1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các tác giả văn học tiêu biểu (12)

8 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 81,93 KB

Nội dung

các tác giả văn học tiêu biểu (12) tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩ...

Trang 1

1 B.PHẦN TÁC GIẢ VIỆT NAM

I/ Tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh

1.Quan điểm sáng tác:

- Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy

- Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn học.Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ Người yêu cầu người cầm bút cần xác định "Viết cho ai"." Viết cái gì", " Viết để làm gì" và "Viết như thế nào" Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ Các khía cạnh liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút

- Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện tránh lối viết cầu kì xa lạ, nặng nề Hình thức tác phẩm phải hấp dẫn, trong sáng, ngôn ngữ chọn lọc Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến

sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Theo Người, tác phẩm văn học phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và dược nhân dân yêu thích

2 Sự nghiệp văn chương:

- Văn chính luận:

+ Viết nhằm phục vụ trực tiếpcông cuộc đấu tranh cách mạng, tiến công trực diện kẻ thù, hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạngcủa dân tộc qua những chặng đường lịch sử

+ Tác phẩm tiêu biểu: Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Di chúc…

- Truyện và ký:

+ Truyện ngắn của Người hết sức cô đọng, cốt truyện sâu sắc, kết cấu độc đáo Mỗi tác phẩm đều có kết cấu riêng hấp dẫn, ý tưởng thâm thuý kín đáo, giàu chất trí tuệ

+ Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhật ký chìm tàu…

- Thơ ca:

+ Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong các giá trị văn chươngcủa Hồ Chí Minh Người để lại trên 250 bài thơ

+ Các tác phẩm trước và sau cách mạng tháng Tám,trong kháng chiến chống Pháp và sau này là sự thể hiện tình cảm cách mạng phong phú, ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan và góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của người.Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ "Nhật kí trong tù" gồm 133 bài, thơ Hồ Chí Minh( 1967) gồm 86 bài, thơ chữ Hán

Hồ Chí Minh(1990) gồm 36 bài

3 Phong cách nghệ thuật:

Trang 2

- Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chiến đấu, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện

- Truyện và ký: Mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng Ngòi bút của Người trong truyện ngắn chủ động, sáng tạo,có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và tinh tế Đặc sắc nhất của truyện ngắn là chất trí tuệ và tính hiện đại

- Thơ ca: Rất đa dạng phong phú, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông, uyên thâm, hàm súc Vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng

II/ Tác gia Tố Hữu:

1/ Sự nghiệp sáng tác( con đường thơ): Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ

- "Từ ấy"(1937-1946): là chặng đường mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng Chất men say lí tưởng khiến cho những bài thơ Tố Hữu ở buổi đầu dù còn những non nớt khó tránh, nhưng có giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và chất lãng mạn trong trẻo Tác phẩm tiêu biểu: "Từ ấy", "Tâm tư trong tù","Khi con tu hú"…

- " Việt Bắc"( 1947-1954): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Bắc là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến thắng lợi Tập thơ kết tinh tình cảm lớn con người Việt Nam kháng chiến, tình yêu nước Cảm hứng chủ yếu trữ tình- sử thi.Tác phẩm tiêu biểu: Phá đường, Bầm ơi, Lượm, Việt Bắc…

- " Gió lộng" (1955-1961): Khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: Niềm vui

và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc Cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với khuynh hướng sử thi là cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này.Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61, mẹ Tơm…

- " Ra trận" (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho đến ngày thắng lợi Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi,cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong công cuộc chiến đấu của cả hai miền Tác phẩm tiêu biểu: Bác ơi, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Việt Nam máu và hoa…

- " Một tiếng đờn"(1992), " Ta với ta"(1999): Nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc sống, lẽ đời, hướng tới những qui luật phổ quát- giọng thơ trầm lắng, thấm đượm suy tư

2/ Phong cách nghệ thuật:

- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị mọi sự kiện và các vấn đề lớn củađời sống cách

Trang 3

mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thật sự Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng

- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạng Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu là ở thời kỳ sau Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hoá Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng về lí tưởng, tương lai với niềm lạc quan, yêu đời

- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức sử dụng thành công hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát-với lối nói quen thuộc, so sánh, ví von, truyền

thống, giàu nhạc điệu

- Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến Nhà thơ dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giải bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch

III/ Tác gia Nguyễn Tuân: ĐH

1/ Con người Nguyễn Tuân:

- Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ Những kiệt tác văn chương, những cảnh đẹp của quê hương đất nước…

- Nguyễn Tuân ý thức cá nhân phát triển cao Ông viết văn là để khẳng định cá tính độc đáo của mình Ông ham du lịch, tự gắn cho mình một chứng bệnh"chủ nghĩa xê dịch"

- Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa Ông am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu…ông còn là một diễn viên kịch nói có tài và diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta

- Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình.Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí khổ hạnh

2/ Quá trình sáng tác:

- Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa xê dịch( Một chuyến đi, thiếu quê hương), vang bóng một thời ( vang bóng một thời, chữ người tử tù), đời sống truỵ lạc ( chiếc lư đồng mắt cua)

+ Chủ nghĩa xê dịch: Nguyễn Tuân tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc Nhưng viết về " chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa

Trang 4

+ "Vang bóng một thời": là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm còn vọng lại Ông không viết về trật tự xã hội, về tư tưởng đạo đức cũ, mà mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xủ giữa người với người đầy nghi lễ nhịp nhàng…Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp nhà nho bất đắc chí

+ "Đời sống truỵ lạc": Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giớ tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh nghệ thuật

Giá trị của các sáng tác thời kỳ này là những trang viết đầy tài hoa và thấm nhuần lòng yêu nước

- Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Nguyễn Tuân hướng vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trông chiến đấu và sản xuất Hình tượng chính của tác phẩm Nguyễn Tuân sau cách mạng là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang Nhưng dưới ngòi bút của ông, những nhân vật ấy không phải chỉ là những công dân dũng cảm mà còn là những nghệ sĩ tài hoa Tác phẩm tiêu biểu: tuỳ bút " Sông Đà", Hà Nội ta đánh

Mỹ giỏi… Giá trị của các tác phẩm này là những trang viết đầy tự hào, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu, lao động

3/ Phong cách nghệ thuật:

- Trước Cách mạng: Văn Nguyễn Tuân thể hiện cách nói độc đáo, ý nghĩ độc đáo Nó gắn với thái độ ngông nghênh phiêu bạt, thích nói những điều ngược đời,gai góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ

- Sau cách mạng: nét phong cách này vẫn được duy trì nhưng ở chừng mực tìm cho mình một cách tiếp cận hiện thực riêng, phát hiện những chân lí chưa ai phát hiện, đưa

ra cách dùng từ đặt câu không ai lẫn

- Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện chất tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mĩ của nó

Trước cách mạng ông hay viết về những con người nghệ sĩ Sau cách mạng, đối tượng ông hướng tới là bộ đội, dân quân, người lao động

- Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện cảm hứng đăch biệt trước những cảnh tượng mãnh liệt đối với nghệ sĩ Đó là những cảm giác mạnh, không chung chung bằng phẳng nhàn nhạt… không đẹp tuyệt vời cũng phải dữ dội, khủng khiếp

- Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ văn học Việt Nam Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng

- Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng, ông vẫn tiếp cận thiên nhiên, con người về phương diện nghệ thuật Ông không đối lập

Trang 5

xưa và nay Tìm thấy chất tài hoa tài tử ở con người lao động, anh bộ đội- còn giọng khinh bạc nếu còn thì chủ yếu là ném vào kẻ thù Thể loại sau cách mạng Nguyễn Tuân tìm đến là tuỳ bút

IV/ Tác gia Nam Cao: ĐH

1 Quan điểm nghệ thuật:

a Trước cách mạng tháng Tám 1945:

- Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu của phong trào lãng mạng đương thời, đã sáng tác những bài thơ, truyện tình lâm li dễ dãi Nhưng ông đã dần nhận rằng thứ văn chương

đó rất xa lạ với đời sống lầm thancủa đông đảo quần chúng nghèo khổ.Ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật "vị nhân sinh".Theo Nam Cao, người cầm bút không được trốn tránh sự thực, mà hãy cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất

cả những vang động của đời “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau thương kia phát ra từ những kiếp lầm than”

- Ông cho rằng một tác phẩm thật có giá trị thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc Đồng thời nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút Ông viết:" Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chi dung nạp những người biết đào sâu , biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có." ( Đời Thừa)

b.Sau cách mạng tháng Tám 1945: Nam Cao say mê tận tuỵ trong mọi công tác phục vụ kháng chiến Bước vào kháng chiến Nam Cao tự nhủ :"sống đã rồi hãy viết" Tuy vẫn

ấp ủ hoài bảo sáng tác nhưng nhà văn chân thành nghĩ rằng:"Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn"( Nhật

Ký ở Rừng)

2 Sự nghiệp văn chương:

a Trước cách mạng:

Nam Cao có sáng tác đăng báo năm 1936, nhưng sự nghiệp văn học của ông chỉ thật sự bắt đầu từ truyện ngắn "Chí Phèo" năm 1941 Sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính:

- Đề tài người trí thức tiểu tư sản: Nam Cao miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư…Nhà văn đặc biệt đi sâu vào bi kịch tâm hồn của họ Đó là tấm bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức có ý thức sâu sắc giá trị sự sống và nhân phẩm, có một hoài bão lớn về sự nghiệp, những lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm

"chết mòn" phải sống cuộc sống đời thừa.(Các tác phẩm tiêu biểu: Đời thừa, Trăng sáng, Mua nhà)

- Đề tài người nông dân: Nam cao quan tâm đến những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp Họ càng hiền lành, nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng Tuy giọng văn lắm khi lạnh lùng nhưng kì thực Nam Cao đã dứt khoát bênh vực quyền sống

Trang 6

và nhân phẩm những con người bất hạnh Viết về người nông dân bị lưu manh hoá, nhà văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và linh hồn người nông dân lao động, đồng thời, ông vẫn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện và đẹp đẽ của họ ngay cả khi bị vùi dập.( Các tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no…)

b Sau cách mạng:

Nam Cao lao mình vào mọi công tác cách mạng và kháng chiến Ông tự làm người cán

bộ tuyên truyền vô danh của cách mạng và có ý thức tự rèn luyện cải tạo mình trong thực tế kháng chiến.( Các tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng, Chuyện biên giới)

V/ Tác gia Xuân Diệu:ĐH

1.Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu:

Xuân Diệu sáng tác thơ, văn xuôi, phê bình, tiểu luận Hoạt động văn nghệ của ông phong phú đa dạng

a/ Thơ ca:

* Trước cách mạng: Xuân Diệu sáng tác thơ là chính Thơ ông giai đoạn này dừng như

có hai tâm trạng trái ngược: Nhà thơ rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống; nhưng đồng thời lại rất chán nản hoài nghi, cô đơn Hai tâm trạng này có mối quan hệ nhân quả

- Xuân Diệu rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu đầy sức lôi cuốn Người đọc không thờ ơ được với khí trời, với trăng, với hoa Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương sắc, là bản nhạc đủ mọi thanh âm: Từ tình yêu ngây thơ, e ấp đến đằm thắm, dịu ngọt, từ nồng nàn say đắm đến si mê điên dại( Huyền diệu) Có thể nói, cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật là phong phú, tuyệt diệu, thế giới, vũ trụ trong thơ Xuân Diệu rất tràn đầy đáng sống

- Thơ Xuân Diệu cũng nói lên nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn Xuân Diệu là nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạng Người nghệ sĩ thường đòi hỏi cái hoàn mĩ, tự nuôi mình bằng ảo vọng nhưng bước vào thực tế nhà thơ cảm thấy bơ vơ và bất lực.(Khi chiều giăng lưới, Nguyệt cầm) Nỗi ám ảnh về thời gian đi nhanh tuổi trẻ qua mau khiến Xuân Diệu tự đề ra cho mình một quan niệm: sống gấp gáp, tham lam, yêu hốt hoảng, liều lĩnh (Vội vàng, Giục giã)

- Nghệ thuật thơ Xuân Diệu: đặc sắc là cảm hứng, thi tứ, bút pháp Tình yêu trong thơ Xuân Diệu không bị diễn tả một cách bóng gió, ước lệ, tượng trưng mà cụ thể đầy đủ với ý nghĩa tình yêu bao gồm cả tâm hồn và thể xác Xuân Diệu thưởng thức thiên

nhiên bằng cả xúc giác và vị giác,đặc biệt thiên nhiên được nhân hoá làm cho thiên nhiên cói nhũng tâm tư hành động rất người

* Sau cách mạng: thơ Xuân Diệu đã bắt đầu đổi mới Là người yêu đời, Xuân Diệu đón nhận cuộc sống mới với tất cả niềm chân thành và sự vui sướng Tấm lòng nhà thơ mở

ra với những người nông dân nghèo khổ mà hiền hậu(Mẹ con, Ngôi sao) Tập thơ

"Riêng chung" năm1960 là một nổ lực của Xuân Diệu để hoà cái riêngvào cái chung

Trang 7

của dất nước Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới đòi hỏi cách thể hiện mới Ngòi bút Xuân Diệu không đi theo lối cũ đường quen mà cân mẫn mài luyện ngòi bút mới Bút pháp của ông giai đoạn này phong phú về giọng, vẻ Ngoài ra giọng thơ của ông cúng đa dạng: chính luận kết hợp với trữ tình trào phúng

b/ Văn xuôi: Tác giả cũng có những thành công đáng kể trong các tác phẩm truyện ngắn.Văn xuôi của ông ngọt ngào giàu âm thanh, màu sắc( Phấn thông vàng)

c/ Về các tác phẩm nghiên cứu phê bình, tiểu luận Diệu có những khám phá độc đáo sâu sắc, có những nhận xét chính xác tinh tế về các nhà thơ như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…

=>Xuân Diệu dù ở sáng tác thơ hay văn xuôi điều có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại

B.PHẦN TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI I/Cuộc đời và Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn:

1 Cuộc đời : (1881-1936)

- Tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài Bút danh ghép từ họ mẹ(bà Lỗ Thuỵ) và chữ "Tấn hành" Kỉ niệm thời thơ ấu

- Năm 13 tuổi bố lâm bệnh không thuốc ốm mà chết Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy

- Trước khi học thuốc ông đã hoc hai nghề Đó là nghề hàng hải, mong đi đây đi đó để

mở rộng tầm nhìn Kế đó là học nghề khai khoáng, với nguyện vọng làm giàu cho tổ quốc

- Nhờ học giỏi, ông được sang Nhật học nghề y Đang học y ở Tiên Đài, một lần xem phim, ông thấy người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém người Trung Quốc Ông nghĩ chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thầncho quốc dân Thế là ông chuyển sang làm văn nghệ

- Làm văn nghệ ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người phương thức chạy chữa

2 Sự nghiệp sáng tác: Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng của Trung Quốc.

- các sáng tác chính: Tập "Gào thét", "Bàng Hoàng"," Chuyện cũ viết theo lối mới"… Trong đó có các tác phẩm tiêu biểu như AQ chính truyện, Nhật ký người điên, Cố

hương, Thuốc…

II/ Cuộc đời và sự nghiệp của Hêminguê:

1 Cuộc đời: (1899-1961)

- Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, ngoại vi Chicagô

Trang 8

- Học xong trung học làm phóng viên Ông từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, trở về với những vết thương tinh thần khiến Không thể nào hoà nhập vào cuộc sống, Hêminguê cùng với số trí thức nghệ sĩ trẻ tự xưng là thế hệ vứt đi Ông viết tiểu thuyết lên án chiến tranh đế quốc Năm 1937 tình nguyện sang Tây Ban Nha chién đấu chống tên độc tài Phăng cô Từ năm 1939-> 1945 là phóng viên chiến tường rồi gia nhập du kích chống phát xít ở ngoại ô Pari Năm 1954 nhận giải Nôben văn học

2 Sự nghiệp sáng tác:

- Hêminguê là bậc thầy về truyện ngắn của văn học Mỹ hiện đại và văn học thế giới thế

kỉ XX

- Hêminguê khởi xướng nguyên lý tảng băng trôi, một lí thuyết về tiểu thuyết Cũng như tảng băng trôi, phần trông thấy chỉ một phần còn bảy phần chìm dưới nước, tác phẩm hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa kín đáo Nhân vật thường tự thể hiện qua hành động ngôn ngữ riêng theo những qui luật khách quan Tác giả không trực tiếp bộc lộ thái độ chủ quan mà chỉ gợi những suy nghĩ liên tưởng để người đọc tự kết luận biện pháp chủ yếu là đối thoại và độc thoại nội tâm, là lối viết theo dòng kí ức, kết hợp nghệ thuật dùng ẩn dụ, biểu tượng

- Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả

III/ Cuộc đời và sự nghiệp của Sôlôkhôp:

1 Cuộc đời: (1905-1984)

- Là nhà văn Nga lỗi lạc

- Sinh trong một gia đình nông dân, vùng thảo nguyên sông Đông

- Thủơ nhỏ học trường làng, có tới Mat-xcơ-va vài năm rồi về quê Nội chiến bùng nổ, nghỉ học tham gia cách mạng, tự học say mê viết văn Năm 1939 trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Năm 1965 nhận giải Nôben văn học với bộ tiểu

thuyết"Sông Đông êm đềm" Cuộc đời Sôlôkhôp gắn bó với vùng sông Đông Ông tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh giải phóng

2 Sự nghiệp sáng tác:

- Ông để lại cho nhân loại một khối lượng văn học đồ sộ Ông có những trang viết hay

về chiến tranh và người lính, đặc biệt là về vùng sông Đông

- Các tác phảm chính: Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận con người Trong đó Sông Đông êm đềm là tác phẩm tiêu biểu nhất

Ngày đăng: 28/02/2015, 19:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w