1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh rau sạch

40 3,4K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 5,77 MB

Nội dung

Hiện này, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin làm cho loại hình thương mại điện tử ngày càng trở nên hữu ích trong giao dịch mọi loại hàng hóa kể cả thực phẩm thông hàng ng

Trang 1

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KINH DOANH RAU SẠCH

GVHD: TS Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm thực hiện: Nhóm 07

Lớp: MBA 12B

TP Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2014

Trang 2

THÀNH VIÊN THỰC HIỆN Nhóm 07 – MBA12B

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..

TP.HCM, ngày tháng năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

TS HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO

Trang 4

Mục lục

Mục lục 4

2.1.1 Phân tích các yếu tố PEST 7

3.2.1 Kế hoạch phân bổ và huy động nguồn vốn ban đầu 22

3.2.2.Kế hoạch doanh thu, chi phí, dòng tiền 24

4.1 Phạm vi triển khai 32

4.3 Danh sách các công việc cần đạt được 34

4.4 Nguồn lực triển khai 35

4.5 Kế hoạch thời gian triển khai 36

5.MÔ TẢ WEBSITE 36

5.1.Trang chủ 36

5.2.Quản lý đơn hàng 38

5.3.Giỏ hàng 38

Trang 5

an toàn đạt khoảng 20%, số còn lại do sản xuất nhỏ lẻ, không trong vùng quy hoạch nên khó kiểm soát về chất lượng Một số mô hình sản xuất quả an toàn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global Gap, rau quả Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và một số quốc gia khác.

Từ lâu vấn để rau sạch đã được nhiều người nhắc đến, bàn đến nhưng khái niệm rau an toàn là gì lại ít người hiểu được Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về rau

an toàn Nhưng có thể hiểu rau an toàn hay rau sạch là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đảm bảo được các tiêu chuẩn sau: hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích….nhằm giảm tối đa lượng độc tố trong rau như natri, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh Tuy nhiên trên thị trường rau quả hiện nay để mua được rau an toàn quả là việc làm khó khăn bởi nơi nào cũng quảng cáo là bán rau an toàn, rau sạch nhưng sự thật đôi khi ngược lại

Hiện này, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin làm cho loại hình thương mại điện tử ngày càng trở nên hữu ích trong giao dịch mọi loại hàng hóa kể cả thực phẩm thông hàng ngày như rau quả Thương mại điện tử nói chung mà cụ thể là website thực sự là một kênh kinh doanh mới, hiệu quả và rất kinh tế cho các Doanh Nghiệp ở Việt Nam Nếu không có website, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt bởi những khách hàng tiềm năng trên thị trường trong và ngoài nước

Trước những thực trạng đó, nhóm chúng tôi quyết định xây dựng chiến lược mô hình kinh doanh công ty thương mại điện tử B2C, B2B về rau quả an toàn thông qua

Trang 6

website www. rausachdonggia.vn Với mục tiêu chính là giúp việc nội trợ trở nên dễ dàng

thuận tiện cũng như giúp khách hàng có thêm một địa chỉ tin cậy, tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về an toàn thực phẩm, giúp cho quý khách hàng có được một bữa ăn an toàn sức khở và đầy đủ chất dinh dưỡng

1 GIỚI THIỆU CÔNG TY

1.1 Thông tin chung

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH RAU SẠCH

- Tên công ty viết tắt: Rasaco

Xây dựng một môi trường kinh doanh dựa trên nền tảng sức khỏe cộng đồng và lợi ích cửa các bên liên quan (Win – Win)

Trang 7

Xây dựng một đội ngũ tri thức cao, chuyên môn cao, có tinh thần đoàn kết – nhất trí, năng động – sáng tạo trong tư duy và hành động dựa trên một nền tảng quy trình dịch

vụ tiên tiến, hiện đại và tin học hóa ở mức độ cao

1.3 Sứ mạng công ty

Khách hàng: các cá nhân và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sản phẩm dịch vụ: cung cấp các loại rau quả an toàn, vệ sinh & hàm lượng chất dinh dưỡng cao

Thị trường: tập trung chủ yếu và thị trường Việt Nam.

