1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn việc áp dụng quản lý và đánh giá rủi ro trên thế giới và trong nước để xây dựng quy định quản lý và đánh giá rủi ro đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai

198 574 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 4,66 MB

Nội dung

Đề tài: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI TRẠM NẠP KHÍ DẦ

Trang 1

Đề tài:

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI TRẠM NẠP KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG VÀO CHAI

Cơ quan chủ trì: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN HỮU DŨNG

HÀ NỘI - NĂM 2012

Trang 3

BÁO CÁO TỔNG HỢP

§Ò tμi

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VIỆC

ÁP DỤNG QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC TRẠM NẠP KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG VÀO CHAI

HA NỘI, 12 - 2012

Trang 4

Môc lôc

Trang

Mở đầu 5

Phần I Mục tiêu, nội dung 7

Phần II Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả thực hiện đề tài 9

Phần III Nội dung tài liệu hướng dẫn 29

Phần IV Kết luận và Kiến nghị 80

Tài liệu tham khảo 81

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 So sánh tiêu chuẩn rủi ro cá nhân 12

Bảng 2 Tiêu chuẩn rủi ro của một số quốc gia, tổ chức trên thế giới cho các công trình dầu khí trên đất liền - nhóm I 16

Bảng 3 Tiêu chuẩn rủi ro của một số quốc gia, tổ chức trên thế giới cho các công trình dầu khí trên đất liền - Nhóm III 17

Bảng 4 Số lượng thống kê các trạm nạp tại Việt Nam (2012) 20

Bảng 5 Bố trí nhân sự của Trạm nạp LPG 43

Bảng 6 Danh mục các dữ liệu cần thiết trong bước thu thập dữ liệu 43

Bảng 7 Danh sách các phân đoạn 48

Bảng 8 Một số mối nguy hiểm điển hình với trạm nạp LPG 49

Bảng 9 Ví dụ tính tần suất rò rỉ của các phân đoạn 57

Bảng 10 Ví dụ về vùng ảnh hưởng của cháy tia cho 01 trạm nạp LPG 61

Bảng 11 Ví dụ về tính toán vùng ảnh hưởng của cháy bùng từ phần mềm PHASTRISK cho 01 trạm nạp cụ thể 63

Trang 5

Bảng 12 Ví dụ về vùng hậu quả khi xảy ra nổ quá áp (Bắt lửa

muộn) 65

Bảng 13 Ví dụ về đường kính rò rỉ đại diện bình chịu áp lực theo API 581 66

Bảng 14 Ví dụ về rủi ro cá nhân hàng năm IR do các sự cố Hydrocacbon tại một trạm nạp LPG 72

Bảng 15 Tác động do bức xạ nhiệt đến con người (DNV Technica) 75

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1 Sơ đồ tóm tắt tiêu chuẩn rủi ro cá nhân 14

Hình 2 Tiêu chuẩn rủi ro xã hội tại Hà Lan 15

Hình 3 Tiêu chuẩn rủi ro xã hội tại HongKong (trạm nạp LPG) 16

Hình 4 Sơ đồ biểu diễn các bước đánh giá rủi ro định lượng 38

Hình 5 Ví dụ Quy trình nạp LPG vào chai của 01 trạm nạp LPG điển hình 41

Hình 6 Hình dạng và vùng ảnh hưởng điển hình của một đám cháy tia 53

Hình 7 Đồ thị hệ số hiệu chỉnh đánh giá hệ thống quản lý 58

Hình 8 Ví dụ về hình dạng phát tán của đám mây khí khi xảy ra sự cố rò rỉ nhỏ tại bồn chứa LPG 60

Hình 9 Ví dụ về vùng bức xạ nhiệt của cháy tia khi xảy ra cháy do rò rỉ LPG vừa tại bồn chứa LPG 61

Hình 10 Ví dụ về vùng bức xạ nhiệt của cháy tia khi xảy ra cháy do rò rỉ LPG vừa tại bồn chứa LPG 63

Hình 11 Ví dụ về vùng bức xạ nhiệt của nổ quá áp khi xảy ra nổ do rò rỉ LPG vừa tại bồn chứa 65

Hình 12 Ví dụ đường đồng mức rủi ro cá nhân 71

Hình 13 Tiêu chuẩn rủi ro cá nhân cho nhóm I và nhóm III 74

Trang 6

Với đăc thù là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn, cháy nổ cao, các công đoạn từ sản xuất, chế biến, nhập khẩu, tồn chứa, vận chuyển, sử dụng đều yêu cầu phải tuân thủ các quy định có nghiêm ngặt về an toàn Vấn

đề nhận diện được các yếu tố nguy hiểm, từ đó đáng giá mức độ nguy hiểm, kiểm tra các giải pháp có sẵn đã đầy đủ và thích hợp, đưa ra các giải pháp

phòng ngừa bổ sung là hết sức cần thiết Đây cũng chính là nội dung công

tác đánh giá rủi ro

Theo các quy định hiện hành, các trạm nạp LPG phải được đánh giá rủi

ro để đảm bảo an toàn trong sử dụng, nói cách khác là mức rủi ro nằm trong phạm vi cho phép Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể nào với công tác đánh giá rủi ro đối với trạm nạp LPG vào chai

Do vậy, việc thu thập, tổng hợp tình hình thực hiện công tác đánh giá rủi

ro trên thế giới và trong nước, từ đó đưa ra được bức tranh tổng thể về việc thực hiện công tác này hiện nay, giúp hình dung công tác này một cách toàn diện, tổng thể để biên soạn hướng dẫn đánh giá rủi ro đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai là hết sức cần thiết

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của việc cần có tài liệu hướng dẫn quản lý

và đánh giá rủi ro đối với các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai, Bộ Công Thương đã ban hành Căn cứ Quyết định số 6968/QĐ-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2011 về việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công

Trang 7

nghệ năm 2012, đã giao Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chủ

trì nhiệm vụ "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn việc áp dụng quản lý và đánh giá rủi ro trên thế giới và trong nước để xây dựng quy định quản lý và đánh giá rủi ro đối với các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai"

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đã tiến hành công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, hội thảo thực tiễn vấn đề quản lý an toàn đối với các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai trong nước và trên thế giới, rà soát các quy định đối với các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai, xây dựng quy định đánh giá rủi ro tại trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai và đề xuất dự thảo tài liệu “Hướng dẫn quản lý

và đánh giá rủi ro đối với các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai”

Trang 8

PHẦN IMỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Trang 9

1 Mục tiêu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng và đưa công tác quản lý và đánh giá rủi ro các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai, nâng cao tính phòng ngừa đảm bảo an toàn và phù hợp với quy định quốc tế

- Rà soát các quy định đối với các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai

- Xây dựng quy định đánh giá rủi ro tại trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai

- Đề xuất dự thảo tài liệu “Hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro đối với các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai”

Trên cơ sở đó, Tài liệu hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro đối với các trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai đã được xây dựng với các nội dung chủ yếu như sau:

I Khái niệm, quy định thực hiện công tác đánh giá rủi ro Việt Nam và trên thế giới

II Hướng dẫn phương pháp đánh giá rủi ro định lượng

Nội dung chi tiết của nhiệm vụ được trình bày tại Phần II và Phần III dưới đây

Trang 10

PHẦN II BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT

QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trang 11

Nội dung cụ thể thực hiện đề tài:

- Thu thâp tài liệu liên quan, xây dựng đề cương thực hiện công việc (tháng 1 – tháng 4 năm 2012);

- Báo cáo về việc thực hiện công tác đánh giá rủi ro trong nước và thế giới (tháng 4 đến tháng 5 năm 2012);

- Báo cáo hiện trạng hoạt động của các trạm nạp LPG tại Việt Nam (tháng 6 đến tháng 8 năm 2012);

- Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro cho trạm nạp LPG (tháng 6 đến tháng 8 năm 2012);

- Thu thập số liệu thực tế 01 trạm nạp, xử lý sô liệu thu thập (tháng 6 đến tháng 8 năm 2012);

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai (tháng 8 đến tháng 9 năm 2012);

- Hội thảo khoa học về tài liệu hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai (tháng 9 năm 2012);

- Báo cáo tổng kết đề tài (tháng 11 đến tháng 12 năm 2012)

Kết quả thực hiện cụ thể như sau:

1 Xây dựng đề cương thực hiện công việc:

Căn cứ Quyết định số 6968/QĐ-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2011 về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2012, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu, xây dựng đề cương thực hiện công việc Đề cương đã được Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Công Thương phê duyệt vào tháng 4 năm 2012

Trên cơ sở đề cương được phê duyệt, đơn vị chủ trì đề tài, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành triển khai việc tiến hành thuê khoán chuyên môn, xử

lý số liệu thu thập, khảo sát và thực hiện các công việc tiếp theo

Trang 12

2 Báo cáo về việc thực hiện công tác đánh giá rủi ro trong nước và thế giới

Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành thu thập các tài liệu trong nước và thế giới, khảo sát việc thực hiện công tác đánh giá rủi ro với các trạm nạp, thuê khoán chuyên môn để có cái nhìn tổng thể, toàn diện về tình hình thực hiện công tác đánh giá rủi ro trong nước và trên thế giới

Qua tìm hiểu, có thể tóm tắt tình hình thực hiện công tác đánh giá rủi ro trong nước và trên thế giới như sau:

VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRÊN THẾ GIỚI

Công tác quản lý, đánh giá rủi ro được nhiều quốc gia quan tâm để tăng cường xây dựng nền văn hóa an toàn, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động

Điều này được thể hiện tại:

- Công ước số 155 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về An toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc, có hiệu lực từ 15 tháng 8 năm

1983, đã được 60 quốc gia phê chuẩn, quy định tại khoản 2 điều 4: Mục đích của chính sách quốc gia là phòng ngừa tai nạn lao động và những tổn thương

về sức khoẻ phát sinh từ công việc, bằng cách giảm đến mức thấp nhất, trong điều kiện thực tế cho phép, những nguyên nhân rủi ro vốn có trong môi trường làm việc

- Khuyến nghị số 164 - Khuyến nghị về an toàn lao động, sức khỏe lao

động và môi trường làm việc, 1981, quy định: Lĩnh vực hoạt động khoa học

kỹ thuật Phải có những biện pháp để thực hiện chính sách nêu trong Điều 4 của Công ước, sao cho thích hợp với các ngành hoạt động kinh tế khác nhau, các loại công việc khác nhau và ưu tiên loại trừ rủi ro ngay tại nguồn phát sinh

- Khuyến nghị 164 quy định các nhà chức trách có thẩm quyền ở mỗi

nước phải: Đẩy mạnh việc điều tra và nghiên cứu để phát hiện và tìm cách

khắc phục các nguy cơ, rủi ro trong lao động;

Trang 13

- Công ước 187 của ILO về cơ chế tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, có hiệu lực từ 20 tháng 2 năm 2009, đến nay đã có 24 quốc gia phê chuẩn, quy định Xây dựng chính sách quốc gia về ATVSLĐ để thúc đẩy các

nguyên tắc ATVSLĐ cơ bản: đánh giá rủi ro; đối phó với rủi ro từ nguồn; xây dựng một văn hoá an toàn và sức khoẻ quốc gia mang tính phòng ngừa

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa an toàn mang tính phòng ngừa, vấn đề đánh giá rủi ro được quy định tại Luật an toàn

vệ sinh lao động tại nhiều quốc gia trên thế giới như tại Luật An toàn lao động Trung Quốc, Luật Môi trường làm việc Thụy Điển, Luật An toàn và Sức khoẻ lao động (năm 2006) của Singapore, Luật an toàn và sức khoẻ của Anh, Quy chế liên quan đến việc thi hành và sử dụng việc phân tích rủi ro trong các hoạt động dầu khí của Na Uy, các quy chế về phân tích và đánh giá các nguy hiểm của Cục quản lý An toàn và Vệ sinh lao động (OSHA) và các đề nghị thực tế trong việc phân tích và quản lý các rủi ro và nguy hiểm của Viện Dầu khí Mỹ (API RECOMMENDED PRACTICE 750, API RECOMMENDED PRACTICE 14J (RP 14J)), Luật kiểm soát an toàn và kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng Hàn Quốc, Chương trình quản lý rủi ro của Chính phủ HongKong

TIÊU CHUẨN RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI

Tiêu chuẩn rủi ro cá nhân

So sánh tiêu chuẩn rủi ro sử dụng ở Anh, Hà Lan, Hungary và Cộng hoà Séc được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 1 So sánh tiêu chuẩn rủi ro cá nhân

Giới hạn Giới hạn cho

lắp đặt có sẵn

Trang 14

trên Giảm rủi ro

phải được tiến hành

3x10-6 Giới hạn LUP (kế

hoạch sử dụng đất)

có thể chấp nhận

(chuyển đổi từ rủi

ro lượng nguy hiểm

3 x10-7

Giới hạn dưới

Giới hạn cho lắp đặt mới

10-6 Mức rủi ro được

chấp nhận rộng rãi

Giới hạn cho lắp đặt mới và giới hạn tổng thể sau 2010

+ Mức rủi do cá nhân thấp hơn 1 x 10-6 : chấp nhận được

+ Mức rủi do cá nhân lớn hơn 1 x 10-5 : không chấp nhận được

HongKong

Các hướng dẫn rủi ro cá nhân được xây dựng bởi Chính quyền Hong Kong cho cá lắp đặt tiềm ẩn nguy hiểm Các hướng dẫn này được áp dụng với các lắp đặt mới và mở rộng các nhà máy hiện có Mục tiêu của hướng dẫn là giới hạn sự phát triển nhà gần các lắp đặt tiềm ẩn nguy hiểm

Trang 15

Nhìn chung, việc phát triển nhà mới gần nhà máy có sẵn, hoặc mở rộng

thiết bị gần nhà có sẵn, phải được hạn chế tại đường đồng mức 1x10-5 Do đó,

tiêu chí HongKong được xác định như sau:

+ Mức rủi do cá nhân thấp hơn 1 x 10-5 : chấp nhận được

+ Mức rủi do cá nhân lớn hơn 1 x 10-5 : không chấp nhận được

Venezuela

+ Mức rủi do cá nhân thấp hơn 1 x 10-6 : chấp nhận được

+ Mức rủi do cá nhân lớn hơn 1 x 10-3 : không chấp nhận được

Hình 1 Sơ đồ tóm tắt tiêu chuẩn rủi ro cá nhân

Trang 16

Tiêu chuẩn rủi ro xã hội (SR)

* Tiêu chuẩn rủi ro xã hội xác định bằng đường cong f-N

- Tiêu chuẩn rủi ro xã hội xác định bằng đường cong f-N, thể hiện sự liên hệ giữa tần suất và số người bị thương tật, trong đó chia làm 3 vùng chính:

- Vùng có thể chấp nhận;

- Vùng không thể chấp nhận;

- Vùng ALARP (thấp hợp lý với thực tế chấp nhận được)

Trên hình vẽ sau là ví dụ tiêu chuẩn rủi ro xã hội tại Hà Lan:

(Nguồn số liệu: Risk Acceptance Criteria or “How Safe is Safe enough”)

Hình 2 Tiêu chuẩn rủi ro xã hội tại Hà Lan

Trang 17

(Nguồn số liệu: A Review Risk Levels Asociated with LPG filling station in

Hong Kong)

Hình 3 Tiêu chuẩn rủi ro xã hội tại HongKong (trạm nạp LPG)

Bảng 2 Tiêu chuẩn rủi ro của một số quốc gia, tổ chức trên thế giới cho các công trình dầu khí trên đất liền - nhóm I

Quốc gia/Tổ chức Phạm vi áp dụng Mức rủi ro

được chấp nhận lớn nhất

Mức rủi ro được chấp nhận rộng rãi

Trang 18

Công ty hóa chất ICI Các nhà máy trên

Nguồn: Impact Assessment and Project Appraisal, volume 24, number 3,

September 2006, Beech Tree Publishing; UK Heath and Safety

Exexutive

Tiêu chuẩn rủi ro cho Nhóm I: mức rủi ro cá nhân cho những người

trực tiếp tham gia vận hành công trình

Bảng 3 Tiêu chuẩn rủi ro của một số quốc gia, tổ chức trên thế giới

cho các công trình dầu khí trên đất liền - Nhóm III

Quốc gia/Tổ

chức Phạm vi áp dụng Giá ro chấp trị rủi

nhận lớn nhất (/năm)

Giá trị rủi ro

có thể bỏ qua (/năm)

Các Nhà máy đang hoạt động 1.00E-05 1.00E-08

Vận chuyển các chất nguy hiểm 1.00E-04 1.00E-06

Mở rộng/cải hoán lớn công trình 1.00E-06 -

Mở rộng/cải hoán nhỏ công trình 1.00E-05 1.00E-06

Cơ quan bảo

vệ môi trường

Trang 19

Sao Paulo

State - Brazil

Các hoạt động công nghiệp 1.00E-05 1.00E-06

Nguồn: Impact Assessment and Project Appraisal, volume 24, number 3, September

2006, Beech Tree Publishing; Handbook of fire and explosion; UK Heath

and Safety Exexutive

Tiêu chuẩn rủi ro cho Nhóm III (còn gọi là rủi ro xã hội): mức rủi ro cá

nhân cho những người hiện diện xung quanh công trình, không trực tiếp tham

gia vận hành công trình

VỀ QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Thực hiện quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 08/3/1999 của thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành “Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động

dầu khí” ngày 08/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số

13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 2 năm 2011 quy định về an toàn các công

trình dầu khí trên đất liền, Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 12

năm 2010 quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương,

Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 quy định về quản

lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng, các công trình dầu khí, trong

Trang 20

đó có kho chứa LPG, trạm nạp LPG đã từng bước thực hiện công tác đánh giá rủi ro

Việt nam cũng đã ban hành một số TCVN liên quan đến đánh giá rủi ro: TCVN 7301-1:2008 An toàn máy Đánh giá rủi ro Phần 1: Nguyên tắc TCVN 7301-2:2008 An toàn máy Đánh giá rủi ro Phần 2: Hướng dẫn thực hành và ví dụ về các phương pháp

Về tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được: Tại Việt Nam chưa quy định tiêu chuẩn chấp nhận được trực tiếp cho trạm nạp LPG, nhưng có thể thực hiện theo các quy định của công trình khí nói chung Có thể xem xét áp dụng tiêu chuẩn sau đây:

- Với nhóm I:

+ Mức rủi do cá nhân thấp hơn 1 x 10-5 : chấp nhận được

+ Mức rủi do cá nhân lớn hơn 1 x 10-3 : không chấp nhận được

+ Mức rủi ro cá nhân trong phạm vi 10-3 đến 10-5: ALARP

- Với nhóm III:

+ Mức rủi do cá nhân thấp hơn 1 x 10-6 : chấp nhận được

+ Mức rủi do cá nhân lớn hơn 1 x 10-3 : không chấp nhận được

+ Mức rủi ro cá nhân trong phạm vi 10-3 đến 10-6: ALARP

Hiện nay, Việt Nam cũng đang xem xét việc gia nhập Công ước 187 của

tổ chức lao động quốc tế về cơ chế tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, chắc chắn công tác đánh giá rủi ro sẽ được tăng cường trong thời gian tới

3 Hiện trạng hoạt động của các trạm nạp LPG tại Việt Nam (tháng 6 đến tháng 8 năm 2012);

Qua số liệu khảo sát tại các trạm nạp tại 59/63 tỉnh thành, toàn quốc có

197 các trạm nạp, cụ thể như sau:

Trang 21

Bảng 4 Số lượng thống kê các trạm nạp tại Việt Nam (2012)

Trang 22

Hà Nội 21

Hà Tĩnh 2 Hải Dương 2

Trang 23

Qua số liệu điều tra, chiếm đến 1/3 số trạm nạp LPG là có dung tích tồn

chứa thấp dưới 50 tấn, xấp xỉ 1/3 trạm nạp dung tích tồn chứa từ 50 - 100 tấn,

dung tích lớn hơn 100 tấn chiếm xấp xỉ 1/3 trường hợp

Số trạm nạp tập trung nhiều ở các thành phố: Hà Nội (21), Đồng Nai

(16), thành phố Hồ Chí Minh (14), Hải Phòng (7)

Có tới trên 1/3 trạm nạp nằm trong các kho đầu mối, các kho tồn chứa

vừa có chức năng nạp LPG vào chai, vừa có chức năng nạp LPG vào xe bồn

Các trạm nạp LPG vào chai phần lớn sử dụng công nghệ cũ, chỉ có một

số trạm nạp sử dụng công nghệ nạp tự động Về lâu dài, các trạm nạp cần phải

đầu tư theo hướng nạp tự động, đảm bảo chính xác về khối lượng, kín và nâng

cao tính an toàn

Trang 24

4 Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro cho trạm nạp LPG

Phương pháp đánh giá rủi ro hiện tại trên thế giới được phân thành: Đánh giá rủi ro định tính, đánh giá rủi ro bán định lượng và đánh giá rủi ro định lượng

Đánh giá rủi ro định tính là sự nhận diện đầy đủ và mô tả các mối nguy hiểm từ hoạt động cụ thể đến con người hoặc môi trường Đánh giá được thông tin bởi lựa chọn đại diện của các ví dụ cụ thể cho so sánh với các tiêu chuẩn hoặc thực hành tốt có liên quan

Đánh giá rủi ro bán định lượng là nhận diện một cách hệ thống và phân tích các mối nguy hiểm từ hoạt động cụ thể, và hình dung chúng bằng cách

mô tả định tính hoặc định lượng của tần số và hậu quả đến con người và môi trường Phạm vi các sự kiện có khả năng có thể được hình dung bởi phân loại rộng, với phân loại tần suất và hậu quả để so sánh và nhận diện các ưu tiên Đánh giá rủi ro định lượng là áp dụng phương pháp đưa ra các con số đại diện tần suất và phạm vi của mức cụ thể bị phơi nhiễm hoặc nguy hiểm, đến người và môi trường cụ thể, từ các hoạt động cụ thể So sánh kết qủa với các tiêu chí rủi ro cụ thể

Do sự tăng tương ứng từ mức thấp đến mức cao nhất, hình thức đánh giá rủi ro cũng thay đổi từ định tính, bán định lượng đến định lượng Điều quan trọng cho người đánh giá nhận thức là QRA không có nghĩa là kết quả phân tích các số đầy đủ và chi tiết trong đường đồng mức và các đường rủi ro xã hội F/N là cần thiết

Đối với trạm nạp LPG phương pháp áp dụng là đánh giá rủi ro định lượng

Quy trình đánh giá rủi ro định lượng gồm các bước chính sau:

Bước 1: Thu thập tài liệu

Bước đầu tiên tiến hành đánh giá định lượng rủi ro cho các Trạm nạp LPG vào chai là phải tiến hành khảo sát và thu thập tài liệu Tài liệu thu thập bao gồm các dữ liệu liên quan đến thiết kế và hoạt động của Trạm cũng như

