báo cáo thực tập công ty xây dựng kiến trúc công trình
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Với mục đích tìm hiểu, làm quen với tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một sốhoạt động của doanh nghiệp, trong hơn một tháng vừa qua, được sự chỉ dạy của thầyTrần Mạnh Hùng, giáo viên Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế kỹ thuậtcông nghiệp, cùng sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty Kiến trúc Công trình, em đãtrải qua đợt thực tập tổng hợp tại công ty và nay tiến hành viết bài báo cáo để tổngkết những vấn đề mình đã tìm hiểu được
Trong bài báo cáo thực tập tổng hợp này, ngoài phần Lời mở đầu và phần Kếtluận nội dung, bài báo cáo gồm có hai phần:
- Chương 1: Khái quát chung về công ty Kiến trúc Công trình.
- Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kiến trúc Công trình.
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị ở Công ty và đặcbiệt là sự chỉ dẫn của thầy Trần Mạnh Hùng, giảng viên khoa QTKD trường Đại HọcKinh tế kỹ thuật công nghiệp
Trong quá trình thực tập tại công ty, mặc dù đã cố gắng trong việc thu thập,tham khảo tài liệu và tìm hiểu thực tế nhưng với kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp
và kỹ năng thực tế còn hạn chế, bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và đánh giá chân thành của thầy côgiáo trong Khoa và cán bộ công nhân viên của công ty để bài báo cáo của em ngàycàng hoàn thiện
Sinh viên
Vũ Tuấn Anh
Trang 2CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Kiến trúc Công trình (ACO)
Tên tiếng Anh : ACO Co , Ltd
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, km 10, đường Trần Phú, PhườngVăn Quán, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội
Các giai đoạn phát triển của Công ty:
Giai đoạn 1994 -2000:
Trang 3Công ty TNHH Kiến trúc Công trình (ACO) được thành lập ngày 17/4/1994theo Quyết định số 112/GP-UB ngày 17/4/1994 của UBND thành phố Hà Nội và giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 044026 ngày 20/4/1994 của Sở Kế Hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng dân dụng;
- Sửa chữa nhà cửa và trang trí nội thất;
- Sản xuất vật liệu xây dựng
Giám đốc:
Nguyễn Văn Liên: nguyên Trưởng khoa xây dựng; hiệu phó Trường đại học Kiếntrúc; Thứ trưởng bộ xây dựng
Phó giám đốc:
Lý Ngọc Tuấn: Giảng viên khoa xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đặng Đức Hiệp: Giảng viên khoa xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Phạm Đắc Thành: Giảng viên khoa xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Ngày 20/1/1995, Công ty tăng vốn điều lệ lên 1.002.000.000 đồng
Ngày 20/6/1995, Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 2: Tăng vốn điều lệ lên1.352.000.000 đồng; bổ sung thêm ngành nghề: Sản xuất, chế biến hang gốm sứ thủytinh; Sản xuất chế biến đồ gỗ nội thất; Buôn bán hàng tư liệu sản xuất
Các công trình do công thi công giai đoạn này:
- Cải tạo trường đại học kiến trúc Hà Nội: Sân nhà A,B, Nhà I, Nhà T, Ký túc xá sinhviên nước ngoài, đường nội bộ, sân thể thao …
- Trụ sở Thị ủy Hà Đông;
- Nhà làm việc Chuyên gia Công ty may 10;
Trang 4- Trụ sở UBND huyện Hưng Hà - Thái Bình;
- Các công trình bưu điện xã huyện Thạch Thất Hà Nội
Giai đoạn 2001 -2005:
Do yêu cầu công tác, Đồng chí Nguyễn Văn Liên được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộxây dựng Đồng chí Phạm Đắc Thành được bổ nhiệm làm giám đốc đại diện phần vốncủa Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Ngày 22/03/2001, Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3: bổ sung thành viênPhạm Đắc Thành, rút thành viên Nguyễn Văn Liên; bổ sung ngành nghề: Tư vấn đầu
tư xây dựng; Tư vấn thiết kế kết cấu đối với các công trình xây dựng dân dụng, côngnghiệp, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
Ngày 05/09/2002 Trường đại học Kiến trúc và Ông Vũ An Lân rút phần góp vốn củamình Công ty tiến hành sửa đổi điều lệ hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp
và thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 4: bổ sung thành viên Nguyễn Văn Ngọt,thành viên Nguyễn Hải Hà; bổ sung thêm ngành nghề: Đầu tư, kinh doanh và pháttriển bất động sản
Các công trình do Công ty thực hiện giai đoạn này:
- Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán hạng mục cải tạo nhà A5 - Họcviện hành chính Quốc Gia;
- Tư vấn khảo sát và Thiết kế Trung tâm văn hoá Đình thôn bầu xã Kim Trung;
- Tư vấn giám sát thi công Công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật phần trong hàng ràocụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm;
- Thiết kế Khu gia đình cán bộ quân đoàn 4;
- Tư vấn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và lập tổng dự toán Khu nhà ở TổngCông ty Vật Tư Nông Nghiệp tại Dịch Vọng;
- Tư vấn khảo sát và Thiết kế Trung tâm thương mại Cẩm Phả;
Trang 5- Tư vấn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và lập tổng dự toán Trụ sở Tổng Công tyVật Tư Nông Nghiệp;
- Lập Hồ sơ thiết kế thi công Nhà máy gạch ngói Thanh Tiến - Đồng Nai;
Thi công Xây lắp công trình Công Ty TNHH May Mặc Xuất Khẩu VIT GARMENT;
Lập quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng và thiết kế hạ tầng kỹ thuật Nhà máy mổ vàchế biến thịt gà Công Ty Cổ Phần Phúc Thịnh;
- Tư vấn khảo sát thiết kế Mở rộng mạng cáp các bưu cục tỉnh Cà Mau;
- Tư vấn thiết kế phần kiến trúc và kết cấu nhà máy Công Trình Thuỷ Điện Sê San3A;
- Tư vấn thiết kế tường cánh hạ lưu bờ trái - Công Trình Thuỷ Điện Sê San 3A
- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Khu nhà ở và dịch vụ công cộng đường Lý Thái Tổ
- Bắc Ninh;
- Lập báo cáo đầu tư xây dựng Kho bạc nhà nước Mường La - Sơn La;
- Tư vấn, thiết kế, khảo sát xây dựng Nhà để xe khách sạn Fortuna - Hà Nội;
- Thiết kế kỹ thuật thi công công trình khu thương mại văn phòng cho thuê và căn hộ
- Tư vấn thiết kế, khảo sát xây dựng Di tích đền Trần - Nam Định;
- Thi công sửa chữa cải tạo tầng 2 nhà làm việc số 8 Láng Hạ Phân Viện Công NghệMới Và Bảo Vệ Môi Trường;
Trang 6- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và phân tích đành giá hồ sơ dự thầu Khu thể dục thểthao sinh viên Bách Khoa;
- Nhận thầu thi công hố chôn rác Công ty môi trường đô thị tỉnh Hà Đông;
- Thẩm định TKKT thi công của phương án thi công bê tông ứng lực trước - Trungtâm thương mại BOURBON Thăng Long;
- Thẩm tra tổng dự toán công trình Trung tâm thương mại BOURBON Thăng Long;
- Thẩm tra Thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán Trung tâm sở lý nước thải khu côngnghiệp dệt may Phố Nối Hưng Yên;
- Tổ chức thi công Nhà để xe Bệnh Viên Bạch Mai;
- Thi công thép dự ứng lực căng sau có bám dính Bộ thương vụ - Đại sứ quán Pháp;
- Tư vấn giám sát thi công Viện hoá học các hợp chất tự nhiên (Phần xây lắp)
- Khảo sát, lập quy hoạch và đầu tư Dự án khu đô thị Văn khê - Hà Đông - Hà Tây;
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán công trình - giai đoạn 2 TrungTâm thương Mại BOURBON Thăng Long;
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật công trình Khu đô thị mới Nam Thăng Long
Giai đoạn 2006 - nay:
Ngày 16/4/2007để phù hợp với tình hình kinh doanh thành viên Nguyễn Văn Ngọt xinrút phần góp vốn Công ty tăng vốn điều lệ lên 4.500.000.000 đồng và thay đổi đăng
ký kinh doanh lần thứ 5: bổ sung thành viên Phạm Đắc Thành và là người đại diệntheo pháp luật của công ty; Bổ sung thêm các ngành nghề: Thiết kế cấp thoát nước đốivới các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị;
Ngày 17/10/2007 công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 6; bổ sung thêm cácngành nghề:
Trang 7Ngày 24/6/2009, Công ty tăng vốn điều lệ lên 4.500.000.000 đồng và thay đổi đăng
ký kinh doanh lần thứ 7, Bổ sung thêm các ngành nghề:
Tháng 5 /2011, nhằm ổn định cơ sở làm việc và phát triển sản xuất Công ty đầu tư Trụ
sở văn phòng công ty tại tẩng 7 - Tòa nhà hỗn hợp Sông Đà - Hà Đông, Km 10 đườngTrần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Công ty thay đổi vàkiện toàn đăng ký kinh doanh lần thứ 8 với ngành nghề sau: (xem thêm trong phầngiới thiệu tại trang Web)
Các công trình do công ty thực hiện trong giai đoạn này:
- Tham gia góp vốn vào một số công ty sau:
Công ty CP đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu ACO
Công ty CP đầu tư & xây dựng AMADOOR
Công ty Cổ phần Tư vấn kỹ thuật và Đầu tư xây dựng ACOCI
Các công trình Tư vấn và thi công:(xem thêm phần Công trình dự án tại trang Web)
Trang 8Lãnh đạo Công ty qua các thời kỳ
Giai đoạn 1994 - 1995:
- Giám đốc: GS-TS Nguyễn Văn Liên - Nguyên hiệu phó trường Đại học Kiến Trúc;Thứ trưởng Bộ Xây dựng
- Phó giám đốc: ThS-KS Phạm Đắc Thành - Giảng viên trường Đại học Kiến trúc
- Phó giám đốc: ThS-KS Lý Ngọc Tuấn - Nguyên Giảng viên trường Đại học KiếnTrúc; Tổng giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng - Constrexim
- Phó giám đốc: Đặng Đức Hiệp - Nguyên Giảng viên trường Đại học Kiến Trúc
Giai đoạn 1996 – 2002:
- Giám đốc: ThS-KS Phạm Đắc Thành - Giảng viên trường Đại học Kiến Trúc
- Phó giám đốc: TS Lê Anh Dũng - Nguyên Giảng viên trường Đại học Kiến Trúc;Hiện là Chánh Văn Phòng Bộ xây dựng
Giai đoạn 2002 – 2003:
- Giám đốc: Ths-KTS Nguyễn Hải Hà - Hiện là Phó tổng giám đốc Vinatexland.Giai đoạn 2004 – 2006:
- Giám đốc: ThS-KS Phạm Đắc Thành - Giảng viên trường Đại học Kiến Trúc
- Phó Giám đốc: Ths-KTS Nguyễn Hải Hà - Hiện là Phó tổng giám đốc Vinatexland
Giai đoạn 2006 – 2010:
- Giám đốc: ThS-KS Phạm Đắc Thành - Giảng viên trường Đại học Kiến Trúc
- Phó Giám đốc: Ths-KTS Nguyễn Hải Hà - Hiện là Phó tổng giám đốc Vinatexland
- Phó Giám đốc: KS Nguyễn Huy Hùng
- Phó Giám đốc: KS Nguyễn Bảo Toàn
- Phó Giám đốc: KS Vũ Năng Thụy
Trang 9Giai đoạn 2011 – Nay:
- Giám đốc: Thạc sỹ Phạm Đắc Thành - Giảng viên trường Đại học Kiến Trúc
- Phó Giám đốc: KS Nguyễn Huy Hùng
- Phó Giám đốc: KS Nguyễn Bảo Toàn
Các chuyên gia, chủ nhiệm công trình đã có nhiều đóng góp trong quá trình phát triểncủa Công ty
- PGS-TS Vương Ngọc Lưu - Hiệu phó Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
- KS Phạm Khắc Tuấn: Chủ tịch UBND quận Hà Đông
- KS Lê Tiến Hùng: Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Hải Phát
- KS Trương Đình Chuẩn: Phó giám đốc Công ty xây dựng Trường Giang
- Ths-KS Nguyễn Văn Điền: Nguyên trưởng khoa đô thị Trường Đại học Kiến trúc
1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty
Quy mô của Doanh nghiệp được coi là lớn hay vừa và nhỏ được đánh giá dựa trên haitiêu thức:
Thứ nhất, dựa vào tổng số vốn kinh doanh Với số vốn điều lệ là 40.181.000.000 đồng,sau gần 20 năm phát triển, tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn của công tylà:195.570.101.141đồng
Thứ hai, dựa vào tổng số lượng công nhân viên trong công ty Tính đến ngày
Trang 10Như vậy, với tổng số vốn và lao động như trên thì công ty TNHH Kiến trúc Công trìnhđược đánh giá là doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng của công ty
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ,công ty đã thực hiện cácchức năng như sau :
Xây dựng công trình dân dụng , công nghiệp,giao thông, thuỷ lợi, cấp thoátnước
Xây lắp điện Trang trí nội thất; lắp đặt điện nước
Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
Mua bán vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội thất, thiết bị điều hoà nhiệt độ,thiết bị văn phòng, thiết bị phòng cháy chữa cháy
Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng
Kinh doanh du lịch sinh thái (Bổ sung)
Khảo sát, lập dự án đầu tư, lập dự toán các công trình xây dựng
Tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng; lập hồ sơ mời thầu; phântích, đánh giá hồ sơ dự thầu
Thiết kế các công trình dân dụng-công nghiệp từ cấp 2 trở xuống
Khai thác đá, cát xây dựng Sản xuất tấm bê tông đúc sẵn, ống, cột bê tông,cọc bê tông cốt thép Sản xuất bê tông tươi
Trong đó, hàng hóa chủ yếu của công ty là các công trình dân dụng, công trình côngnghiệp, xây lắp điện nước, trang trí nội thất, kinh doanh nhà hàng khách sạn
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Trong điều kiện sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt giữa các công ty, để có thểtồn tại và phát triển trên thương trường, công ty đã nhìn nhận và đề ra những nhiệm
vụ chính mà công ty phải thực hiện:
Trang 11Thứ nhất, tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước trong hoạt động sản
xuất kinh doanh Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước
Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc về bảo vệ môi trường, tình
hình an ninh trật tự cho địa phương
Thứ ba, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, phân phối lao động hợp
lý ,chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao độngsáng tạo và phát triển
