Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người để lại một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú .Nhật kí trong tù chẳng những cung cấp cho ta những hiểu biết về chế độ lao tù khắc nghiệt của
Trang 1I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, nhà cách mạng lỗi lạc, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người để lại một
sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú Nhật kí trong tù chẳng những cung cấp cho ta
những hiểu biết về chế độ lao tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch, mà quan trọng hơn còn giúp ta hiểu rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí
Minh Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói: “cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh” (Yêu thơ Bác, tạp chí văn học số 5/1966)
Cũng vì những giá trị tinh thần to lớn đó mà thơ văn của Bác nói chung và Nhật kí
trong tù nói riêng đã được đưa vào chương trình phổ thông Cụ thể bài thơ Chiều tối (Mộ) và bài đọc thêm Lai Tân đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 Lẽ dĩ nhiên, trước mỗi tác phẩm mới giáo viên không khỏi trăn trở, lo nghĩ: làm
thế nào để có một giáo án tốt, một giờ dạy hay, một lớp học sinh động, học sinh tích cực, chủ động và hứng thú trong tiết học, mà đặc biệt là học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị của tác phẩm, đồng thời thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy ở giáo viên Ngữ văn trung học? Đó là những băn khoăn, trăn trở không chỉ ở riêng tôi mà còn ở tất cả những giáo viên dạy Ngữ văn khác
Và đặc biệt bài thơ Chiều tối ( Mộ) tuy rằng không phải là mới đối với những giáo viên giảng dạy lâu năm nhưng với một giáo viên chưa dạy chương trình lớp 12 cũ như tôi thì quả thật là mới mẻ Đồng thời đây là một tác phẩm tương đối khó với học sinh lớp 11, các em không dễ tiếp cận, giải mã Trong khi đó kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi tích lũy chưa nhiều, tư liệu tham khảo cũng hạn chế.Vì vậy, với vốn kinh nghiệm còn khiêm tốn của bản thân, tôi chỉ xin được trao đổi với quý đồng nghiệp cách giảng dạy
một bài cụ thể, bài Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh) Bởi theo tôi, Chiều tối là bài tiêu biểu
cho vẻ đẹp tâm hồn, ý chí nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan yêu đời cùng tấm lòng nhân đạo bao la đến quên mình của Bác Dạy bài học này cũng là cách giúp các em có ý thức tự bồi dưỡng tâm hồn và tìm hiểu về tấm gương của Bác để từ đó các em có thể tự rút ra được những bài học thiết thực cho cho chính mình.Chọn đề tài “Kinh nghiệm giảng
dạy văn bản Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)”, không chỉ từ những lí do trên, mà qua đó
tôi còn muốn chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy với quý thầy cô và rất mong được
bổ sung những khiếm khuyết để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
“Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống” Chúng ta có thể tìm thấy ở văn học những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của cuộc sống đời thường Mỗi tác phẩm văn chương đến với chúng ta chứa đựng biết bao tình cảm mà các nhà thơ, nhà văn gửi gắm Đó là lòng yêu nước thương đời, đó là tình thần lạc quan, nghị lực sống phi thường trước phong
ba bão táp của cuộc đời, đó là lòng dạ ngay thẳng, thủy chung, là lối sống giàu tình nặng nghĩa,… Chính vì vậy, dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương nguồn tri thức vô cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và bổ ích để nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để sống có ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn, tinh tế hơn Dạy văn là dạy cách sống, dạy làm người, dạy mở mang trí tuệ và học văn chính là học làm người
