1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn HƯỚNG cảm NHẬN và SOẠN GIẢNG bài THƠ SANG THU của hữu THỈNH (TIẾT 121 – NV9 tập 2)

10 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Nhưng với "Sang thu" của Hữu Thỉnh sáng tác vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX được in trong tập thơ "Từ chiến hào tới thành phố" XB tháng 5 - 1985 của ông đã thể hiện cảm nhận tinh tế v

Trang 1

KINH NGHIỆM:

HƯỚNG CẢM NHẬN VÀ SOẠN GIẢNG BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỈNH

(TIẾT 121 – NV9 TẬP 2)

Họ và tên người viết: Trần Thị Thành Đơn vị: THCS Đức Lâm - Đức Thọ

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

"Mùa thu" - một đề tài đã có không ít bàn tay nghệ sĩ tài hoa đào xới, khám phá Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu: "Thu điếu", "Thu vịnh", "Thu ẩm" và sau này Xuân Diệu

có "Đây mùa thu tới" Nhưng với "Sang thu" của Hữu Thỉnh sáng tác vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX được in trong tập thơ "Từ chiến hào tới thành phố" (XB tháng 5 - 1985) của ông đã thể hiện cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu Bài thơ đã chọn một thời gian thật đặc biệt tạo nên một thời gian nghệ thuật của bài thơ cũng rất độc đáo, thời gian nghệ thuật của bài thơ chỉ tính bằng năm tháng hay còn tính bằng

"độ chín" của tâm hồn trong sự gặp gỡ đồng điệu giữa bạn đọc và thi nhân? Bài thơ là"sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu" hay là sự ngập ngừng, dùng dằng của một tâm hồn, một cuộc đời trong buổi giao thời khi bắt đầu "sang thu"?

Khi giảng dạy tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, chúng tôi thực sự bị cuốn hút bởi vẻ đẹp giản dị của tác phẩm này và nhận thấy ở bài thơ mang một ý nghĩa sâu sắc, thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm từ cuộc đời của một con người từng trải

Như chúng ta đã biết, ý nghĩa của một tác phẩm là một vấn đề lí luận rất phức tạp Theo

sự phân tích của các nhà lí luận văn học: ý nghĩa tác phẩm nằm trong sự cảm thụ phù hợp với ngôn ngữ của tác phẩm; Điều này phù hợp với quy luật sau đây: ý nghĩa tác phẩm do ngữ cảnh hạn định Nhưng ngữ cảnh lại là cái không hạn định, nó mở ra trong không gian, thời gian, ngay cả tác giả của tác phẩm cũng không lường hết ý nghĩa tác phẩm của mình trong mọi ngữ cảnh ý nghĩa tác phẩm là một quá trình bộc lộ gần hết nội dung hàm ẩn Có nghĩa là phải tìm hiểu văn bản và ngữ cảnh để đi đến cảm thụ tác phẩm được trọn vẹn, tuy nhiên trong thực tế không phải bao giờ cũng được tôn trọng

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.

Ngay từ khi ra đời bài thơ "Sang thu" đã được nhiều bạn đọc yêu mến, cùng với một số bài thơ khác đặc biệt là bài "Chiều sông Thương" của ông Nhưng phải đến khi các soạn giả đưa vào chương trình SGK thì tác phẩm mới thực sự cuốn hút nhiều tài năng khám phá Xin đóng góp một phần công sức rất nhỏ vào việc cảm nhận và hướng giảng dạy tác phẩm được nhiều tình yêu mến này

III CƠ SỞ LÍ LUẬN - THỰC TIỄN.

1 Cơ sở lí luận.

Trong những năm qua đổi mới phương pháp dạy học" Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học" đã tạo ra một sự chuyển biến đáng

kể về phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh trong các trường phổ thông Đổi mới phương pháp dạy học có nghĩa là tổ chức dạy học theo lối mới, là tập trung cho quá trình dạy học những điều kiện, những giá trị mới Người học phải trở thành chủ thể hoạt động tích cực,

tự giác chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức Người thầy là người tổ

Trang 2

chức chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh Người thầy sẽ không còn là người phát tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây mà là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh Phấn đấu sao cho mỗi tiết học bình thường học sinh phải nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn; phải dạy cho người học biết cách học, biết cách nghĩ, biết cách làm

2 Cơ sở thực tiễn.

Đây là một tác phẩm mới được đưa vào chương trình Ngữ văn 9 tập 2, lại dạy học theo phương pháp mới bởi vậy để dạy thành công tác phẩm này là vấn đề không dễ đối với giáo viên Thực tế hiện nay rất nhiều giáo viên cũng đã quan tâm đến dạy học theo tinh thần đổi mới Tuy nhiên nhiều giờ học giáo viên còn nặng về hình hình thức, thậm chí còn quan niệm rằng đổi mới phương pháp là trong giờ học giáo viên phải đưa ra nhiều câu hỏi và học sinh phải trả lời nhiều câu hỏi mà không nghĩ rằng để trả lời các câu hỏi đó học sinh không còn phải tư duy mà chỉ cần đọc lại SGK Mặt khác,qua thăm lớp- dự giờ của bạn bè đồng nghiệp tôi vẫn thấy băn khoăn, trăn trở trong cách cảm nhận và phân tích tác phẩm Cần phải có thêm một hướng cảm nhận và cách soạn giảng tác phẩm để cho học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc hơn và bài thơ thực sự được lắng đọng trong tâm hồn học sinh bởi chiều sâu của

sự suy ngẫm, của một người từng trải trước cuộc đời

Xuất phát từ suy nghĩ ấy và từ thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn, xin được trình bày một hướng cảm nhận và giảng dạy văn bản "Sang thu" của Hữu Thỉnh Mong các đồng nghiệp tham khảo, góp ý

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I Cảm nhận chung:

1 "Sang thu" là một bài thơ hay, viết theo thể thơ năm chữ gồm có ba khổ thơ, mỗi khổ thơ bốn câu, rất dễ nhớ, dễ thuộc Bài thơ tuy nhỏ nhẹ, khiêm nhường nhưng Hữu Thỉnh cũng đã góp vào cho cái "mảnh đất mùa thu" ấy một góc quê hương sang thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê hương

Bài thơ thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Từ "bỗng" mở đầu bài thơ thông báo về sự xuất hiện đột ngột của sự vật trong không gian Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ:" bỗng nhận ra" Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây có dịp là buông ra ngay Nhân vật trữ tình chợt cảm nhận thấy bao điều trong sự xuất hiện ấy Nếu Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Đình Thi, đã viết thật hay

về hương cốm làng Vòng (Hà Nội), một đặt sản hương vị mùa thu của quê hương miền Bắc

"Sáng mát trong như sáng năm xưa, Gió thổi mùa thu hương cốm mới" (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) thì với Hữu Thỉnh hương vị ấy không phải là hương cốm làng Vòng mà là "hương ổi" Hương vị ấy không phải "thoảng", "bay" mà là bốc mạnh, toả ra thành luồng "phả vào trong gió se" Bằng khứu giác, tác giả đã cảm nhận ra một hương vị mùa thu mới và bỗng

nhiên "hương ổi" trở thành một tứ thơ mới đậm đà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh Vì gió thu"

se" lành lạnh nên hương ổi mới thêm nồng nàn mà phả vào đất trời và hồn người Sau

"hương ổi" và "gió se" nhà thơ nói đến sương thu Đó là sự cảm nhận bằng thị giác qua hình ảnh "sương chùng chình qua ngõ" Sương thu đã được nhân hoá; hai từ" chùng chình" diễn tả

Trang 3

sự chuyển động chầm chậm và giăng mắc nhẹ nhàng, " chùng chình" hay là đang đợi chờ gì đây? Cứ dần dần như thế, cứ mềm mại như thế, thu đến tự lúc nào không hay

"Bỗng nhận ra " tất cả cụ thể, đã hiện hữu trong không gian ngõ hẹp, đang xích lại gần, đang chuyển động, chuyển động chầm chậm, đang cố đánh thức hồn người vậy mà tại sao nhà thơ lại giật mình, bối rối, có vẻ lưỡng lự, dửng dưng, vô tình: "Hình như thu đã về?" Đầu khổ thơ tác giả đã khẳng định, đã thừa nhận tất cả các dấu hiệu đặc trưng của mùa thu về trên quê hương miền Bắc Vậy mà ở cuối khổ thơ tác giả lại ngỡ ngàng, hụt hẫng; Tại sao lại như thế nhỉ? Phải chăng nhà thơ đang "cố tình" lảng tránh khi chưa dám đối diện với mùa thu - với chính mình! Trong tâm tư vẫn rạo rực một không gian nắng hạ? Quả là thế thì một sự hụt hẩng thật đáng cảm thông

Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chổ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu, không gian nghệ thuật của bức tranh "sang thu" được mở rộng ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

Hình ảnh dòng sông mùa thu chậm rãi, thong thả chảy gợi tả cái thần thái mùa thu Dường như mùa thu đến vạn vật lắng dịu hơn, thiên nhên trở nên hiền hoà, thơ mộng hơn và tương phản với nó là những cánh chim lại bắt đầu vội vã cho chuyến di cư tránh rét từ miền lạnh đến những vùng ấm áp hơn Quả là cả trời thu mênh mông, vậy mà "đám mây mùa hạ"

ấy lại chỉ "vắt nữa mình" sang thôi "Vắt nữa mình" - đó là một hình ảnh thơ rất độc đáo, rất mới lạ thể hiện sự cảm nhận vô cùng tinh tế của nhà thơ trước giây phút giao mùa Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi mà lại dùng chữ" vắt" Cách chọn từ và dùng từ thật sáng tạo Sao mà" sang thu" lại miễn cưỡng, lại dùng dằng đến thế!

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

"Nắng", "mưa", "sấm" là những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: Mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế Những dấu hiệu ấy của mùa hạ khi sang thu "vẫn còn" chỉ "vơi", "bớt" mà thôi Nắng thu không còn gay gắt, chói chang, cháy bỏng như mùa hạ, nhưng vẫn còn nồng, còn sáng Mưa cũng vơi dần, nhất là những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ Cũng vì thế, sẽ bớt đi những tiếng sấm đùng đoàng vang rền, những tia chớp xé rách bầu trời trong những trận mưa hồi tháng 6, tháng 7 Nắng, mưa, sấm còn là những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến động, những khó khăn thách thức trong cuộc đời Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn, đó là những con người đã chín chắn,

có bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi

Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

Hai câu thơ cuối bài vừa mang ý nghĩa tả thực hiện tượng của thiên nhiên lúc giao mùa, nhưng cũng qua đó tác giả muốn gửi gắm suy nghĩ của mình - Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời Qua đó,

Trang 4

cũng cho ta thấy được sự khẳng định sức sống mãnh liệt của tâm hồn dù đã "sang thu" vẫn còn rạo rực, nồng nàn nắng hạ

2 Mạch cảm xúc của bài thơ phát triển theo một trình tự tự nhiên hợp lí Từ chổ cảm nhận trực tiếp bằng nhiều giác quan đến cảm nhận bằng lí trí, bằng sự trải nghiệm của cuộc đời của một người trong buổi giao thời "sang thu" từ chổ "lảng tránh" (hình như thu đã về) đến chưa thật dứt khoát (vắt nửa mình sang thu) và cuối cùng chấp nhận "sang thu" (hàng cây đứng tuổi) Mạch cảm xúc vận động của cảnh vật như một cuốn phim trôi chầm chậm, từ đầu đến kết thúc chỉ có một dấu chấm tạo sự lôi cuốn liền mạch

Nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà bằng những hình ảnh sang thu thân quen giản dị mà tươi tắn, sinh động Với những từ láy "chùng chình", "vội vã"," dềnh dàng" và bằng các từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái" "bỗng", "hình như", "phả vào", "vắt nửa mình", nó vừa gợi hình, gợi cảm và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng ,vừa vui sướng, Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người Đồng thời cũng làm toát lên nét trẻ trung của một hồn thơ đầy niềm tin vào chính bản thân mình, vào cuộc đời - Một hồn thơ, một nguồn thi cảm không bao giờ vơi cạn trước thiên nhiên, cuộc sống

Bên cạnh việc chọn lọc từ ngữ tinh tế ấy, nghệ thuật nhân hoá và ẩn dụ cũng là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong" Sang thu" "Sang thu" đã thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẽ, hàm súc, lắng đọng và hồn nhiên "Sang thu" sử dụng bút pháp chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang, đầy thi vị

"Sang thu" là tiếng lòng gữi gắm bao tình yêu mùa thu của quê hương đất nước, một tiếng thu nồng hậu, thiết tha; Là sự cưỡng lại, níu kéo thời gian, một sự dùng dằng khó tả của một tâm hồn không già theo năm tháng

Trên đây là một hướng cảm nhận của cá nhân tôi về bài thơ" Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh Và sau đây là phần Bài soạn- Giáo án lên lớp, được soạn theo hướng cảm nhận ấy Giáo án này đã được thực hiện thành công trong Sinh hoạt chuyên môn liên trường năm học 2006- 2007

II GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM:

A Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu, đồng thời cảm nhận được những suy ngẫm về cuộc đời của một người từng trải

- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ

- Tích hợp với phần văn ở một số bài thơ viết về mùa thu, mùa hạ, với bài Nói với con của Y Phương, với phần tiếng Việt ở bài nghĩa tường minh và hàm ý

B chuẩn bị:

GV: SGK, SGV (tham khảo), giáo án, máy chiếu Projector, chân dung nhà thơ, tập thơ

"Từ chiến hào đến thành phố"

HS: SGK, Bài soạn, sưu tầm những bài viết về tác giả Hữu Thỉnh

C tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:

HĐI.Tổ chức ổn định lớp

HĐII Bài cũ

Trang 5

HĐ III Giảng bài mới.

HĐ1: Giới thiệu bài Gợi dẫn từ

những bài thơ viết về mùa thu.

(Y/c HS kể tên một số bài của các

tác giả viết về mùa thu)

 GV dẫn: Thơ hay tả về mùa

thu có nhiều, thơ tả mùa hạ ít

hơn Thơ tả giao mùa hạ - thu lại

càng ít Vì thế "Sang thu" của

Hữu Thỉnh đã được đông đảo bạn

đọc mến mộ Từ mùa hạ chuyển

sang mùa thu, thiên nhiên ở miền

Bắc vào thu được cảm nhận như

thế nào qua "sang thu"?

- Trả lời

- Lắng nghe và tiếp cận bài thơ ở

HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu

đôi nét về tác giả và bài thơ.

 Dựa vào chú thích (*) và việc

tìm hiểu của mình, em hãy nêu

những hiểu biết về Hữu Thỉnh

 Chốt lại sau khi HS trả lời ->

Chiếu thông tin và chân dung

Hữu Thỉnh

- HS nêu -> bổ sung

Nắm lại thông tin

về nhà thơ

I Đọc - Hiểu chú thích.

1 Tác giả Hữu Thỉnh (15-2-1942)

- Quê gốc: Làng Phú Vinh, xã Duy Thiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

- Thơ ông trong sáng, sâu lắng, giàu suy tưởng

- Những tập thơ tiêu biểu: "Từ chiến hào đến thành phố", "Trường

ca biển", "Thư mùa đông",

- Hiện ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam

2 Bài thơ:

- Sáng tác năm 1976, in lần đầu

1977, in trong tập thơ "Từ chiến hào đến thành phố"

HĐ3: Hướng dẫn HS đọc bài

thơ giọng nhẹ, nhịp chậm,

khoan thai, trầm lắng và thoáng

suy tư.

GV đọc một lần-> Gọi HS đọc

lại

1 HS đọc bài thơ -> Nhận xét - HS khác đọc

3 Đọc văn bản:

HĐ 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu

Trang 6

Hoạt động giáo viên Hoạt động Hs Nội dung chính

Bài thơ được viết theo thể loại

nào?

Phương thức biểu đạt chính của

bài thơ là gì?

Bài thơ có thể chia làm mấy

đoạn? Mỗi đoạn thể hiện cảm xúc

gì?

 Thống nhất ý kiến sau khi HS

trả lời

- Phát hiện, trả lời

- Phát hiện, suy nghĩ -> Trả lời ->

Nhận xét, bổ sung

- Trao đổi -> Trả lời -> Nhận xét,

bổ sung

1 Tìm hiểu chung:

a Thể loại: 5 chữ

b Phương thức biểu đạt chính là: Miêu tả + biểu cảm

c Bố cục:

- Đoạn 1 (khổ thơ 1): Tín hiệu báo thu về

- Đoạn 2 (khổ thơ 2): Quang cảnh trời đất

- Đoạn 3 (khổ thơ 3): Những biến đổi âm thầm trong lòng cảnh vật

 Gọi 1 HS đọc lại khổ thơ đầu

Trong khổ thơ 1, tác giả đã nhận

ra mùa thu về qua những hình

ảnh nào?

 Các miêu tả sương có gì đặc

biệt? Tả như vậy có ý nghĩa gì?

 Chốt ý và bình ngắn: Với Hữu

Thỉnh mùa thu đến không phải có

lá rụng như thơ xưa, không có

màu vàng như trong thơ mới.

Mùa thu đến với "hương ổi" thơm

thoang thoảng trong gió và đặc

biệt ở cách vận động của sương,

giống như con người, sương

đang có ý chậm lại, giăng mắc,

nhẹ nhàng nơi đầu thôn ngõ xóm.

Từ "bổng" ở câu đầu, từ "hình

như" ở câu cuối gợi suy nghĩ gì

về tâm thế của nhà thơ?

 Chốt ý và bình luận ngắn: Thu

đã đến nhưng chưa hẳn đến.

Điều đó được nhà thơ cảm nhận

bằng các giác quan "Bổng" không

chỉ là sự ngỡ ngàng mà ta còn

cảm thấy cái khẽ giật mình .

"Hình như": Không phải để hỏi mà

để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn

chưa tin hẳn Phút giao mùa của

tự nhiên ấy nhìn thấy rồi, cảm

- Suy nghĩ, trả lời -> Nhận xét, bổ sung

- Suy nghĩ, trả lời -> Bổ sung

- Trao đổi, trả lời -> Nhận xét, bổ sung

2 Tìm hiểu chi tiết:

a Tín hiệu báo thu về:

- Hương ổi - phả

- Gió se

- Sương - chùng chình -> Từ gợi tả, nhân hoá

Những bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa

- Bổng

- Hình như

=> Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng

Trang 7

Hoạt động giáo viên Hoạt động Hs Nội dung chính

thấy rồi mà vẫn sững sờ đến khó

tin phải chăng nhà thơ đang "cố

tình" lảng tránh khi chưa dám đối

diện với mùa thu - với chính

mình?

 Chuyển ý: Cái bở ngở ban đầu

ấy vụt tan biến đi nhường chổ

cho sự rung cảm mãnh liệt trước

mùa thu

 Gọi 1 học sinh đọc lại khổ thơ

thứ 2

 Những hình ảnh về cảnh vật

trong khổ thơ này có gì nỗi bật?

Hình ảnh nào để lại cho em ấn

tượng rõ nét nhất về thời điểm

giao mùa? Vì sao?

 Nếu tưởng tượng, em sẽ vẽ mức

tranh thu lúc giao mùa như thế

nào?

Qua đó em hiểu gì về cảm xúc

của nhà thơ?

 Chốt ý và bình giảng bổ sung:

Sang thu âm thầm nhưng nhà thơ

lại cảm thấy sự khẩn trương tron

mạch vận động - thể hiện rõ nét

trong hình ảnh "đám mây" Đó là

một hình ảnh đầy sáng tạo, tài

tình, thể hiện cảm nhận vô cùng

tinh tế bằng cả tâm hồn của nhà

thơ Đám mây mùa hạ như một

sợi dây ảo nối hai bờ thời gian

bằng vẽ đẹp mềm mại trữ tình

Em có nhận xét gì về không gian

được miêu tả ở đây?

 Bài tập nhanh: Hãy liên hệ với

các tác phẩm đã học trong

chương trình Ngữ văn 7, câu thơ

nào cũng có sự liên tưởng thi vị,

độc đáo và tạo bạo như hình ảnh

trong câu thơ: "Có đám mây mùa

hạ, vắt nửa mình sang thu"

 Đáp án: Câu thơ: "Nghi thị

ngân hà lạc cữu thiên" (Vọng Lư

- 1 HS đọc

- Phát hiện, suy nghĩ -> Trả lời,

bổ sung

- Suy nghĩ, phát biểu -> ý kiến khác

- 2 -> 3 em tự bộc lộ

- Lắng nghe (tự ghi)

- Suy nghĩ, trả lời -> Nhận xét, bổ sung

- Trao đổi, phát biểu -> Nhận xét,

bổ sung

- Đọc

b Quang cảnh trời đất ngã dần sang thu:

- Sông dềnh dàng

- Chim vội vã  Cặp đối, tín hiệu của mùa thu

- Mây vắt nửa mình

-> Đó là hình ảnh độc đáo, đầy sáng tạo -> Ranh giới từ hạ sang thu vốn mong manh mơ hồ bổng thật cụ thể Đám mây chính là nhịp cầu của sự giao mùa Nhà thơ ngây ngất trước

sự vận động sang mùa của cảnh vật

- Không gian mênh mông: chiều cao, độ rộng của bầu trời, cánh chim, đám mây và chiều dài của dòng sông

Trang 8

Hoạt động giáo viên Hoạt động Hs Nội dung chính

sơn bộc bố, Lý Bạch): Nghĩa là:

Sông ngân rơi tự chín tầng mây

- Y/c 1 HS đọc lại khổ thơ cuối

 Từ cuối hạ sang đầu thu tác giả

còn cảm thấy những biến đổi nào

của tạo vật?

 Chốt ý: Vẫn là nắng, mưa,

sấm, những thi liệu đặc trưng

của mùa hạ nhưng với mức độ

giảm dần sụ phân hoá giữa hai

mùa là đường ranh giới hết sức

mong manh Với những từ và

cụm từ "vẫn còn", "đã vơi dần",

"cũng bớt" thi sĩ như đo đếm

được độ đậm nhạt của nắng, khối

lượng của mưa thu, cường độ của

sấm

 Em hiểu như thế nào về hai câu

thơ: Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi ?

 GV cốt lại bằng cách: Chiếu

cho HS xem đoạn phim nhà thơ

Hữu Thỉnh nói về bài thơ ( )

 Nhấn mạnh: Như vậy chúng ta

thấy đó chính là lời gửi của thi sĩ

về những suy ngẫm về cuộc đời

củ một con người từng trải Khi

con người đã từng trãi thì cũng

vững vàng hơn trước những tác

động bất thường của ngoại cảnh,

của cuộc đời Quả là thiên nhiên

và con người đều cùng một nhịp

sang thu

- Phát hiện, trả lời

- Lắng nghe (tự ghi)

- Trao đổi, trình bày

- Xem và nghe

c Những biến chuyển âm thầm trong lòng cảnh vật:

- Nắng vẫn còn nồng nhưng không gay gắt, chói chang

Hai câu thơ cuối vừa mang ý tả thực vừa mang tính ẩn dụ

HĐ 5 Hướng dẫn HS tổng kết

Hãy nêu nét nghệ thuật đặc sắc

của bài thơ?

 Hình thức nghệ thuật gợi cho

các em cảm nhận gì về thiên

- Phát hiện, suy nghĩ -> Trả lời ->

Bổ sung

- Khái quát lại nội dung và ý nghĩa bài thơ ->

III Tổng kết

1 Nghệ thuật

- Hình ảnh giàu sức biểu cảm, gợi suy tưởng

- Biện pháp tu từ, ẩn dụ, nhân hoá, đối

- Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi hình (các từ láy)

2 Nội dung

Trang 9

Hoạt động giáo viên Hoạt động Hs Nội dung chính

nhiên, đất nước, con người trong

thời điểm từ hạ sang thu?

 Bổ sung và chốt ý

Nêu -> Nhận xét -> Bổ sung - Cảm nhận tinh tế trước thiênnhiên ở thời điểm giao mùa

- Thiết tha trân trọng vẽ đẹp của quê hương xứ sở

- Suy ngẫm sâu lắng về con người

và cuộc đời

HĐ 6 Hướng dẫn HS cũng cố

-luyện tập.

- Y/c HS làm bài tập luyện tập ở

SGK Tr72

- Trao đổi theo bàn -> đại diện trình bày -> nhận xét -> bổ sung

IV Luyện tập.

D Hướng dẫn học bài ở nhà :

 Nắm nội dung bài học

 Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ

 Soạn bài mới: Nói với con

KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Theo hướng cảm nhận và soạn giảng ở trên, tôi đã áp dụng vào giảng dạy trong năm học

2006 - 2007 ở hai lớp 9A và 9D kết quả cho thấy qua kiểm tra như sau:

Đề ra: Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh

Lớp 9A đạt 97 %, trong đó Giỏi : 5 em chiếm 14%, Khá: 20 em chiếm 56 %, TB: 10 em

27 %, Yếu: 1 em chiếm 3 %

Lớp 9D đạt 89 %, trong đó Giỏi 1 chiếm3,5%, Khá : 8 em chiếm 28,5 %, TB: 16 em chiếm

57 % ,Yếu: 3 chiếm 11 %

Theo chủ quan của bản thân, tôi thấy theo hướng cảm nhận và giảng dạy trên chất lượng khả quan hơn; tạo cho học sinh sự say mê, hứng thú và hoạt động một cách tích cực, tự giác; phát huy được năng lực cảm thụ thơ

Cũng qua cách cảm nhận và thiết kế giáo án trên tôi rút ra được bài học đó là để phát huy được vai trò tích cực của chủ thể học sinh trong quá trình phân tích chiếm lĩnh các tác phẩm văn học thì phương pháp tổ chức giờ học của người thầy là vô cùng quan trọng, nghĩa là bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề người thầy nói ít, làm ít nhưng chỉ đạo, điều khiển học sinh phải suy nghĩ nhiều, hoạt động nhiều, thảo luận nhiều hơn và làm việc có hiệu quả, học sinh

tự khám phá và chiếm lĩnh được toàn bộ nội dung và ý nghĩa của tác phẩm trên cơ sở những định hướng của người thầy

Kết luận.

Là một giáo viên dạy Văn, để khai thác, khám phá vẽ đẹp văn chương của một tác phẩm nào đấy tôi thấy phải là quá trình thai nghén, ấp ủ lâu dài, không phải ngày một ngày hai Với khuôn khổ của bài viết tôi xin được đề xuất cách cảm nhận và hướng giảng dạy bài thơ "Sang thu" nhằm gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình phân tích chiếm lĩnh các tác phẩm văn học

Trang 10

Những điều cá nhân tôi cảm nhận, suy nghĩ có thể chưa thật đầy đủ và sâu sắc, nhưng nó lại được cất lên từ đáy lòng và khả năng, lương tâm nghề nghiệp của bản thân Mong được sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp

E tài liệu tham khảo

1 SGK và SGV Ngữ văn 9 tập 2

2 Sách Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 môn Ngữ văn 2004 - 2007

3 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn

4 Một số tài liệu, bài viết về bài thơ "sang thu" của Hữu Thỉnh

Ngày đăng: 02/03/2015, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w