MỞ ðẦU Kawasaki Tomisaku là nguời đầu tiên đã phát hiện ra bệnh Kawasaki từ nam 1961[39] nhung mãi đến nam 1974 ông mới công bố bệnh này bằng tiếng Anh [40]. ðây là một bệnh sốt phát ban cấp tính có viêm mạch hệ thống thuờng gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ duới nam tuổi [10], [11], [20], [54],[64]. Chỉ số mắc bệnh hằng nam ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào khoảng 50-100 trên 100.000 trẻ duới 5 tuổi [29], [59], [62], [65] và đỉnh cao là 200 trên 100.000 trẻ duới 5 tuổi . Mặc dù bệnh đuợc phát hiện từ hon 40 nam nay và có nhiều công trình nghiên cứu đã đuợc công bố, nhung đến nay nguyên nhân và co chế gây bệnh cung còn nhiều bí ẩn, do đó vấn đề chẩn đoán và điều trị cung chua sáng tỏ hoàn toàn. Về biểu hiện lâm sàng, Kawasaki giống nhu một bệnh nhiễm khuẩn, nhung lại chua tìm đuợc tác nhân gây bệnh [69]. Về co chế bệnh sinh, Kawasaki có biểu hiện giống nhu bệnh viêm mạch theo co chế miễn dịch nhung không dễ điều trị bằng costicosteroid. Bệnh gây tổn thuong nhiều noi nhu mắt, miệng, da nhung tổn thuong mạch vành và co tim là nguyên nhân có thể dẫn đến tử vong của trẻ hoặc bệnh lý tim mạch sau này [10], [20], [64]. Ở những nuớc phát triển, Kawasaki đã trở thành nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mắc phải ở trẻ em [20], [54]. Ở Việt Nam từ truờng hợp gặp đầu tiên tại Bệnh viện nhi Trung uong vào nam 1995, số trẻ em nhập viện ngày càng tang, với tỷ lệ tổn thuong mạch vành là 39,2% [2], [3]. Bệnh có biểu hiện lâm sàng phong phú đa dạng giống với nhiều bệnh sốt cấp tính khác, trong khi tiến triển tự thoái lui nên dễ chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót, không đuợc điều trị. Hiểu biết rõ về dịch tễ học và lâm sàng của bệnh là điều cần thiết giúp cho các bác si nhi khoa nâng cao nhận thức về bệnh để góp phần chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm giảm biến chứng của bệnh. Trong chuyên đề này, chúng tôi xin đề cập hai khía cạnh sau đây: 1. ðặc điểm dịch tễ học bệnh Kawasaki ở trẻ em. 2. Biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasaki.