Bố trí nhân sự tại Trạm nạp thường được thu thập, tổng kết theo bảng tổng hợp sau đây.
Bảng 5. Bố trí nhân sự của Trạm nạp LPG
Tên Nhóm/Tổ làm việc Số lượng người Ghi chú Ca ngày Ca đêm Vận hành Bảo vệ Nhân viên văn phòng ... Tổng - Dữ liệu khác:
+ Bố trí xung quanh trạm nạp LPG (khu công nghiệp, nhà dân...); + Các dữ liệu khác (các đánh giá trước đó ...)
+ Sử dụng các hoá chất trong trạm nạp LPG...
Lưu ý: Đối với các trạm nạp LPG nằm trong các kho tồn chứa (chẳng hạn kho đầu mối), việc thu thập dữ liệu được thực hiện tổng thể cho toàn bộ kho tồn chứa, trong đó có trạm nạp LPG.
Bảng sau đây liệt kê các dữ liệu cần thiết thu thập để thực hiện công việc đánh giá rủi ro:
Bảng 6. Danh mục các dữ liệu cần thiết trong bước thu thập dữ liệu Loại dữ liệu Dữ liệu - tài liệu Thông tin nguy hiểm Tồn trữ các vật liệu nguy hiểm Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS Các kết quả HAZOP có sẵn
Vị trí các nguồn có thể phát sinh tia lửa (động cơ xe cộ, các công việc “hot work” như hàn, cắt, sửa chữa...)
Loại dữ liệu Dữ liệu - tài liệu
thiết bị Bản vẽ tổng thể (layout) kho chứa, hệ thống đường ống và Trạm nạp LPG
Dữ liệu về các thiết bị sử dụng trong trạm: bồn chứa, thiết bị nhà nạp LPG, sử dụng thiết bị điện, các thiết bị khác
Dữ liệu công nghệ
Sơđồ công nghệ (PFD).
Sơ đồ đường ống công nghệ và thiết bị điều khiển (P&ID) của: Bồn LPG, khu vực xuất LPG cho xe bồn; nhà nạp LPG Mô tả công nghệ: quy trình hoạt động, xuất/nhập sản phẩm… Lưu chất LPG: tỉ lệ Propane/Butane, khối lượng riêng.
Nhiệt độ, áp suất hoạt động/Thiết kế của: bồn LPG, khu vực xuất xe bồn, đường ống Trạm - kho chứa. Dữ liệu về hệ thống an toàn Mô tả về hệ thống an toàn: Hệ thống phát hiện khí/cháy
Hệ thống nước cứu hỏa/vòi phun nước Nguyên lý đóng ngắt khẩn cấp Nguyên lý điều khiển Xả áp Các quy trình an toàn Dữ liệu về lịch sử/ tổ chức - Các tình huống sự cố thoát thải (nếu có)
- Dữ liệu thống kê các chấn thương nghề nghiệp - Sơđồ tổ chức của Kho/Trạm;
- Số lượng người ca ngày; ca đêm:
+Văn phòng (nhân viên hành chính, vận hành trạm nạp) +Nhân viên tại nhà nạp
Loại dữ liệu Dữ liệu - tài liệu Dữ liệu thời tiết Nhiệt độ; Độẩm; Dữ liệu gió Dữ liệu khác - Phân bố dân cư; - Sử dụng đất quanh trạm nạp; - Địa hình xung quanh trạm nạp. Mục đích của việc xác định nguy hiểm nhằm:
− Nhận biết tất cả các loại nguy hiểm, nguồn gốc và nguyên nhân gây ra các nguy hiểm đó cũng như hậu quả có thể xảy ra của nó;
− Phân loại các nguy hiểm đã nhận biết được. Xác định những nguy hiểm lớn làm đối tượng chính cho việc phân tích tiếp theo.
Việc xác định các mối nguy dựa trên cơ sở kết quả của công tác khảo sát
Bước 2.
Xác định các mối nguy hiểm
Từ bên ngoài nhà máy
Tải bất thường Rò rỉ từ khu vực bồn chứa Rò rỉ từ hệ thống nạp xe bồn Rò rỉ từ hệ thống đường ống công nghệ, hệ thống hồi hơi Rò rỉ từ nhà nạp Sai sót cá nhân
quan đến Trạm; xác định các nguy cơ có thể xảy ra sự cố. Quá trình này kết hợp kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước, các kiến thức về tai nạn trên thế giới và đánh giá của các nhà phân tích có kinh nghiệm.
Do tính chất đặc thù của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ nói chung và LPG nói riêng là có nguy cơ cao về cháy nổ nên trong đánh giá định lượng rủi ro đối với Trạm nạp LPG vào chai chủ yếu tập trung nhận biết các nguy hiểm dẫn tới hậu quả cháy/nổ và rò rỉ các chất lỏng/khí có độc tố.
Các khu vực cần lưu ý khi xác định mối nguy hiểm: - Khu vực các bồn chứa;
- Khu vực nhà nạp LPG vào chai;
- Khu vực tồn chứa chai trong trạm nạp; - Khu vực xuất nhập xe bồn
- Khu vực bơm nước cứu hoả.
Các mối nguy hiểm với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai được xem xét cụ thểđối với mỗi trạm nạp. Các mối nguy chính có thể phát sinh từ hoạt động của Trạm LPG gồm có: − Rò rỉ LPG và/hoặc cháy nổ: + Rò rỉ từ các bồn chứa; + Rò rỉ từ các thiết bị nhập xe bồn; + Rò rỉ từ nhà nạp LPG chai; + Rò rỉ từ các bơm sản phẩm; + Rò rỉ từ các đường ống công nghệ;
+ Đấu nối vòi xuất/nhập với xe bồn sai quy cách;
+ Đấu nối thiết bị nạp với chai sai quy cách;
+ Va đâm của xe bồn vào các thiết bị công nghệ;
+ Sự cố vềđiện: chập điện, phóng điện…;
+ Khủng bố, phá hoại;
+ Thiên tai: sấm sét, bão lụt…
− An toàn cá nhân
+ Thiết bị bảo hộ cá nhân không thích hợp;
+ Sử dụng sai các thiết bị bảo hộ;
+ Trơn trượt và vấp ngã;
+ Ma sát, tia lửa và ngọn lửa (phát sinh từ các hoạt động trong trạm nạp như sửa chữa, hàn...);
+ Ma túy và rượu bia;
+ Tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt; + Sự mệt mỏi, căng thẳng; + Bố trí, vệ sinh lao động nơi làm việc; + Điều kiện sinh sống (như khu nhà ăn); + Ngộđộc; + Xử lý chất thải…
Các mối nguy được nhận biết trên không có nghĩa đã bao gồm tất cả, nhưng có thể giúp nhận diện được các loại mối nguy có thể gặp phải khi làm việc tại Trạm LPG.
Đối với Trạm LPG, thông thường, nguy hiểm cháy nổ từ rò rỉ LPG là nguyên nhân quan trọng nhất có thể gây ảnh hưởng đến con người.
Để thuận tiện cho việc xác định các nguy hiểm công nghệ, hệ thống công nghệ của Trạm được chia thành các khu vực, ví dụ, chia trạm nạp LPG theo danh sách các phân đoạn như sau:
Bảng 7. Danh sách các phân đoạn
Stt Tên phân đoạn Khu vực
1 Tồn chứa LPG Các bồn chứa và các thiết bịđính kèm
2 Xuất nhập xe bồn Hệ thống đường ống và thiết bị xuất nhập xe bồn 3 Nạp LPG vào chai vào chai Hệ thống đường ống và thiết bị chiết nạp LPG 4 bHồồn ci hốơđịi tnh ừ xe bồn về Đường hồi hơi từ xitéc về bồn
Danh sách các mối nguy hiểm cần phân tích định lượng rủi ro đối với trạm nạp LPG như sau:
- Rò rỉ từ bồn chứa LPG
+ Ăn mòn nghiêm trọng;
+ Độ không tin cậy của các van SDV;
+ Chất lượng của các mặt bích và các đệm kín; + Các trục trặc của các đầu dò khí.
+ Trục trặc van
- Rò rỉ từ Hệ thống nhập LPG từ xe bồn :
+ Ăn mòn nghiêm trọng;
+ Độ không tin cậy của các van SDV;
+ Chất lượng của các mặt bích và các đệm kín; + Thao tác sai quy trình vận hành.
- Rò rỉ từ Hệ thống ống và thiết bị hồi hơi
+ Ăn mòn nghiêm trọng;
+ Độ không tin cậy của các van SDV;
+ Chất lượng của các mặt bích và các đệm kín; + Các trục trặc của các đầu dò khí.
+ Ăn mòn nghiêm trọng;
+ Rò rỉ từ các chai chứa LPG, phân loại không phát hiện chai mòn quá mức.
+ Độ không tin cậy của các van;
+ Chất lượng của các mặt bích và các đệm kín; + Thao tác sai quy trình vận hành;
- Rò rỉ từ khu vực tồn chứa chai LPG.
+ Rò rỉ từ các chai nạp (van không kín, xì hở van an toàn...) + Va đập chai trong quá trình vận chuyển
Dưới đây là bảng tổng hợp, gợi ý các mối nguy hiểm chính đối với trạm nạp LPG. Bảng 8. Một số mối nguy hiểm điển hình với trạm nạp LPG TT Mối nguy hiểm Mô tả 1 Rủi ro từ bên ngoài nhà máy
- Va đâm máy bay - Động đất
- Điều kiện khắc nghiệt bên ngoài: + Sét + Lũ lụt + Mưa lớn bất thường + Tuyết bất thường + Nhiệt độ thấp bất thường + Nhiệt độ cao + Bão - Sụt lún - Đất trượt
TT Mối nguy hiểm Mô tả
- Cháy nổ tại cơ sở bên cạnh - Va đâm xe cộ
- Các vật khác bên ngoài đâm vào cơ sở (chai...) 2
Tải bất thường - Va đâm xe bồn, xe vận chuyển chai chứa LPG. - Nhiệt độ, áp suất vượt quá giới hạn thiết kế. 3
Rò rỉ từ các bồn chứa LPG
- Ăn mòn nghiêm trọng;
- Độ không tin cậy của các van SDV;
- Chất lượng của các mặt bích và các đệm kín; - Các trục trặc của các đầu dò khí. 4 Rò rỉ từ Hệ thống xuất LPG - Ăn mòn nghiêm trọng;
- Độ không tin cậy của các van SDV;
- Chất lượng của các mặt bích và các đệm kín; - Thao tác sai quy trình vận hành
- Các trục trặc của các đầu dò khí. 5 Rò rỉ từ Hệ
thống hồi hơi
- Ăn mòn nghiêm trọng;
- Độ không tin cậy của các van SDV;
- Chất lượng của các mặt bích và các đệm kín; - Các trục trặc của các đầu dò khí.
6 Rò rỉ từ nhà nạp LPG
- Rò rỉ từ các chai nạp (van không kín, xì hở van an toàn...)
- Nạp khi chưa đóng kín - Nạp quá mức
TT Mối nguy hiểm Mô tả
7 Rò rỉ từ khu vực tồn chứa chai LPG
- Rò rỉ từ các chai nạp (van không kín, xì hở van an toàn...)
- Va đập chai trong quá trình vận chuyển 8 Sai sót cá nhân
trong an toàn, vận hành
- Sai sót trong thao tác xử lý, kinh nghiệm và khả năng không đủđể giải quyết các tình huống khẩn cấp;
- Đóng/mở van không đúng;
- Thiết bị bảo hộ cá nhân không thích hợp; - Sử dụng thiết bị sai;
- Trơn trượt và vấp ngã; - Ma sát, tia lửa và ngọn lửa; - Ma túy và rượu bia;
- Tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt; - Sự mệt mỏi; - Vi phạm nội quy gìn giữ ngăn nắp nơi làm việc; - Điện giật; - Ngộ độc ; - Sai sót trong xử lý chất thải.
Dựa trên danh mục các sự cố có thể xảy ra đối với Trạm, xác định các sự cố điển hình (là những sự cố có tần suất thể xảy ra cao hay những sự cố có thể xảy ra sẽ gây hậu quả lớn). Công việc này được thực hiện bởi những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm cùng với cơ sở dữ liệu về tai nạn sự cố đã xảy của các tổ chức quốc tế trên thế giới thống kê. Các sự cố được lựa chọn sẽ được phân loại xem xét đưa vào phân tích, đánh giá để xác định mức độ rủi ro.
Các sự cố được xem xét đối với từng trạm nạp cụ thể. Các sự cố điển hình thông thường của các trạm nạp LPG có thể xem xét đến sau đây:
- Nổ vật lý: Là sự cố cháy nổ các bồn chứa, đường ống công nghệ, chai chứa LPG, bồn chứa trên xe bồn. Nguyên nhân chính có thể là do:
+ Ăn mòn quá mức trên thiết bị, làm chiều dày vách nhỏ hơn chiều dày vách tối thiểu cho phép;
+ Vật liệu lắp đặt, thay thế không đúng;
+ Áp suất tăng quá mức (do nhiệt độ tăng cao), nạp quá mức. + Va đâm xe cộ vào thiết bị
- Rò rỉ không bắt lửa
Với những rò rỉ nhỏ, phần lớn hậu quả gây ra là tạo ra đám mây khí cháy nhỏ, không bắt cháy và gió sẽ nhanh chóng phân tán đám mây này vào
Bước 3. Xác định các sự cốđiển hình Nổ vật lý Rò rỉ không bắt lửa Cháy Nổ Tai nạn nghề nghiệp
không khí, làm cho nồng độ khí thấp hơn giới hạn cháy dưới (LFL), không còn khả năng bắt cháy.
