1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế microsoft gia công sản xuất xbox với flextronics

17 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 427,06 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Khái niệm về sử dụng nguồn lực bên ngoài Outsourcing Theo Wikipedia thì “Outsourcing là một thuật ngữ xuất hiện 1980 trong lĩnh vực kinh doanh dùng để chỉ việc m

Trang 1

GVHD: TS NGUYỄN HÙNG PHONG

NGUYỄN KIM PHƯỚC

Nhóm 10 – MBA12B:

Tháng 12/2013

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..

TP.HCM, ngày tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn

TS Nguyễn Hùng Phong

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Khái niệm về sử dụng nguồn lực bên ngoài (Outsourcing)

Theo Wikipedia thì “Outsourcing là một thuật ngữ xuất hiện 1980 trong lĩnh vực kinh doanh dùng để chỉ việc một thể nhân hay pháp nhân chuyển giao việc thực hiện một chức năng sản xuất - kinh doanh nào đó, bao gồm cả tài sản vật chất và nhân lực cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài chuyên môn hóa trong lĩnh vực đó”

Trong một bài viết trên tạp chí CIO Asia và MIS Financial Review,Stephanie Overby, một chuyên gia nghiên cứu về Outsourcing, đã định nghĩa về Outsourcing như sau:“Tùy theo từng cách tiếp cận với vấn đề thì có một cách định nghĩa khác nhau về Outsourcing, tuy nhiên xét một cách căn bản, outsourcing chính là việc chuyển một phần các dịch vụ cho bên thứ ba.” Nói một cách khác, Outsourcing về bản chất là một giao dịch, thông qua đó một công ty mua các dịch vụ từ một công ty khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữuvà chịu trách nhiệm cơ bản đối với các hoạt động đó

Từ định nghĩa trên ta thấy được hai đặc điểm cần lưu ý của Outsourcing:

- Thứ nhất, Outsourcing là chuyển một phần các dịch vụ với mục đích chính là cắt giảm chi phí hoạt động, hạ giá thành và nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Thứ hai, bên thứ ba được nhắc đến không chỉ là các doanh nghiệp trong nước (Inshore/Local Outsourcing) mà cả doanh nghiệp nước ngoài được thuê Outsource (Offshore Outsourcing)

Nhắc đến từ Outsourcing, rất nhiều người trong chúng ta thường nghĩ đến lĩnh vực gia công phần mềm hoặc lập trình Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ này hiện diện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: kế toán, luật, nhân sự, công nghệ thông tin, dọn dẹp văn phòng/nhà ở (cleaning), logistic/vận tải…

1.2 Nguồn gốc của Outsourcing

Trước đây, những người lái buôn thuê tàu, thuê thuỷ thủ đoàn, thuê cảng và thuê người bốc dỡ, khuân vác… chỉ để giải quyết một nhiệm vụ: tiêu thụ hàng hóa Đó chính

là ví dụ cổ điển nhất của mô hình Outsourcing

Giai đoạn phát triển rầm rộ nhất của việc sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài có lẽ bắt đầu từ lĩnh vực công nghệ thông tin vào những năm 1990 Nguyên nhân của sự lớn mạnh này nằm ở chỗ, cuối thế kỷ XX các tập đoàn lớn trong ngành công nghệ thông tin phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết của việc đầu tư vào lĩnh vực lập trình tốn kém nhưng

Trang 5

lại rất mau lạc hậu này, cũng như phải bỏ tiền ra để thu hút các chuyên gia cao cấp Rất nhanh chóng, vấn đề này đã vượt ra khỏi “vùng đất” khởi nguồn của nó và lan ra khắp các khu vực sản xuất kinh doanh khác

Từ cuối những năm 1990, các công ty đã đánh giá cao ưu thế của mô hình sử dụng nguồn lực bên ngoài Theo kết quả nghiên cứu của hãng Yankelovich Partners, tiến hành

ở 14 quốc gia với sự góp ý của 304 đại diện lãnh đạo ở các tập đoàn và công ty lớn, có 63% số người được hỏi khẳng định việc họ đã chuyển hoạt động quản lý và điều hành cho những nhà cung cấp dịch vụ, và có đến 84% tỏ ra rất hài lòng với công việc của các công ty này

Có một khuynh hướng liên kết giữa các công ty cung cấp nhân lực với mục đích trao đổi kinh nghiệm và cùng thực hiện những dự án chung Hiệp hội các công ty

Outsourcing ra đời cũng thể hiện khuynh hướng đó, bao gồm những công ty dịch vụ hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau: IBS (công nghệ thông tin), KorpusGroup (sản xuất- dịch vụ), Intercomp (nhân sự), Xerox (tài chính, kế toán)… Mục tiêu của Hiệp hội này đối với giới kinh doanh là phổ biến kiến thức về sử dụng nguồn lực bên ngoài, các biến thể của nó, những thành công của quá trình chuyển sang sử dụng nguồn lực này, thông tin

về sự phát triển của lĩnh vực và về những dịch vụ mới

1.3 Tại sao phải Outsourcing?

1.3.1 Tập trung vào các hoạt động cốt lõi, nhiệm vụ trọng yếu:

Trong thời đại phát triển nhanh chóng, các hoạt động hỗ trợ (Back-Office) cũng

sẽ mở rộng theo Việc mở rộng này bắt đầu dùng đến các nguồn lực (con người và tài chính) dành cho các hoạt động cốt lõi mà tạo ra sự thành công của công ty Việc

Outsourcing các hoạt động này sẽ cho phép bảo toàn nguồn lực công ty tập trung vào các hoạt động kinh doanh quan trọng mà không phải “hy sinh” chất lượng hay dịch vụ hỗ trợ

1.3.2 Tiết kiệm hiệu quả và chi phí:

Sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài cho phép doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức mà trước đây họ phải đầu tư vào những yếu tố không sinh lợi (đào tạo nhân viên, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) Khi sử dụng nguồn lực này, các công ty chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng của dịch vụ nhận được, còn tất cả rủi ro tài chính

sẽ “nhường lại” cho nhà cung cấp dịch vụ

Trang 6

Đối với doanh nghiệp, việc sử dụng những nhân viên hợp đồng có trình độ cao từ các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể

1.3.3 Kiểm soát tốt hoạt động:

Nhà cung cấp Outsourcing là đơn vị chuyên nghiệp về một lĩnh vực nhất định nên

có hệ thống đào tạo bài bản cho nhân viên, cũng như các phòng nghiên cứu để thử

nghiệm giải pháp trước khi đưa ra cho khách hàng Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ của các công ty cung cấp nguồn nhân lực này cũng ngày một nâng cao nhờ cập nhật công nghệ thường xuyên, việc tự động hoá quá trình sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng hiệu quả hơn Từ đó nâng cao chất lượng hàng hóa

Nhờ việc cắt giảm một phần nhân sự và chuyển sang cơ cấu biên chế của nhà cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp tăng tính hấp dẫn đầu tư: chỉ số năng suất sản phẩm chủ yếu trên mỗi đơn vị biên chế tăng lên, điều được thể hiện ở trị giá doanh nghiệp nói chung Ngoài ra, sẽ tận dụng được kỹ năng quản lý chuyên nghiệp từ nhà cung cấp dịch

vụ Outsourcing

1.3.4 Sự linh hoạt:

Công ty có thể chủ động bổ sung nguồn lực cho các hoạt động mang tính thời vụ, chu kỳ (quảng cáo, tiếp thị, kiểm kê…), sau đó sẽ giải phóng khi xong việc Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả công việc mà không phải tuyển dụng và duy trì một số lượng lớn nhân viên thứ yếu

1.4 Nguy cơ tiềm ẩn khi Outsourcing !!!

1.4.1 Mất kiểm soát về quản lý:

Dù cho bạn ký 1 hợp đồng Outsourcing yêu cầu công ty khác đảm nhiệm chức năng của một bộ phận hay chỉ một công tác đơn lẻ, thì bạn đang chuyển sự quản lý và kiểm soát chức năng đó cho người khác Sự thật là, bạn sẽ có 1 hợp đồng, nhưng sự kiểm soát về mặt quản lý sẽ thuộc về công ty khác Công ty Outsourcing sẽ không được dẫn dắt bởi cùng những tiêu chuẩn và sứ mệnh của công ty bạn Họ sẽ được chỉ dẫn để tạo ra lợi nhuận từ những dịch vụ mà họ đang cung cấp cho bạn và các dự án kinh doanh khác giống bạn

Trang 7

1.4.2 Chi phí ẩn:

Trong hợp đồng Outsourcing sẽ phải bao gồm các chi tiết của dịch vụ mà công ty Outsourcing sẽ cung cấp Bất kỳ việc nào mà không có trong hợp đồng thì sẽ trở thành cơ

sở để bạn phải trả thêm phí phát sinh Hơn nữa, bạn sẽ chịu phí pháp lý duy trì 1 luật sư

để đánh giá các hợp đồng mà bạn sẽ ký Nhớ rằng, doanh nghiệp Outsourcing đã có kinh nghiệm làm việc này và họ sẽ là người soạn thảo hợp đồng Do đó, bạn sẽ gặp bất lợi trong quá trình đàm phán

Khi hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp Outsourcing có thể tạo ra một nhà cạnh tranh mới (do sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho bên sản xuất) Đây là một nguy cơ

mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thuê gia công

1.4.3 Đe dọa về an ninh bảo mật:

Dòng máu của bất kỳ doanh nghiệp nào là dòng thông tin giữ cho nó hoạt động Nếu bạn có bảng lương, hồ sơ y tế hay bất kỳ thông tin mật nào mà sẽ được chuyển giao cho công ty Outsourcing, có 1 rủi ro là tính bảo mật sẽ bị tổn hại Nếu chức năng được thuê ngoài liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu hay kiến thức độc quyền của công ty (như là bản vẽ thiết kế, công thức pha chế…) thì phải được kê khai chi tiết Đánh giá cẩn thận công ty Outsourcing để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo vệ và hợp đồng có 1 điều khoản phạt nếu có sự cố xảy ra

1.4.4 Gặp vấn đề chi phí chất lượng:

Công ty Outsourcing sẽ được thúc đẩy bởi lợi nhuận Vì hợp đồng sẽ cố định bảng giá, chỉ có cách để họ tăng lợi nhuận và giảm chi phí Miễn là họ đáp ứng các điều kiện của hợp đồng Thêm nữa, bạn sẽ mất khả năng đáp ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Hợp đồng sẽ rất là cụ thể và bạn sẽ trả phí thêm cho mọi sự thay đổi

Do sự hạn chế trong kiểm soát có thể sẽ dẫn đền những nguy cơ như giảm chất lượng sản phẩm và chậm trễ khi giao hàng từ đó ành hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Chất lượng không đảm bào có thể do bên Outsourcing chưa nắm rõ quy trình sản suất, công nghệ trong giai đoạn đầu hoặc cũng có thể đến từ động cơ tăng lợi nhuận nên làm ẩu, sai quy trình Sự yếu kém trong quản lý, điều hành và thiếu tránh nhiệm của bên nhận gia công kết hợp với sự han chế kiểm soát của doanh nghiệp có thể

là nguyên nhân của việc chậm trễ khi thực hiện hợp đồng

Trang 8

1.4.5 Gắn chặt vào “sức khỏe” tài chính của công ty gia công

Vì bạn chuyển một phần các hoạt động của doanh nghiệp bạn sang một công ty khác, bạn

sẽ gắn chặt vào tình trạng tài chính của công ty đó Đã có nhiều trường hợp đơn vị

Outsourcing bị phá sản và để doanh nghiệp bạn phải tự lãnh hậu quả

1.4.6 Tai tiếng

Việc sử dụng nhân lực theo hợp đồng thường đi kèm với việc cắt giảm số lượng nhân viên trong công ty Ít nhất, trong nhận thức của nhân viên thì cả hai quá trình – chuyển sang sử dụng nguồn lực bên ngoài và cắt giảm chỗ làm - có liên quan mật thiết với nhau

Chúng ta đều biết, khi doanh nghiệp phải nỗ lực tập trung vào công việc kinh doanh chủ yếu, thì nhu cầu hạ thấp chi phí các loại, bao gồm chi phí về sản xuất và cả chi phí nhân sự, là bắt buộc Doanh nghiệp sẽ vận dụng tối đa cách tổ chức sao cho có thể “rũ bỏ” những nhân viên thiếu năng lực Vì thế, sự hoang mang của nhân viên là hoàn toàn

có cơ sở

Lãnh đạo những doanh nghiệp muốn chuyển sang chế độ sử dụng nguồn lực bên ngoài cần ghi nhớ rằng, việc thông tin không đầy đủ hoặc không đúng thời điểm về sự thay đổi này có thể dẫn đến:

a) những nhân viên giỏi sẽ ra đi, nếu họ cảm thấy mình “thất thế” khi có những người mới đến

b) sự phản đối, đình công âm thầm của nhân viên dẫn đến sự đình trệ công việc dự định

Ngoài ra, nếu Outsourcing ra nước ngoài có thể gây ra tình trạng thất nghiệp tại chính đât nước mình dẫn đến vấn đề việc làm và an sinh xã hội

1.5 Các hình thức Outsourcing:

1.5.1 Theo địa lý:

- Outsourcing nội địa (Inshore Outsourcing/Local Outsourcing)

- Outsourcing ngoại biên (Offshore Outsourcing)

1.5.2 Theo nội dung:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh (BPO – Business Process Outsourcing)

Trang 9

- Hoạt động nghiên cứu thiết kế (KPO – Knowlegde Proccess Outsourcing)

- Dịch vụ công nghệ thông tin (ITO – Information Technology Outsourcing)

- Phát triển ứng dụng và bảo trì (Application Development and Maintenance)

- Dịch vụ tổng đài và chăm sóc khách hàng (Call Centers – Customer Service)

- Khôi phục dữ liệu sau sự cố (Disaster Recovery)

- Tài chính và kế toán (Finance and Accounting)

- Quản trị nguồn nhân lực (HR – Human Resources)

- Bảo hành và kiểm tra chất lượng (QA – Quality Assurance and Testing)

- R&D nghiên cứu và triển khai (research and development)

- Chuỗi cung cấp và kho vận (Supply Chain and Logistics)

- Dịch vụ viễn thông (Telecom and VoIP)

1.5.3 Theo hình thức hợp tác

- Chuyển tác (Transactional Outsourcing)

- Liên kết (Co-outsourcing Alliances)

- Hợp tác chiến lược (Strategic Partnership)

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU

2.1 MICROSOFT

2.1.1 Tổng quan

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington Tập đoàn chuyên phát triển, sản xuất kinh doanh bản quyền phần mềm và

hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính Microsoft được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975 Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới

Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair

8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-Dos giữa những năm 1980

Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 nhà tỷ phú và 12.000 nhà triệu phú trong công ty Kể từ thập kỷ

90, công ty bắt đầu đa dạng hóa hoạt động và tiến hành mua lại nhiều công ty khác

Trong năm 2011, Microsoft mua thành công Skype Technologies với giá lớn nhất

từ trước đến nay là 8,5 tỷ USD

Trong năm 2012, Microsoft chiếm ưu thế trên cả hai thị trường hệ điều hành PC

Trang 10

và bộ phần mềm văn phòng (đứng thứ hai với Microsoft Office) Công ty sản xuất trên quy mô lớn những phần mềm cho máy tính để bàn và máy chủ, hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến (với Bing), tham gia ngành công nghiệp video game (với máy chơi game Xbox 360), thị trường dịch vụ kỹ số (với MSN), và điện thoại di động (với hệ điều hành Windows Phones) Trong tháng 6 năm 2012, Microsoft tuyên bố họ sẽ trở thành nhà cung cấp PC cho thị trường với sự kiện cho ra đời máy tính bảng Microsoft Surface

Tháng 12 năm 2013, Microsoft đã hoàn tất thương vụ mua lại mảng thiết bị và dịch vụ của hãng điện thoại Phần Lan Nokia Điều này sẽ giúp Microsoft phát triển mạnh

mẽ hơn các dòng điện thoại trên nên Window Phone đang dần được ưa chuộng

2.1.2 Nhóm sản phẩm tiêu biểu

Cấu trúc của tập đoàn Microsoft chia ra thành 7 nhóm:

- “Windows Client” (khách hàng Windows): sản phẩm trụ cột của Microsoft Công ty đã cho ra đời nhiều phiên bản gồm Windows 3.1, Windows 95,

Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1

- “Microsoft Business Solutions” (giải pháp kinh doanh): bao gồm ứng dụng quản lý kinh doanh Great Plains, Navision và dịch vụ Central™ dành cho doanh nghiệp

- “Server and Tools”: bao gồm phần mềm máy chủ Microsoft Windows Server System™, các công cụ dành cho dân công nghệ thông tin và MSDN

- “Mobile and Embedded Devices” (thiết bị di động và thông minh), bao gồm những phần mềm Windows Powered Pocket PC, Mobile Explorer

microbrowser và phần mềm nguồn mở Windows Powered Smartphone

Trang 11

- “MSN” bao gồm MSN network, MSN Internet Access, MSNTV, MSN

Hotmail và những dịch vụ dựa trên công nghệ Web khác

- Và cuối cùng là nhóm ‘Home and Entertainment’ (giải trí và gia đình) bao gồmMicrosoft Xbox®, dịch vụ phầm mềm và phần cứng, game trực tuyến, ứng dụng truyềnhình

2.2 FLEXTRONICS

2.2.1 Tổng quan

Flextronics International Ltd (thường được gọi là Flextronics hoặc Flex) là công ty giải pháp chuỗi giá trị Mỹ có trụ sở tại Singapore, chuyên cung cấp thiết kế, sản xuất, phân phối và hậu mãi cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) Theo trang

CircuitsAssembly.com, Flextronics trong năm 2011 đã được xếp hạng thứ 2 trên toàn cầu

về doanh thu Dịch vụ Sản xuất Điện tử (EMS)

Flextronics sở hữu lực lượng 200,00 nhân viên trải khắp 65 triệu m2 ở hơn 30 quốc gia trên thế giới Mỗi thành viên đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để mang lại sự thành công cho khách hàng

Năm 1969, công ty được thành lập ở Silicon Valley,bởi Inc Joe McKenzie Năm

1980, công ty đã được bán cho Bob Todd, Joe Sullivan và Jack Watts

Năm 2000, công ty xếp hạng 3 trong “100 công ty quản lý tốt nhất” của tuần báo Industry Week Năm 2005, Flex mua lại bộ phận sản xuất của Nortel Netwwork Năm

2006, Flextronics đã tham gia một phần vào việc sản xuất của LEGO Tháng 10 năm

2007, công ty đã hoàn thành việc mua lại Soletron với giá 3,6 tỷ USD và chuyển đổi Soletron thành một công ty con

2.2.2 Các đối tác chính

Ngày 25/8/2009, Flextronics thông báo rằng công ty được lựa chọn bởi LG

Electronics (LGE), một nhà cung cấp toàn cầu tiên tiến kỹ thuật số các sản phẩm và công

Ngày đăng: 04/03/2015, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w