Công nghệ: hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để cung cấp công nghệ mới nhất về công nghệ thông tin, internet và thương mại điện tử

 Triết lý kinh doanh:

Nguồn nhân lực là động lực chính sản sinh mọi nguồn lực của công ty

Sự thỏa mãn của khách hàng sẽ mang lại thành công cho công ty Do đó phải cung cấp cho họ những sự phục vụ tốt nhất về sản phẩm và dịch vụ

Các đối tác chính là sự hỗ trợ lớn nhất trong việc giúp công ty tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất vì thế phải phát triển một chuỗi giá trị bền vững, lâu dài

1.4 Mục tiêu chiến lược

Lợi nhuận: đạt mức lợi nhuận 33% và tốc độ tăng trưởng 20%

Vị thế cạnh tranh: phấn đấu trong top 3 website TMĐT nổi bật Viêt Nam về cung cấp rau quả sạch

Trách nhiệm xã hội: tham gia các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, giải quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội

2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1 Môi trường bên ngoài:

2.1.1 Phân tích các yếu tố PEST

 Yếu tố về chính trị - luật pháp (Politics)

Trang 8

Tất cả các Doanh nghiệ e-commerce/ e-business đều phải chịu sự chi phối của pháp luật như các Doanh nghiệp truyền thống Ngoài ra, hoạt động TMĐT còn mang bản chất quốc tế nên các Doanh nghiệp TMĐT còn chịu ảnh hưởng của luật TMĐT quốc tế.

Do sự phát triển nhanh chóng của Internet và nhưng năm thâp kỷ 90, bán lẻ điện

tử đã hình thành và phát triển trên khắp thế giới với các trang mạng như Amazon.com, Alibaba.com, Ebay.com Theo xu thế đó, tháng 01/2000, Chính phủ đã giao cho Bộ Thương mại chủ trì xây dựng pháp lệnh về TMĐT Tuy nhiên, do nhận thấy tầm quan trọng của giao dịch điện tử (e-trading) đối với mọi mặt của nên kinh tế- xã hội nên Quốc hội đã quyết định xây dựng luôn Luật giao dịch điện tử bao trùm toàn bộ pháp lệnh TMĐT

Ngày 29/11/2005 Luật giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI kì họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/03/2006 Đến tháng 6 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử Nội dung chủ yếu của Nghị định là thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số quy định cụ thể khác

Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính", số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số", số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng"

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006 Nghị định mới đã quy định những hành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định mới là tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại điện tử, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến

Đếm thời điểm này, có thể nói hệ thống Luật thương mại điện tử ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển và tạo niềm tin giao dịch cho khách

Trang 9

hàng Tuy nhiên, việc áp dụng các hình thức giao dịch cũng như thanh toán điện tử tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến do tâm lý thích dùng tiền mặt cũng như nhận thức chưa sâu về vấn đề bảo mật thanh toán

 Yếu tố về kinh tế (Economics)

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển ổn định trong các năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP: năm khủng hoảng 2009 đạt 5,32%, năm 2010 đạt 6,38%, năm

2011 đạt 5.89%, năm 2012 đạt 5.2%, năm 2013 đạt 5.42% Theo World Bank thì từ 2014 – 2016, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đều trên 5%

Lạm phát có xu hướng được kiểm soát tốt, chỉ số giá tiêu dùng bình quân giảm mạnh trong các năm gần đây: năm 2011 chỉ số CPI là 11,75%, nhưng đến năm 2012 chỉ còn 6,81% và trung bình của năm 2013 chỉ còn 6,6%

Với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế và sự gia tăng thu nhập tạo cơ hội cho các hoạt động thương mại điện tử và cơ hội triển khai các hoạt động e-commerce hay e-trading đến nhiều đối tượng khách hàng hơn

 Yếu tố về văn hóa xã hội (Social)

Dân số:

Trang 10

Viêt Nam hiện có khoảng 90 triệu dân, trong đó có khoảng 69% tương đương với khoảng 55 triệu người trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) Trong lực lượng đó, số lượng lao động ở khu vực thành thị ngày càng tăng nhanh, cộng với kết cấu dân số trẻ (có đến 66% dân số trong độ tuổi 15-59) làm cho xu hướng sử dụng Internet và mua hàng trực tuyến ngày càng phát triển.

Thói quen giữ tiền mặt

Thói quen giữ tiền mặt vẫn đáng còn rất phổ biến do yếu tố tâm lý của người dân

“tiền cầm trong tay là chắc ăn nhất” Hiện nay các Ngân hàng chủ yếu phát hàng thẻ từ hay chip nhưng mục tiêu sử dụng thẻ của người dân trong các giao dịch hàng hóa vẫn còn hạn chế, chủ yếu chỉ là để rút tiền mặt từ các máy ATM

Hình thức sử dụng thẻ trong các thanh toán vẫn chưa được thịnh hành do khách hàng còn lo sợ những rủi ro về kỹ thuật hoặc bị lừa đảo bởi tội phạm có nhiều cách đẻ đánh cắp thông tin cá nhân Đây là các thách thức đối với thương mại điện tử

Xu hướng sử dụng Internet và mua hàng trực tuyến

Theo Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, trong năm 2013 số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam chiếm 36% dân số và trong số đó có 57% thực hiện các giao dịch trực tuyến Trong các loại hàng hóa được mua trực tuyến thì thực phẩm chiếm đến 20%

Trang 11

Xu thế sử dụng Internet ngày càng rộng tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạt động thương mại điện tử Với mức thu nhập tăng lên cộng với quỹ thời gian rỗi ngày càng eo hẹp do các hoạt động công việc, xã hội nên người tiêu dùng chuyển dần từ mua bán truyền thống sang mua bán trực tuyến.

Tuy nhiên, do tập tính của người của người tiêu dùng Việt Nam là thích đến tận nơi để mua hàng, thích được chính tay thử sản phẩm Điều này là một khó khăn đối với công ty khi triển khai TMĐT, để khắc phục tình trạng này công ty phải tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng thông qua dịch vụ hoàn hảo nhất

 Yếu tố công nghệ - kỹ thuật (Technology)

Thương mại điện tử có lợi thế so với các hoạt động truyền thống nhờ tận dụng được tối da ưu thế từ các nhân tố công nghệ Có thể nói, đây là nhân tố tác động trực tiếp và quyết định đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng ngành

Sự phổ biến của CNTT và Internet đã làm tiền đề cho sự phát triển của hoạt động bán lẻ điện tử Trong những năm gần đây, Internet tại Việt Nam phát triển rất nhanh chóng với số lượng người sử dụng một cách đông đảo, những cá nhân và tổ chức năng động đã biết khai thác để tạo cơ hội kinh doanh mới Tuy nhiên, song hành với sự phát

Trang 12

triển mạnh mẽ của Internet thì vấn đề bảo mật lại là nỗi lo lớn khi nơi đây vẫn là mảnh đất màu mờ cho các phần tử hacker trục lợi bất chính.

Thực tế, các website TMĐT tại Việt Nam chưa đủ niềm tin để khách hàng mua và thanh toán trực tuyến trên mạng bởi vì hơn 90% trang web thương mại điện tử không tuân thủ các quy định của Bộ Công Thương về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử Khách hàng còn e ngại và khó cỏ thể chấp nhận Ông Trần Hữu Linh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công Thương, cho biết qua khảo sát 50 trang web TMĐT dẫn đầu tại Việt Nam về mức độ tuân thủ các quy định của Thông tư 09/2008/TT-BCT về việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên trang web TMĐT, không có trang web nào đáp ứng đủ các yêu cầu Có đến 98% các trang web TMĐT chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về chủ trang web như địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh; 96% trang web không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp; 48% không công bố thông tin về các điều khoản giao dịch; 38% trang web không công bố rõ ràng cơ cấu giá; 46% trang web không công bố đầy đủ điều khoản giao dịch; 20% trang web không đưa ra thời hạn trả lời đề nghị đặt mua hàng của khách Đặc biệt, tất cả các trang web này đều có thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, kể

cả các thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, số tài khoản nhưng chỉ 12% trang web có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và 6% trang web cho phép khách hàng lựa chọn đồng

ý hoặc từ chối cung cấp thông tin cá nhân khi tham gia giao dịch

ty cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS, thị trường thẻ Việt Nam sẽ tiếp tực tăng trưởng với tốc độ 18,5% vào năm 2014

Chỉ riêng trong quý 4 năm 2013, tổng giá trị giao dịch thẻ gần 273 ngàn tỷ Số lượng các thiết bị ATM cuối năm 2013 đã đạt 15.265 cái, thiết bị POS/EFTPOS/EDC đạt

Trang 13

129.653 cái Tuy vậy, lượng giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm trọng số khá lớn Để gia tăng lượng giao dịch không dùng tiền mặt, các ngân hàng hiện nay đang đẩy mạnh phát triển hệ thống chấp nhận thẻ như máy ATM, máy POS, mạng lưới thanh toán hàng hóa dịch vụ sử dụng thẻ, các tiện ích dịch vụ… Ngoài rút tiền mặt, chủ thẻ có thể dễ dàng sử dụng thẻ trong các thanh toán giao dịch hóa đơn điện thoại, internet, trả phí bảo hiểm, chuyển khoản thanh toán… Tiện ích của thẻ ATM không chỉ giúp chủ thẻ quản lý được tiền, không đem theo một lượng tiền lớn để thanh toán hàng hóa dịch vụ, tiết kiệm được tiền… mà còn giúp họ tiết kiệm chi tiêu khi các ngân hàng phát hành thẻ phối hợp với những đơn vị bán hàng giảm giá hàng hóa cho khách hàng sử dụng thẻ Qua đó thúc đẩy các hoạt động giao dịch trực tuyến

Hiện nay, rất nhiều công ty hay ngân hàng đã cung cáp dịch vụ tiện ích thanh toán trực tuyến: 123Pay, cổng thanh toán cước 365 của VTC, cổng thanh toán Đông Á, Nam Việt, thanh toán Fash MOBIPAY, ví điện tử MOBIVI, cổng thanh toán Nganluong.vn, Icoin.vn, Webmoney, Paynet, VNPay, Banknetvn

Sự tiện lợi của Internet

Từ sau cách mạng WorldWideWeb nhưng năm 90 thì Internet không chỉ trở thành trào lưu mà còn là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại Các tiện ích thường ngày không thể thiếu trên Internet: thư điện tử (e-mail), trò chuyện trực tuyến (chat), gọi điện trực tuyến (call), tra cứu dữ liệu (search engine), mạng xã hội (social network), kho thông tin vô tận, các dịch vụ thương mại, quảng cáo

Tính đến cuối 2012, Việt Nam xếp thứ 18/20 các quốc gia có số lượng người truy cập Internet nhiều nhất với còn số hơn 31 triệu và tỷ lệ 34% dân số

Trang 14

Con số 57% người dùng Internet có giao dịch trực tuyến Đây là dấu hiệu khác tích cực cho các doanh nghiệp bán lẻ điện tử Người dân bắt đầu có thói quen tìm hiểu và thực hiện mua sắm qua mạng

Các website bán lẻ được cộng động mạng hay ghé thăm nhất:

Trang 15

Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân

Hiện nay, dù đã có hành lang pháp luật về TMĐT nhưng việc áp dụng và xử lý của các cơ quan hữu trách, doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫ chưa được cụ thể Những vụ lấy trộm thông tin tài khoản ngân hàng, làm giả thẻ thanh toán hay lập ra các website điện

tử nhằm đánh cắp thông tin cá nhân là những biểu hiện cụ thể về tác hại của vấn đề bảo mật

Đa số các website TMĐT Việt Nam đều không có một cam kết hay đảm bảo giữ

bí mật các thông tin cá nhân của khách hàng cũng như không đăng ký một chứng nhận an toàn bảo mật nào từ một tổ chức bảo đảm uy tín Điều này cho thấy sự nhận thức của các doanh nghiệp về thông tin cá nhân còn thấp

2.1.2 Môi trường ngành

 Cạnh tranh về ứng dụng TMĐT

Trong thị trường truyền thống do bị giới hạn về địa lý nên khách hàng chủ yếu mua tại nơi mình cư ngụ Nhưng khi có TMĐT, thông qua các website bán hàng thì người tiêu dùng có thể mua mọi lúc, mọi nơi, khi đó số lượng đối thủ cạnh tranh sẽ tăng lên, thậm chí trên toàn thế giới Do đó, cạnh tranh trong ngành sẽ khốc liệt

Trang 16

Tuy nhiên, rất may mắn hiện nay ở Việt Nam, các Doanh nghiệp thương mại điện

tử cung cấp rau quả an toàn thực sự là không nhiều vì đây là một ngành khá là mới mẻ

Đa số khách hàng vẫn duy trì hình thức mua truyền thống tại chợ hoặc siêu thị Vì thế, tiềm năng của ngành này vẫn còn tương đối lớn

Một số đối thủ cạnh tranh có thể kể đến:

Trang 17

www.sieuthithucphamhuuco.com

Sự khác biệt trong mô tả sản phẩm là không có

Trong môi trường TMĐT, khi mọi sản phẩm đều chỉ được mô tả chủ yếu thông qua website thì sự nổi bật giữa các công ty dường như là không có Sự khác biệt chủ yếu

Trang 18

chỉ từ giá cả và chủng loại Sự cạnh tranh về giá là tiêu chuẩn bắt buộc vì khách hàng có thể dễ dàng ngồi yên một chỗ để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Một số khác biệt từ dịch vụ hỗ trợ đi kèm, sự thuận tiện trong giao dịch hoặc các hình thức khuyến mãi cũng sẽ gây ra sự chú ý lớn đối với khách hàng

 Rào cản gia nhập ngành

Chi phí đầu tư

Dưới khía cạnh TMĐT, một doanh nghiệp muốn kinh doanh trên mạng thì phải đầu tư các chi phí cố định sau (chủ yếu về công nghệ - kỹ thuật):

• Hạ tầng công nghệ (mạng máy tính, phần mềm quản lý, bảo mật )

• Chi phí quản trị, bảo trì

• Chi phí bảo quản, dự phòng rủi ro

• Chi phí logistics, chuỗi cung ứng

Niềm tin & lòng trung thành

Trong kinh doanh truyền thống thì sản phẩm hiện diện trực tiếp trong cửa hàng Còn trong kinh doanh trực tuyến thì sản phẩm chỉ là hình ảnh, thông tin mô tả trên website Vì thế, các Doanh nghiệp TMĐT phải tốn nhiều thời gian và công sức để có thể tạo được niềm tin của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo

Do thuộc tính lan truyền nhanh và dễ thay đổi trong thói tiêu dùng của các khách hàng trực tuyến nên các công ty TMĐT phải hết sưc lưu ý đến mọi chi tiết dù là rất nhỏ

để có thể duy trì thương hiệu vững chắc trong lòng khách hàng

Yêu cầu nhiều kinh nghiệm.

Tất cả kinh nghiệm trong kinh doanh TMĐT đều được tích lũy qua sự phản hồi của khách hàng trong quá trình hoạt động Không có một chuẩn mực nào gọi là đầy đủ

Vì thế, với các công ty mới lần đầu xuất hiện, thì năng lực kinh nghiệm sẽ là một rào cản lớn để thành công

2.2.2 Sản phẩm & dịch vụ của công ty:

Trang 19

Công ty sẽ liên kết với các đối tác là các trang trại , nhà vườn, thậm chí cả hộ gia đình mà đang thực hiện việc trồng rau quả theo quy trình an toàn, nhằm cung cấp cho khách hàng những loại rau quả an toàn đóng gói sẵn Đặc biệt các sản phẩm này sẽ được bán đồng giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong mua sắm của người tiêu dùng.

Ngoài ra, công ty còn hợp tác với các Viện, trung tâm nghiên cứu, nhà khoa học trong khắp cả nước để có thể cung cấp các giải pháp trong việc thực hiện quy trình trồng rau sạch, hỗ trỡ kỹ thuật canh tác cũng như tu vấn trng việc triển khai mô hình kinh doanh TMĐT về rau quả an toàn

2.2.3 Phân tích ma trận SWOT

1 Chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất &

hạ tầng công nghệ

2 Thực hiện tốt việc hoạch định

chiến lược TMĐT

3 Giao diện website hướng đối

tượng, dễ dàng cho người tiêu dùng

4 Nhóm nhân sự tâm huyết với dự

án và có trình độ chuyên môn Thạc sĩ QTKD

5 Chi phí đầu tư hợp lý do không

phải mở showroom hay cửa hàng

6 Sản phẩm được cung cấp đồng

giá, cam kết chất lượng an toàn

1 Do chủ Dự án là các tân sinh viên nên nguồn tài chính không nhiều

2 Kinh nghiệm hạn chết, lực lượng nhân sự ít

3 Lần đầu gia nhập ngành nên thương hiệu yếu, chưa tạo được niềm tin cho khách hàng

4 Nguồn đầu tư và đối tác chưa phát triển, còn hạn chế về khu vực

5 Hệ thống giao nhận chủ yếu là sử dụng phương tiện cá nhân, chưa

có hệ thống phân phối lớn, hoàn chỉnh

1 Thị trường mới, tiềm năng phát

triển rất lớn Đặc biệt nhu cầu về rau quả sạch rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay

1 Khó khăn trong việc tạo sự nổi bật trong môi trường TMĐT

2 Hành vi mua sắm của người Việt phần lớn vẫn còn theo kiểu

Trang 20

2 Thói quen sử dụng Internet ngày

càng nhiều cũng như việc mua sắm online đang trở thành xu thế

5 Số lượng các mô hình về nghiên

cứu và trồng rau quả theo quy trình an toàn ngày càng phát triển nhiều tạo sự ổn đinh cần thiết về đầu vào

truyền thống, tức là sờ tận tay

3 Hệ thống an ninh mạng của Việt Nam chưa tốt, nhất là về các giao dịch trực tuyến và bảo mật thông tin cá nhân

4 Chi phí giao dịch trực tuyến khá cao so với mặt bằng thế giới

5 Tâm lý người tiêu dùng vẫn còn

lo ngại với các giao dịch trực tuyến, nhất là các website Việt Nam

6 Sản phẩm là thực phẩm tươi sống hàng ngày nên vấn đề bảo đảm

vệ sinh cũng cũng như tồn trữ sẽ gặp nhiều khó khăn

Ngày đăng: 05/03/2015, 02:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w