- Cháy:
− Cháy tia (Jet Fire): Đây là quá trình cháy mãnh liệt xảy ra khi có rò rỉ liên tục các chất cháy (dạng khí hoặc 2 pha) cao áp, ngọn lửa trong trường hợp này có dạng Hình đuốc. Dạng cháy này sinh ra nhiệt lượng rất cao và có thể gây tử vong cho người hiện diện trong hoặc gần khu vực đám cháy; cháy tia cũng có thể phá hủy mọi tài sản/thiết bị nằm trong khu vực nhiệt lượng cao của ngọn lửa;
Hình dạng và vùng ảnh hưởng điển hình của một đám cháy tia được biểu diễn trong Hình vẽ. Diện tích vùng ảnh hưởng được tính toán cho 3 mức bức xạ nhiệt: 37,5 kW/m2, 12,5 kW/m2 và 4 kW/m2.
Hình 6. Hình dạng và vùng ảnh hưởng điển hình của một đám cháy tia
+ Cháy bùng (Flash Fire): Là sự bốc cháy rất nhanh của một đám mây khí có khả năng cháy, thông thường nó chỉ gây tử vong cho bất cứ ai hiện diện trong đó. Cháy bùng thường không thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho thiết bị/tài sản do khoảng thời gian cháy quá ngắn.
+ Cháy vùng (Pool fire): Đây là đám cháy trên bề mặt vũng chất cháy lỏng, xảy ra tiếp sau một rò rỉ lớn hoặc sau khi rò rỉ chất cháy lỏng liên tục. Giống như cháy tia, đám cháy này có thể gây tử vong cho người hiện diện bên
trong hay gần với khu vực đám cháy, và có thể phá hủy bất cứ tài sản nào bên trong khu vực đám cháy.
- Nổ:
+ Nổđám mây khí:
Nổ đám mây khí trong không gian hạn chế xuất hiện khi có sự ngăn cản bởi các vách ngăn như bồn chứa, đường ống, nổ trong toà nhà ... Những dạng nổ này chẳng những gây tử vong cho bất cứ ai hiện diện bên trong nó mà còn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản cả bên trong và bên ngoài khu vực đám mây hơi. Nổ trong không gian hạn chế thường sinh ra áp suất cao và có thể đạt hàng trăm kPa.
Trường hợp nổ đám mây khí trong không gian không bị hạn chế gây ra áp suất lớn nhất vài kPa.
+ BLEVE: Nổ do giãn nở hơi của chất lỏng sôi
BLEVE xuất hiện khi bồn chứa LPG bị đốt cháy. Áp suất hơi trong bồn chứa tăng cùng với sự tăng áp suất và nhiệt độ. Đồng thời, nhiệt độ vách bồn chứa tiếp xúc với pha hơi tăng. Sức bền vách bị hư hỏng và cuối cùng ngay cả khi van giảm áp suất vận hành, ứng suất tác động bởi áp suất hơi vượt quá sức bền đã bị giảm của vách. Bồn chứa lúc đó bị vỡ và chất lỏng quá nhiệt thoát ra, giãn nở và bốc hơi chỉ trong một phần giây. Do các thành phần của bồn chứa có thể cháy, chúng toạ thành hỗn hợp nổ với không khí. Phá hỏng nghiêm trọng thường là kết quả từ việc việc lan truyền và cháy hơi. Hiện tượng này là đúng cho bất kỳ bình chứa áp lực nào tồn chứa LPG, dù là bình chứa, bồn chứa trên xe bồn, xe lửa hoặc chai chứa. Tuy nhiên, bình chứa càng lớn, thảm hoạ càng lớn.
- Tai nạn nghề nghiệp
Tai nạn nghề nghiệp liên quan đến các nhân viên trạm nạp LPG bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Điện giật; - Trượt, vấp ngã;
- Vật rơi, vật văng bắn;
- Kẹp, cắt vào kết cầu truyền động;
- Ngạt, ngộ độc (làm việc trong không gian kín, do rò rỉ LPG...); - Bỏng mắt, da do tiếp xúc LPG lỏng;
- Cháy nổ;
- Tai nạn giao thông (xe bồn, xe chở chai, ô tô, xe máy).
Trên cơ sở các sự cố điển hình đã được lựa chọn, các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ tiến hành phân tích xác định tần suất xảy ra của các sự cố này