Thứ tư, phải chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Thứ năm, phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhằm tăng hiệu quả cho hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo lợi ích cho toàn bộ công nhân viên vàlao động trong công ty
1.3 Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu
1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Do công ty TNHH Kiến trúc Công trình là một đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợpnên các sản phẩm rất đa dạng với nhiều chủng loại và đặc tính khác nhau và mỗi sảnphẩm đều có một quy trình công nghệ riêng Ở đây, nguồn doanh thu chủ yếu củacông ty là từ xây dựng nhà ở dân dụng Vì thế, em xin trình bày về quy trình côngnghệ xây dựng nhà ở dân dụng
Trang 12Sơ đồ 1.1 :Bảng quy trình sản xuất công nghệ nhà ở dân dụng của công ty
1.3.2 Giải thích nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình sản xuất
(1): Giai đoạn khảo sát địa chất và thiết kế là giai đoạn đầu tiên của quy trình côngnghệ xây dựng nhà mái bằng và cũng là giai đoạn đầu của bất kỳ một quy trình côngnghệ xây dựng nào khác Nó được bắt đầu ngay sau khi khách hàng và công ty đạtđược thoả thuận về việc xây dựng và công ty sẽ cử một kỹ sư xây dựng có đủ trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ để chịu trách nhiêm khảo sát về địa chất và tiến hành thiết
kế ngôi nhà.Kỹ sư sẽ sử dụng các công cụ đo đạc về mặt bằng,về hướng gió, về chấtđất, về độ lún …thông qua các máy đo kinh vĩ, thước ép, dụng cụ đo độ sụt Từ cáckết quả cần thiết liên quan đến các thông số kỹ thuật đã khảo sát được, kỹ sư đượcgiao nhiệm vụ sẽ vẽ bản thiết kế ngôi nhà cho phù hợp với thực tế và phù hợp với cảyêu cầu của khách hàng Bản thiết kế ngôi nhà vừa là điều kiện cần vừa là “kim chỉnam” cho toàn bộ các giai đoạn xây dựng về sau của quy trình công nghệ cho nên nóphải được tiến hành rất cẩn thận, tỉ mỉ và đòi hỏi độ chính xác phải rất cao
Trang 13(2): Từ các thông số kỹ thuật đã khảo sát được ở trên, đặc biệt là về độ sụt lún củađất, đội thi công sẽ tiến hành giai đoạn tiếp theo là ”cân đối trọng lượng” để khắcphục tình trạng lún của đất Thông thường thì công ty vẫn thường sử dụng hai cách
để cân bằng trọng lượng là ép cọc và khoan cọc nhồi tuỳ theo từng chất đất
+ Ép cọc là hình thức đổ sẵn từng cọc thép bê tông sau đó đóng cọc xuống nền đấtbằng các loại búa đóng cọc Diezel tự hành để nền đất không bị lún
+ Đối với phương pháp khoan cọc nhồi thì trước hết đội thi công sẽ dùng máy khoancọc để khoan các hốc hình trụ xuống đất sau đó đặt ống thép khuôn xuống và đổ bêtông vào để nén chặt bằng máy ép cọc bê tông Nói tóm lại là việc sử dụng một tronghai phương pháp này sẽ giúp cho nền đất tạo ra được một phản lực cân băng vớitrọng lực của ngôi nhà,giúp cho ngôi nhà có thể trụ vững mà không bị sụt lún
(3): Giai đoạn tiếp theo là phải tiến hành ghép ván khuôn bằng thép, các chỗ nối phải
sử dụng máy hàn điện để hàn nhằm đảm bảo chắc chắn cho nền móng Sau khi đổ bêtông vào ván khuôn thép thì phải sử dụng các loại đầm điện,đầm dùi hoặc đầm bàn
để nén cho bê tông chặt và không bị rỗ trên bề mặt Đổ móng rầm là một giai đoạntrọng yếu để tạo cho ngôi nhà một nền móng vững chắc vì sẽ không thể có một ngôinhà bền đẹp nếu như nền móng của nó bị lung lay
(4): Giai đoạn xử lý hạ tầng nói theo thuật ngữ của ngành thì đây chính là công đoạn
xử lý “phần tim cốt” cho ngôi nhà Đội thi công sẽ tiến hành định vị và xử lý các bộphận như bể chứa nước, bể phoóc, hệ thống cấp thoát nước, hố gas….sao cho phùhợp với thiết kế cũng như phù hợp với mặt bằng thực tế của ngôi nhà
(5): Trong giai đoạn đổ cột và xây lắp này, đội thi công sẽ cho ghép các cột hình trụbằng thép tuỳ theo chiều cao đã được thiết kế sẵn và đổ bê tông vào đó để tạo thànhcác cột trụ vững chắc nhằm tăng sức chống đỡ cho ngôi nhà Tiếp đó đội sẽ tiến hànhxây lắp các bức tường, bố trí cửa ra vào, cửa sổ, và hệ thống dây dẫn điện…Toàn bộgiai đoạn này cũng như toàn bộ quy trình xây dựng sẽ do đội trưởng đội thi công chỉhuy và bao giờ cũng có sự giám sát chặt chẽ của kỹ sư giám sát công trình để đảmbảo ngôi nhà được xây dựng an toàn và đúng như trong thiết kế
