Và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá , dự báo các vấn đề trong báo cáo là một trong các phương pháp được áp dụng.. I.1 Khái niệm Đánh giá tác động môi trường là quá trì
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
Đề Tài:
PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đinh Bách Khoa
Sinh viên thực hiện : Bùi Ngọc Hoàng - QLMT – K50
Vũ Văn Hùng - QLMT – K50
Nguyễn Đức Quang - CNMT - K50
Nguyễn Văn Chính - CNMT - K50
Hà Nội – 10 / 2008
0
Trang 2
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, công chúng ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường, đến phát triển bền vững và cải tiến phương thức quản lý phát triển sao cho hài hòa với lợi ích môi trường Cùng với sự quan tâm đó là sự ra đời của các quy định luật pháp mới bao gồm các quy định của quốc gia và quốc tế nhằm cố gắng làm thay đổi mối quan hệ giữa môi trường và phát triển Ðánh giá tác động môi trường là một ví dụ quan trọng về một trong những nỗ lực đó
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM ) ( Tiếng anh là : Environmental Impact Assessment (EIA) ) là căn cứ mang tính chất pháp lý bắt buộc của dự án phát triển Theo quy định của luật bảo vệ môi trường thì ĐTM phải được thông qua thì dự án mới được cấp phép đầu tư
Đánh giá tác động môi trường nhằm mục đích cân nhắc giữa môi trường và phát triển nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại cho môi trường
Việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sử dụng nhiều phương pháp khoa học kỹ thuật , kinh tế , kinh nghiêm v.v Và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá , dự báo các vấn đề trong báo cáo là một trong các phương pháp được áp dụng
Do nguồn tài liệu hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi sự thiếu sót rất mong được sự đóng góp của thầy và các bạn Xin chân thành cám ơn!
Tiểu luận được hoàn thành với sự đóng góp của cả nhóm
Mục lục
1
Trang 3
Lời nói đầu 1
Mục lục 2
I Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 3
I.1 Khái niệm 3
I.2 Cấu trúc báo cáo đánh giá tác động môi trường 3
I.3 Các phương pháp sử dụng 4
II Phương pháp ý kiến chuyên gia 4
II.1 Định nghĩa 4
II.2 Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia 5
II.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia 7
II.4 Phân tích kết quả trưng cầu ý kiến 8
II.5 Ưu , nhược điểm 13
III Kết luận chung 14
IV Phương pháp Delphi 14
Tài liệu tham khảo 16
I Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 2
Trang 4
I.1 Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi
mô đối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp Hoạt động vi
mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ
mô
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương
án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội nào ( http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach)
I.2 Cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Tuy luật các nước có những đòi hỏi chi tiết hơi khác nhau về ĐTM , nhưng những điểm chính thì không có gì khác biệt và đều có những phần sau đây:
- Dự án và những lựa chọn: Mục đích, các chi tiết kỹ thuật cụ thể của công trình (chẳng hạn nếu là nhà máy thì sẽ có những bộ phận gì, dùng vật liệu gì, tiêu bao nhiêu năng lượng, dùng bao nhiêu công nhân, mặt bàn ra sao, v.v.) Ngoài ra, cần cho biết những lựa chọn khác (alternatives) và so sánh chúng với dự án hiện tại Những so sánh này cần phải khách quan và khoa học chứ không được "một chiều" theo kiểu luật sư bào chữa cho thân chủ
- Khung cảnh môi trường nền của dự án: tả rõ môi trường có thể bị ảnh hưởng Đây không phải chỉ là môi trường thiên nhiên mà còn cả môi trường con người: cảnh quan, văn hóa, di tích lịch sử, xã hội (đời sống xã hội của dân chúng, giải trí), kinh tế (công
ăn việc làm, lợi tức cho địa phương và toàn quốc)
- Tác dụng của công trình lên môi trường: phần này là một danh sách các tác dụng
mà dự án có thể có lên môi trường Danh sách này cần đầy đủ và khách quan Tất cả những hoạt động chi tiết liên quan đến dự án phải được liệt kê, trong các giai đoạn: xây dựng, hoạt động, và dọn dẹp sau khi ngừng hoạt động Sau đó, tác động của từng hoạt động lên các thành tố môi trường được xem xét và dánh giá Các thành tố môi trường cần được xem xét gồm các thành tố thiên nhiên và con người, như đã nói ở trên
- Những biện pháp chủ dự án sẽ dùng để khắc phục hay giảm tới mức tối thiểu những tác động xấu của dự án
- Kết luận - tóm tắt các điểm chính để chứng minh rằng tác động lợi nhiều hơn là hại
I.3 Các phương pháp thường sử dụng trong lập báo cáo ĐTM
3
Trang 5
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sử dụng rong đánh giá tác động môi trường , nhưng người ta sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp danh mục kiểm tra
- Phương pháp ma trận
- Phương pháp chập bản đồ
- Phương pháp sơ đồ mạng
- Phương pháp mô hình hoá
- Phương pháp chuyên gia
- Phươnh pháp sử dụng hệ thống thong tin địa lý
II Phương pháp ý kiến chuyên gia đánh giá tác động môi trường
II.1 Định nghĩa
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba giai đoạn lớn:
- Lựa chọn chuyên gia;
- Trưng cầu ý kiến chuyên gia;
- Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo
Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai
để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có
hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia ( ThS Nguyễn Quốc Tòng. (http:// www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/) )
Phương pháp chuyên gia là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia
II.2 Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia, kết hợp:
Như định nghĩa phương pháp , đánh giá một vấn đề cần 1 nhóm các chuyên gia , việc lựa chọn và kết hợp các chuyên gia quyết định sự thành công của quá trình dánh giá
4
Trang 6
Mỗi một dự án có đặc thù riêng nên lựa chọn chuyên gia cần kết hợp họ thành 1 nhóm
có đầy đủ kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn và các vấn đề liên quan
II.2.1 Cơ cấu nhóm chuyên gia:
Khi đánh giá ,dự báo bằng phương pháp chuyên gia, chúng ta cần thành lập nhóm chuyên gia, chủ yếu có 2 nhóm sau đây:
a) Nhóm chuyên gia thường trực:
Thành phần nhóm này, thực chất là chủ nhiệm đề tài (hoặc chuyên đề đang nghiên cứu) gồm từ nhóm người cùng phối hợp tham gia, trong đó có 1 chuyên gia chủ trí xây dựng đề cương nghiên cứu và phương pháp luận của đề tài về các vấn đề về môi trường
và phát triển mà chủ đầu tư đã vạch ra trong dự án phát triển , quy hoạch , dự luật v.v Như vậy phải hình thành nhóm thường trực
b) Lập danh sách mời chuyên gia:
Dựa trên các vấn đề chính của đối tượng của dự án nhóm chuyên gia thường trực đề xuất mời các chuyên gia tham gia đánh giá ,dự báo Một vấn đề vô cùng quan trọng ở khâu này là xác định cho được vấn đề trong số chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực cần tham khảo ý kiến chuyên gia là tỷ lệ số chuyên gia cũng như số lượng chuyên gia là bao nhiêu Nếu chúng ta không có cách tiếp cận đúng về vấn đề này thì khi mời chuyên gia và xử lý kết quả sẽ cho ta một kết quả “hội làng” và phản ánh không đúng xu hướng đánh giá của dự án
II.2.2 Thu thập xây dựng các tư liệu về lĩnh vực liên quan:
Để phục vụ cho công việc tuyển chọn chuyên gia, chúng ta phải tiến hành sưu tầm danh sách chuyên gia, thu thập các thông tin có liên quan đến dự án , quy hoạch v.v gồm các tiêu chí như:
- Nguồn lao động (nhu cầu)
- Môi trường tự nhiên , môi trường vật lý , môi trường xã hội
- Vị trí địa lý , địa hình , khí hậu
- Tài nguyên , hệ sinh thái
- Lịch sử phát triển các vấn đề tương tự
- Và một số tư liệu khác có liên quan như chủ trương phát triển vùng , chính sách ưu tiên , hạn chế , các điều luật liên qua
- v.v
II.2.3 Xây dựng biểu câu hỏi lấy ý kiến chuyên gia:
Khi ta có được các phương án, xác định được các vấn đề của đối tượng đánh giá , dự báo, chúng ta có cơ sở đưa ra những câu hỏi về mặt số lượng, đồng thời căn cứ vào yêu cầu đề ra cần soạn thảo thêm các câu hỏi nhằm thu được các thông tin đánh giá về mặt chất lượng và quan hệ Các câu hỏi luôn phải xoay quanh trọng tâm để có sự thống nhất
và toàn diện
5
Trang 7
II.2.4 Cung cấp thông tin cần thiết cho các chuyên gia:
Đưa ra các câu hỏi phải dựa trên cơ sở các phương án đã chọn, cần cung cấp cho chuyên gia các thông tin có liên quan và nguồn gốc của nó Để nhận được sự đánh giá khách quan Khi cung cấp thông tin không được gợi ý chuyên gia ngã theo ý kiến này hoặc ý kiến nọ Thông tin đưa ra cô đọng, đủ, rõ không làm rối và gây ra lạc đề Thông tin phải chọn lọc và là chất xúc tác tạo ra các phản ứng trả lời có cảm hứng từ phía các chuyên gia
II.2.5 Đánh giá năng lực chuyên gia:
Điều rõ ràng là chất lượng đánh giá , dự báo phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên gia
Do đó có thể thông qua việc chuyên gia tự đánh giá mình để lựa chọn chuyên gia hoặc dùng bản tự khai, chúng ta đều có thể chọn lựa được chuyên gia
a) Phương pháp tự đánh giá mình (cho điểm):
Ta lập thang điểm từ 0-1 và ghi sẵn các câu hỏi và để chuyên gia tự đánh giá vào các ô Nhóm chuyên gia thường trực sẽ thu hồi phiếu và xử lý theo nguyên tắc 0 ≤ Ti ≤ 1 (Ti: trình độ chuyên gia)
b) Phương pháp điền bản tự khai:
Phương pháp này khác phương pháp cho điểm là xây dựng các tiêu chí đánh giá trình
độ chuyên gia, dựa vào các câu hỏi để kiểm tra trình độ chuyên gia Các câu hỏi của bản tự khai gồm các nhóm như sau:
- Nhóm thông tin về tuổi tác, nghề nghiệp, chuyên môn, kinh nghiệm công tác, sở trường sở đoán, v.v
- Nhóm thông tin có tính phương án mà các chuyên gia phải lựa chọn trả lời
- Nhóm thông tin nêu bật bản chất của vấn đề nghiên cứu
Hình thức câu hỏi bản tự khai, chúng ta có thể dùng các loại câu hỏi đóng, mở, trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đa dạng thu thập thông tin và tìm giải pháp tối ưu để có số liệu
xử lý theo ý muốn
II.2.6 Thành lập nhóm chuyên gia:
Trong quá trình chọn chuyên gia, vấn đề xác định nhóm chuyên gia cần thiết của nhóm là vấn đề đóng vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn chuyên gia Vì đánh giá của mỗi nhóm chuyên gia của mỗi nhóm vấn đề đều ảnh hưởng đến kết quả chung Ngược lại khi tăng số lượng chuyên gia trong một nhóm có thể làm kết quả sai lệch Ở đây chúng ta dùng phương pháp tính điểm Ti (trình độ trung bình của chuyên gia) để sắp xếp các danh sách chuyên gia theo thang điểm giảm dần Như vậy, việc loại bỏ chuyên gia nào đều phụ thuộc vào hai yếu tố: Chi phí và mức độ tin cậy của vấn đề đánh giá ,dự báo
II.3 Phương pháp trưng cầu lấy ý kiến chuyên gia:
6
Trang 8
II.3.1 Phương pháp trưng cầu:
Đây là giai đoạn quan trọng của phương pháp Chúng ta có 2 cách tiếp cận để trưng cầu chuyên gia:
- Trưng cầu theo nhóm và cá nhân
- Trưng cầu có mặt và vắng mặt
SƠ ĐỒ TRƯNG CẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
II.3.2 Các hình thức tổ chức trưng cầu lấy ý kiến chuyên gia:
Ta có các cách để áp dụng sau đây:
a) Phương pháp não công: Dựa trên nguyên tắc là thu được các ý tưởng mới, một quyết định về vấn đề nào đó mang tính sáng tạo của tập thể hoặc một nhóm người Nhiệm vụ chính của phương pháp tấn công não là:
- Đề xuất tư tưởng mới
- Phân tích và đánh giá tư tưởng đã nêu
b) Phỏng vấn: là hình thức trưng cầu mà các nhà phân tích đặt ra các câu hỏi cho các chuyên gia đánh giá theo một chương trình đã định trước
c) Hội thảo
d) Hội nghị
II.4 Phân tích kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia:
Đây là giai đoạn cuối và rất quan trọng trong quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia
Chúng ta phải giải quyết 2 vấn đề khi xử lý ý kiến chuyên gia:
- Đánh giá thời gian hoàn thành sự kiện ,thời gian xuất hiện sự kiện mới
7
PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
CÁ NHÂN TẬP THỂ CÓ VÀ VẮNG MẶT
TRƯNG CẦU CÁ NHÂN TRƯNG CẦU THEO NHÓM
CÁ NHÂN TRƯNG CẦU TẬP THỂ
Trang 9- Đánh giá tâm quan trọng tương đối giữa các sự kiện.
II.4.1 Đánh giá thời gian hoàn thành sự kiện, thời gian xuất hiện sự kiện mới.
Phân tích xử lý các ý kiến chuyên gia phải xác định được đại lượng đặc trưng cho ý kiến của nhóm, của tập thể chuyên gia và độ thống nhất ý kiến của họ Để đánh giá được thời gian xuất hiện các sự kiện và quá trình kinh tế mới ta dùng trung bị và khoảng tứ phân vị
+ Trung vị: Trong dự báo trung vị được xem như là giá trị của ý kiến đánh giá dự báo
có tổng số những ý kiến đánh giá trước giá trị đó bằng tổng số những ý kiến đánh giá sau giá trị đó
+ Khoảng tứ phân vị: Là khoảng chứa chừng 50% những đánh giá dự báo của tập thể chuyên gia nằm giữa khoảng 25% những đánh giá cao nhất và 25% những ý kiến đánh giá thấp nhất Giá trị giới hạn trên (dưới) của khoảng tứ phân vị được gọi là số tứ phân
vị trên (dưới) được minh họa như sau :
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 110
t0,25 t0,50 t0,75
Khoảng tứ phân vị
- Cách tính trung vị:
fMe
F n dMe X
Me Memin 2 (Me 1)
1
Trong đó:
XMemin: Giá trị dưới của tổ chứa số trung vị
dMe: Khoảng cách của tổ chứa số trung vị
n: Tổng số chuyên giá chứa số trung vị
F(Me-1): Tần số tích luỹ của tổ đứng trước tổ chứa số trung vị
Ta có: F(Me-1) = ∑f(Me-1)
fMe: Tần số của tổ chứa số trung vị
8
Trang 10
+ Công thức tính khoảng tứ phân vị:
' 4
1 '
fMe
F n dMe X
"
4
3
"
" "min ( " 1)
fMe
F n dMe X
Trong đó:
XMe’min, XMe”min: Giới hạn dưới của tổ chứa số tứ phân vị dưới và tứ phân vị trên
dMe’, dMe”: Khoảng cách của tổ chứa số tứ phân vị dưới và trên
(Me’-1), F(Me”-1): Tần số tích luỹ của tổ đứng trước tổ chứa số tứ phân vị dưới và trên fMe’, fMe”: Tần số của tổ chứa số tứ phân vị dưới và trên
Ví dụ : Tham khảo ý kiến chuyên gia về sự xuất hiện vấn đề môi trường của dự án Có
50 chuyên gia được hỏi Kết quả như sau:
Bảng 1 Kết quả ý kiến của các chuyên gia về thời gian xuất vấn đề môi trường
Thời gian xuất hiện vấn đề môi
trường
Số chuyên gia đồng ý (Tần
số)
Tần số tích luỹ
- Xử lý ý kiến chuyên gia
+ Tính số trung vị để biết được số chuyên gia đồng ý và không đồng ý với năm sẽ xuất hiện vấn đề môi trường
Số trung vị
9