Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 2
Trang 1Câu hỏi trắc nghiệm
1 Dấu hiệu nào sau đây không thuộc mặt khách quan của tội phạm
a Thời gian phạm tội b Địa điểm phạm tội
c Lý trí của người phạm tội d Công cụ phạm tội
2 Dấu hiệu quan trọng nhất trong MKQ là:
a Hành vi b Hậu quả
c Mối QHNQ giữa hành vi và hậu quả d Những biểu hiện khác của MKQ
3 Hành vi nguy hiểm nào sau đây có ý nghĩa về mặt hình sự?
a Hành vi phá phách của người đang lên cơn điên b Hành vi phá phách của trẻ con
c Hành vi có ý thức và ý chí của con người d Sự phá phách của súc vật
4 Theo định nghĩa thì không hành động phạm tội là:
a Không thực hiện hành vi phạm tội
b Thực hiện hành vi thông qua người khác
c Không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm
d Không ngăn cản người khác phạm tội
5 Trong số các tội dưới đây tội nào là tội phạm có thể được thực hiện bằng không hành động?
a Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 85)
b Tội cướp tài sản (Điều 133)
c Tội làm nhục người khác (Điều 121)
d Tội che giấu tội phạm (Điều 313)
6 Tội phạm nào sau đây là tội ghép?
a Tội giết người (Điều 93 BLHS)
b Tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS)
c Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS)
d Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS)
7 Khẳng định nào đúng?
a Phạm liên tiếp hai tội khác nhau là tội ghép
b Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135) là tội ghép
c Hai hay nhiều hành vi được ghép lại là tội ghép
d Tội mua bán trẻ em là tội ghép vì trong mặt khách quan có hành vi mua và bán trẻ em
8 Tội kéo dài là tội phạm trong đó:
a Hành vi khách quan diễn ra không gián đoạn trong thời gian dài
b Hành vi khách quan được thực hiện nhiều lần
c Hành vi khách quan đã chấm dứt nhưng một thời gian sau mới phát sinh hậu quả mà người phạm tội mong muốn
d Hành vi vi phạm pháp luật nhiều lần
9 Tội nào nêu dưới đây là tội kéo dài
a Tội trốn tránh nghiã vụ quân sự (Điều 259) b Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203)
c Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143) d Tội giết người (Điều 93)
10 Những hành vi nào sau đây là hành vi khách quan của tội liên tục?
a Giết nhiều người trong một lần phạm tội giết người b Trộm cắp vặt nhiều lần
c Đồng thời phạm 2 tội: cướp giật tài sản và giết người d Hiếp dâm xong rồi giết nạn nhân
Trang 211 Hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây ra cho:
a Đối tượng tác động của tội phạm b Khách thể của tội phạm
c Người bị hại d Gia đình người bị hại
12 Hậu quả của tội phạm có ý nghĩa:
a Định tội b Định khung
c Tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS d Tất cả các đáp án trên
13 Khẳng định nào sai ?
a Địa điểm phạm tội có thể là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cụ thể nào đó
b Hành động phạm tội nguy hiểm hơn không hành động phạm tội
c Giết người là tội phạm có thể được thực hiện bằng không hành động
d Vu khống là tội phạm được thực hiện bằng lơì nói
14 Phát biểu nào sau đây là đúng?
a Tất cả các tội phạm có hậu quả là dấu hiệu bắt buộc đều nguy hiểm hơn các tội phạm mà hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc
b Không cần phải xác định mối QHNQ trong các tội có cấu thành hình thức, cho dù trên thực tế hậu quả đã phát sinh
c Không thể nhận biết mối QHNQ bằng trực giác mà phải nhận biết nó bằng tư duy logic
d Nguyên nhân làm phát sinh hậu quả cũng chính là điều kiện làm phát sinh hậu quả
15 Tội nào trong số các tội phạm sau mà trong cấu thành có dấu hiệu địa điểm là bắt buộc
a Tội bạo loạn (Điều 82) b Tội hoạt động phỉ (Điều 83)
c Tội cướp tài sản (Điều 133) d Tội trộm cắp tài sản (Điều 138)
16 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm là dấu hiệu định tội đối với:
a Tội phạm có CTTP vật chất b Tội phạm có CTTP hình thức
c Tội phạm có CTTP cắt xén d Tội phạm có CTTP hình thức và cắt xén
17 Hậu quả của tội phạm là thiệt hại:
a Về tài sản b Về thể chất
c Về tinh thần d Tất cả các thiệt hại về tài sản, thể chất hoặc tinh thần
18 Trong số các tội phạm sau, tội phạm nào là tội phạm chỉ được thực hiện bằng không hành động
a Tội giết người (Điều 93) b Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143)
c Tội không tố giác (Điều 314) d Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)
19 Tội phạm quy định tại điều 100 BLHS là tội phạm:
a Cấu thành tội phạm vật chất b Cấu thành tội phạm hình thức
c Cấu thành tội phạm cắt xén d Cấu thành tội phạm hình thức và cắt xén
20 Khẳng định nào đúng?
a Mỗi tội phạm chỉ có một cấu thành cơ bản và chỉ một mà thôi
b Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104 BLHS) là tội có cấu thành tội phạm vật chất
c Dấu hiệu quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc đối với mọi tội phạm cụ thể
d Với mọi trường hợp phạm tội, chỉ khi nào có hậu quả xảy ra thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trang 3Bài tập tình huống
Bài 1: A là nhân viên bảo vệ kho X cảng Hải Phòng Trong một ca trực đêm,do một người vắng mặt nên A
phải trực một mình Vào lúc 1 giờ sáng, trong khi đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ A bị ba tên côn đồ xông tới kề súng vào cổ A dọa bắn chết nếu A không giao chìa khóa kho hàng cho chúng Trong tình trạng đó A buộc phải giao chìa khóa cho chúng Bọn côn đồ còn trói A lại, nhét khăn vào miệng A Kết quả bọn chúng đã chiếm đoạt được một số hàng hóa có giá trị 500 triệu đồng Ngày hôm sau vụ việc được phát hiện Hãy cho biết:
a Anh A có phải chịu TNHS về việc đã để thất thoát số tài sản nói trên không? Tại sao?
b Thủ đoạn của ba tên côn đồ đó là gì?
Bài 2: Chị X vừa được công ty thương mại H tuyển vào làm thủ quỹ Biết được việc này, ba tên A,B,C (đã
thành niên và đều là thành phần không việc làm, nghiện ngập) đã chặn đường chị X đòi chị phải lấy 10 triệu đồng của công ty nộp cho chúng, nếu không chúng sẽ tố cáo hành vi tham ô mà chị X đã thực hiện trước đây tại một cơ quan khác (việc tham ô này là có thật) Lo sợ bị mất việc làm, chị X đã tự ý lấy 10 triệu đồng trong công quỹ của công ty H và giao cho bọn A, B, C Vụ việc đã bị phát hiện Theo anh (chị):
a Chị X có phải chịu TNHS về hành vi nói trên của mình không? Tại sao?
b Thủ đoạn của ba tên A, B, C là gì?
Bài 3: A giăng dây điện trần làm B bị điện giật B đến nhà bác sỹ C được bác sỹ cho một loại thuốc quá hạn.
A bôi thuốc này và bị nhiễm trùng, tổn hại 35% sức khỏe? Hỏi:
a) Hành vi của A hay C là nguyên nhân gây ra hậu quả cho B? Giải thích rõ tại sao?
b) Đây là dạng hậu quả nào? Giải thích rõ tại sao?
Bài 4 Biết cô Q chỉ ở có một mình trên tầng 5 căn hộ chung cư, nên A có ý định cưỡng hiếp cô Vào lúc
19h00, A đã lẻn vào phòng Q Thấy động Q quay ra nhưng A đã tiến sát đến cô và ôm chặt cô đẩy ngã xuống giường A một tay bịt miệng Q và tay kia giật đứt cúc áo ngoài của cô Q chống cự quyết liệt và thoát ra được
sự khống chế của A, đồng thời Q bước ra ngoài ban công, ngồi lên lan can và yêu cầu A phải rời khỏi căn hộ của cô ngay, nếu không cô sẽ nhảy xuống dưới tự sát Cho rằng Q doạ mình nên A vẫn tiến tới để tiếp tục Q buông tay rơi khỏi lan can xuống đất và chết Tội mà A đã phạm được quy định tại khoản 3 Điều 111
a Có mối QHNQ giữa hành vi của A và cái chết của Q không? Hãy giải thích
b Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 thì tội mà A đã phạm thuộc loại tội gì? Hãy giải thích
Câu hỏi tự luận
Câu 1 Có phải mọi “biểu hiện” gây thiệt hại cho xã hội của con người đều được coi là hành vi?
Câu 2 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội có được qui định là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản
của tất cả các tội phạm không? Tại sao?
Câu 3 Trình bày các dấu hiệu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội và ý
nghĩa pháp lý hình sự của chúng?
Câu 4 Nghiên cứu hậu quả nguy hiểm cho xã hội có ý nghĩa gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 5 Phân biệt trường hợp gây thiệt hại cho xã hội do bị cưỡng bức về thân thể với trường hợp gây thiệt
hại cho xã hội do bị cưỡng bức về tinh thần và cho ví dụ minh hoạ
Câu 6 Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội
phạm cơ bản Bạn có nhận xét gì về ý kiến trên?
Câu 7 Tìm 3 điều luật về tội phạm cụ thể, hãy chứng minh khẳng định: Thủ đoạn phạm tội có thể được phản
ánh là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu cấu thành tội phạm