Rào cản gia nhập mang tính quy chế Chính phủ can thiệp vào thị trường theo một số cách khác nhau, có thể là có chủ ý hoặc không có chủ ý. Đó thường là những rào cản vô hình Chính sách của Nhà nước thường chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến việc thâm nhập thị trường, nhưng cũng có thể tạo ra khác biệt giữa các thị trường bằng những chính sách khắt khe hay thông thoáng. + Rào cản quy chế hữu hình: Những rào cản trực tiếp và dễ thấy nhất là các quy định của luật pháp về thâm nhập thị trường. Nếu cần phải xin giấy phép để họat động trong một lĩnh vực nào đó và việc xin giấy phép rất khó hoặc không thể xin nổi thì sẽ ít có khả năng có các đối thủ mới trên thị trường để làm giảm giá xuống tới mực cạnh tranh. Chính phủ kiểm soát việc thâm nhập thị trường vì nhiều lý do, tốt có, xấu có. + Rào cản luật pháp vô hình : Trong một số trường hợp, các chính sách điều tiết được thông qua vì nhiều lý do không liên quan đến vấn đề thâm nhập thị trường nhưng trên thực tế thì phần nào lại hạn chế việc gia nhập thị trường. Chúng ta hãy xem xét tác động của chính sách môi trường lên đến việc quyết định gia nhập thị trường ít nhất theo hai hướng: Thứ nhất, chính sách này quy ñịnh mức xả thải thấp hơn làm chi phí sẽ tăng lên. Ngay cả khi các chi phí để đáp ứng quy định này là bình đẳng giữa các doanh nghiệp thì các quy định này làm giảm lợi nhuận và làm cho ngành này kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Do đó, sẽ có một khoản lớn chi phí chìm mà các doanh nghiệp không lấy lại được nếu rời bỏ thị trường. Thứ hai, các chính sách môi trường sẽ ngăn cản việc thâm nhập thị trường nếu chúng ưu ái các doanh nghiệp hiện hữu hơn các doanh nghiệp mới tham gia. Khi các tiêu chuẩn về xả thải khay khắt hơn được áp dụng, thường thường người ta sẽ thấy các doanh nghiệp đang hoạt động được ưu ái, chẳng hạn họ được cho phép có một thời gian lâu hơn trước khi phải tuân thủ các quy định mới về môi trường. Tuy nhiên, những doanh nghiệp mới thì thường phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cao ngay từ ban đầu. điều này tạo lợi thế tuyết đối về chi phí cho các doanh nghiệp gia nhập trước. Họ có thể nâng giá bằng cách cấu kết hoặc sát nhập với nhau mà không cần thu hút thành viên mới. + Chi phí rút khỏi thị trường Chi phí chìm là những chi phí mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi khi rút khỏi thị trường. Chi phí đó được xem như chi phí gia nhâp từ khi chi phí đó thay cho chi phí gia nhập sau khi rút khỏi thị trường thống lĩnh. Vì vậy chi phí chìm là những khoản đầu tư một khi đã hoàn toàn thực hiện trên thị trường và chỉ giữ nguyên giá trị chỉ khi doanh nghiệp đó vẫn còn trong thị trường. Chi phí chìm làm cho các doanh nghiệp khi ñầu tư vào thị trường có thể gặp rủi ro.