Nguồn gốc người Hà Nhì Origin Ha Nhi peopleNgười Hà Nhì tên tự gọi là Hà Nhì Già Hãnízú, Cáp Nê tộc tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní.. Theo lời truyền miệng người Hà Nhì có nguồn gốc từ ngườ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LOWRENCE STING
Cuộc thi bài giảng e – learning với chủ đề “ Dư địa chí Việt Nam”
Giáo viên (teachers): Phạm Thùy Linh
Lò Thị Thùy Ninh
Email: thuyninh1610@gmail.com quanlinhdang@gmail.com Điện thoại di động: 0985002228 - 0972920131 Trường: THPT Phan Đình Giót
Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
(Title: Go to Sin Thau with Ha Nhi people)
Trang 3I Nguồn gốc người Hà Nhì (Origin Ha Nhi people)
Người Hà Nhì tên tự gọi là Hà Nhì Già (Hãnízú, Cáp Nê tộc)
tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní.
Theo lời truyền miệng người Hà Nhì có nguồn gốc từ người
Di (Yi) tách khỏi nhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước.
Ngôn ngữ giao tiếp: Người Hà Nhì có tiếng nói riêng,
thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng) Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì từng có chữ viết, nhưng đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía Nam.
Trang 4Dân số Hà nhì (Population Ha Nhi):
- Toàn quốc (Nationwide): 21.725 người (nam:10.923
người; nữ: 10.802 người)
- Tỉnh Điện Biên (Dien Bien Province): 3.786 người
(nam 1.882 người; nữ 1.904 người)
Phân bố (Distribution): Người Hà Nhì cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Điện
Biên
-Tỉnh Điện Biên: Chủ yếu ở huyện Mường Nhé.
Dien Bien province: Muong Nhe distric
Trang 5II Những đặc trưng văn hóa truyền thống của người
Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên
(Culture communications of Ha Nhi people in Muong Nhe distric)
1 Đời sống kinh tế
- Hoạt động sản xuất: Dân tộc Hà Nhì có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất nông nghiệp, họ vừa giỏi chăn nuôi
vừa giỏi trồng trọt.
- Phương tiện vận chuyển: Người Hà Nhì phổ biến dùng gùi đeo qua trán, những chiếc sọt được đan bởi tài năng và
sự khéo léo của những “kỹ sư” đan lát của người dân Hà Nhì,
một số nơi dùng ngựa trong việc đi lại và chuyên chở
Trang 62 Đời sống văn hóa - tinh thần
Trang 8Nhà cửa: Nhà của người Hà Nhì sắp xếp theo hướng lưng tựa vào núi, cửa quay ra thung lũng, sông suối hoặc
một đỉnh núi phía xa Nhà của người Hà Nhì
có 3 kiểu chính: Nhà trình tường nền đất, nhà vách đất,
vách tre.
Trang 9Trang phục:
Trang phục đàn ông: Áo (á khồ): Áo nam ngày thường là loại áo làm bằng vải tự dệt, cài cúc giữa hoặc cài cúc lệch, áo dài qua mông chia làm
hai loại là áo dài tay (á khồ lạ pồ mố) và áo không tay (á khồ lạ pồ mà chụ) Quần (h’là trùy): Là loại cắt kiểu chân què, cạp to dùng để xoắn vắt hai sừng sang hai bên cho vừa bụng, dưới gấu có viền, quần Hà Nhì cũng
có điểm giống với quần ống rộng của người h’mông
Khăn: Là miếng vải rộng 40cm, dài 2 - 3m, khi đội gấp miếng vải thành
3 - 4 lượt, khi gần hết giắt múi ra sau gáy
Trang 10Trang phục phụ nữ: Với chiếc mũ (ụ khu) - khăn đội đầu được trang trí bởi nhiều cúc bạc, nhiều hạt cườm, nhiều tua rua bằng các loại chỉ màu sặc sỡ nhìn rất đẹp mắt Phụ nữ Hà Nhì mặc áo dài, 5 thân, xẻ từ sườn xuống chân, không chiết co như áo tân thời của phụ nữ người Kinh, phần tay áo được coi là “linh hồn” của chiếc áo được trang trí bằng nhiều loại vải màu, sặc sỡ và đẹp mắt Người Hà Nhì tự làm váy áo cho
mình bằng vải bông nhuộm chàm màu đen, màu xanh
Trang 11Về tín ngưỡng: tín ngưỡng đa thần giáo Tín ngưỡng truyền thống của người Hà Nhì là thờ cúng tổ tiên Tuy nhiên, họ không có tục cúng chung toàn dòng
họ mà chỉ thờ cúng theo gia đình Việc thờ cúng do con trai cả, dòng trưởng đảm nhận.
Tôn giáo - tín ngưỡng:
Về tôn giáo, người Hà Nhì không theo tôn giáo nào.
Trang 12Văn học - nghệ thuật dân gian: gồm nhiều loại bài hát nhiều điệu múa, nhiều kiểu nhạc cụ và rất nhiều tác phẩm văn học dân gian
Về hát, có hát ru con, hát đối đáp, hát đưa ma, hát mời rượu, hát chào khách, hát mừng nhà mới và đặc biệt là bài hát dùng trong đám cưới có độ dài hơn
400 câu của người Hà Nhì ở Mường Nhé – tỉnh
Điện Biên
Về múa có các điệu: Múa lên nương, múa dệt vải, múa xòe, các điệu múa thường được người Hà Nhì
Trang 13Lễ tết: Người Hà Nhì đón Tết năm mới vào đầu tháng 10 âm lịch (đây được coi là tết nguyên đán của người Hà Nhì), sau
khi hoàn thành việc thu hoạch mùa màng
Trong năm còn có Tết Cơm mới, Tết mùng 5 tháng 5, rằm tháng 7 Trong đó Tết năm mới là tết lớn nhất và quan trọng
nhất
Trang 14Cưới xin: các cuộc hôn nhân đều do trai gái tự tìm hiểu, tự do lựa chọn bạn đời và tự quyết định hôn nhân của mình Đám cưới của người Hà Nhì được tổ chức 2 lần Ngay sau lần cưới
thứ nhất, cô dâu được đổi họ theo bên chồng và về ở nhà chồng luôn, cũng có nơi con trai lại phải ở rể nhà vợ.
Trang 151 Chu Thùy Liên (2008), Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì, NXB Văn hóa dân tộc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2 Nguyễn Văn Huy (2003), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam,
NXB giáo dục
3 Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam,
NXB Thanh Niên
4 Phần mềm mp3DirectCut
5 Phần mềm Total Video Converter
6 Google.com