Trang 14(6): Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ xây dựng nhà mái bằng Độithi công sẽ ghép ván khuôn bằng thép tuỳ theo diện tích của trần nhà và sử dụng máyhàn điện để hàn chặt các đầu nối Sau đó, hỗn hợp bê tông sẽ được đưa lên đổ vàován khuôn thông qua cẩu vận thăng để đổ trần Cuối cùng, đội thi công sẽ tiến hànhsửa sang, xử lý phần chống thấm, quét sơn… để hoàn tất và bàn giao công trình chochủ nhà.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4.1 Số cấp quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty gồm có 03 cấp quản lý và bộ máy quản lý được tổchức theo quan hệ trực tuyến chức năng, vừa đảm bảo được sự thống nhất, kịp thờitrong chỉ đạo, quản lý, vừa đảm bảo tính linh hoạt, chủ động, bổ sung cho nhau đểhoàn thành các kế hoạch đã đặt ra của công ty
1.4.2 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
*Sơ đồ 1.2 : Tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý:
CÁC ĐỘI XÂY DỰNG
Trang 15 Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt
động của công ty trước pháp luật và công nhân viên , điều hành mọi hoạt động củacông ty
Các P.Giám đốc :Được bổ nhiệm ở từng lĩnh vực :Nhân sự ,kỹ thuật ,hành
chính Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của công ty ở từng lĩnh vực cụ thểđược bổ nhiệm ,đồng thời tham mưu cho cấp trên để tiền hành các hoạt động kinhdoanh ,trực tiếp chỉ đạo các phòng ban theo từng lĩnh vực đó
Phòng kế toán: Thống kê thông tin kinh tế cho doanh nghiệp, theo dõi ghi chép
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc và các bộ phận chức năngnhằm tổ chức, bảo quản, lưu trữ hồ sơ chứng từ một cách hiệu quả
Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ lập dự toán về vật tư ,máy móc ,thiết bị ,nhân
công và tiến độ thi công,cùng với cán bộ đầu tư tổ chức nghiệm thu các công trình,giám sát tiến độ thi công các công trình ,hạng mục công trình
Phòng tổ chức hành chính: thực hiện nhiệm vụ quản lý tình hình nhân sự trong
công ty,quản lý định mức tiền lương của công nhân viên ,quản lý hồ sơ lý lịch, cáchợp đồng các văn bản và các tài liệu khác có liên quan
Các đội xây dựng :Tổ chức điều hành và tiến hành trực tiếp thi công các công
trình ,giám sát việc thi công có đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đúng thiết kế màban giám đốc đã quy định
Trang 16CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HIỆP HÒA2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing của công ty
2.1.1 Giới thiệu các loại sản phẩm của công ty
Các sản phẩm chủ yếu của công ty :
Các công trình dân dụng gồm : nhà ở và công trình công cộng
Nhà ở : gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
Đặc điểm :
Cấp đặc biệt : Chiều cao từ 30 tầng trở lên hoặc TDTS từ 15.000m2
trở lên Cấp I : Chiều cao 20-29 tầng hoặc TDTS từ 10.000 đến nhỏ 15.000m2
Cấp II :Chiều cao 9-19 tầng hoặc TDTS từ 5.000 đến nhỏ 10.000m2
Cấp III : Chiều cao 4-8 tầng hoặc TDTS từ 1.000 đến nhỏ 5.000m2
Cấp IV : Chiều cao từ 3 tầng trở xuống hoặc TDTS nhỏ 1.000m2
Công trình công cộng : gồm công trình văn hóa , công trình giao thông ,công trình y tế , khách sạn …
Trang 17Cấp IV : Các loại sân tập thể thao phong trào
Các công trình công nghiệp :gồm công trình công nghiệp nhẹ , công trình
năng lượng ,công trình điện tử tin học , công trình chế biến thực phẩm ,côngtrình công nghiệp vật liệu xây dựng …
Đặc điểm :
Nhà máy sản xuất các loại nước giải khát :Cấp I : Sản lượng lớn hơn 100 triệu lít/ năm
CấpII :Sản lượng từ 25 đến 100 triệu lít/ năm
CấpIII :Sản lượng nhỏ hơn 25 triệu lít/ năm
Nhà máy sản xuất :CấpI :Sản lượng lớn hơn 10 triệu sản phẩm /năm
CấpII :Sản lượng từ 2 đến 10 triệu sản phẩm /năm
CấpIII :Sản lượng nhỏ hơn 2 triệu sản phẩm /năm
2.1.2 Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty
Do một đặc điểm nổi bật của công ty là hoạt động sản xuất- kinhdoanh tổng hợp nhiều
mặt hàng sản phẩm chi tiết sản lượng của từng mặt hàng qua các năm là rất khó để có hểtrình bày được một cách ngắn gọn Vì vậy, dưới đây em xin báo cáo về kết quả tiêu thụ của công ty thể hiện qua bảng doanh thu dưới đây :
Trang 18
Bảng 01:Bảng doanh thu của công ty qua 2 năm
( Đvt : đồng )
(Nguồn :Phòng kế toán)
2.1.3 Thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty
Sản phẩm chủ yếu của công ty TNHH Kiến trúc Công trình là các công trình xây dựng nên chúng không được sản xuất tập trung mà phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.Do vậy việc tiêu thụ các sản phẩm diễn ra không tùy thuộc vào sự phân bổ thị trường của công ty
Tuy nhiên, thị trường chủ yếu của công ty là địa bàn Tp Hà Nội
2.1.4 Giá cả các loại hàng hóa của công ty
Giá sản phẩm luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh
cũng phải để tâm Trước hết, giá cả liên quan trực tiếp đến doanh thu, đến lợi nhuận của công ty Kế đến, giá sản phẩm quyết định mạnh mẽ vào quyết định mua hàng của khách hàng Với công ty TNHH Kiến trúc Công trình, ba vấn đề liên quan đến giá cả được chú trọng nhất đó là: mục tiêu, chính sách và phương pháp định giá
Về mục tiêu: trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt Đặc biệt ,là sự
xuất hiện ngày càng nhiều các công ty xây dựng trên địa bàn Tp Hà Nội Vì thế , mục tiêu của công ty là ổn định thị phần và giữ vững vị trí đã tạo lập được
Về chính sách: để thực hiện được mục tiêu trên ,chính sách định giá vừa phải đồng
thời chú ý giá của đối thủ cạnh tranh , đồng thời đảm bảo chất lượng công trình cũng như khẳng định uy tín mà công ty đã tạo lập
Về phương pháp định giá: công ty sử dụng phương pháp định giá đấu thầu ,đây là
phương pháp định giá được sử dụng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
Năm 2009 Năm 2010 ± %
Trang 19Bảng 02: Giá bán một số mặt hàng của công ty
(Đvt: đồng)
STT TÊN SẢN PHẨM GIÁ HIỆN TẠI
(Nguồn: phòng kế toán)
2.1.5 Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quy mô chưa đủ lớn cho nên hìnhthức phân phối ở đây là phân phối trực tiếp ,không thông qua các kênh phân phối.Sau khi được chào thầu, các công ty xây dựng nộp hồ sơ đăng kí dự thầu, nếu đượctrúng thầu, sau khi xây dựng xong ,công ty tiến hành bàn giao công trình đó cho chủđầu tư
2.1.6 Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã áp dụng
Để cạnh tranh với các công ty xây dựng đang có xu hướng ngày càng tăng ở Tp
Hà Nội , ngoài việc đảm chất lượng công trình cũng như uy tín mà công ty đã tạo lậpcông ty đã áp dụng một số biện pháp xúc tiến bán hàng chủ yếu là quảng cáo
Quảng cáo: hình thức quảng cáo chủ yếu của công ty là gửi hình ảnh sản phẩm mới
lên website của công ty, đồng thời giới thiệu danh mục sản phẩm, tính năng, côngdụng, mẫu mã từng loại sản phẩm cũng như các công trình đã thi công và hoàn thiện.Ngoài ra, công ty còn tham gia một số hoạt động tài trợ và tự thiện xã hội trong khuvực
Quá trình xúc tiến bán hàng còn diễn ra chủ yếu ở giai đoạn đấu thầu, chủ yếu làquảng cáo trực tiếp và cá biệt Trong quá trình giao thầu giữa công ty với các bênkhác thì công ty sẽ quảng cáo hình ảnh , uy tín chất lượng, cũng như kinh nghiệm củamình trước các chủ đầu tư nhằm thuyết phục họ giao công trình cho mình
Trang 202.1.7 Đối thủ cạnh tranh của công ty
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế Trong vài ba thập niên trở lạiđây, sự phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt
cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước Vì thế, doanh nghiệp không
có lựa chọn nào khác ngoài việc phải củng cố khả năng cạnh tranh của mình và việcđầu tiên cần làm chính là tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, trên địa bàn Tp Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều các công ty xâydựng Công ty TNHH Kiến trúc Công trình gặp phải sự canh tranh rất gay gắt củamột số đối thủ như :công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX;Tổng công ty Sông Hồng,….Đây là những công ty xây dựng rất lớn mạnh ở Tp HàNội Ngoài ra ,công ty còn chịu sự canh tranh của cả những công ty xây dựng ngoàithành phố tham gia đấu thầu các công trình trong và ngoài thành phố
Một số thông tin về đối thủ cạnh tranh :
Sản phẩm của các công ty này cũng là công trình dân dụng công trìnhcông nghiệp ,công trình điên nước và trang trí nội thất
Giá của các công ty này là giá đấu thầu
Các công ty này có hệ thống phân phối rộng hơn so với công ty
Xúc tiến bán hàng :cũng chủ yếu là quảng cáo trên webside và quảng cáotrực tiếp đến các chủ đầu tư
Trang 21- Công ty đang chịu sức ép từ sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trongngành.Vì vậy, công ty cần nâng cao hơn nữa năng lực đấu thầu cũng như chất lượngthi công công trình.
2.2 Công tác lao động, tiền lương của doanh nghiệp
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Công ty Kiến trúc Công trình là một công ty hoạt động xây dựng Vì vậy , chấtlượng các công trình lao động là rất quan trọng Do đó, đội ngũ lao động của công ty được tuyển dụng rất kỹ lưỡng từ các trường đại học ,cao đẳng ,trung cấp và các cơ sởsản xuất giỏi về cả lý thuyết lẫn thực hành
Hiện tại, tổng số lao động của công ty là 822 người và để thuận lợi cho công tácquản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, công ty đã tiến hành phân loại lao độngtheo hai tiêu thức: hình thức lao động, trình độ
Bảng 03: Số lượng và cơ cấu lao động của công ty
(Đvt: Người)
Trang 22
( Nguồn :Phòng tổ chức hành chính)
2.2.2 Phương pháp xây dựng định mức lao động, định mức cho sản phẩm cụ thể
Định mức lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tổchức, sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp; là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắnvới năng suất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động Định mức lao
2009
Năm 2010
Chênh lệch 2010/2009
Trang 23động trước hết xác định số tiêu hao lao động tối đa không được phép vượt quá để làm
ra một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định
2.2.2.1 Phương pháp xây dựng định mức lao động
Có nhiều cách để xây dựng định mức lao động trong lĩnh vực xây dựng nhưngtùy thuộc vào thời gian hoàn thành công trình mà chủ đầu tư yêu cầu , tùy thuộc vàođiều kiện về khí hậu thời tiết số lượng công trình mà công ty phải hoàn thành và quy
mô nguồn nhân lực mà người xây dựng định mức có thể đưa ra định mức lao độngcho phù hợp.Khác với các sản phẩm trong các doanh nghiệp khác thì định mức laođộng trong các công ty xây dựng không nhất thiết phải ổn định.Nhưng điều quantrọng là định mức phải đảm bảo quyền lợi cho công ty và chủ đầu tư
Việc xây dựng định mức lao động của Công Ty sẽ dựa trên : Mục 2 Điều 5chương III nghị định 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002
Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm theo một quy trình công nghệ đượctính trên cơ sở xem xét, kiểm tra xác định từ hao phí lao động hợp lý để thực hiện cácnguyên công ( nguyên công, nguyên công phục vu Công thức tính mức lao động tổnghợp tính cho một đơn vị sản phẩm như sau :
TSP = TCN + TPV + TQL
Trong đó:
T SP : Định mức lao động tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm
T CN : Định mức công nhân sản xuất chính.
Trang 242.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động
Việc quản lý thời gian lao động sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, đảmbảo kế hoạch sản xuất của công ty Đối với công ty xây dựng Hiệp Hòa, nhờ tổ chứcgiám sát chặt chẽ cùng ý thức tự giác của đội ngũ công nhân viên, thời gian lao độngđược sử dụng tương đối hiệu quả Công ty quy định thời gian làm việc và thời giannghỉ tuân theo bộ luật lao động, cụ thể là:
Thời gian làm việc
Thời giờ làm việc của Công Ty theo từng bộ phận chức danh công việc như sau :
- Giờ làm việc : Thời gian làm việc chung của Công Ty là 8 giờ/ngày, ngày làm việctrong tuần là 6 ngày từ thứ 2 đến thứ 7
- Bộ phận gián tiếp ở Văn phòng Công Ty
Giờ làm việc trong ngày theo giờ hành chính :
+ Sáng 7h – 11h
+ Chiều 13h 00– 17h 00
- Bộ phận bảo vệ làm việc theo chế độ 3 ca
- Ca 1 tư 05giờ đến 13 giờ
- Ca 2 từ 13 giờ đến 21 giờ
- Ca 3 từ 21 giờ đến 05 giờ
- Bộ phận làm việc ở các công trường : 8 giờ 1 ngày
- Khối gián tiếp làm việc theo giờ hành chính
- Khối trực tiếp sản xuất thì làm theo chế độ 3 ca 1 ngày ( luân phiên đảo ca để cóthời gian nghỉ ngơi ) riêng công nhân điều khiển cẩu, xe chuyển trộn và một số xemáy đặc chủng khác nếu có công việc phải làm thêm giờ nhưng không được quá 8giờ trong một ngày
Thời gian nghỉ
Người lao động được nghỉ vào ngày chủ nhật và các ngày lễ, tết Nếu ngày lễ, tếttrùng ngày cuối tuần thì người lao động được nghỉ bù vào tiếp những ngày sau đó
Trang 25Trong một năm, người lao động được nghỉ phép 10 ngày (đối với những người laođộng làm việc trong điều kiện bình thường)
Về chế độ thai sản đối với lao động nữ, công ty sẽ có trợ cấp cho đối tượng thaisản và sau khi được nghỉ 03 tháng, người lao động quay lại làm việc bình thường
Để kiểm tra tình hình sử dụng lao động một cách chặt chẽ và có hệ thống, công ty
sử dụng công cụ Bảng chấm công Bảng chấm công theo dõi từng bộ phận sản xuất
và do quản đốc phân xưởng trực tiếp chấm công
2.2.4 Năng suất lao động
Năng suất lao động là kết quả lao động có mục đích của con người ,được đo bằng sốlượng và chất lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gianhao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm nào đó
Năng suất lao động có thể được tính bằng cách sau:
Năng suất lao động tính bằng hiện vật
W hv =
Q
T (m2 , m3/giờ công , ngày công)
Năng suất lao động tính bằng thời gian
Wt=
T
Q (giờ công , ngày công/đvsp)
Năng suất lao động tính bằng giá trị
Wg=
*
Q P
T (đồng/ngày công,giờ công)
Trong đó, Q: là khối lượng ,số lượng sản
T: là thời gian làm ra sản phẩm
P: là giá bán sản phẩm
Ở đây,năng suất lao động của doanh nghiệp chủ yếu tính bằng hiện vật
Bảng 05: Bảng năng suất lao động của công ty năm 2010
Trang 26Sơ đồ 1.3: Quá trình tuyển dụng lao động
Xác định nhu cầu tuyển dụng
Tổng hợp và lập kế hoạch tuyển dụng
Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận và phân loại hồ sơ
Tiến hành phỏng vấn và tiếp nhận
Thử việc, đánh giá thử việc, ký HĐ LĐ
Trang 27Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng.
Nhu cầu tuyển dụng được xác định dựa vào: kế hoạch sản xuất, số lượng đơnhàng dự kiến nhận được trong năm, khả năng sản xuất năm trước, thay đổi công nghệhoặc nhu cầu xử lý nghiệp vụ
Bước 2: Tổng hợp và lập kế hoạch tuyển dụng.
Bộ phận nhân sự tổng hợp nhu cầu từ các phòng ban và phân xưởng, sau đó xemxét dựa vào: năng suất lao động của năm trước và thời điểm hiện tại, tiến độ sản xuấtnăm trước đáp ứng về thời gian giao hàng, số lượng các đơn hàng dự kiến của kháchhàng, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm theo đơn hàng nhận được Tiếp theo, bộ phậnnày tiến hành lập Bảng tổng hợp nhu cầu nhân sự và lập kế hoạch tuyển dụng để trìnhGiám đốc phê duyệt
Bước 3: Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng.
Nếu đồng ý, Giám đốc sẽ phê duyệt và yêu cầu tiến hành tuyển dụng theo quy chếtuyển dụng của công ty hoặc nếu không đồng ý, Giám đốc thông báo bằng văn bảncho bộ phận đề xuất, yêu cầu lập lại Bảng tổng hợp khác trình Giám đốc phê duyệt
Bước 4: Thông báo tuyển dụng.
Thông báo tuyển dụng công khai dưới các hình thức: niêm yết thông báo tại công
ty, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
Bước 5: Tiếp nhận và phân loại hồ sơ
Việc tiếp nhận được tiến hành tại phòng kế hoạch trong thời hạn tiếp nhận hồ sơ.Sau đó, hồ sơ sẽ được kiểm tra và phân loại theo yêu cầu tuyển dụng Hồ sơ đạt yêucầu sẽ được lập danh sách và trình Giám đốc
Bước 6: Tiến hành phỏng vấn và tiếp nhận.
Lập danh sách nhân sự (từ cấp quản lý trở lên) tham gia quá trình phỏng vấn Địađiểm, thời gian, phương tiện và các điều kiện vật chất khác phục vụ công tác phỏngvấn sẽ được bộ phận có trách nhiệm chuẩn bị
*Nội dung phỏng vấn: