngngoài doanh nghiệp, giúp họ ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quantâm

Kế toán quản trị : là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho nhữngngười trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để

Trang 5

vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiếnlược và sách lược kinh doanh.

Kế toán trong doanh nghiệp có thể được phân chia theo nhiều cách:

 Theo cách thức ghi chép, kế toán gồm 2 loại :

 Kế toán thanh toán

 Kế toán chi phí và giá thành

 Kế toán bán hàng

 Theo chức năng cung cấp thông tin:

Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kếtoán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượngmỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau Theocách này kế toán gồm:

 Kế toán tài chính

 Kế toán quản trị

Thông tin kế toán:

Là những thông tin có được do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp Thôngtin kế toán có những tính chất :

 Là thông tin kế toán tài chính

 Là thông tin hiện thực, đã xảy ra

 Là thông tin có độ tin cậy vì mọi số liệu kế toán đều phải có

Chứng từ hợp lý lệ:

 Là thông tin có giá trị pháp lý

 Việc lập và lưu hành báo cáo kế toán là giai đoạn cung cấp thông tin vàtruyền tin đến người ra quyết định

Trang 6

1.2 Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mụcđích kinh doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiệndịch vụ cho khách hàng

1.2.1 Phân loại hàng tồn kho

Sơ đồ: Phân loại HTK ở doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất

Đối với doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho bao gồm hàng hoá tồn kho,hàng đang đi đường hoặc hàng gửi bán

Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, sảnphẩm đang chế tạo và thành phẩm

Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanhnghiệp ảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cânđối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh Vì vậyviệc phân loại hàng tồn kho là cần thiết và quan trọn đối với mỗi doanh nghiệp

1.2.2 Các tài khoản sử dụng trong hàng tồn kho

Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tìnhhình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toánhàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh

Trang 7

Giá trị thực tế của hàng hoá mua vào Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng

giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệpthực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳsản xuất, kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dỡdang; Nguyên liệu; Vật liệu; Công cụ, dụng cụ (gọi chung là vật tư) để sử dụngtrong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm: Hàng hoá mua về đểbán (hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi

đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến; Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi

đi bán; Sản phẩm dỡ dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưalàm thủ tục nhập kho); Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi giacông chế biến và đã mua đang đi trên đường; Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ

dỡ dang; Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vàthành phẩm, hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp

Hàng tồn kho, có 9 tài khoản

 Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường

 Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu

 Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ

 Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

 Tài khoản 155 - Thành phẩm

 Tài khoản 156 - Hàng hoá

 Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán

 Tài khoản 158 - Hàng hoá kho bảo thuế

 Tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.3 Tính giá hàng tồn kho

1.3.1 Phương pháp tính giá nhập hàng tồn kho

Với doanh nghiệp kinh doanh thương mại: Ở doanh nghiệp này hàng tồn kho

là hàng đang trong kho, hàng hoá đã mua nhưng đang đi đường hoặc hàng hoá gửibán ở doanh nghiệp khác Khi phản ánh trên sổ sách kế toán, hàng tồn kho đượcphản ánh theo giá thực tế nhằm đảm bảo nguyên tắc giá phí

Trang 8

Giá trị thực tế của hàng hoá gia công chế biến

= Trị giá mua thực tế xuất kho + Chi phí sơ chế

Tổng giá thành

sản phẩm =

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ -

Trong đó:

 Giá mua ghi trên hoá đơn: Là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người

bán theo hợp đồng hay hoá đơn tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà

doanh nghiệp áp dụng

 Chi phí thu mua hàng hoá: Chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, lưu kho,

lưu bãi, bảo hiểm hàng mua, hao hụt trong định mức cho phép, công tác phí của bộ

phận thu mua, dịch vụ phí,…

 Thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT (không khấu trừ)

 Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà doanh nghiệp được giảm trừ do đã

mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận Giảm giá hàng mua: Là số

tiền mà người bán giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩm chất, sai quy cách…

khoản này ghi giảm giá mua hàng hoá

Với doanh nghiệp sản xuất: Ở các doanh nghiệp này hàng tồn kho gồm

nguyên vật liệu, giá trị sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng gửi bán Giá thực tế

từng loại hàng tồn kho được xác định như sau:

 Nguyên vật liệu mua chuẩn bị cho sản xuất: Giá thực tế được xác định giống

hàng hoá mua vào

 Với thành phẩm nhập kho: Giá thực tế là giá thành phẩm sản xuất thực tế tức

bao gồm ba khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Trang 9

1.3.2 Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho

Phương pháp hạch toán và quản lý hàng tồn kho

Phương pháp kế khai thường xuyên

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánhthường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên

sổ kế toán

Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản

kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng,giảm của vật tư, hàng hoá Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể đượcxác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, sosánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán Về nguyên tắc số tồn khothực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán Nếu có chênh lệch phảitruy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời

Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất(công nghiệp, xây lắp .) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng cógiá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quảkiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hoá trên sổ kế toántổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

Trị giá hàng

xuất kho trong

kỳ

= Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ +

Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ -

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá(Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồnkho Giá trị của vật tư, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánhtrên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”)

Công tác kiểm kê hàng hoá, vật tư, được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán đểxác định giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hoá xuất kho

Trang 10

trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tàikhoản 611 “Mua hàng”.

Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toánhàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ

kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ)

Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủngloại hàng hoá, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hoá, vật

tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ .)

Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảmnhẹ khối lượng công việc hạch toán Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hoáxuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy,bến bãi

Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo mộttrong các phương pháp sau:

 Phương pháp tính theo giá đích danh

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tếcủa từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng chocác doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

 Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từngloại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể đượctính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể củamỗi doanh nghiệp

 Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàngtồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồnkho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểmcuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lôhàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ

Trang 11

được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồnkho.

 Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàngtồn kho được mua hoặc được sản xuất sau thì được xuất trước và giá trị hàng tồnkho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sauhoặc gần sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu

kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vậttheo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hoá theo từng địa điểm quản lý và sửdụng, luôn luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế vềvật tư, hàng hoá với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

1.4 Hạch toán chi tiết hàng tồn kho

1.4.1 Tổ chức chứng từ và ghi sổ kế toán hàng tồn kho

Tổ chức chứng từ kế toán hàng tồn kho lá quá trình tổ chức việc lập, ghichép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển chứng từ bảo quản sử dụng lại chứng từ vàlưu trử tất cả chứng từ kế toán liên quan tới hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhằmphản ánh và giám đốc các thông tin về hàng tồn kho trong doanh nghiệp, phục vụcho việc lãnh đạo nhiệm vụ, ghi sổ kế toán và tổng hợp số liệu kế toán

Trên cơ sở yêu cầu chung về tổ chức chứng từ kế toán, dựa vào đặc điểm sảnxuất kinh doanh và yêu cầu quản lý cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần tổ chức chứng từ

kế toán cho phù hợp, cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả cho quá trình quản lí

Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC chứng từ về kế toán hàng tồn kho baogồm:

- Phiếu nhập kho (mẩu số 1-VT) – phiếu xuất kho (mẫu số 2-VT).

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẩu số 3-VT).

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì (mẫu số 4-VT) – bảng kê mua hàng (mẫu số

6 - VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa (mẫu số 05-VT).

- Bảng phân bố nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (mẫu số 07-VT).

Trang 12

1.4.2 Phương pháp ghi thẻ song song

Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất kho của từngthứ vật tư, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng Thẻ kho do phòng kế toán mở và được

mở cho từng thứ vật tư, hàng hóa Sau khi ghi chép những chỉ tiêu ở trên, kế toángiao cho thủ kho giữ

Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng số kế toán chi tiết để ghi chép tình hìnhnhập xuất cho từng vật tư, hàng hóa Hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng và giá trị củatừng thứ vật tư, hàng hóa Cuối tháng, thủ kho và kế toán tiến hành đối chiếu số liệugiữa thẻ kho và sổ chi tiết Mặt khác căn cứ vào sổ chi tiết kế toán lập bảng kê tổnghợp xuất – nhập để đối chiếu với kế toán tổng hợp

1.4.3 Phương pháp ghi thẻ số dư

Theo phương pháp này, thủ kho chỉ ghi chép phần số lượng còn kế toán chỉghi chép phần giá trị

Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho và ghi chép như phương pháp thẻ songsong Cuối tháng phải ghi chuyển số tồn kho trên thẻ kho vào cột số dư ở cột sốlượng

Tại phòng kế toán: kế toán sử dụng bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất để ghichép định kỳ hoặc hàng ngày theo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng lập thành bảng tổnghợp xuất – nhập – tồn

Phương pháp này được vận dụng trong các đơn vị có chủng loại vật tư, hànghóa, trình độ chuyên môn cán bộ kế toán vững vàng và đã xây dựng được hệ thốngdanh điểm, vật tư, hàng hóa

1.4.4 Phương pháp đối chiếu luân chuyển

- Tại kho thủ kho sử dụng “thẻ kho” để ghi chép giống như phương pháp ghi

thẻ song song

- Tại phòng kế toán: kế toán sử dụng “sổ đối chiếu luân chuyển” để ghi chép

theo chỉ tiêu số lượng và giá trị cho từng loại vật liệu Cuối tháng, số liệu trên sổ đốichiếu với sổ kế toán tổng hợp

Phương pháp này được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có cùngchủng loại vật liệu ít, không nhiều nghiệp vụ nhập – xuất – tồn vật tư, hàng hóa,

Trang 13

không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật tư, hàng hóa, do vậy không có điềukiện ghi chép theo dõi tình hình nhập – xuất hàng ngày

2 Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp ở VN

2.1 Các chuẩn mực kế toán hàng tồn kho:

Chuẩn mực kế toán là những quy định, hướng dẫn về các nguyên tắc vàphương pháp kế toán làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính

Chuẩn mực “Hàng tồn kho” được xây dựng nhằm quy định và hướng dẫn cácnguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho nhằm phản ánh lên các tài khoảnmột cách hợp lý, chính xác làm cơ sở cho việc lập các báo cáo tài chính

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 “Hàng tồn kho” (IAS 02) được ban hành,công bố năm 1975 Bộ Tài chính Việt Nam dựa trên cơ sở các Chuẩn mực Kế toánQuốc tế và các điều kiện thực tế ban hành Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”(VAS 02) ngày 31/12/2001

2.1.1 Những quy định chung

Cả hai chuẩn mực “Hàng tồn kho” của kế toán Quốc tế và kế toán Việt Namđều có cùng một mục đích đó là quy định và hướng dẫn về nguyên tắc và phươngpháp kế toán hàng tồn kho Bao gồm: Định nghĩa hàng tồn kho; Nguyên tắc vậndụng kế toán hàng tồn kho; Xác định giá trị hàng tồn kho; Phương pháp tính giá trịhàng tồn kho làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Chuẩn mực “Hàng tồn kho” của kế toán Việt Nam và Quốc tế đều quy địnhphạm vi áp dụng như sau: Chuẩn mực này được áp dụng cho tất cả các hàng tồn kho

là tài sản, bao gồm hàng tồn kho: Được giữ để bán; Đang trong quá trình sản xuấtkinh doanh dở dang; Nguyên liệu để sử dụng trong quá trình kinh doanh, cung cấpdịch vụ; Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, hàng tồn kho gồm chi phí dịch vụ tươngứng với doanh thu chưa được ghi nhận

Các nguyên tắc được vận dụng trong chuẩn mực kế toán hàng tồn kho:Nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc phù hợp

2.1.2 Nội dung chuẩn mực

2.1.2.1 Xác định giá trị hàng tồn kho

a Giá gốc hàng tồn kho

Trang 14

 Chuẩn mực IAS 02 và VAS 02 về xác định giá trị hàng tồn kho :

IAS 02: Hàng tồn kho phải ghi nhận theo giá thấp hơn giá gốc và giá trịthuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng

VAS 02: Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá gốc Trong trường hợpgiá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì ghi nhận theo giá trị thuần

cụ thể thực hiện được

 Về cách xác định giá gốc hàng tồn kho

Cả IAS 02 và VAS 02 đều cùng có chung cách xác định về giá gốc, nhưngvới VAS 02 dựa trên cơ sở IAS 02 để đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng và phùhợp với thực tiễn của Việt Nam Cụ thể:

- IAS 02: Giá gốc hàng hóa bao gồm tất cả các chi phí mua, chi phí chế biến,

và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại Trong đó: Chi phí mua (giá mua và chi phí nhập khẩu); Chi phí chế biến (Chiphí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung; Chi phí chung biến đổi; Chi phíchung cố định được phân bổ dựa trên công suất bình thường của máy móc sảnxuất); Các phí phí khác (chi phí thiết kế, đi vay)

- VAS 02: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí đi mua, chi phí chế biến và

các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại Trong đó: Chi phí mua (gồm giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí khác cũng liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản giảm trừ(chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua ) được loại trừ khỏi chi phí mua; Chiphí chế biến: chi phí nhân công trực tiếp, chí phí sản xuất chung (bao gồm chí phísản xuất chung cố định, chi phí SXC biến đổi) phát sinh trong quá trình chuyển hóanguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm; Chi phí liên quan trực tiếp khác: Chi phíliên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phíkhác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho như: chi phí thiết kế

b Giá trị thuần có thể thực hiện được

Cả IAS 02 và VAS 02 đều đưa ra khái niệm Giá trị thuần có thể thực hiệnđược: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bìnhthường trừ đi (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần

Trang 15

thiết cho tiêu thụ chúng Những ước tính này phải dựa trên bằng chứng đáng tin cậynhất thu thập được vào thời điểm ước tính.

IAS 02: Hàng tồn kho thường được điều chỉnh giảm xuống bằng giá trịthuần có thể thực hiện được theo những nguyên tắc sau: Theo từng khoản mục; Cáckhoản mục tương tự nhau thường được nhóm lại; Từng dịch vụ được hạch toán nhưmột khoản mục riêng biệt

VAS 02: Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng,lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên Việcghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được làphù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ướctính từ việc bán hàng hay sử dụng chúng

Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hoá tồn kho phảidựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính nàyphải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sựkiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận vớicác điều kiện có ở thời điểm ước tính Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiệnphải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho

2.1.2.2 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

a Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

IAS 02: Đưa ra các phương pháp để tính giá trị hàng tồn kho như sau:Phương pháp giá tiêu chuẩn; Phương pháp giá bán lẻ (áp dụng cho các ngành bánlẻ)

IAS 02 cũng đưa ra 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Giá đích danh;Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước (Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2 sửađổi tháng 12/2003 đã loại trừ phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho)

VAS 02: Cũng áp dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho như trên,song chưa loại bỏ phương pháp LIFO và không đề cập đến phương pháp giá tiêuchuẩn

b Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Theo VAS 02, hàng tồn kho cuối kỳ phải được đánh giá theo giá trị thấp nhấtgiữa giá phí và giá thị trường hiện tại: Trong điều kiện có lạm phát, giá trị hàng tồn

Trang 16

kho phải được báo cáo theo giá phí; Trong điều kiện ngược lại, giá trị hàng tồn khophải được báo cáo theo giá thị trường.

Hàng tồn kho cuối kỳ phải được đánh giá theo giá trị thấp nhất giữa giá phí

và giá thị trường hiện tại có ý nghĩa tuân thủ được nguyên tắc thận trọng và nguyêntắc phù hợp

Nguyên tắc xác định giá thị trường: giá thị trường hiện tại được hiểu như làgiá phí để thay thế một loại hàng tồn kho tương ứng tại thời điểm hiện tại Tuynhiên, giá thị trường không được vượt quá giá trị hiện tại thuần của hàng tồn kho -được định nghĩa như giá bán ước tính của hàng tồn kho trong điều kiện kinh doanhbình thường trừ đi chi phí hợp lý để hoàn tất và đem bán Giá thị trường khôngđược thấp hơn giá trị thuần trừ đi khoản lợi nhuận trung bình tính theo giá bán

c Ảnh hưởng của các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho lên Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng có thể ảnhhưởng trực tiếp đến Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), báo cáo kết quả kinh doanh(BCKQKD) và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp Bởi lẽ giá vốn hàngbán được phản ánh trong BCKQKD và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được thể hiệntrong BCĐKT

Nếu không có lạm phát thì các phương pháp xác định giá trị hàng tồn khotrên sẽ đưa ra cùng một kết quả Tuy nhiên, xét trong dài hạn thì giá cả có xu hướngtăng lên Nếu giá cả tăng dần lên, mỗi phương pháp kế toán về xác định giá trị hàngtồn kho sẽ đưa ra các kết quả sau:

Phương pháp FIFO: Làm cho giá trị hàng tồn kho cuối kỳ cao mà khôngphản ánh theo giá trị thực (được phản ánh trên BCĐKT), nhưng nó cũng làm tănglợi nhuận thuần vì có thể hàng tồn kho của vài năm trước được sử dụng để xác địnhgiá vốn hàng bán Do đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu hiện hành và chi phí hiệnhành nên phương pháp này phản ánh tốt nhất lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo ra

“lợi tức hàng tồn kho - the inventory profit” Tuy nhiên, chính điều này là tiềm ẩntăng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Phương pháp LIFO: Làm cho giá trị hàng tồn kho cuối kỳ thấp mà khôngphản ánh theo giá trị thực (được phản ánh trên BCĐKT) Đây là kết quả của việc

Trang 17

tính giá làm cho giá trị hàng tồn kho cuối kỳ thấp hơn rất nhiều so với giá cả hiệntại Phương pháp này đưa ra kết quả về thu nhập thuần thấp vì giá vốn hàng bánđược xác định cao hơn Ví dụ vào cuối những năm 20 của thế kỷ 20, hãng Dupont

và Geneneeral Motor chuyển từ phương pháp FIFO sang phương pháp LIFO mỗidoanh nghiệp đã chi trả tiền thuế thu nhập thấp hơn khoảng 150 triệu USD, cùng lúc

đó các doanh nghiệp này đã báo cáo thu nhập thuần cho các cổ đông thấp hơn sovới thu nhập thuần mà có được do hãng vẫn sử dụng phương pháp FIFO báo cáo tàichính cho các cổ đông

Phương pháp bình quân gia quyền: Không gắn doanh thu tại một thời điểmvới hàng xuất kho tại thời điểm đó, mà là giá xuất kho trung bình Khi giá đơn vịtăng hoặc giảm thì tổng giá hàng xuất kho nằm ở khoảng giữa giá trị hàng tồn khotính theo phương pháp FIFO và LIFO

Nếu giá đang giảm dần, mỗi phương pháp kế toán xác định giá trị hàng tồnkho nêu trên sẽ cho kết quả hoàn toàn ngược lại

2.1.2.3 Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Xuất phát từ nguyên tắc thận trọng là không đánh giá cao hơn giá trị của cácloại tài sản

Các nguyên nhân làm giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc:hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời; giá bán bị giảm; chi phí hoàn thiện, chi phí để bánhàng tăng lên…

Theo VAS 02:

- Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồnkho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phònggiảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớnhơn giá trị thuần có thể thực hiện được Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn khođược thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dởdang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ vớimức giá riêng biệt

- Bằng chứng để lập dự phòng là khi có sự biến động của giá cả, chi phí trựctiếp liên quan đến các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sựkiện này được xác nhận với các điều kiện có ở thời điểm ước tính

Trang 18

- Các trường hợp đặc biệt: Khi số lượng hàng tồn kho lớn hơn yêu cầu thìphần chênh lệch này, giá trị thuần được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩmkhông được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên

sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm Khi có sự giảmgiá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm caohơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồnkho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được

- Hoàn nhập dự phòng: Đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanhthu trong kỳ kế toán

Theo IAS 02 đề cập đến dự phòng giá trị thuần có thể thực hiện được và giátrị có thể thấp hơn giá gốc Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trịthuầ bn có thể thực hịên được là phù hợp với nguyên tắc ghi nhận tài sản, nghĩa làgiá trị tài sản được ghi nhận không lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bánhay sử dụng chúng

2.1.2.4 Ghi nhận chi phí

- IAS 02 quy định về các khoản mục được ghi nhận là chi phí đó là: Giá trịhàng tồn kho đó được bán ra; Điều chỉnh giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiệnđược; Mất mát hàng trong kho; Hao phí bất thường; Chi phí sản xuất chung khôngđược công bố

- VAS 02: Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đó bán được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đếnchúng được ghi nhận Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giáhàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phònggiảm giá hàng tồn kho đó lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụtmất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây

ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cuốiniên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đó lập ởcuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệnh lớn hơn phải được hoàn nhập ghigiảm chi phí sản xuất, kinh doanh

Ngày đăng: 01/04/2013, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hạch toán hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên (TK 156) - Tổ chức kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp ở việt nam hiện nay
Sơ đồ h ạch toán hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên (TK 156) (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w