1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 14

4 2,2K 88
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 14

Trang 1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là tội phạm có cấu thành:

a Hình thức b Vật chất

c Cắt xén d Vật chất và hình thức

2 Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông nhưng không cứu giúp người bị nạn làm nạn nhân chết thì bị xử lý theo quy định tại:

a Khoản 1 Điều 102 BLHS 1999 b Khoản 2 Điều 93 BLHS 1999

c Khoản 2 Điều 202 BLHS 1999 d Khoản 3 Điều 104 BLHS 1999

3 Người chơi thể thao dưới lòng đường gây tai nạn giao thông làm chết người khác thì bị xử lý theo quy định tại:

a Khoản 1 Điều 98 BLHS 1999 b Khoản 1 Điều 99 BLHS 1999

c Khoản 1 Điều 203 BLHS 1999 d Điểm b Khoản 2 Điều 203 BLHS 1999

4 Người nào trong số những người được liệt kê dưới đây có thể là chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 204 BLHS 1999?

a Lái xe của cty vận tải hành khách b Kế toán của cty vận tải hành khách

c Nhân viên KCS ( 1 ) của cty vận tải hành khách d Nhân viên bán vé của cty vận tải hành khách

5 Người không có bằng lái xe nhưng được giao điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, gây tai nạn làm chết người khác thì bị coi là phạm tội quy định tại:

a Điều 205 BLHS b Điều 202 BLHS

c Điều 99 BLHS d Điều 98 BLHS

6 Đua trái phép phương tiện nào sau đây không bị coi là phạm tội đua xe trái phép (Điều 207 BLHS)?

a Xe ô tô b Xe mô tô

c Xe đạp điện (có sử dụng động cơ điện) d Xe xích lô

7 Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ làm chết một người và gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người khác mà tỷ lệ thương tật của mỗi người là từ 31% trở lên thì bị coi là:

a Gây hậu quả nghiêm trọng (Khoản 1 Điều 202) b Gây hậu quả RNT ( 2 ) (Khoản 2 Điều 202)

c Gây hậu quả ĐBNT ( 3 ) (Khoản 3 Điều 202) d Gây hậu quả nghiêm trọng và ĐBNT

8 Thiệt hại nào sau đây là “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 202 BLHS

a Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên

b Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%

c Làm chết hai người

d Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%

9 Tài sản nào sau đây không thuộc đối tượng tác động của tội phạm quy định tại điều 231 BLHS?

a Dây tải điện trên đường dây 500 kV đang chuẩn bị đưa vào sử dụng

b Dây tải điện trên đường dây 500 kV đang được sử dụng

c Dây tải điện trên đường dây 500 kV đang tạm ngừng sử dụng

d Dây tải điện trên đường dây 500 kV đã hết hạn và không còn được sử dụng

10 Người mua bán trái phép thuốc pháo bị coi là phạm tội quy định tại:

a Điều 153 BLHS b Điều 155 BLHS

c Điều 230 BLHS d Điều 232 BLHS

11 Dấu hiệu nào sau đây là điểm khác nhau cơ bản giữa tội phạm quy định tại Điều 231 BLHS và tội phạm quy định tại Điều 85 BLHS?

1 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm

2 RNT: Rất nghiêm trọng

3 ĐBNT: Đặc biệt nghiêm trọng

Trang 2

a Hành vi khách quan b Hậu quả của tội phạm

c Mục đích phạm tội d Lỗi của người phạm tội

12 Hành vi nào sau đây không phải là hành vi khách quan của tội vi phạm quy định tại điều 244 BLHS.

a Cố ý dùng thực phẩm ôi thiu chế biến thức ăn cho người

b Bán thực phẩm mà biết là không đảm bảo vệ sinh, an toàn

c Cung cấp thực phẩm mà biết rõ là không đảm bảo vệ sinh, an toàn

d Bán đồ hộp mà không biết là đồ hộp đó không đảm bảo vệ sinh, an toàn

13 A đốt pháo nổ và ném vào người B làm cho B bị bỏng nhẹ, thương tích không đáng kể A bị coi là:

a Phạm tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 Khoản 1)

b Phạm tội sử dụng trái phép vật liệu nổ (Điều 232 Khoản 1)

c Phạm tội cố ý gây thương tích (Điều 104 Khoản 1)

d Không phạm tội

14 Dấu hiệu nào sau đây được coi là một trong những dấu hiệu thuộc về tình tiết “ gây cản trở giao

thông nghiêm trọng” (Điểm c, Khoản 2, Điều 245 BLHS)

a Gây ách tắc giao thông từ 2 giờ trở lên

b Làm cho việc chấp hành luật lệ giao thông không nghiêm chỉnh

c Làm phát sinh tai nạn giao thông

d Làm cản trở giao thông trong ngõ hẹp

15 Hành vi nào sau đây có thể là hành vi khách quan của tội hành nghề mê tín, dị đoan.

a Thắp hương lễ Phật ở chùa b Đi lễ ở nhà thờ

c Lên đồng gọi hồn d Thắp hương cúng bái tổ tiên

16 Người copy các bức ảnh có nội dung đồi trụy để cá nhân mình xem thì phạm tội gì?

a Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253 BLHS)

b Tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131 BLHS)

c Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 88 BLHS)

d Không phạm tội

17 S 23 tuổi, dùng tiền mua dâm D 15 tuổi thì phạm tội gì?

a Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS)

b Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS)

c Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS)

d Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS)

18 N mua 5 số đề của K với tổng số tiền là 2,5 triệu đ Khi bị bắt, trong người K có 52 triệu đồng (chưa

kể 2,5 triệu đồng của N) Đây là tiền K đã bán số đề cho nhiều người mua trong cùng một này với N Số tiền mà K và N đã dùng đánh bạc được tính là:

a K đánh 2,5 triệu và N cũng đánh 2,5 triệu b K đánh 52 triệu và N cũng đánh 52 triệu

c K đánh 54,5 triệu và N cũng đánh 54,5 triệu d K đánh 52 triệu còn N đánh 2,5 triệu

19 Trường hợp nào sau đây bị coi là tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc “với quy mô lớn”?

a Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên

b Số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ trên 50.000.000 đồng trở lên

c Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cho một chiếu bạc

d Không sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại để trợ giúp cho việc đánh bạc

20 D là chủ khách sạn, có hành vi gọi gái mại dâm 17 tuổi đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại khách sạn thuộc quyền sở hữu của mình, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội:

a Môi giới mại dâm (Điểm a, Khoản 2, Điều 255 BLHS)

b Chứa mại dâm (Điểm d, Khoản 2, Điều 254 BLHS)

c Đồng phạm với khách mua dâm về tội mua dâm người chưa thành niên (Khoản 1, Điều 256 BLHS)

d Tội chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp (Khoản 1, Điều 252 BLHS)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Trang 3

Tình huống 1: Võ Huy Thắng (SN1983, quê: thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe container

biển kiểm soát: 57K6711 chạy trên đường tỉnh lộ 784 hướng thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh Vào lúc 7h10’ ngày 01/10/2007, do thiếu quan sát nên xe container của Thắng đã va vào xe mô tô lôi của Dương Minh Quân (SN1974, quê: huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đang chạy cùng chiều với xe Thắng Trên xe của Quân lúc đó có 20 hành khách Tai nạn xảy ra làm 4 người chết và 4 người khác bị thương với tỷ lệ thương tật của 4 người lần lượt là: 53%, 37%, 61% và 23% Anh/Chị hãy cho biết:

a Tội danh đối với Võ Huy Thắng? Giải thích?

b Dựa vào Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC để khẳng định tính chất của hậu quả mà Võ Huy Thắng đã gây ra và cũng từ đó chỉ ra một khoản cụ thể của Điều luật, cần phải áp dụng?

c Giả sử rằng Dương Minh Quân điều khiển xe mô tô lôi trong tình trạng say rượu và tai nạn xảy ra là hoàn toàn do lỗi của Quân thì Quân phạm tội gì? Tại sao?

d Giả sử Võ Huy Thắng vì không quan sát kỹ đường đi nên không phát hiện trước được một em học sinh đi tắt ngang đường và khi phát hiện ra, Thắng đã tránh một cách đột ngột nên đã va vào xe của Dương Minh Quân và gây ra tai nạn nói trên thì có thể coi đây là tình thế cấp thiết được không? Tại sao?

Tình huống 2: Tối 30/09/2007, hai nữ sinh viên là Nguyễn Thị Thương và Trần Thị Anh Lan chạy xe mô tô

trên đường Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) đã bị xe buýt số 02 tuyến Bác Cổ – Ba La lấn đường cán vào xe

mô tô của 2 sinh viên làm Nguyễn Thị Thương chết ngay tại chỗ và Anh Lan bị thương nặng (tỷ lệ thương tật

là 61%) Sau khi gây tai nạn, tài xế xe buýt là N đã bỏ chạy nhưng đã bị một số người đi đường dùng xe máy đuổi theo buộc tài xế N phải dừng lại Vị trí xe buýt bị buộc phải dừng lại cách vị trí xe gây tai nạn khoản 500m Anh/Chị hãy: Bình luận vụ án nêu trên

Tình huống 3: Sáng 30/09/2007, tại địa phận xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa thiên - Huế, xe tải có tải

trọng 20 tấn chở đầy vỏ chai bia, do tài xế H điều khiển đã đâm vào nhà anh Nguyễn Xiêm làm đổ sập toàn

bộ quán cà phê phía trước nhà và toàn bộ ngôi nhà Thiệt hại khoảng 200 triệu đồng Nguyên nhân của tai nạn là do H ngủ gật Anh chị hãy:

a Định tội danh đối với H

b Theo Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì hậu quả do

H gây ra thuộc tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hay “gây hậu quả đặc

biệt nghiêm trọng”? Vì sao?

Tình huống 4: Chủ quán Hoa Phượng (Ấp 5, An Phước, Long Thành, Đồng Nai) là Hồ Thị Hoa Phượng đã

có hành vi:

(i) Khi khách đến uống bia và nếu đã uống từ 1 két bia trở lên thì được chủ quán gợi ý “ dịch vụ vui vẻ” và

nếu khách đồng ý thì chủ quán cho phép khách chọn tiếp viên nào mà khách thích để đưa đi bán dâm Mỗi

khách phải nộp trước cho thị 100.000đ hoặc 200.000đ tùy theo khách muốn đi “dù” hay “qua đêm” Khách

có thể hành lạc tại chỗ hoặc chở gái bán dâm đi chỗ khác tùy ý Nếu hành lạc tại chỗ phải nộp thêm cho thị 50.000đ tiền thuê phòng

(ii) Nếu khách ở các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng khác có nhu cầu thì gọi điện thoại cho thị và thị sẽ điều gái bán dâm đến Thị cũng thu từ gái bán dâm do thị điều đi từ 100.000đ đến 200.000đ tùy theo khách muốn

đi “dù” hay “qua đêm” Anh/Chị hãy:

a Định tội danh đối với Hồ Thị Hoa Phượng

b Giả sử trong số gái bán dâm do Hoa Phượng điều khiển có những người từ 12 tuổi tròn đến dưới 18 tuổi thì phải xử lý Hồ Thị Hoa Phượng như thế nào?

Tình huống 5: Cho rằng dự án C.D lấy đất mà không đền bù thỏa đáng cho dân (dù trước đó cán bộ của Cty

đã họp với toàn thể các hộ dân và đã thỏa thuận mức đền bù) nên Vũ S kích động một số người kéo đến trụ

sở của Cty hò hét đòi phải đền bù với giá cao hơn Họ chặn cả xe ra, vào Cty, ném đất đá vào sân Cty, đe dọa cán bộ và công nhân của Cty… gây ách tắc giao thông đường phố trong nhiều giờ Cảnh sát đã giải tỏa, vãn hồi trật tự và bắt giữ Vũ H

Vũ H phạm tội gì?

Trang 4

Tình huống 6: Nguyễn văn Lâm, Nguyễn Văn Hùng đi xe đạp va chạm với Hoàng Văn Bắc, Nguyễn Văn

Nghĩa và xảy ra xô xát rồi đánh nhau Hùng và Lâm bỏ chạy vào nhà ông Chu Đình Đạo thôn N, xã C.L, huyện Đ.A Hà Nội

Hoàng Văn Bắc về gọi cậu là Chu Đình Sắc để đánh trả thù Trên đường đi, Bắc gặp Chu Đình Mịnh (em Sắc) và Lê Văn Nhuận (bạn Mịnh) và cả 3 người cùng đến nhà Sắc

Nguyễn Văn Nghĩa về xóm G gọi anh là Nguyễn Văn Duyệt và bạn là Nguyễn Kim Xướng, Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Kim Thắng và Nguyễn Thanh Tâm đến nhà ông Chu Đình Đạo

Nhóm của Bắc đến nhà ông Đạo trước Khi vào nhà ông Đạo, Nhuận hô: “Đánh bỏ mẹ chúng nó đi”, Sắc quát: “thằng nào lúc nãy đánh cháu tao?” Bắc chỉ vào Lâm và Hùng và dùng gạch ném vào 2 người nhưng không trúng ai Bắc, Mịnh nhảy vào đấm đá Hùng và Lâm Bắc vớ chiếc bát sứ đập vào gáy Lâm và bắt Hùng và Lâm ra sân nằm xuống Hùng và Lâm nằm sấp trên sân và van xin bọn Bắc nhưng Bắc, Mịnh, Nhuận vẫn dùng chân đá, đạp vào mặt, Bắc dùng dây lưng quật vào đầu, vào người Hùng và Lâm Chu Đình Thành (con ông Đạo) thấy 2 người bị đánh dã man đã quỳ xuống van xin bọn Bắc, nhưng Bắc dọa sẽ chém bất cứ ai xin xỏ hoặc can ngăn nên không ai dám can ngăn nữa

Lúc này bọn Nghĩa mới đến và cũng lao vào dùng chân tay đấm đá Hùng và Lâm Sau đó Bắc kéo Lâm, Hùng ra cổng để đánh tiếp nhưng Hùng đã chạy thoát Anh Nguyễn Văn Hanh đi qua vào can cũng bị bọn chúng đánh ngất đi Mọi người xô đến đưa Hanh và Lâm đi cấp cứu nhưng Lâm đã chết tại bệnh viện Saint Paul

Biên bản giám định pháp y kết luận: Lâm chết là do chấn thương sọ não kín, vỡ xương sọ, chảy máu não, hành não bị chèn ép

Anh/chị hãy cho biết:

a Các tên: Hoàng Văn Bắc, Chu Đình Sắc, Chu Đình Mịnh, Lê Văn Nhuận, Nguyễn Văn Nghĩa phạm tội gì?

b Các tên: Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Kim Xướng, Nguyễn Kim Thắng, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Thanh Tâm phạm tội gì?

c Nếu Hanh chết thì tội danh của chúng có thay đổi không?

CÂU HỎI TỰ LUẬN:

1 So sánh tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS) và tội cản

trở giao thông đường bộ (Điều 203 BLHS)

2 Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202

BLHS) trong trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng người khác với tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS)

3 So sánh tình tiết “cố ý không cứu giúp người bị nạn” quy định tại Điểm c, khoản 2, Điều 202 BLHS với tội

không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 BLHS)

4 Hãy giải thích tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng” (Khoản 3 Điều 206 BLHS) và tình tiết “đặc biệt

nghiêm trọng” (Khoản 4 Điều 206 BLHS).

5 Sự khác nhau giữa tội phạm quy định tại Điều 231 BLHS với các tội phạm quy định tại Điều 85 và Điều

143 BLHS năm 1999

6 Tội phạm quy định tại Điều 245 BLHS khác với tội phạm quy định tại Điều 89 BLHS như thế nào?

7 Sự khác biệt giữa tội phạm quy định tại Điều 256 BLHS với các tội phạm quy định tại các Điều 112, 114,

115, 116 và 150 BLHS

VĂN BẢN

Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003

Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010

Thông tư liên tịch số: 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25 tháng 12 năm 2008

Ngày đăng: 18/09/2012, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w