Kiểm định tính phân phối chuẩn của Biến PKết quả hoạt động của công ty để dùng chung cho các kiểm định sự khác nhau của ANOVA 1 chiều và 2 chiều như sau: Trước hết ta dùng kiểm định thốn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Trang 2Mục Lục:
LỜI MỞ ĐẦU 4
I Kiểm tra và làm sạch giữ liệu (Data Clearning): 6
II Câu 1) Thực hiện kiểm tra độ tin cậy của đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha: 10
1 Về nhân tố Văn hóa tổ chức (OC): 11
2 Về nhân tố hệ thống giá trị của quản trị gia (PV): 12
3 Về nhân tố thực tiển quản trị (MP): 13
4 Về nhân tố kết quả hoạt động của công ty (P): 14
III Câu 2: Thực hiện phân tích khám phá (EFA)/phân tích nhân tố để tìm các biến mới/hoặc giảm biến, cũng như tìm các yếu tố thành phần đo lướng biến này Sau đó tính giá trị của các biến mới (là trung bình của các yếu tố thành phần) 15
1 Văn hóa tổ chức (OC): 16
Bước 1: Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố: 16
Bước 2: Xác định số lượng nhân tố: 16
Bước 3: Kết luận 17
2 Hệ thống giá trị của quản trị gia (PV): 18
Bước 1: Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố: 18
Bước 2: Xác định số lượng nhân tố: 18
Bước 3: Kết luận 21
3 Thực tiển quản trị (MP): 21
Bước 1: Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố: 21
Bước 2: Xác định số lượng nhân tố: 23
Bước 3: Kết luận 25
4 Kết quả hoạt động của công ty (P): 25
Bước 1: Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố: 25
Bước 2: Xác định số lượng nhân tố: 27
Bước 3: Kết luận 27
IV Câu 3: Thực hiện phân tích anova một chiều để tìm sự khác biệt của các biến tiềm ẩn trong mô hình này với các tiêu thức phân loại: OWN, POS, Age, EXP.Thực hiện phân tích anova hai chiều với biến OWN và POS 28
3.1) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: P và OWN 30
A Tiến hành phân tích ANOVA một chiều: 30
B Kiểm định hậu ANOVA: 32
3.2) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: P và POS 33
A Tiến hành phân tích ANOVA một chiều: 33
Trang 33.3) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: P và AGE 35
A Tiến hành phân tích ANOVA một chiều: 35
B Kiểm định hậu ANOVA: 37
3.4) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: P và EXP 39
A) Tiến hành phân tích ANOVA một chiều: 39
B) Kiểm định hậu ANOVA: 41
3.5) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: OC2,MP1,MP2 với biến OWN: 44
3.6) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: OC2,MP1,MP2 với biến POS: 48
3.7) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: OC2,MP1,MP2 với biến AGE: 49
3.8) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: OC2,MP1,MP2 với biến EXP: 51
3.9) Kiểm định Kruskal-Wallis Test cho OC1, PV và OWN: 55
3.10) Kiểm định Kruskal-Wallis Test cho : OC1, PV và POS: 57
3.11) Kiểm định Kruskal-Wallis Test cho : OC1, PV và AGE: 59
3.12) Kiểm định Kruskal-Wallis Test cho : OC1, PV và EXP 60
3.13) Thực hiện phân tích ANOVA hai chiều với biến OWN và POS 62
A Phân tích ANOVA hai chiều: thử nghiệm khối ngẫu nhiên: 62
B kiểm định hậu ANOVA 65
V Câu 4: Xây dựng hàm tương quan tuyến tính giữa P và các biến độc lập vừa khám phá thông qua phân tích nhân tố/EFA và Cronbach Alpha: 66
VI Câu 5: Kiểm định các giả thuyết của hàm tương quan đa biến: 72
1 Kiểm định kích thước mẫu: 72
2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (Multicolinearity): 72
3 Kiểm định giả định phương sai của sai số không đổi: 73
4 Kiểm định sự tự tương quan với nhau (auto correlation or serial correlation): 76
5 Kiểm định mô hình hồi quy phù hợp: 76
6 Đánh giá các giả định bằng sơ đồ: 80
7 Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư: 81
VII Câu 6: Xây dựng hàm tương quan với biến giả (dummy) Biến giả được chọn là biến loại hình doanh nghiệp (OWN) Trong đó doanh nghiệp nhà nước(value = 1) được chọn là biến cơ sở 84 KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong giới nghiên cứu khoa học xã hội và thống kê tại Việt Nam cũng như trên
toàn thế giới, SPSS được biết đến như một trong những phần mềm hữu ích và thuận
tiện nhất giúp người sử dụng làm việc với dữ liệu định lượng
Với mong muốn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, với những hỗ trợ khá mạnh mẽ từ phần mềm ứng dụng SPSS và những kiến thức thu thập được dưới giảng đường và sự hướng dẫn giải quyết các tình huống của Thầy cho nên bài tập bên dưới là một sự phản ảnh cách sử dụng các chức năng và phân tích đưa ra nhận xét đối với mỗi phương pháp Đây sẽ là một sự nghiên cứu vô cùng hữa ích cho những đề tài nghiên cứu sau này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ từ TS Nguyễn Hùng Phong để
em hoàn thành bài tiểu luận này
Xin chân thành cảm ơn!