Trang 25

hoạt động của các công trình hiện hữu quanh Trạm, sự hiện diện của con người trong và ngoài Trạm, điều kiện tự nhiên, môi trường

Bước 2 Xác định các mối nguy nguy hiểm

Trên cơ sở kết quả của công tác khảo sát và thu thập số liệu sẽ nhận biết và xác định các nguy hiểm thực tế liên quan đến Trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai (bao gồm cả khu vực tồn chứa, nhà nạp, xuất nhập xe bồn, xuất nhập chai ); xác định các nguy cơ có thể xảy ra sự cố Quá trình này kết hợp kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước, các kiến thức về tai nạn trên thế giới và đánh giá của các nhà phân tích có kinh nghiệm

Các mối nguy hiểm chính với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai được xem xét cụ thể đối với mỗi trạm nạp

Bước 3 Xác định các sự cố điển hình

Dựa trên danh mục các sự cố có thể xảy ra đối với Trạm, xác định các

sự cố điển hình (là những sự cố có tần suất thể xảy ra cao hay những sự cố có thể xảy ra sẽ gây hậu quả lớn) Công việc này được thực hiện bởi những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm cùng với cơ sở dữ liệu về tai nạn sự cố đã xảy của các tổ chức quốc tế trên thế giới thống kê Các sự cố được lựa chọn sẽ được phân loại xem xét đưa vào phân tích, đánh giá để xác định mức độ rủi

- Tai nạn nghề nghiệp: điện giật, bỏng lạnh, ngộ độc, vấp ngã

Bước 4 Tính toán tần suất

Trên cơ sở các sự cố điển hình đã được lựa chọn, các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích xác định tần suất xảy ra của các sự cố này

Trang 26

nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng (một số công ty tư vấn đánh giá rủi ro hiện nay như Viện dầu khí, PVEIC, DNV sử dụng phần mềm LEAK phục vụ cho tính toán tần suất rò rỉ) và các dữ liệu thực tế của các trang thiết

bị máy móc và các biện pháp quản lý hiện tại của trạm

Bước 5 Tính toán hậu quả

Các sự cố điển hình được lựa chọn sẽ được tiến hành phân tích, mô hình hóa hậu quả có thể xảy ra của chúng Hậu quả của từng sự cố được xác định và mô hình hóa bằng phần mềm chuyên dụng cho phép tính toán được mức độ hậu quả do sự cố gây ra và khả năng ảnh hưởng của nó tới con người

và tài sản Kết quả đó sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ thiệt hại nếu sự cố này xảy ra đồng thời nó cũng là cơ sở để đề ra các biện pháp giảm thiểu hậu quả (nếu cần thiết) sau này

Một số hậu quả khi rò rỉ LPG:

- Rò rỉ không bắt lửa;

- Cháy tia (Jet Fire);

- Cháy bùng (Flash Fire);

- Cháy vùng (Pool fire);

- Nổ đám mây khí cháy (VCE):

- Nổ BLEVE (Boiling-Liquid Expanding-Vapour Explosion)

Bước 6 Tính toán rủi ro

Dựa trên kết quả phân tích tần suất và hậu quả của các sự cố, việc tính toán định lượng mức độ rủi ro do các sự cố gây ra cũng như rủi ro cho cả Trạm sẽ được xác định với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng (PHATRISK)

Bước 7 Giải pháp tối ưu để kiểm soát rủi ro

Từ kết quả tính toán rủi ro, bước tiếp theo là tiến hành đánh giá rủi ro, qua việc đánh giá, nếu mức rủi ro cao hơn các Tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được thì ta cần phải xem xét đưa ra các giải pháp giảm thiểu mức độ rủi ro đó

Trang 27

trên cơ sở lựa chọn các biện pháp giảm thiểu tần suất hoặc giảm thiểu hậu quả

Nếu mức độ rủi ro nằm trong giới hạn cho phép thì ta áp dụng các giải pháp phù hợp kiểm soát mức độ rủi ro hiện tại để đảm bảo không làm tăng mức độ rủi ro này và nó nằm trong mức thấp phù hợp với thực tế có thể chấp nhận được (vùng ALARP)

5 Thu thập số liệu thực tế 01 trạm nạp, xử lý sô liệu thu thập

Đơn vị chủ trì nhiệm vụ đã thực hiện thuê khoán chuyên môn với chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá rủi ro tiến hành thu thập số liệu 01 trạm nạp, xử lý số liệu thu thập

Nhóm chuyên gia đã thực hiện công tác thu thập dữ liệu và xử lý số liệu cho Trạm nạp LPG Đại Hùng Kết quả thực hiện công việc như sau:

Dựa trên việc phân tích nguy hiểm, yêu cầu về Khoảng cách an toàn giữa các khu vực trong Trạm chiết LPG và các kết quả đánh giá rủi ro đưa ra những kết luận sau:

− Mức rủi ro cá nhân của Trạm chiết LPG Đại Hùng nằm trong vùng rủi

ro được chấp nhận (ALARP), cụ thể:

+ Tổng rủi ro cá nhân là 1.03E-05, mức độ rủi ro này nhỏ hơn giá trị rủi

ro cao nhất có thể chấp nhận được là 1.00E-03 và nằm gần cận dưới của vùng ALARP (1.00E-03 đến 1.00E-06);

+ Thành phần rủi ro chính là rủi ro công nghệ;

+ Rủi ro công nghệ (hydrocacbon) chủ yếu do sự cố tồn chứa LPG (47.63%) và chiết nạp LPG (41.10%)

− Đường đồng mức rủi ro LSIR: xuất hiện ba mức rủi ro 1.00E-04; 1.00E-05 và 1.00E-06, trong đó:

+ Đường đồng mức rủi ro 1.00E-04 bao phủ khu vực bồn chứa, khu vực nhập LPG từ xe bồn, khu vực chiết nạp chai và bao phủ một phần bên ngoài hàng rào khoảng 10m về hướng Bắc và 3m về hướng Đông của Trạm chiết

Trang 28

LPG Các hướng còn lại, đường đồng mức rủi ro 1.00E-04 không vượt qua hàng rào Trạm chiết LPG;

+ Đường đồng mức rủi ro 1.00E-05 và 1.00E-06 tương tự như trường hợp 1.00E-04 nhưng phạm vi bao phủ rộng hơn Các đường đồng mức rủi ro này vượt qua một phần hàng rào Khoảng 15m về hướng Bắc và 5m về hướng Đông của Trạm chiết LPG Các hướng còn lại, đường đồng mức rủi ro 1.00E-

05 và 1.00E-06 đều nằm bên trong hàng rào Trạm chiết LPG

Khoảng cách giữa các khu vực trong Trạm chiết LPG Đại Hùng đáp ứng yêu cầu tại Nghị định về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng số 107/2009/NĐ-

CP và TCVN 6486:2008 (Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Tồn chứa dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt)

Dựa trên các số liệu thu thập, nhóm thực hiện đã đưa ra một số giải pháp kiểm soát rủi ro:

− Đường đồng mức rủi ro bao phủ khu vực nhà điều vận và bảo trì Do

đó, để đảm bảo an toàn cho nhân sự, Đại Hùng không bố trí người hiện diện thường xuyên tại khu vực này, không sử dụng nhà điều vận và bảo trì làm văn phòng hoặc nhà nghỉ công nhân

− Đường đồng mức rủi ro vượt một phần ra ngoài hàng rào khoảng 15m

về phía Bắc và 5m về phía Đông của Trạm chiết LPG Đại Hùng cần đặt các biển thông báo khu vực nguy hiểm để hạn chế người hiện diện trong phạm vi này

− Rủi ro chủ yếu do các sự cố công nghệ Kiến nghị Đại Hùng cần đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ đầy đủ cho các nhân sự vận hành Thường xuyên kiểm tra/giám sát việc tuân thủ các quy trình làm việc nhằm giảm thiểu các lỗi trong vận hành

− Lập kế hoạch và định kỳ thực hiện kiểm tra, kiểm định cho các máy móc, thiết bị, đặc biệt là các thiết bị tại khu vực bồn chứa, chiết nạp LPG, các thiết bị PCCC, các thiết bị đảm bảo an toàn như đầu dò khí, van an toàn và các van xả áp

Trang 29

− Định kỳ thực hiện kiểm tra đánh giá an toàn và diễn tập ứng cứu khẩn cấp, tối thiểu 1 lần/năm Tất cả các điểm không phù hợp được phát hiện trong các đợt kiểm tra đánh giá an toàn hay diễn tập ứng cứu khẩn cấp phải được lập hồ sơ và khắc phục bởi bên có trách nhiệm

− Sàn chiết nạp chai là khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thao tác của người vận hành, sự xâm nhập của những người không có nhiệm vụ dẫn đến những sự cố rất khó kiểm soát nên cần có những quy trình, biện pháp chặt chẽ quy định đối với người vận hành và người ra vào khu vực này Ngoài ra, do đây là khu vực trực tiếp chiết nạp nên là nơi có nồng độ khí gas cao do đó để tiện kiểm soát nồng độ này nên lắp đặt các thiết

bị dò khí ở độ cao phù hợp và dễ nhận biết được nồng độ này như thiết bị dò khí có đèn báo

6 Biên soạn tài liệu hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai

Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành biên soạn tài liệu hướng dẫn quản lý

và đánh giá rủi ro Tài liệu nêu ra các hướng dẫn tương đối cụ thể về phương pháp tiến hành đánh giá rủi ro định lượng, trong đó có sử dụng phần mềm LEAK 3.3 và PHASTRISK 6.7 của DNV

Trong hướng dẫn cũng đưa ra tham khảo phương pháp đánh giá rủi ro định tính tại nơi làm việc

7 Hội thảo khoa học về tài liệu hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai

Đơn vị chủ trì đề tài đã tiến hành hội thảo nhằm mục đích lấy ý kiến tham khảo, chỉnh sửa tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro trạm nạp LPG Tham

dự hội thảo có các đại biểu đang công tác tại một số đơn vị liên quan đến lĩnh vực an toàn LPG

Các đại biểu tham dự hội thảo về cơ bản nhất trí với tài liệu hướng dẫn

và tham gia góp ý cho chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu

Sau hội thảo, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành chỉnh sửa tài liệu hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai

Trang 30

PHẦN III

NỘI DUNG

Tài liệu hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro đối với

trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai

Trang 31

I KHÁI NIỆM, QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

• Đánh giá rủi ro:

Đánh giá rủi ro là việc nhận diện, xác định các rủi ro tiềm tàng và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện được

• Đánh giá định lượng rủi ro:

Đánh giá định lượng rủi ro là việc phân tích, tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp, dữ liệu đã được công bố và thừa nhận rộng rãi trên thế giới

• Quản lý rủi ro:

Quản lý rủi ro là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm đảm bảo tất cả rủi ro tiềm tàng phải đươc xác định, phân tích, đánh giá đối với tất

cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất

cả các giai đoạn hoạt động

B CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRÊN THẾ GIỚI

Công tác quản lý, đánh giá rủi ro được nhiều quốc gia quan tâm để tăng cường xây dựng nền văn hóa an toàn, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động

Trang 32

Tại công ước số 155 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về An toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc, có hiệu lực từ 15 tháng 8 năm

1983, đã được 60 quốc gia phê chuẩn, quy định tại khoản 2 điều 4: Mục đích của chính sách quốc gia là phòng ngừa tai nạn lao động và những tổn thương

về sức khoẻ phát sinh từ công việc, bằng cách giảm đến mức thấp nhất, trong điều kiện thực tế cho phép, những nguyên nhân rủi ro vốn có trong môi trường làm việc

