1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

slide thuyết trình một số món ăn đặc sản ở điện biên

31 5,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 11,87 MB

Nội dung

Sau đây là một số món đặc sản của Điện Biên đậm chất hương vị Tây Bắc... Thịt sấy khô Thịt xông khói-Thịt xông khói là món ăn phổ biến của người dân tộc Thái sống ở các vùng rừng núi khu

Trang 1

Giáo viên

Lò Văn SươngQuách Văn ThuầnE-mail:lovansuongk11th2@gmail.comĐiện thoại di động: 01683249465

Trường PTDTBT TH Hẹ MuôngHuyện Điện Biên - Tỉnh Điện BiênTháng 5 năm 2014

Trang 2

Khi ở Điện Biên, ai cũng muốn thưởng thức món ăn truyền thống dân tộc.

Dân tộc Thái ưa món nướng Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối Trước khi đem ướp với

thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, có mùi thơm Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương

vị đặc trưng

Sau đây là một số món đặc sản của Điện Biên đậm chất hương vị

Tây Bắc

Trang 3

- Cách ướp cá cũng là bí quyết riêng của người Thái Tây Bắc để cá có mùi vị đặc trưng riêng.

- Gia vị: Sả, ớt, muối, mì chính, hoặc Bột canh, mắc khén nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ…tất cả trộn đều nhồi vào bụng cá

Trang 4

Sau đây là các bước để làm cá nướng (Pa pỉnh tộp hay pa pỉnh ố)

Trang 6

Thịt sấy khô (Thịt xông khói)

-Thịt xông khói là món ăn phổ biến của người dân tộc Thái sống ở các vùng rừng núi khu vực miền Trung, Tây bắc và đặc biệt là ở Điện Biên Nếu ai được một lần có dịp thưởng thức món ăn này sẽ không thể nào quên cái hương vị thơm ngon là lạ của từng miếng thịt

“Thịt xông khói treo ở dàn bếp”

- Để làm món thịt này người ta thường lấy thịt bắp hoặc thịt vai của

những con trâu, bò, lợn…ướp thịt với muối, các gia vị khác như ớt, tỏi, gừng, mắc khén

- Sau đó xâu thịt lại bằng que hoặc dây rừng treo lủng lẳng trên dàn

bếp

- Từ miếng thịt này có thể chế biến ra nhiều món: nướng, rán,

xào, Khi ăn có vị ngọt  lại vừa dai vừa dòn ăn không thấy ngán

Trang 7

Thịt bắp hoặc thịt vai Sơ chế thịt

Thịt được tẩm gia vị Thịt xông khói treo ở dàn bếp

Trang 8

Thịt xông khói (thịt sấy khô) thơm ngon sau khi chế biến Khi ăn có vị ngọt  lại vừa dai vừa dòn ăn không thấy ngán.

Trang 9

Thịt sấy khô

Trang 10

Sâu chít – đặc sản Điện Biên

- Đối với người dân Tây Bắc, sâu chít là niềm tự hào về sản vật đặc biệt của địa phương mình sâu chít chính là một trong những đặc sản thiên nhiên “có một không hai” ở một số vùng núi phía Bắc như: Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn…

- Đây vốn là loại côn trùng sống trong thân cây chít Để biết cây nào có sâu chít , người thu hái sẽ lựa chọn những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa (đó chính là cây đã bị ấu trùng ký sinh) Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra Những con sâu chít tươi rói có màu trắng sữa, căng mọng sau khi được lấy ra thường được thả trong chậu rượu nhạt Thứ rượu ấy sẽ giữ cho sâu không bị biến chất

- Cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao

khô, nấu cháo…

Trang 11

Sâu chít - “Đông trùng hạ thảo” Việt Nam

Trang 12

Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra.

Trang 13

Nậm Pịa (Canh pịa, chéo pịa)

- Nậm Pịa là đặc sản của dân tộc Thái ở Điện Biên, Sơn La một món

ăn có được cái dư vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc

- Để chế biến được món này cần có ruột non của con trâu, bò, dê… Người ta đem tuốt hết phần ruột bên trong, dùng vải bông sạch lọc nước lấy từ ruột non sau đó đập gừng, xả, mắc khén, ớt, lá chanh băm thêm một ít thịt bạc nhạc, thái thêm ít tiết tươi, đuôi, dạ dày, cuống tim của bò hay dê cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút tạo thành món

ăn sền sệt

- Pịa có thể dùng làm nước chấm hoặc cũng có thể dùng trực tiếp làm món ăn như một loại canh, giải rượu rất tốt

Trang 14

Món nậm pịa được coi là món ăn đặc trưng của người Thái

Món Nậm Pịa có thể là nước chấm hoặc có thể làm món ăn như một loại canh, giải rượu rất tốt.

Vị chủ đạo của Pịa là vị đắng nhưng ăn xong lại có vị ngọt của xương, thịt và vị đắng của Pịa.

Món Nậm Pịa còn ngon bởi nhiều gia vị đặc trưng như mắc khén, sả, ớt, lá chanh…

Trang 15

Cơm lam

- Cơm lam là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của

cư dân miền núi, nhất là miền núi Tây Bắc như: Điện Biên, Sơn La…

- Món ăn này ban đầu của dân tộc Thái Sau này, dân tộc Mông, Tày, Nùng, Dao, Xá… thuộc những vùng núi và rẻo cao Tây Bắc cũng

dùng Người ta chọn gạo để làm cơm lam là gạo nếp nương và ngon nhất là gạo cẩm và nếp cái hoa vàng

- Đối với đồng bào Tây Bắc, cơm lam không chỉ là món ăn cổ truyền,

mà còn là món ăn linh thiêng, gắn với văn hoá tộc người, với sự sống,

và theo tín ngưỡng dân gian gắn với mỗi dân tộc

Trang 16

Cơm lam có hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của nước ống

nứa, vị thanh thanh lá chuối, dong, mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ

Trang 17

Xôi nếp nương

- Nói đến Điện Biên, người ta nghĩ ngay đến nếp nương với những hạt nếp căng tròn, mềm dẻo Cách đồ xôi nếp nương khá công phu, gạo nếp phải được ngâm trong nhiều giờ liền khi đồ xôi mới không

bị sượng Xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của dân tộc, chín bằng hơi, mềm dẻo chứ không dính tay

- Từ gạo nếp (Thái) có thể chế biến các món như cơm nếp, xôi,

bánh chưng, các món chè, hoặc cất rượu nếp Bột gạo nếp được

dùng để làm các món bánh như bánh nếp, bánh giầy, bánh rán,

bánh trôi, bánh gai, bánh cốm

- Gạo nếp cẩm có màu đen còn gọi là (gạo đen) bổ huyết mễ vì gạo nếp cẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Trang 18

Xôi nếp nương là món ăn quen thuộc của dân tộc Thái nhưng rất nhiều du khách xem là đặc sản.

Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có vị ngọt, thơm, mềm dẻo

Trang 19

Gạo tám Điện Biên

- Điện Biên có lòng chảo Mường Thanh rộng lớn, có điều kiện thích hợp cho cây lúa sinh sôi và phát triển Nhờ vậy, không biết từ khi

nào cây lúa, hạt gạo Điện Biên đã thơm ngon khác lạ Đặc biệt là gạo tám Điện Biên thì đã nổi danh khắp gần xa, trở thành một đặc sản

của vùng núi Tây Bắc

- Gạo tám Điện Biên có đặc điểm rất riêng: hạt nhỏ, mầu đục không trắng như gạo tám thường, hạt gạo dài đều tăm tắp, căng bóng và

thơm đến lạ Cơm dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có

vị đậm, nhiều nhựa nên thường dính răng…

Trang 20

Gạo tám Điện Biên một đặc sản của vùng núi Tây Bắc

Trang 21

Rau, hoa ban

- Rau ban và cũng có thể là hoa ban là món “đưa cơm” truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Điện Biên

- Người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi, làm nộm, luộc chẳm chéo hoặc có thể ăn sống…

- Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc Cũng

giống như búp ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái ở Tây Bắc

Trang 22

Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc Cũng giống như búp

ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái ở Tây Bắc

Trang 23

Rau dớn - đặc sản của núi rừng

- Rau dớn tươi rửa sạch, phơi nắng cho tái (vẫn giữ được màu xanh) Cho rau dớn vào chõ xôi đồ trong 20 phút để rau chín và giữ được màu xanh Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và gia vị trộn đều Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ… 

-Với món dớn xào tỏi hay xào chung với thịt bò, thịt lợn… thì đừng quên rắc thêm ít hạt mắc khén, thứ hạt tiêu thơm lừng mang hương vị đặc trưng của núi rừng

- Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì loại rau chỉ mọc ở bờ suối, con khe trong rừng vẫn góp cho đời những món ăn mà ai đã một lần nếm thử sẽ không thể nào quên!

Trang 24

Rau dớn là món ăn mà ai đã một lần nếm thử chắc chắn sẽ không

thể nào quên được dư vị núi rừng dân dã

Trang 25

Rêu đá

- Ở Điện Biên, có một món ăn mà ai cũng muốn một lần thưởng thức,

đó là rêu đá của dân tộc Thái Món rêu đá đặc biệt này không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn là một bài thuốc quý giúp lưu thông khí

huyết, giải độc và chống cao huyết áp

- Rêu đá có màu xanh lục, mọc bám vào những tảng đá chìm trong khe suối theo mùa từ tháng 9, 10 âm lịch đến hết tháng 5 Dù không được chăm cấy nhưng năm nào cũng vậy, rêu tự mọc lên từ tất cả các hòn

đá trong suối như một quy luật tự nhiên

- Rêu được chia thành 3 nhóm: "Cui", loại rêu mọc trên đá thành sợi như sợi tóc, màu hơi sẫm, rêu non làm món nộm, có nơi làm nộm

sống…; "cay", sợi rêu mọc rời rạc có màu xanh thường có ở suối Nậm

Hẹ, xã Hẹ Muông - Điện Biên; "tau", loại rêu này thường thành từng mảng ở sông Đà, ao hoặc các khe suối…

- Món rêu đá có thể chế biến ra nhiều món như rêu hấp, canh rêu, nộm rêu, rêu nướng nhưng ngon nhất vẫn là rêu non, được bỏ vào lá chuối,

lá dong kẹp tre nướng trên than hồng

Trang 26

 Rêu đá có thể chế biến ra nhiều món như rêu hấp, nộm rêu, rêu nướng, canh rêu…

Trang 27

Măng khô Điện Biên

- Măng khô dùng để chế biến món ăn đòi hỏi bạn phải tốn nhiều thời gian, nhưng bù lại, món ăn sẽ có mùi vị đặc trưng rất riêng

- Măng khô không cứng nhưng rất dai Nếu được luộc chín, măng khô trở nên mềm và có vị ngọt rất ngon miệng

- Dùng nước vo gạo ngâm măng khô sẽ giúp chúng nhanh mềm và

chín đều hơn khi luộc

Trang 28

Các bước chế biến để làm măng khô

Trang 29

Măng khô có thể chế biến thành nhiều món

Trang 30

Một số món ăn trong mâm cơm người thái

Trang 31

Đây là bài giảng được thiết kế theo chuẩn bài giảng

Elearning, sử dụng phần mềm Presenter 7.0

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bài giảng có sử dụng nguồn của một số trang Web: you tobe, video clip tự làm và một số tranh ảnh,tài liệu trên trang Web “Dac san tay bac”

- Có sử dụng ghi âm ngoài

Ngày đăng: 06/03/2015, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w