Huỳnh Trí Thanh – Lớp Đêm 5 – K22
Trang 5Bài tập về xử lý dữ liệu
Giả sử chúng ta có một mô hình lý thuyết gồm 4 khái niệm lý thuyết có quan hệ với nhau: Văn hóa tổ chức (OC), hệ thống giá trị của quản trị gia (PV), thực tiển quản trị (MP), và kết quả hoạt động của công ty (P) Khái niệm văn hóa tổ chức được chia thành hai biến tiềm ẩn: OC1 và OC2 Trong đó OC1 được đo lường bằng 5 yếu tố thành phần (OC11, OC12, … , OC15); OC2 được đo lường bằng 6 yếu tố thành phần (OC21, OC22,
… , OC26) Biến PV là khái niệm đơn biến được đo lường bằng 9 yếu tố thành phần (PV1, PV2, …., PV9) Khái niệm MP được phân ra hai biến tiền ẩn: MP1 và MP2 MP1 được đo lường bằng 6 yếu tố thành phần (MP11, MP12, …., MP16) và MP2 được đo lường bằng 6 yếu tố thành phần (MP21, MP22, …., MP26) Riêng khái niệm P được đo lường bởi 6 yếu tố thành phần (P1, P2, …., P6)
Trong mô hình này, P là biến phụ thuộc và các biến OC1, OC2, PV, MP1, MP2 là biến độc lập Các biến phân loại bao gồm
Loại hình doanh nghiệp: có bốn loại và được mã hóa từ 1 đến 4 (ký hiệu là OWN) Thứ tự như sau: DNNN, Liên doanh, công ty tư nhân, doanh nghiệp gia đình
Cấp bậc quản lý (POS) gồm hai bậc, trong đó quản lý cấp cao nhận giá trị là 1, quản lý cấp trung nhận giá trị là 2
Độ tuổi quản trị gia (Age) chia thành 4 nhóm: 1, 2, 3, 4
Kinh nghiệm quản lý (EXP) cũng được chia thành 4 bậc, từ bậc 1 đến bậc 4 Mổi bậc có khoảng cách là 5 năm
Yêu cầu:
1 Thực hiện phân tích khám phá (EFA)/phân tích nhân tố để tìm các biến mới/hoặc giảm biến, cũng như tìm các yếu tố thành phần đo lướng biến này Sau đó tính giá trị của các biến mới (là trung bình của các yếu tố thành phần)
2 Thực hiện kiểm tra độ tin cậy của đo lường bằng hệ số cronbach alpha
Trang 63 Thực hiện phân tích anova một chiều để tìm sự khác biệt của các biến tiềm ẩn trong mô hình này với các tiêu thức phân loại: OWN, POS, Age, EXP.Thực hiện phân tích anova hai chiều với biến OWN và POS
4 Xây dựng hàm tương quan tuyến tính giữa P và các biến độc lập vừa khám phá thông qua phân tích nhân tố/EFA và cronbach alpha
5 Kiểm định các giả thuyết của hàm tương quan đa biến
6 xây dựng hàm tương quan với biến giả (dummy) Biến giả được chọn là biến loại hình doanh nghiệp Trong đó doanh nghiệp nhà nước được chọn là biến cơ sở
Tiến trình thực hiện về xử lý dữ liệu
I Kiểm tra và làm sạch giữ liệu (Data Clearning):
Đối với dữ liệu, trước khi chạy phân tích Cronbach Alpha hay EFA chúng ta nên làm sạch dữ liệu để khi chạy xử lý kết quả thì cho kết quả khả thi và mang độ chính xác cao hơn
Trong dữ liệu này chúng ta có thể xử lý bằng 2 cách:
+ Thứ nhất chúng ta dò tìm các ô dữ liệu bị bỏ trống và tìm kiếm xem ô đó thuộc dòng nào trong mẫu và thực hiện xóa mẫu đó đi để tăng độ tin cậy Ví dụ trong trường hợp mẫu của chúng ta là 953 thì chúng ta lần lược tìm ô missing value và bỏ dòng đó đi
do đó kết quả thu được sẽ nhỏ hơn N = 953 Nhưng trong trường hợp này ta sẽ chọn cách thực hiện là lấy giá trị trung bình của biến đo lường đó và điền vào cho ô dữ liệu bị thiếu
và làm tròn sao cho phù hợp với dữ liệu ở dạng thang đo thích hợp
+ Thứ 2 ta có thể dùng giá trị trung bình cho ô dữ liệu mà tác giả của bộ dữ liệu chưa nhập vào hay bỏ sót do sai sót trong quá trình nhập liệu
Do đó theo ý kiến và quan điểm cá nhân là để cho mẫu mang tính lớn hơn nên chọn lấy giá trị trung bình cho các khảo sát
Các bước thực hiện như sau:
+ Loại bỏ các ô trống
+Loại bỏ các câu trả lời không hợp lý
Chúng ta dùng bảng tần số:
Trang 7Lập bảng tần số cho tất cả các biến, đọc soát để tìm các giá trị lạ tại các biến Sau đó tại
các biến có lỗi chúng ta dùng lệnh Find để tìm vị trí của giá trị lỗi, rồi chỉnh sửa
Cách tiến hành lập bảng tần số như sau:
Ta thấy ở dòng 55 xuất hiện giá trị: : tức là giá trị bị bỏ trống, ta tiến hành xử lý
chúng bằng cách :
Ta dùng thống kê mô tả và những câu hỏi nào giá trị bị bỏ trống ta thêm vào 1 con số là
giá trị trung bình của biến đó
Chạy thống kê Descriptive ta có kết quả như sau:
Trang 8+ OC11: không có lỗi, các biến đã nhập đầy đủ
+ OC12: có 2 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 4.18
+ OC13: có 2 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.81
*PV:
+ PV8: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 4.35
+ PV3: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 2.96
+ PV6: có 3 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 4.17
+PV7: có 2 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.62
*MP:
+MP11: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.86
+MP13: có 2 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.55
+MP15: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.29
+MP21: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.45
+MP22: có 2 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.63
+MP23: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.00
+MP24: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.76
*P:
+P3: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.68
+P5: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 3.88
Trang 9*OWN,POS,AGE,EXP:
+OWN: có 1 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 2.41 = 2
+POS: có 6 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 1.81=2
+AGE: có 7 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 1.92=2
+EXP: có 9 lỗi bỏ trống trường, khi đó chúng ta thay thế bằng giá trị 2.01=2
Sau đó chúng ta tiến hành dùng: Data/sort cases: để tiến hành sort dữ liệu tăng dần để dể
dàng thấy dữ liệu bị khuyết sẽ nằm ở đầu dòng và sau đó tiến hành sữa dữ liệu bằng cách
điền vào giá trị trung bình của biến đó
Sau đó ta tiến hành chạy lại thống kê mô tả như sau:
Trang 10Nhìn vào dữ liệu thống kê sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu bằng giá trị trung bình của
từng biến ta thu được 1 tập dữ liệu tương đối được dùng để phân tích và xây dựng các mô hình
Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ
và tương quan giữa các biến quan sát
Theo đó, chỉ những biến có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-
Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có Hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới xem là chấp nhận được
và thích hợp đưa vào phân tích bước tiếp theo (Nunnally và BernStein, 1994) Cũng theo
nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s alpha đạt từ 0.8 trở lên thì thang đo lường là tốt và
Trang 11mức độ tương quan sẽ càng cao hơn Nhìn và bảng dưới chúng ta có thể thấy được kết quả phân tích độ tin cậy như sau:
1 Về nhân tố Văn hóa tổ chức (OC):
Khái niệm văn hóa tổ chức được chia thành hai biến tiềm ẩn: OC1 và OC2
Trong đó:
+ OC1 được đo lường bằng 5 yếu tố thành phần : (OC11, OC12, … , OC15)
+ OC2 được đo lường bằng 6 yếu tố thành phần (OC21, OC22, … , OC26)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha Based on Standardized
Corrected Total Correlation
Item-Squared Multiple Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Trang 12Các biến quan sát đều có Hệ số tương quan tổng(Corrected Item-Total
Correlation) biến phù hợp >0.3 nhưng trừ 2 biến: OC21 có hệ số tương quan tổng
= 243<0.3 nên loại OC24 có hệ số tương quan tổng = 0.111< 0.3 nên loại Các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0.3 và hệ số Alpha đạt yêu cầu nên có thể dùng để phân tích nhân tố
2 Về nhân tố hệ thống giá trị của quản trị gia (PV):
Biến PV là khái niệm đơn biến được đo lường bằng 9 yếu tố thành phần (PV1, PV2, …., PV9)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha Based on Standardized
Corrected Total Correlation
Item-Squared Multiple Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Ta thấy: nhân tố hệ thống giá trị của quản trị gia (PV) có hệ số Cronbach's Alpha
= 619 >0.6 => thang đo có độ có thể chấp nhận được
Các biến:
Trang 13 PV4 có Hệ số tương quan tổng(Corrected Item-Total Correlation) =.014 <0.3
PV3 có Hệ số tương quan tổng(Corrected Item-Total Correlation) =.253 <0.3
PV9 có Hệ số tương quan tổng(Corrected Item-Total Correlation) =.263 <0.3
Các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0.3 và hệ số Alpha đạt yêu
cầu nên có thể dùng để phân tích nhân tố
3 Về nhân tố thực tiển quản trị (MP):
Khái niệm MP được phân ra hai biến tiền ẩn: MP1 và MP2 MP1 được đo lường bằng 6
yếu tố thành phần (MP11, MP12, …., MP16) và MP2 được đo lường bằng 6 yếu tố thành
Corrected Total Correlation
Item-Squared Multiple Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Trang 14Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Total Correlation
Item-Squared Multiple Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Ta thấy: nhân tố thực tiển quản trị (MP) có hệ số Cronbach's Alpha = 814 >0.6
=> thang đo có độ có độ tin cậy cao
Các biến:
MP14 có Hệ số tương quan tổng(Corrected Item-Total Correlation) =.0139 <0.3
Các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0.3 và hệ số Alpha đạt yêu cầu nên có thể dùng để phân tích nhân tố
4 Về nhân tố kết quả hoạt động của công ty (P):
Riêng khái niệm P được đo lường bởi 6 yếu tố thành phần (P1, P2, …., P6)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha Based on Standardized
Loại
Trang 15Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Total Correlation
Item-Squared Multiple Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Ta thấy: nhân tố kết quả hoạt động của công ty (P) có hệ số Cronbach's Alpha =
.836 >0.6 => thang đo có độ có độ tin cậy cao
Các biến dùng đo lường nhân tố P đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0.3 và hệ
số Alpha đạt yêu cầu nên có thể dùng để phân tích nhân tố
III Câu 2: Thực hiện phân tích khám phá (EFA)/phân tích nhân tố để tìm các
biến mới/hoặc giảm biến, cũng như tìm các yếu tố thành phần đo lướng biến này Sau đó tính giá trị của các biến mới (là trung bình của các yếu tố thành phần)
Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nh
ỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỉ số gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading) Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường
sẽ thuộc về những nhân tố nào
Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser-Meyer –Olkin (KMO) phải có giá trị lớn (0,5<KMO<1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu hệ số KMO<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu Thêm vào đó,
hệ số tảinhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0,45, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diệncho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 (mặc định củ
Trang 16a chương trìnhSPSS), và tổng phương sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50%
mới thỏa yêu cầucủa phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988)
1 Văn hóa tổ chức (OC):
Bước 1: Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố:
KMO and Bartlett's Test
Điều kiện 1: KMO = 851 >0.5 (Hair and cộng sự 2006)
Điều kiện 2: Sig.= 000<0.05 (Hair and cộng sự 2006)
Có thể dùng EFA để kiểm định nhân tố Văn hóa tổ chức OC:
Bước 2: Xác định số lượng nhân tố:
Total Variance Explained
Compon
ent
Extraction Method: Principal Component Analysis
– Tiêu chí eigenvalue: >1 : thỏa điều kiện
– Phương sai trích = 55.083% > 50% : thỏa điều kiện
Component
Trang 17– Bỏ các giá trị có Factor loading < 0.45 ta có dữ liệu được xuất hiện ở bảng
Rotated Component Matrix a
Bước 3: Kết luận
Ta nhận thấy Eigenvalues Cumulative % = 55.083%
Như vậy 55.083% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 2 nhân tố
Mức kiểm định Barllet =0.000 < 0.005: các biến quan sát có tương quan trên tổng thể
KMO = 851: dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố
Tính giá trị của các biến mới (là trung bình của các yếu tố thành phần):
Tính nhân số của nhân tố F1 bằng trung bình cộng của (OC12,OC14,OC25,OC26) OC1: Văn hóa tổ chức OC1:
Trang 18COMPUTE OC2=MEAN(OC11,OC13,OC15,OC22,OC23)
EXECUTE
2 Hệ thống giá trị của quản trị gia (PV):
Bước 1: Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố:
KMO and Bartlett's Test
Điều kiện 1: KMO = 769>0.5 (Hair and cộng sự 2006)
Điều kiện 2: Sig.= 000<0.05 (Hair and cộng sự 2006)
Có thể dùng EFA để kiểm định nhân tố giá trị của quản trị gia (PV):
Bước 2: Xác định số lượng nhân tố:
Trang 19nent
– Tiêu chí eigenvalue: >1 : thỏa điều kiện
– Phương sai trích = 41.577 % < 50% : không thỏa điều kiện
– Ta nhận thấy trong ma trận Correlation Matrix có hệ số tương quan của biến PV1,PV7 <0.3 nên ta loại 2 biến này sau đó tiến hành chạy lại
Trang 20KMO and Bartlett's Test
Trang 21 Ta nhận thấy Eigenvalues Cumulative % = 55.905%
Như vậy 55.905% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 1 nhân tố F3
Mức kiểm định Barllet =0.000 < 0.005: các biến quan sát có tương quan trên tổng
thể
KMO = 708: dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố
Tính giá trị của các biến mới (là trung bình của các yếu tố thành phần):
Tính nhân số của nhân tố F3 bằng trung bình cộng của (PV2,PV8,PV5,PV6)
F3: Hệ thống giá trị của quản trị gia PV:
Trang 22KMO and Bartlett's Test
Trang 23Bước 2: Xác định số lượng nhân tố:
– Tiêu chí eigenvalue: >1 : thỏa điều kiện
– Phương sai trích < 50% :không thỏa điều kiện
– KMO =873 >0.5
– Sig =0.000<0.005
– Ta tiến hành loại bỏ MP16 vì nhìn vào ma trận hệ số tương quan có chỉ số là thấp
nhất: 0.187 sau đó ta tiến hành chạy lại như sau:
Trang 24KMO and Bartlett's Test
Extraction Method: Principal Component Analysis
Trang 25Extraction Method: Principal
Ta nhận thấy Eigenvalues Cumulative % = 55.265%
Như vậy 55.265% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 2 nhân tố F4,F5
Mức kiểm định Barllet =0.000 < 0.005: các biến quan sát có tương quan trên tổng thể
KMO = 861: dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố
Tính giá trị của các biến mới (là trung bình của các yếu tố thành phần):
Tính nhân số của nhân tố F4 bằng trung bình cộng của (MP15, MP21, MP22, MP23, MP24, MP25, MP26)
4 Kết quả hoạt động của công ty (P):
Bước 1: Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố:
Trang 26KMO and Bartlett's Test
Trang 27Điều kiện 1: KMO = 847 >0.5 (Hair and cộng sự 2006)
Điều kiện 2: Sig.= 000<0.05 (Hair and cộng sự 2006)
Có thể dùng EFA để kiểm định nhân tố kết quả hoạt động của công ty (P):
Bước 2: Xác định số lượng nhân tố:
– Tiêu chí eigenvalue: >1 : thỏa điều kiện
– Phương sai trích = 55.022% > 50% : thỏa điều kiện
– Bỏ các giá trị có Factor loading < 0.45 ta có dữ liệu được xuất hiện ở bảng
Rotated Component Matrix a
Bước 3: Kết luận
Ta nhận thấy Eigenvalues Cumulative % = 55.022%
Như vậy 55.022% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 1 nhân tố
Mức kiểm định Barllet =0.000 < 0.005: các biến quan sát có tương quan trên tổng thể
KMO = 847: dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố
Tính giá trị của các biến mới (là trung bình của các yếu tố thành phần):
Tính nhân số của nhân tố F6 bằng trung bình cộng của (P2, P1, P3, P4, P5, P6)
F6: kết quả hoạt động của công ty (P): COMPUTE P=MEAN(P2,P1,P3,P4,P5,P6)
Trang 28IV Câu 3: Thực hiện phân tích anova một chiều để tìm sự khác biệt của các biến
tiềm ẩn trong mô hình này với các tiêu thức phân loại: OWN, POS, Age, EXP.Thực hiện phân tích anova hai chiều với biến OWN và POS
Kiểm định tính phân phối chuẩn của Biến P(Kết quả hoạt động của công ty) để dùng chung cho các kiểm định sự khác nhau của ANOVA 1 chiều và 2 chiều như sau:
Trước hết ta dùng kiểm định thống kê để đo lường các chị số thể hiện sự Biến P và các biến như OC1, OC2, PV, MP1,MP2 có phân phối chuẩn hay không:
+ Độ nhọn Kurtosis = 0.327 thỏa vì giá trị này cũng nằm từ -2 tới +2
Vì vậy kết quả hoạt động của công ty được xem như là có phân phối chuẩn
Trang 29 Thật vậy ta xem biểu đồ phân phối với đường cong chuẩn có hình dạng hình chuông, có trị trung bình là 3.7233 và số liệu phân phối 2 bên khá điều nhau Tương tự xét tính phân phối chuẩn của OC1 ta thấy OC1 bị vi phạm tính phân phối chuẩn khi giá trị skewness không nằm trong khoản (-1,1) và kurtosis cũng không nằm trong khoản (-2,2) nên OC1 không có phân phối chuẩn khi dùng
ANOVA 1 chiều phải dùng kiểm định Kruskal- Wallis
Giá trị PV cũng có giá trị skessness và kurtosis bị vi phạm khi 2 giá trị này không nằm trong khoản (-1,1) và (-2,2) PV không có phân phối chuẩn
Tương tự giá trị OC2, MP1,MP2 và P là có tính phân phối chuẩn khi giá trị
Kurtosis và skewness đều nằm trong giới hạn cho phép Skewness thuộc (-1,1) và kurtosis thuộc (-2,2)
Tiến hành kiểm định tính phân phối chuẩn đối với các biến còn
Trang 303.1) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: P và OWN
A Tiến hành phân tích ANOVA một chiều:
Bước 1:
Đặt Giả thiết:
H0: µ1= µ2=… µk : Không có sự khác biệt giữa kết quả hoạt động của
công ty và loại hình doanh nghiệp
H1: µi # µj: Có sự khác biệt giữa kết quả hoạt động của công ty và loại
hình doanh nghiệp
Bước 2: chọn Alpha =5%=0.05
Bước 3: Xác định giá trị Ftt như sau:
Test of Homogeneity of Variances
Sau khi tiến hành chạy phân tích one-way ANOVA
Ta thu được kết quả như sau:
Trang 31Để đánh giá mực độ khác biệt về Loại hình doanh nghiệp và kết quả hoạt động của công ty ta tiến hành phân tích ANOVA một chiều và thu được kết quả như 3 bảng phân tích bên trên
Kết quả Cronbach Alpha và EFA cho thấy thang đo này đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy Vì vậy, tổng của các biến đo lường trên được sử dụng trong phân tích ANOVA
để so sánh sự khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp và kết quả hoạt động của công ty
Biến phụ thuộc: P- Kết quả hoạt động của công ty
Biến độc lập: OWN- Loại hình doanh nghiệp
Nhìn vào bảng kiểm định thống kê mô tả của biến OWN kết quả kiểm định từ SPSS cho thấy:
Kiểm định Levene về phương sai đồng nhất không có ý nghĩa (p=.075) > 0.05 (vì alpha =0.05) Nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm hay nói
cách khác là phương sai giữa các nhóm đồng nhất
Hơn nữa ta thấy các quan sát độc lập với nhau khi tiến hành phân tích về cấp bậc
quản lý của công ty
Nhìn vào bảng Descriptives ta thấy độ lệch chuẩn (Standard deviation) nằm trong khoản giá trị -1 => 1 và sai số trung bình mẫu (Standard Error of Mean) đa số là
0.04 và nằm trong khoản (-2,+2) Do đó chúng ta nói rằng P có phân phối chuẩn
(dựa vào phân tích thêm skewness và giá trị Kurtosis ở trên)
Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm loại hình doanh nghiệp lên kết quả hoạt động của công ty.(nhìn vào bảng ANOVA)
(p=.001 < α =0.05)
Vì vậy chúng ta kết luận rằng: Có ít nhất có 1 cặp loại hình doanh nghiệp khác biệt (p=.001) hay nói cách khác có sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp tới kết quả hoạt động của công ty
Vì vậy chúng ta cần kiểm định hậu ANOVA đều biết được nhóm nào có khác biệt
mạnh mẽ
Trang 32B Kiểm định hậu ANOVA:
+ Ở đây ta sử dụng kiểm định hậu ANOVA: Bonferroni:
Kết quả như sau:
Giải thích:
Nhìn vào bảng phân tích hậu ANOVA ta thấy được nhóm nào có sự khác biệt:
Kết quả cho chúng ta thấy ở mức ý nghĩa 5% thì hiệu ứng của:
+ Doanh nghiệp nhà nước – Liên doanh (sig = 1.000)
+ Doanh nghiệp nhà nước – Doanh nghiệp gia đình (sig = 358 ) tác động + Liên doanh – doanh nghiệp gia đình (sig = 1.000) kết quả hoạt + Công ty tư nhân – Doanh nghiệp gia đình (sig =.513) động của công ty
Là như nhau tức là không có sự khác biệt gì ảnh hưởng giửa những nhân tố trên lên kết quả hoạt động của công ty (vì sig > alpha = 5%)
Trang 33Là khác nhau, tức là có sự khác biệt giữa các nhóm trên lên kết quả hoạt động của công
ty (vì sig > alpha = 5%)
Cụ thể ta thấy là có sự khác biệt rõ ràng nhất là giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty tư nhân lên kết quả hoạt động của công ty
Doanh nghiệp nhà nước – Công ty tư nhân , có SIG.= 001
Nếu chọn Alpha là 5% thì kết quả cho phép chúng ta chấp nhận giả thuyết H1 là
“Các loại hình doanh nghiệp tạo ra kết quả khác nhau lên kết quả hoạt động của công ty” (p=0.01 < 0.05) và từ chối giả thuyết H0 là :” Các loại hình doanh nghiệp tạo ra kết quả giống nhau lên kết quả hoạt động của công ty”
3.2) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: P và POS
A Tiến hành phân tích ANOVA một chiều:
Bước 1:
Đặt giả thiết:
H0: µ1= µ2= µk : Không có sự khác biệt giữa các cấp bậc quản lý của
công ty về kết quả hoạt động của công ty
H1: µi # µj: Có sự khác biệt giữa các cấp bậc quản lý của công ty về kết
quả hoạt động của công ty
Bước 2: chọn Alpha =5%=0.05
Bước 3: Xác định giá trị Ftt như sau:
Test of Homogeneity of Variances
P
Trang 34Levene Statistic df1 df2 Sig
Sau khi tiến hành chạy phân tích one-way ANOVA
Ta thu được kết quả như sau:
Để đánh giá mực độ khác biệt về cấp bậc quản lý và kết quả hoạt động của công ty ta tiến hành phân tích ANOVA một chiều và thu được kết quả như 3 bảng phân tích bên trên
Kết quả Cronbach Alpha và EFA cho thấy thang đo này đạt yêu cầu về giá trị
và độ tin cậy Vì vậy, tổng của các biến đo lường trên được sử dụng trong phân tích ANOVA để so sánh sự khác biệt giữa cấp bậc quản lý và kết quả hoạt động của công ty
Biến phụ thuộc: P - Kết quả hoạt động của công ty
Biến độc lập: POS- Cấp bậc quản lý
Nhìn vào bảng kiểm định thống kê mô tả của biến POS kết quả kiểm định từ SPSS cho thấy:
Kiểm định Levene về phương sai đồng nhất không có ý nghĩa (p=.053) > 0.05 (vì alpha =0.05) Nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm hay nói
cách khác là phương sai giữa các nhóm đồng nhất
Hơn nữa ta thấy các quan sát độc lập với nhau khi tiến hành phân tích về cấp bậc
quản lý của công ty
Trang 35 Nhìn vào bảng Descriptives độ lệch chuẩn nằm trong khoản giá trị -1 => 1 Do đó
chúng ta nói rằng P có phân phối chuẩn
Kết quả định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm (p=.001 < α =0.05) ( Bảng ANOVA)
Vì vậy chúng ta kết luận rằng: Có ít nhất có 1 cặp cấp bậc quản lý của công ty khác biệt (p=.001) hay nói cách khác có sự khác biệt về cấp bậc quản lý của công ty tới kết quả hoạt động của công ty
Vì vậy chúng ta cần kiểm định hậu ANOVA đều biết được nhóm nào có khác
biệt:
Nhưng trong biến POS phân loại chỉ có 2 nhóm là: là quản trị cấp cao và quản trị cấp trung nên Phân tích ANOVA đã chỉ ra được sự khác biệt rồi
Nếu chọn Alpha là 5% thì kết quả cho phép chúng ta chấp nhận giả thuyết H1 là “Có
sự khác biệt giữa các cấp bậc quản lý của công ty về kết quả hoạt động của công ty”
(p=0.01 < 0.05) và từ chối giả thuyết H0 là :” Các loại hình doanh nghiệp tạo ra kết quả giống nhau lên kết quả hoạt động của công ty”
3.3) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: P và AGE
A Tiến hành phân tích ANOVA một chiều:
Bước 1:
Đặt giả thiết:
H0: µ1= µ2= =µk : Không có sự khác biệt giữa các độ tuổi quản trị gia
của công ty về kết quả hoạt động của công ty
H1: µi # µj: Có sự khác biệt giữa các độ tuổi quản trị gia của công ty về
kết quả hoạt động của công ty
Bước 2: chọn Alpha =5%=0.05
Bước 3: Xác định giá trị Ftt như sau:
Trang 36Test of Homogeneity of Variances
P
a Groups with only one case are ignored in computing
the test of homogeneity of variance for P
Sau khi tiến hành chạy phân tích one-way ANOVA
Ta thu được kết quả như sau:
Để đánh giá mực độ khác biệt về độ tuổi quản trị gia và kết quả hoạt động của công ty ta tiến hành phân tích ANOVA một chiều và thu được kết quả như 3 bảng phân tích bên trên
Kết quả Cronbach Alpha và EFA cho thấy thang đo này đạt yêu cầu về giá trị và
độ tin cậy Vì vậy, tổng của các biến đo lường trên được sử dụng trong phân tích ANOVA để so sánh sự khác biệt giữa độ tuổi quản trị gia và kết quả hoạt động của công ty
Biến phụ thuộc: P- Kết quả hoạt động của công ty
Biến độc lập: AGE- Độ tuổi quản trị gia
Trang 37Nhìn vào bảng kiểm định thống kê mô tả của biến AGE kết quả kiểm định từ SPSS cho thấy:
Kiểm định Levene về phương sai đồng nhất có ý nghĩa (p=.019) < 0.05 (vì alpha
=0.05) Nghĩa là có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm hay nói cách khác
là phương sai giữa các nhóm đồng nhất
Hơn nữa ta thấy các quan sát độc lập với nhau khi tiến hành phân tích sự ảnh
hưởng tới kết quả hoạt động của công ty
Nhìn vào bảng Descriptives độ lệch chuẩn nằm trong khoản giá trị -1 => 1 Do đó
chúng ta nói rằng P có phân phối chuẩn
Kết quả định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm
độ tuổi quản trị gia lên kết quả hoạt động của công ty.(nhìn vào bảng ANOVA)
Vì vậy chúng ta cần kiểm định hậu ANOVA đều biết được nhóm nào có khác
biệt:
B Kiểm định hậu ANOVA:
Ở đây ta sử dụng kiểm định hậu ANOVA: Bonferroni:
Kết quả như sau:
Do trong mẩu dữ liệu khi thống kê ta thấy Dữ liệu độ tuổi nhóm 4 chỉ có 1 mẫu nên khi chạy Hậu ANOVA sẽ phát sinh trường hợp này ít dữ liệu hơn Nên theo cách tạm thời ta xóa giá trị 4 này đi và thêm vào là 0 Sau đó chạy phân tích ANOVA và tiến hành thêm lại như giá trị ban đầu
Multiple Comparisons
Trang 38 Nhìn vào bảng phân tích hậu ANOVA ta thấy được nhóm nào có sự khác biệt:
o Kết quả cho chúng ta thấy ở mức ý nghĩa 5% thì hiệu ứng của:
+ Nhóm tuổi 1 – Nhóm tuổi 3 (sig = 138)
+ Nhóm tuổi 2 – Nhóm tuổi 3 (sig = 1 000)
Tác động tới kết quả hoạt động của công ty là như nhau tức là không có sự khác biệt gì giữa các nhóm tuổi của quản trị gia tới kết quả hoạt động của công ty
Vì Sig > α=0.05
o Ngươc lại thì:
Sig < α =0.05:
+ Nhóm tuổi 1 – Nhóm tuổi 2 (sig = 028)
Tác động tới kết quả hoạt động của công ty là khác nhau tức là có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của quản trị gia tới kết quả hoạt động của công ty
Cụ thể ta thấy là có sự khác biệt rõ ràng nhất là giữa nhóm tuổi 1 với nhóm tuổi 2 lên kết quả hoạt động của công ty
Nếu chọn Alpha là 5% thì kết quả cho phép chúng ta chấp nhận giả thuyết H1
là “Có sự khác biệt giữa các độ tuổi quản trị gia của công ty về kết quả hoạt
động của công ty” (p=.046 < 0.05) và từ chối giả thuyết H0 là :” Không có sự
Trang 39khác biệt giữa các độ tuổi quản trị gia của công ty về kết quả hoạt động của công ty”.
3.4) Kiểm định ANOVA một chiều giữa: P và EXP
A) Tiến hành phân tích ANOVA một chiều:
Bước 1:
Đặt giả thiết:
H0: µ1= µ2= =µk : Không có sự khác biệt giữa các nhóm kinh nghiệm
quản lý của công ty về kết quả hoạt động của công ty
H1: µi # µj: Có khác biệt giữa các nhóm kinh nghiệm quản lý của công ty
về kết quả hoạt động của công ty
Bước 2: chọn Alpha =5%=0.05
Bước 3: Xác định giá trị Ftt như sau:
Test of Homogeneity of Variances
Trang 40Sau khi tiến hành chạy phân tích one-way ANOVA
Ta thu được kết quả như sau:
Để đánh giá mực độ khác biệt về kinh nghiệm quản lý của quản trị gia và kết quả hoạt động của công ty ta tiến hành phân tích ANOVA một chiều và thu được kết quả như 3 bảng phân tích bên trên
Kết quả Cronbach Alpha và EFA cho thấy thang đo này đạt yêu cầu về giá trị và
độ tin cậy Vì vậy, tổng của các biến đo lường trên được sử dụng trong phân tích ANOVA để so sánh sự khác biệt kinh nghiệm quản lý của quản trị gia và kết quả hoạt động của công ty
Biến phụ thuộc: P- kết quả hoạt động của công ty
Biến độc lập: EXP- kinh nghiệm quản lý
Nhìn vào bảng kiểm định thống kê mô tả của biến EXP kết quả kiểm định từ SPSS cho thấy:
Kiểm định Levene về phương sai đồng nhất không có ý nghĩa (p=.347) > 0.05 (vì alpha =0.05) Nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm hay nói
cách khác là phương sai giữa các nhóm đồng nhất
Hơn nữa ta thấy các quan sát độc lập với nhau khi tiến hành phân tích sự ảnh
hưởng tới kết quả hoạt động của công ty
Nhìn vào bảng Descriptives độ lệch chuẩn nằm trong khoản giá trị -1 => 1 Do đó
chúng ta nói rằng P có phân phối chuẩn
Kết quả định sự khác biệt giữa các nhóm cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm kinh nghiệm quản lý của quản trị gia lên kết quả hoạt động của công ty.(nhìn vào bảng ANOVA)
(p=.000 < α =0.05)
Vì vậy chúng ta kết luận rằng: Có ít nhất có 1 cặp kinh nghiệm quản lý của quản trị gia khác biệt (p=.000) hay nói cách khác có sự khác biệt về kinh nghiệm quản lý của quản trị gia tới kết quả hoạt động của công ty
Vì vậy chúng ta cần kiểm định hậu ANOVA đều biết được nhóm nào có khác
biệt: