1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giới thiệu nhà thơ tiến chiến j. leiba

9 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

giới thiệu nhà thơ tiến chiến j. leiba tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả cá...

Giới thiệu nhà thơ tiến chiến J. Leiba J. Leiba (viết tắt chữ Jean Leiba),tuy có vẻ Tây nhưng do hai chữ “Lê, Bái” nằm trong tên thật (Lê Văn Bái) của ông nói lái mà ra. Khởi đầu, ông ký bút hiệu Thanh Tùng Tử, sau mới đổi là J. Leiba. Ông sinh năm 1912 tại Yên Bái, nhưng chính quán là làng Nam Trực, phủ Nam Trực, tỉnh (Nam Định). Thưở nhỏ ông theo học Trường Bưởi (tức trường Trung học Bảo hộ), đến năm thứ ba, ông bỏ dở việc học đi theo một nhóm giang hồ ngót một năm. Sau đó, ông trở về quê học chữ Hán, rồi lại lên Hà Nội viết báo và làm thơ. Bước chân vào làng thơ từ khoảng năm 1929-1930, ban đầu với bút danh Thanh Tùng Tử, viết cho tờ Hà Thành Ngọ báo. Năm 1934, báo Tiểu thuyết thứ Bảy ra đời, ông cộng tác với Vũ Đình Long (chủ báo), rồi được cử giữ chức Chủ bút tờ Ích hữu. Ngoài ra, ông còn viết các tờ: Tân báo, Tin văn, Việt báo, Nam Cường, L'Annam nouveau Nhưng ông thật sự được người đọc chú ý nhiều, chính là nhờ những bài thơ đăng trên tuần báo Loa. Năm 1935, ông thi đỗ bằng Thành chung, được bổ vào ngạch thư ký tòa sứ Bắc Kỳ, nhận việc ở tòa sứ tỉnh Sơn Tây. Trong thời kỳ làm công chức ở đây, ông đã sống khá trác táng. Đến khi đổi lên tòa sứ Hà Giang thì J.Leiba đã mắc hai chứng bệnh: lao phổi và đau tim. Ông xin nghỉ về Hà Nội chữa trị, nhưng đến tháng 7 năm 1940, tự biết mình không thể khỏi bệnh nên xin về nghỉ ở quê nhà. Tại đây, thỉnh thoảng ông mới gửi một vài bài thơ cho báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Tri Tân. Ngày 18 tháng 12 năm 1941, J. Leiba từ trần giữa tuổi 29 (1941). J. Leiba có viết một số truyện ngắn, nhưng không thành công bằng thơ. Thơ ông, tuy chỉ có hơn chục bài đăng báo, chưa in thành tập, nhưng đã được giới thiệu [1] trong quyển Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, và trong bộ sách Nhà văn hiện đạicủa Vũ Ngọc Phan. Hai nhà phê bình văn học là Hoài Thanh và Hoài Chân viết: Thơ đăng báo Loa với một tên ký chẳng Việt Nam tí nào, thế mà vừa ra đời Leiba liền được người ta thích. Người ta thích người vần thơ có giọng Đường rõ rệt, mà lại nói được nỗi lòng riêng của người thời nay. Trong khuôn khổ xưa, cái hương vị mới ấy rất dễ say người. Thơ Leiba ra đời (1934) giữa lúc ai nấy đều cảm thấy mình như trẻ lại. Các nhà thơ đương thời, Thế Lữ, Đông Hồ, Thái Can, kẻ trước người sau, đều tả bằng người nét âu yếm nỗi lòng của người thiếu nữ lúc mới bén tình yêu. Nhưng không ai nói được đầy đủ như tác giả bài "Năm qua" người giai đoạn của một cuộc yêu đương nhóm lên từ hồi tóc còn xoã bỏ vai. Ít ai nói được như Leiba những vui buồn của người xuân nữ. Những câu như: Hoa tặng vừa tàn bông thược dược, Tìm chàng bỗng vắng, bóng chàng xa Hay là: Sầu đối gương loan, bóng lạ người, Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai? Có thể để ngang những câu tuyệt hay trong thơ cổ [2]. Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến cũng có đoạn nhận xét như sau: Xuyên qua tiếng thơ của J.Leiba, ta nhận thấy cuộc đời thi nhân biến đổi từng hồi. Nó đánh dấu từ cái chí phiêu bạt giang hồ nẩy mầm khi còn trong ngưỡng cửa nhà trường. Tình yêu của thi nhân lại chớm nở quá sớm. Em nhớ năm em mười lăm , Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân . Mừng xuân em thấy tim hồi hộp . Nhìn cái xuân sang khác mỗi lần … (trích Năm qua) Rồi trải qua một dòng một dòng đời lang bạt từ Bắc chí Nam, bao nhiêu phù trầm thế sự, bao nỗi lo bạc đầu Ở bài Hoa bạc mệnh, thi nhân than thở: Người đẹp vẫn thường hay chết yểu Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai Ba xuân muôn thắm thêu cành biếc, Bạc mệnh hoa kia đã rụng rồi! Hay ở bài: Bốn mùa yêu thương Em thuộc về ai? Ta biết đâu? Thương hoa tình ái sớm tàn mau. Nhưng bao người trước ta, em nhỉ, Ai kẻ buồn duyên đến bạc đầu! Lúc bấy giờ, thi nhân mới để tâm quay về nẽo Đạo.[4] Hoài Thanh và Hoài Chân góp thêm ý: Chán nản đưa người về tôn giáo. Thơ Leiba hồi sau có bài đượm mùi Phật, mặc dầu chưa đúng hẳn với tinh thần đạo Phật. Bài Bến giác chẳng hạn có một giọng lạnh lùng, chua chát nhưng chưa phải là giọng của kẻ đã dứt hết trần duyên Tuy thế người gần đạo Phật hơn hết các nhà thơ bấy giờ. Bến Giác Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá! Lệ lòng mong cạn chốn am không. Cửa thiền một đóng duyên trần dứt, Quên hết người quen chốn bụi hồng. Còn theo Từ điển Văn học (bộ mới), thì: J. Leiba vì ân hận với những hành vi lầm lỡ cũ, ông tự nguyện quay về với đạo Phật để tìm nguồn an ủi. Những bài thơ của ông lúc này nhiễm dần mùi đạo nhưng vẫn không tránh khỏi giọng yếm thế và đôi khi còn kiêu bạt.[4] Chú thích: 1.Trong quyển Thi nhân Việt Nam, thơ Leiba được tuyển giới thiệu bốn bài, đó là: Năm qua, Mai rụng, Hoa bạc mệnh và Bến giác. 2.Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học in lại, 1988, tr. 237. 3.Nguyễn Tấn Long & Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung), NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1969. 4.Tự điển Văn học (bộ mới), NXB Thế giới, 2004, tr. 694. Thơ Leiba: Hoa bạc mệnh Tháng ba, hoa bạc mệnh Tàn trước mọi cảnh xuân. (Dịch thơ cổ) Người đẹp vẫn thường hay chết yểu Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai Ba xuân muôn thắm thêu cành biếc Bạc mệnh hoa kia đã rụng rồi! Héo trước trăm hoa: hoa Bạc Mệnh Đang xuân, để khỏi thấy xuân tàn. Chúa xuân vì biết tình hoa thế Xin kiếp sau đừng nở thế gian. Hồn kết gió hương trời Nhược Thủy Cánh viền mây thắm động Thiên Thai Hóa thành những giọt mưa thơm ấy Tưới nở trăm hoa đã héo rồi! Nhớ Một chiều thu trước bên sông vắng Mà cánh phù dung đỏ khắp bờ Người đẹp chờ thuyền sang bến mộng Màu da màu áo trắng như mơ. Môi hồng thiếu phụ buồn man mác Hoa rụng trong thu gợn ngậm ngùi Một cánh hoa rơi rồi một cánh Lòng ta tàn một chút gì vui. Buồn vướng mắt nhung xinh đẹp quá Ầm thầm ủ một mộng yêu đương Thu xưa từ độ thu xa lắm… Hẳn một tình duyên đã lỡ làng. Bờ thu đỏ nhuộm màu hoa rụng Chẳng một con thuyền đậu bến sông Thiếu phụ mong gì hoa đã rụng Trời chiều lại lỡ một chờ mong! …Lòng tôi buồn bã từ hôm ấy Và mỗi chiều thu nắng đẹp tàn Nhìn cánh phù dung nơi bến vắng Nhớ người thiếu phụ nhớ yêu đương. Mai rụng Nụ hồng rải lối, liễu tơ phai, Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài, Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ, Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai Hoa mai đã tạ, lá mai vàng, Vàng úa đầu cành, ủ bóng dương, Lác đác mai già rơi mặt đất: Hoa xưa thành quả, quả nay tàn! Quả tàn héo rụng gốc cây khô; Thiếu nữ âu sầu tưởng mộng xưa. Vạch cỏ, ngậm ngùi nghiêng giỏ hốt; Rạt rào hoa rụng cánh như mưa. Giỏ chưa đầy quả, lệ chan sầu, Vứt giỏ bên mình, kéo áo lau. Gió đuổi hoa tàn bay xớn xác, Má hồng sầu ủ, ủ làn thâu "Năm xưa em ở chốn phòng khuê. Yêu, nhớ, ngây thơ đã biết gì." Mai nở, mai tàn, mai lại rụng, Tường đông xuân sắc mặc đi về. Tường đông, xuân ấy gặp tình lang, Chàng nhủ cùng em nỗi nhớ thương. Ngơ ngẩn em về, sầu chẳng mối: Ngây thơ, em mới biết yêu chàng. Yêu chàng, em cố chuốt hình dung Tô cặp môi son, điểm má hồng, Em thấy xuân nay hoa nở đẹp, Cảm tình Thanh đế, tạ đông phong, Vườn tình hoa ánh cánh song sa, Rẽ liễu cùng chàng dựa bóng hoa. Hoa tặng vừa tàn bông thược dược, Tìm chàng bỗng vắng, bóng chàng xa Xuân tàn, hạ cỗi, cảnh thu sầu, Mờ mịt hơi đông ám ngọn lau. Xuân tới cành đào hoa lại nở, Mong chàng mỏi mắt, thấy chàng đâu? Gió xuân lại thổi chốn vườn xưa, Lệ đẫm khăn là, dạ ngẩn ngơ. Hoa cỏ thương người, xuân ủ bóng. Đâu ngày xuân thắm buổi ngây thơ? Sầu đối gương loan, bóng lạ người, Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai? Bơ phờ tóc rối, vành khăn lệch, Ủ rũ hoa gầy, má đỏ phai. Phấn mốc, hương bay, chiếu lệch giường, Song thưa, gió ném cánh hoa tàn. Ba xuân những biếng thăm vườn cũ, Trước cửa rêu dầy, lớp cỏ lan. * * * Phòng không chi tưởng cảnh xuân tình, Nhánh liễu phai tơ rụng trước mành. Chợt nghĩ vườn xuân, xuân sắp hết. Gượng vui, khoác áo dạo hoa đình. Xuân hết, đào phai, lý rụng rồi, Hoa đình tịch mịch vẻ xuân phai. Tơi bời ong bướm bay qua ngõ, Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài. Xuân buồn như nhắc cảnh xuân vui Gió thổi lay cành, rụng quả mai, Thương dấu xuân tàn, nghiêng giỏ hót Thương xuân, xuân hỡi, có thương người? Lệ chan má phấn, ủ mày ngày. Thấm thoát màu xuân có thế thôi Cảnh cũng như người, chung hối hận: Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai? …………………………………… Nụ hồng rải lối, liễu tơ phai, Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài, Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ. Âu sầu thiễu nữ khóc hoa mai. (báo Loa) Năm qua Em nhớ năm em mới lên mười, Tóc em buông xoã chấm ngang vai Ngây thơ nào biết em xinh đẹp, Cùng trẻ bên đường đánh "chắt" chơi. Anh đi qua đó đứng nhìn em, Em vứt sành đi vội đứng lên, Dắt tay cười nói thi nhau chạy Em vấp vào anh ngã xuống thềm. Me em chạy lại bế em hôn, Êm ái đe em sẽ đánh đòn. Em phải nhịn đau không dám khóc. Vì em trông thấy vẻ anh buồn Em nhớ năm em lên mười hai, Một mình em lấy trộm gương soi Đường ngôi đương kẻ thì anh đến, Anh đến bên em mỉm miệng cười, E thẹn, quăng gương chạy xuống nhà, Nín hơi anh gọi cũng không thưa, Sau mành lấp ló em nhìn trộm, Em đợi anh về mới dám ra Em nhớ năm em lên mười lăm, Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân. Mừng xuân em thấy tim hồi hộp. Nhìn cái xuân sang khác mỗi lần. Ba mươi, em đứng ngắt hoa đào; Nghỉ học anh về qua trước ao, Ngẩng mặt vừa khi anh ngó thấy, Ném hoa em vội chạy ngay vào, Mồng hai, anh lễ tết nhà em, Em đứng nhìn anh, nấp bóng rèm, Mười sáu xuân rồi anh đã nhớn; Tìm em rầu rĩ vẻ anh nhìn. Em thấy tim em đập rộn ràng, Muốn ra lại ngại cháy tâm can, Mẹ em rót nước mời anh uống; Anh tủi, em rầu, ai khổ hơn? Năm ấy xuân em có một mình, Ai vui em những ngẩn ngơ tình, Này quân tam cúc năm xưa đó; Nào lúc vui đùa, em với anh? Mồng một, vui xuân hai chúng ta, Em mười ba tuổi, tính còn thơ. Em anh còn cãi nhau như trẻ, Em dỗi, anh nhìn, dạ ngẩn ngơ Xuân nay trước cách bao rồi? Nhớ buổi xuân nào, tiếc phút vui. Em ước đôi ta cùng bé lại: Vui xuân lại được đánh bài chơi! Ngày nay nhớ lại buổi vô tình, Anh lặng yêu em, em nhớ anh. Rồi nữa xuân qua, xuân lại lại Biết rằng sau có vẹn ba sinh? Hôm qua em đến mái đông lân, Cô gái khâu thêu vẻ ngại ngần. Tơ lụa bộn bề quần áo cưới, Vội vàng cho khách kịp ngày xuân. Duyên mình hờ hững hộ duyên ai Cô gái đông lân đáng ngập ngùi Ngán nỗi năm năm đưa chỉ thắm, Phòng không may áo cưới cho người! Anh ơi! Anh mải bước công danh, Để phụ cho nhau một mối tình. Nhãnh liễu vườn xuân, ai ấy chủ? Chờ ai biết có khỏi trao cành? Má đỏ, xuân em chỉ có thì, Xuân qua, phó nhẽ đợi anh về, Tương tư lệ nhỏ phai mầu phấn, Anh hỡi! Yêu nhau há đợi gì? Danh lợi như mây nổi giữa trời, Hồng nhan phải giống mãi trên đời? Đợi anh áo gấm xuân sau lại, Chỉ sợ nghiêng giành hót quả mai! (Loa) Lớp tang thương Ngày ấy cùng say trong quán rượu Sầu tư đã cạn rượu hồ vơi, Hai chàng trai trẻ ca rồi hát, Bắt chước người xưa đề vách chơi: "Nhớ Hạnh Hoa thôn quán rượu này. Nhớ ngày nhớ tháng hẹn rồi đây, Mười năm sau sẽ cùng chung lại Xem cuộc đờii qua mấy đổi thay." "Ngày ấy hẳn đầu chưa điểm bạc Biết bao dòng nước chảy qua cầu! Lối xưa tửu quán còn không nhỉ ? Bể rộng mong đừng hoá ruộng dâu!" Chưa tới mười năm quán Hạnh Hoa, Xuyên ngang tửu quán ánh dương tà, Một người xuống ngựa mười năm trước Một chém men tràn suối lệ sa. Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu. . Giới thiệu nhà thơ tiến chiến J. Leiba J. Leiba (viết tắt chữ Jean Leiba) ,tuy có vẻ Tây nhưng do hai chữ “Lê, Bái” nằm trong tên. vài bài thơ cho báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Tri Tân. Ngày 18 tháng 12 năm 1941, J. Leiba từ trần giữa tuổi 29 (1941). J. Leiba có viết một số truyện ngắn, nhưng không thành công bằng thơ. Thơ ông,. Có thể để ngang những câu tuyệt hay trong thơ cổ [2]. Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến cũng có đoạn nhận xét như sau: Xuyên qua tiếng thơ của J. Leiba, ta nhận thấy cuộc đời thi nhân biến

Ngày đăng: 28/02/2015, 20:45

Xem thêm: giới thiệu nhà thơ tiến chiến j. leiba

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w