Trang 2Trong quá trình dạy văn cần xác định học sinh là nhân vật trung tâm, là chủ thể cảm thụ Giáo viên không được cảm nhận thay mà chỉ là người định hướng, “chỉ đường” cho các em đi khám phá tác phẩm, khơi nguồn, tạo cảm hứng để học sinh tích cực tự giác trong việc cảm thụ, chiếm lĩnh tri thức và chủ động thưởng thức tác phẩm văn chương Như vậy, yêu cầu phát huy chủ thể học sinh gắn liền với tài năng sáng tạo của người giáo viên Hay nói đúng hơn đó là sự hết hợp nhuần nhuyễn tính nghệ thuật và tính sư phạm trong quá trình dạy văn Làm thế nào để một tác phẩm văn học đi sâu vào trong tâm trí của học sinh, để lại dư âm trong các em là điều mà mỗi giáo viên Ngữ văn trăn trở, đắn
đo khi dạy một tác phẩm văn học nói chung và thơ văn Hồ Chí Minh nói riêng
Đặc biệt đây lại là một bài văn học chữ Hán khá khó tiếp cận và giải mã đối với đối tượng là học sinh lớp 11 Xuất phát từ những thực tế dạy và học trên , tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm này
2.NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
a ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
* Thuận lợi
- Sự nghiệp và tên tuổi của Bác đã đi sâu vào trong tâm trí mỗi người dân Việt Chúng
ta đã được biết về Bác qua các bài học lịch sử, qua các tác phẩm thơ văn đã được học Đó
là một thuận lợi, là cơ sở để các em có thể dễ dàng cảm thụ bài thơ
- Tư liệu về cuộc đời, thơ văn của Bác rất nhiều để giáo viên cũng như học sinh tìm hiểu tham khảo
- Nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi như hỗ trợ phòng máy, trang thiết bị khi giáo viên có kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học; các giáo viên trong tổ góp ý, động viên, giúp đỡ nhiệt tình
- Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, mong muốn tạo ra một giờ học có hứng thú cho học sinh
Trang 3- Nâng cao kĩ năng, phương pháp phân tích thơ chữ Hán qua bản dịch
* Thái độ: trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của Bác và những giá trị tinh thần mà Bác để lại; từ
đó có ý thức học tập, rèn luyện, trau dồi để trở thành con người toàn tài, toàn đức
PHẦN 2: NHỮNG CHUẨN BỊ CẦN THIẾT CHO BÀI GIẢNG
* Đối với giáo viên
- Chuẩn bị chung:
+ Trước hết, giáo viên cần đọc và nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để nắm được nội dung phần Tiểu dẫn, văn bản và hệ thống câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài
+ Nghiên cứu, làm việc với Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách
giáo viên để xác định đúng mục đích yêu cầu, hệ thống tri thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng
+ Sưu tầm các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài giảng như: tập Nhật kí
trong tù, các tài liệu nghiên cứu phê bình “Nhật kí trong tù”, bài thơ Chiều tối… để có
những hiểu biết sâu sắc, phong phú về nội dung sẽ dạy trên lớp
+ Chuẩn bị các Slide Power Point hoặc bảng phụ để chiếu những hình ảnh trực quan,
minh hoạ tranh ảnh, thơ văn và trình chiếu nội dung cần thiết của bài giảng như: trang
bìa Nhật kí trong tù; sơ đồ con đường tù đày, chuyển lao của Bác qua 13 huyện tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc; bài thơ Mộ viết bằng chữ Hán; hình ảnh cánh chim, áng mây,
lò than rực hồng; một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù để so sánh, đối chiếu mở rộng
kiến thức
- Giáo án: cần được trình bày ngắn gọn, bố cục rõ ràng, đầy đủ làm nổi bật trọng tâm
kiến thức, kĩ năng; thể hiện được phương pháp truyền thụ, đặc biệt là hệ thống câu hỏi
* Đối với học sinh:
- Đọc sách giáo khoa: giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài trước ở nhà nhằm giúp các em nắm được những nét cơ bản về tập Nhật kí trong tù, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, thể thơ,
bố cục, nội dung bài thơ
- Bài soạn: Để tránh tình trạng học sinh lười soạn bài mà chỉ lấy sách tham khảo chép,
tôi yêu cầu các em soạn bài theo câu hỏi mà giáo viên đưa ra sát với nội dung bài giảng Với bài học này, tôi yêu cầu các em thực hiện các việc sau:
+ Đọc kĩ phần Tiểu dẫn và ghi lại những hiểu biết của em về tập Nhật kí trong tù; hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ Chiều tối, chia bố cục
+ Bức tranh chiều tối hiện ra với những hình ảnh nào? Nhận xét về bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ?
Trang 4+ Qua bài thơ, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
+ Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Khuyến khích học sinh tìm đọc tập Nhật kí trong tù, một số bài viết về tập Nhật kí
trong tù và bài thơ Chiều tối
Đây là sự chuẩn bị có tính chất tích cực, tự giác có tác dụng làm tiền đề, cơ sở để giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội bài mới Như vậy để tiết học đạt hiệu quả cao phải có sự hợp tác tích cực từ hai phía: GV và HS
PHẦN 3:NỘI DUNG BÀI GIẢNG (hoạt động chính của giáo viên và học sinh)
Trang 5Suốt 14 tháng ở tù tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi lại trong một cuốn sổ tay mà người đặt tên là
Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) Tác phẩm viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến
ngày 10 tháng 9 năm 1943
Nguyên gốc tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ
Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) kèm theo bốn câu đề từ:
Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại;
Dục thành đại sự nghiệp Tinh thần cánh yếu đại!
Dịch:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”
Và trên trang bìa có một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong có 134 bài thơ bằng chữ Hán và một số ghi chép Tập thơ được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ
Hỏi: (nâng cao) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tập Nhật kí trong tù?
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại:
Trang 6+ Giá trị nội dung:
Bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch
Tấm lòng đại nhân, đại trí, đại dũng của Bác -> có thể coi Nhật kí trong tù là một
bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh
+ Nghệ thuật: kết hợp nhiều bút pháp: tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển
và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,…
Tóm lại: Giá trị của Nhật kí trong tù phong phú ở nhiều mặt
GV giới thiệu một số lời nhận xét về tập Nhật kí trong tù
Theo nhà thơ Hoàng Trung Thông “…Toàn bộ tập thơ đó là một tuyên ngôn về tự do với tấm lòng yêu thương, tinh thần kiên quyết, với khí phách anh hùng của một người cộng sản vĩ đại”, giá trị của Nhật kí trong tù thâu tóm ở hai điểm chủ yếu: chất thép và tình người
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi – Hoàng Trung Thông)
Nhà thơ Tố Hữu nhận xét: “Bấy lâu người ta chỉ hiểu người chiến sĩ cách mạng là thép ở mũi nhọn chiến đấu Trong tập thơ này ta hiểu rõ thêm người cộng sản là tình Tình ở đây
là tình yêu thương đất nước; cuộc sống và con người Chủ yếu ở đây ta tìm hiểu khai thác tình cảm với con người”
Theo Phong Lê“…Điều quan trọng là, với tất cả phẩm chất của một nghệ thuật lớn, Nhật
kí trong tù đã sống cuộc sống xứng đáng của nó, nó đã gieo trồng được những giá trị văn
minh và nhân đạo cao nhất vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam Biết bao người, trong đó có không ít nhà văn hóa lớn, hoặc nghệ sĩ tên tuổi ở trong nước và trên thế giới đã nói về giá trị lớn của tập thơ…”
Trang 7GV giới thiệu với HS hình bìa gốc cuốn Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
-Hình bìa gốc Ngục trung nhật ký
Bút tích trang bìa và trang cuối của tập Nhật ký trong tù
GV giới thiệu: Với những giá trị to lớn đĩ, Nhật ký trong tù đã được xuất bản nhiều
lần, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật
Và đây là một số trang bìa của Nhật ký trong tù
Trang 9Một số trang bìa của Nhật ký trong tù
2 Bài thơ Chiều tối:
a Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ:
Hỏi (tái hiện): Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của bài thơ?
Trả lời: Bài thơ được Bác sáng tác trên đường chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao
Thiên Bảo vào lúc buổi chiều tối cuối thu 1942 Đây là bài thơ thứ 31/134 bài trong tập
Hỏi: (phát hiện) Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
TL: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Chủ đề:
Hỏi (gợi mở):
- Bức tranh chiều tối bao gồm những hình ảnh nào? Cảnh được miêu tả là cảnh vật ở đâu? Vào lúc nào?
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, con người? Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ- chiến sĩ?
HS trả lời và thâu tóm thành chủ đề của bài thơ
Chủ đề: Qua bức tranh chiều tối nơi xóm núi, bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc
sống, con người và bản lĩnh phi thường, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh
II Đọc hiểu bài thơ
GV yêu cầu HS đối chiếu với nguyên tác để phát hiện những chỗ dịch chưa đạt
- Câu 2: Cô vân mạn mạn độ thiên không dịch là Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
chưa rõ ý cô đơn, cô lẻ (cô vân: chòm mây lẻ loi, mạn mạn: chầm chậm, lững lờ)
Trang 10- Câu 3: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc dịch Cô em xóm núi xay ngô tối thừa chữ tối làm bài thơ mất hay (trong nguyên tác không có chữ tối mà vẫn rõ ý tối mới hàm súc, kín
đáo)
- Câu 3, 4: chỉ lặp lại được một chữ xay, không thể hiện được biện pháp điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) ma bao túc –bao túc ma hoàn Chữ thiếu nữ dịch thành cô em chưa
thật phù hợp với giọng điệu và tình cảm chung của tác giả trong bài thơ
- Câu 4: nhịp ngắt của nguyên tác là 4/3 phù hợp hơn nhịp 2/5 trong câu dịch (diễn tả sự bùng lên nhanh, mạnh của ngọn lửa)
Hỏi (tư duy): Theo em, bài thơ này chúng ta có thể đọc- hiểu theo bố cục như thế nào?
HS trả lời
GV chốt: Có nhiều cách đọc- hiểu bài thơ: đọc - hiểu theo bố cục (2 phần: hai câu đầu,
hai câu cuối); đọc - hiểu theo kết cấu của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (khai, thừa, chuyển, hợp); đọc –hiểu theo chủ đề
Tuy nhiên, ở bài này tôi nhận thấy trọng tâm bài học gồm các nội dung sau:
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên (hai câu đầu) và bức tranh đời sống con người (hai câu sau)
- Qua bức tranh cảnh vật, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ: lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người; phong thái ung dung tự chủ, tinh thần lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt, tối tăm
- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và hiện đại
Như vậy, bài thơ không đơn thuần tả bức tranh chiều tối mà còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người tù Hồ Chí Minh Chính vì vậy, tôi muốn làm bật cả hai nội dung trên bên cạnh đặc sắc nghệ thuật Đó là lí do mà bài này tôi không đi theo kết cấu của các tài liệu
mà tìm cho mình một hướng tiếp cận riêng: đọc – hiểu bài thơ theo chủ đề
- Bức tranh chiều tối (gồm bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người)
- Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ
- Đặc sắc nghệ thuật
1 Bức tranh chiều tối:
a Bức tranh thiên nhiên (hai câu đầu):
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không ;
Trang 11Cảnh chiều tối (hình minh họa)
Hỏi (phát hiện): Ở hai câu đầu, bức tranh thiên nhiên hiện lên như thế nào (không gian,
thời gian, cảnh vật)?
Trả lời: Hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lúc chiều tà được phác họa
với hai hình ảnh:
+ Cánh chim bay về rừng tìm chốn ngủ,
+ Chòm mây lẻ loi trôi lơ lửng giữa tầng không
Hỏi (nâng cao): So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và
khác? Từ đó, em phát hiện được điều gì kín đáo ẩn giấu sau bức họa bằng ngôn từ?
+ Hình ảnh cánh chim bay về tổ, về rừng núi thường mang ý nghĩa tượng trưng cho buổi
chiều “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thóp về rừng, Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành” (Truyện Kiều)
Trong thơ Bác cũng thế Đọc câu thơ của Bác khiến người đọc nhớ tới những tứ thơ của
người xưa, ý thơ mang đậm sắc thái cổ điển “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” vừa là
một nét vẽ phác họa không gian, vừa gợi ra ý niệm thời gian Mặc dù vậy, hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài mà
còn cảm nhận được trang thái bên trong (mỏi) Ở đây, ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, hình
ảnh cánh chim chiều mỏi mệt phải chăng là sự phản chiếu trạng thái của người tù
- Mây: lẻ loi lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều -> gợi cảm giác bình