Tại mục 3 Khuyến nghị số 164 - Khuyến nghị về an toàn lao động, sức khỏe lao động và môi trường làm việc, 1981, quy định: Lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật Phải có những biện pháp để thực hiện chính sách nêu trong Điều 4 của Công ước, sao cho thích hợp với các ngành hoạt động kinh tế khác nhau, các loại công việc khác nhau và ưu tiên loại trừ rủi ro ngay tại nguồn phát sinh

Tại khoản c, mục 4 Khuyến nghị 164 quy định Nhà chức trách hoặc các nhà chức trách có thẩm quyền ở mỗi nước phải: Đẩy mạnh việc điều tra và nghiên cứu để phát hiện và tìm cách khắc phục các nguy cơ, rủi ro trong lao động;

Công ước 187 của ILO về cơ chế tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, có hiệu lực từ 20 tháng 2 năm 2009, đến nay đã có 24 quốc gia phê chuẩn, quy định Xây dựng chính sách quốc gia về ATVSLĐ để thúc đẩy các nguyên tắc ATVSLĐ cơ bản:

- Đánh giá rủi ro,

- Đối phó với rủi ro từ nguồn,

- Xây dựng một văn hoá an toàn và sức khoẻ quốc gia mang tính phòng ngừa

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa an toàn mang tính phòng ngừa, vấn đề đánh giá rủi ro được quy định tại Luật an toàn

vệ sinh lao động tại nhiều quốc gia trên thế giới :

Trang 33

Luật An toàn lao động Trung Quốc: Lãnh đạo các đơn vị sản xuất kinh

doanh chịu trách nhiệm: … quản lý và loại bỏ các nguy cơ gây mất ATVSLĐ; thiết lập và thực hiện các kế hoạch ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra tai nạn

Luật Môi trường làm việc Thụy Điển: thường xuyên thanh tra các rủi ro

có thể gây ra tai nạn và phải tiến hành ngay các biện pháp khắc phục

Luật An toàn và Sức khoẻ lao động (năm 2006) của Singapore: Giảm rủi

ro từ gốc thông qua việc yêu cầu mọi người liên quan loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro mà họ gây ra

Tại Anh

Cơ sở của Luật an toàn và sức khỏe là Luật an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc 1974 Luật đưa ra các nghĩa vụ nói chung của người sử dụng lao động đối với người lao động và cộng đồng Các nghĩa vụ được nêu trong luật bởi nguyên tắc “đến mức hợp lý thực tế chấp nhận được”

Quy định quản lý an toàn và sức khỏe năm 1999 nêu ra cụ thể hơn là người sử dụng lao động được yêu cầu quản lý an toàn và sức khỏe theo Luật

an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc Yêu cầu chính đối với người sử dụng lao động là tiến hành đánh giá rủi ro Người sử dụng lao động sử dụng từ 5 người lao động trở lên phải tiến hành đánh giá rủi ro và lưu lại bằng hồ sơ, văn bản

Na-uy

Na Uy có công nghiệp dầu khí phát triển từ những năm 1960 Lúc đầu, các văn bản pháp quy về an toàn thiên về tính kỹ thuật chi tiết Các chứng chỉ được sử dụng như là các cơ sở để tạo hồ sơ về an toàn Lúc đó vấn đề trọng tâm là chất lượng máy móc và thiết bị

Từ những năm 1990 trở lại đây, Na Uy đã sửa đổi các quy chế về an toàn theo hướng đặt mục tiêu, tập trung vào chức năng chính của nó, tức là tạo điều kiện để nâng cao mức độ an toàn trong các hoạt động dầu khí, được thể hiện qua “ Quy chế liên quan đến việc thi hành và sử dụng việc phân tích rủi

ro trong các hoạt động dầu khí” Mục đích của quy chế này là yêu cầu các cơ

sở và chủ doanh nghiệp phải tiến hành việc nhận biết tất cả các nguy hiểm,

Trang 34

các nguyên nhân và hậu quả của chúng Từ đó, đề ra các biện pháp để giảm mức độ rủi ro xuống mức thấp hợp lý, phù hợp với thực tế chấp nhận được

Mỹ

Cục quản lý An toàn và Vệ sinh lao động (OSHA) cũng đưa ra các quy chế về phân tích và đánh giá các nguy hiểm Viện Dầu khí Mỹ (API) đã ban hành các đề nghị thực tế trong việc phân tích và quản lý các rủi ro và nguy hiểm như: API RECOMMENDED PRACTICE 750, API RECOMMENDED PRACTICE 14J (RP 14J)

2 Các vấn đề về thời gin và tiêu chuẩn đánh giá an toàn và chuẩn đoán

an toàn phải được mô tả bởi sắc lệnh của Bộ Kinh tế tri thức

HongKong

Chương trình quản lý rủi ro của Chính phủ HongKong bắt đầu từ những năm 1980 với quy định đánh giá rủi ro các kho chứa LPG Sau đó, Chính phủ HongKong sử dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro cho tất cả các hoạt động kinh doanh LPG (vận chuyển bằng tàu, bồn chứa, xe bồn, v.v )

C PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐƯỢC ÁP DỤNG

Phương pháp đánh giá rủi ro hiện tại trên thế giới được phân thành 2 loại chính: Đánh giá rủi ro định tính và đánh giá rủi ro định lượng

Đánh giá rủi ro định tính là sự nhận diện đầy đủ và mô tả các mối nguy

hiểm từ hoạt động cụ thể đến con người hoặc môi trường Đánh giá được thông tin bởi lựa chọn đại diện của các ví dụ cụ thể cho so sánh với các tiêu chuẩn hoặc thực hành tốt có liên quan

