1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tản đà nguyễn khắc hiếu

3 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 43,23 KB

Nội dung

tản đà nguyễn khắc hiếu tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh...

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lên ba tuổi thì bố mất. Mẹ ông là vợ ba, phải bỏ nhà ra đi cùng cô con gái nhỏ. Bà là một ca sĩ tài hoa, nhan sắc. Bà ra đi với tấm lòng của một người mẹ cao cả, phi thường đến nỗi cuộc đời chật hẹp không hiểu nổi. Từ đó, cậu ấm Hiếu sống với người anh cùng bố khác mẹ. Lúc 5 tuổi, cậu đã biết đến câu: “đường hoa son phân đợi”. Cậu được học nhiều , có khiếu văn thơ và cuộc đời xê dịch theo đường hoan lộ nay đây mai đó của người đỡ đầu Vì vậy ông được dạy dỗ theo khoa cử của nghiệp nhà khoa bảng đã sáu đời làm quan. Nhưng đến lúc cậu mười lăm, mười sáu tuổi, cảnh nhà lâm vào thế túng quẫn, nghèo khổ. Năm mười bảy tuổi, đã có bài đăng báo. Cậu ấm cựu học được rất nhiều qua tiếp xúc với những cuốn sách của phương Tây được dịch qua Hán văn. Chính những cuốn sách đó đã thổi vào ông nhiều tư tưởng mới mẻ. Thế là trong ông đã được thổi lên những trận mưa Âu, gió Á. Hành trang của Tản Đà ngổn ngang nỗi lòng với làng Khê Thượng, Bất Bạt, Hà Tây, lòng say mê vẻ đẹp của đất nước, lòng yêu quý mọi người, về hình ảnh tài hoa và đầy bi kịch của người mẹ và em gái, mong muốn làm một việc gì giúp nước mà không được, cái nghèo đói dữ dội luôn bám chặt lấy mình ông đi khắp nơi, từ Nam chi Bắc, vừa làm thơ văn, vừa làm kẻ giang hồ phiêu bạt. ông gắn cuộc đời của mình vào số phận đất nước. Trong khoảng 20 năm, từ 1915-1935, ông đã trải qua nhiều công việc mệt nhọc, đầy khó khăn: làm thợ, làm văn, làm chủ bút nhiều tạp chí, dịch thuật, mở nhà xuất bản để tự nuôi mình. ông cam chịu nghèo nàn, vất vả sống tự do phóng khoáng chứ không chịu đi làm quan, mặc dù một số những người họ hàng thân thích và bạn bè sẵn sàng thu nhận hoặc tiến cử ông.Cuộc sống no đủ, giàu sang không cám dỗ được ông. Trong khoảng 20 năm này, ông đã viết hàng loạt tác phẩm đồ sộ với nhiều hình thức: thơ, văn, báo, dịch thuật biên kịch, làm các bài hát cho các kiểu diễn xướng dân gian và ca kịch cổ truyền Ở mặt nào ông cũng thể hiện được sự sắc sảo, có góc cạnh, độc đáo, tài hoa, tràn đầy tình cảm với con người và cuộc sống. Ông có cách nhìn, cách hiểu, cách nói riêng của mình. Chất và lượng những cuốn sách và những trang báo của ông làm rực rỡ cả một thời kỳ. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết: Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đàlà người thứ nhân đã có can đảm làm thi sỹ một cách đàng hoàng, bạo dạn. Ông dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi “.Ta có thể thấy cái tôi của ông đắt giá vì nó cũng là cái tôi của đại đa số. Cái vui, cái buồn, cái giận dữ, cái hờn dỗi của ông cộng hưởng với cái vui, cái buồn, cái hờn dỗi của mọi người. Bài thơ “Thề non nước” của ông đã làm rung động tâm hồn bao thế hệ. Ai nấy đều thuộc lòng là vì nhân dân lúc ẩn, lúc hiện đều có một lời thề son sắt, thương nước non tươi đẹp bị chà đạp và quyết chí trả nợ non sông, tô điểm non sông cho con cháu mai sau. Cái lời thề mà tất cả mọi người Việt Nam đều có trong lòng đó thống nhất với đầu đề và nội dung bài thơ “Thề Non nước”? Ông cũng kêu gọi mọi người bồi lại Bức dư đồ đã rách nát qua 4 bài thơ tha thiết trình bày rằng bản đồ của đất nước bị rách nát, chúng ta phải quyết tâm bồi lại và hy vọng, tin tưởng sẽ làm được công việc vá trời lấp biển đó. Bài “Thề non nước “, “Bức dư đồ” cùng với một số bài thơ, văn khác đã không chỉ có mặt trên sách báo mà còn được dùng vào những bài hát, dùng cho ngâm vịnh, biểu diễn ca trù, xẩm để chúng lan toả đến tận các bến tàu, quán chợ, các ngõ ngách hẻo lánh khắp đạt nước. Sau hai bài thơ đó, ông lại bổ sung thêm một loạt những bài theo điệu Đò đưa, Hành Vân, Cổ bản, Xâm chợ, Xâm nhà trò, Nam Ai, Tuồng Những bài hát đó được khắp nơi yêu mến. So với thời gian lúc đó, chúng rất mới mẻ, làm cho tiếng phách, tiếng đàn và cách hát cổ truyền cũng trở nên thanh tân, tươi mát, gần gũi với cuộc sống. Ông có tâm huyết và đi nhiều nơi. Đến đâu cũng say sưa với cảnh với người. Cảnh những người đáng yêu hoặc đáng thương đều được ông đưa vào thơ. Ông tả phong cảnh thật tài tình mà bay bổng: Một dãy lau cao làn gió chạy Mấy cây thưa lá sắc vàng pha Ngoài xa trơ một đống đất đỏ Hang hốc đùn lên đám cỏ gà Ông tả tình thì sâu lắng, đầy hình ảnh và nhiều nhạc tính, kịch tính: Một đôi kẻ Việt, người Tần Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương Vuốt rùa chàng đổi móng Lông ngỗng thiếp đưa đường Thề nguyền phu phụ Lòng nhi nữ Việc quân vương Duyên nợ tình kia dở dang Nệm gấm vó câu Trăm năm giọt lệ Ngàn thu khói hương Thơ kể chuyện của ông làm người đọc xúc động, say mê và bângkhuâng cùng dư vị của nó: Lá đào rơi rắc lối thiên thai Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi Nửa năm tiên cảnh Một phút trần ai Uớc cũ, duyên thừa có thế thôi Đá mòn, rêu nhạt Nước chảy huê trôi Cánh hạc bay lên vút tận trời Trời đất từ đây cách xa mãi Cửa động Đầu non Đường lôi cũ Ngàn năm thơ thẩn bóng giăng chơi Tản Đà say mê con mắt Phú Yên, tiệc xòe Văn Bán, giọng ca xứ Huế, các món ăn đặc sản từng vùng ông đưa việc thưởng thức và cách chế biến các món ăn lên mức nghệ thuật, lên mức văn hóa ẩm thực. Riêng thịt chim, ông cũng tìm đến: chim sào, chim ngóng chả, chim hấp cách thủy ông thưởng thức các món ăndân tộc rất sành đã đành, ông còn nhấn mạnh thức ăn phải ngon lúc ăn phải là lúc “ngon”, người ngồi ăn với mình cũng phải “ngon”. Ông cho biết cửa hiệu nào có các sản phẩm đáng lưu ý về chè tàu, thuốc lá, rượu cúc cháo gà, gỏi cá Ông trân trọng từng ngọn rau bí, rau sắng, quả cà xứ Nghệ Ông nổi tiếng hơn cả là về thơ tình có chất hiền hòa, êm dịu, nhẹ nhàng mây nước, bình dân. Nhưng phong lưu và trang nhã: Trận gió thu phong rụng lá vàng Lá bay hàng xóm, lá bay sang Vàng bay mây lá năm hồ hết Hờ hững, ai xui thiếp phụ chàng Thơ ông nhiều bài buồn, sầu lắng nhiều lúc lại hờn dồi, trách móc. ông hay lấy cái ta ra làm nhân vật chính. Nhưng, đúng hơn là cái chúng ta. Vì ông hòa cái thân thế quá khốn khổ của ông vào thân thế của mọi người mà ông yêu: chồng người đốt than, người yêu của ông, mẹ ông, những người mạt hạng, cô gái trong kỷ niệm, cô gái hái hoa đào, cô hàng cau, Mỹ Thâu, cô Tây về già, cô gái nhà chài, cô hái dâu Bốn người tình qua cuộc đời của Tản Đà với 4 cuộc tình: Tình yêu thất Vọng, tình yêu lãng mạn vô vọng, tình yêu kỷ niệm thời thơ ấu và tình yêu nghệ sĩ. Tất cả đều có kết cục bi thảm.Tản Đà cũng được ca ngợi về mặt văn xuôi bóng bẩy, sâu sắc, tha thiết, nhiều lượng thông tin, thành thực, ngây thơ mà lại cũng rất thơ ” Ngoài ra, Tản Đà còn dịch vào khoảng 100 bài thơ Đường Nhiều bài thơ dịch của ông được coi là phổ biến nhất, được nhắc đến nhiều nhất, được đăng đi, đăng lại nhiều nhất. Trong khoảng hai mươi năm (từ 1915 đến 1935) và ngay cả đến bây giờ, hầu như chưa ai có được những bản dịch vượt được ông. Đặc biệt là những bài dịch như: Hoàng Hạc Lâu, Biệt hữu nhân Giang hành, Dạ Vũ, Thu giang tông khách, Khuê oán, Thiên Thai Ông uyên thâm Hán học. ông thích xê dịch, đa tình. ở ông, yêu, vui, buồn đều cực đoan, gần như đến mức điên dại, ngông cuồng, thấm chất nghệ sĩ. Xét về con người và tác phẩm, ông là một trong những nhà văn hoá có bản lĩnh và bản sắc độc đáo của Việt Nam. ông đứng sừng sững trong nền văn học Việt Nam như là một hiện tượng. ông đáng được xếp vào ngồi hầu rượu 28 vị thánh hiển linh của Việt Nam trong Việt điện u linh. Có người cho rằng tác phẩm của ông như một người đàn bà đẹp. Tuy vậy, người đàn bà đẹp nhất trên đời cũng chỉ có thể cho ta những cái gì mà họ có như Thôi Oanh Oanh đã nói trong truyện Tây Sương Ký có mùi son phấn mà nổi tiếng. Xưa kia, Napoleon trong lần đầu tiên gặp Goethe, ông ta nói với thi hào: “ông là một Con Người ” Thi sĩ Tản Đà cũng là một Con Người ” . Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lên ba tuổi thì bố mất. Mẹ ông là vợ ba, phải bỏ nhà ra đi cùng cô con. thời kỳ. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết: Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đàlà người thứ nhân đã có can đảm làm thi sỹ một cách đàng hoàng, bạo dạn. Ông dám giữ một. có kết cục bi thảm .Tản Đà cũng được ca ngợi về mặt văn xuôi bóng bẩy, sâu sắc, tha thiết, nhiều lượng thông tin, thành thực, ngây thơ mà lại cũng rất thơ ” Ngoài ra, Tản Đà còn dịch vào khoảng

Ngày đăng: 28/02/2015, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w