Trang 35

Đánh giá rủi ro bán định lượng là nhận diện một cách hệ thống và phân

tích các mối nguy hiểm từ hoạt động cụ thể, và hình dung chúng bằng cách

mô tả định tính hoặc định lượng của tần số và hậu quả đến con người và môi trường Phạm vi các sự kiện có khả năng có thể được hình dung bởi phân loại rộng, với phân loại tần suất và hậu quả để so sánh và nhận diện các ưu tiên

Đánh giá rủi ro định lượng (QRA) là áp dụng phương pháp đưa ra các

con số đại diện tần suất và phạm vi của mức cụ thể bị phơi nhiễm hoặc nguy hiểm, đến người và môi trường cụ thể, từ các hoạt động cụ thể So sánh kết qủa với các tiêu chí rủi ro cụ thể

Do sự tăng tương ứng từ mức thấp đến mức cao nhất, hình thức đánh giá rủi ro cũng thay đổi từ định tính, bán định lượng đến định lượng

Đối với trạm nạp LPG phương pháp thường áp dụng là đánh giá rủi ro định lượng

Quy trình đánh giá rủi ro định lượng gồm các bước chính sau:

Các kết quả được so sánh với tiêu chuẩn, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm kiểm soát và giảm rủi ro xuống mức thấp phù hợp với thực tế

có thể chấp nhận được (nguyên lý ALARP)

Trang 36

D QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Trước năm 2010 các nhà máy công nghiệp của Việt nam nói chung chưa

có quy định và hướng dẫn nào về công tác quản lý và đánh giá rủi ro, trừ ngành công nghiệp dầu khí với một số văn bản cụ thể như sau:

- Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 08/3/1999 của thủ tướng Chính

về việc ban hành “Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí”

- Hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp trong các hoạt động dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam

- Quyết định số 46/2004/QĐ-TTg ban hành “Quy chế về bảo đảm an toàn hệ thống đường ống vận chuyển khí trên đất liền”

Đây là văn bản duy nhất cho đến nay có quy định về giá trị rủi ro của tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được cho hạng mục Hệ thống đường ống vận chuyển khí trên đất liền và đây cũng là hạng mục duy nhất trong ngành dầu khí Việt Nam cho đến nay có quy định về giá trị tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được để so sánh, đối chiếu trong thực hiện đánh giá rủi ro cho các hạng mục công trình này

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý và đánh giá rủi ro, năm 2010, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày

29 tháng 12 năm 2010 quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương Trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác quản lý và đánh giá rủi ro như sau:

“ Điều 5 Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý rủi ro

1 Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro, bao gồm:

a) Xác định mối nguy hiểm;

b) Đánh giá mức độ rủi ro;

c) Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro

2 Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính Trường hợp không có quy định phải đánh giá rủi ro theo

Trang 37

phương pháp định lượng thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính

3 Định kỳ cập nhật Báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro (được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, dây truyền, máy, thiết bị, chất nguy hiểm ) theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc định kỳ 3 năm đối với các lĩnh vực chưa có quy định cụ thể

4 Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về công nghệ, các máy, thiết bị, quy mô, địa điểm sản xuất hoặc sau các tai nạn, sự cố cần phải tiến hành đánh giá rủi ro lại để phù hợp với các thay đổi đó”

- Nghị định 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 2 năm 2011 quy định về an toàn các công trình dầu khí trên đất liền, tại Điều 25 quy định về công tác đánh giá rủi ro:

“Điều 25 Quy định về việc đánh giá rủi ro các công trình dầu khí

Tổ chức, cá nhân đánh giá rủi ro đối với các công trình dầu khí tuân theo các quy định tại Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí ban hành theo Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ”

- Thông tư 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng quy định tại Điều 3 Khoản 1 như sau:

“Các cơ sở tồn chứa LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô

tô, trạm cấp LPG phải thực hiện việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt”

Một số TCVN liên quan đến đánh giá rủi ro:

TCVN 7301-1:2008 An toàn máy Đánh giá rủi ro Phần 1: Nguyên tắc TCVN 7301-2:2008 An toàn máy Đánh giá rủi ro Phần 2: Hướng dẫn thực hành và ví dụ về các phương pháp

Trang 38

II HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỊNH LƯỢNG

Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính Sử dụng phương pháp định tính được sử dụng trong những trường hợp đơn giản, quy mô nhỏ hơn, với kết quả đưa ra mức rủi ro là thấp, trung bình, cao hoặc các con số đại diện mức trung bình, thấp, cao Tại Phụ lục 1 đưa ra phương pháp đánh giá rủi ro định tính với mục đích tham khảo Đánh giá rủi ro định lượng thường được sử dụng đánh giá rủi ro công nghệ, các trường hợp phức tạp, quy mô lớn và có đủ dữ liệu để thực hiện đánh giá rủi ro định lượng Kết quả đưa ra là những con số, để so sánh với mức rủi

ro có thể chấp nhận được

Các trạm nạp LPG thường được sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro định lượng hoặc kết hợp cả đánh giá rủi ro định tính (sàng lọc xác định các nguy cơ đáng kể) và đánh giá rủi ro định lượng

Phương pháp đánh giá định lượng rủi ro cho các Trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai được thực hiện theo các bước sau:

- Thu thập dữ liệu;

- Xác định các mối nguy hiểm;

- Xác định các sự cố điển hình;

- Tính toán tần suất;

- Tính toán hậu quả;

- Tính toán rủi ro;

- Giải pháp tối ưu để khống chế rủi ro

Sơ đồ cụ thể phương pháp đánh giá rủi ro định lượng tại trang sau

Trang 39

Hình 4 Sơ đồ biểu diễn các bước đánh giá rủi ro định lượng

Không Không

thiểu hậu quả Giải pháp giảm thiểu tần suất

7 Giải pháp tối ưu để khống chế

rủi ro

1 Thu thập dữ liệu

Trang 40

Ví dụ thu thập dữ liệu cho 01 trạm nạp LPG như sau:

- Giới thiệu về cơ sở trạm nạp:

Ngày đăng: 09/03/2015, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w