1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

bí quyết kinh doanh (tập 1)

125 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 166,33 KB

Nội dung

Chương bảy: Làm thế nào để kinh doanh hợp pháp I. Không thể thiếu ý thức pháp luật Kỹ thuật thị trường tuy có quy luật riêng của nó, nhưng vẫn phải có sự giúp đỡ của luật pháp. Trong một nhà nước pháp quyền, nếu hoạt động kinh doanh mà thiếu ý thức pháp luật thì dễ hỏng việc. Lấy việc kí kết hợp đồng kỹ thuật làm ví dụ, nếu người kinh doanh thiếu ý thức pháp luật chắc chắn sẽ tạo ra lỗ hổng trong hợp đồng, đối phương có thể lợi dụng nó gây tổn thất cho mình. Có rất nhiều ví dụ thực tế về việc này, dưới đây xin nêu một ví dụ điển hình: Những năm 80, một doanh nghiệp nước ta định làm ăn với một doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực hàng may mặc. Do là lần đầu tiên nhưng để có thể có các cuộc làm ăn tiếp theo nữa, nên người phụ trách doanh nghiệp trong nước quyết tâm muốn để lại ấn tượng tốt đẹp về mặt chất lượng sản phẩm cho đối tác. Do vậy, họ đã phát động toàn thể doanh nghiệp cùng đồng tâm hiệp lực lại, đã tạo ra được loại sản phẩm chất lượng rất ưu việt và còn giao hàng trước thời hạn ghi trong hợp đồng tới một tháng, hàng tới tay đối tác rất sớm. Nhưng lạ thay, phía đối tác lại đưa ra yêu cầu là trả hàng lại với lý do là chất lượng sản phẩm không đúng như hợp đồng đã ký. Người có trách nhiệm trong doanh nghiệp không hiểu gì cả, vì hàng của họ chẳng những không thấp hơn mà còn cao hơn nhiều so với chất lượng mà hợp đồng đã ký. Nhưng pháp quy mậu dịch quốc tế lại không hề thương tiếc gì, vẫn tấn công vào lòng tốt của doanh nghiệp, vì căn cứ vào điều ước của Liên hợp quốc về hợp đồng tiêu thụ hàng hóa quốc tế quy định - hàng mà bên bán giao cho bên mua dứt khoát phải phù hợp với quy cách quy định của hợp đồng, không được thấp hơn hoặc cao hơn. Đó chính là pháp luật, là sự công bằng chính đáng. Theo những điều khoản có liên quan thì rõ ràng là phía ta đã vi phạm hợp đồng, nếu mang ra tòa thì chúng ta hoàn toàn ở thế yếu. Theo đạo lý chung, hàng mà bên bán có chất lượng cao hơn hợp đồng đã quy định thì bên mua có lợi và đáng ra phải vui mừng mới đúng. Nhưng vì sao họ lại kiên quyết trả hàng lại? Hóa ra là vì phía bên mua đã phát hiện hàng mà họ đặt mua đã không còn ưa chuộng nữa, tiêu thụ rất khó, dù cho giảm giá cũng khó tiêu thụ được. Do đó, ông chủ ranh ma này đã lợi dụng những điều ước Quốc tế quy định để chuyển thất bại cho đối tác. Ví dụ này khiến người ta rất tức cười nhưng rất đáng suy nghĩ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, không được phạm sai lầm, kể cả làm cao hơn so với hợp đồng cũng có thể mang lại hậu quả xấu. Mấu chốt là phải thực hiện đúng theo hợp đồng, phải thật chặt chẽ. Ví dụ này còn làm chúng ta phải suy nghĩ về khía cạnh ý thức luật pháp nữa. Trong xã hội ngày nay, các ngành nghề khác nhau đều có những ràng buộc của các quy phạm pháp luật tương ứng và các quy phạm này đang trên đà hoàn thiện. Ngay cả trò chơi cũng phải có quy tắc của nó, huống hồ là hoạt động kỹ thuật có quan hệ tới sinh tồn và phát triển của cả xã hội, cho nên chớ coi đó là một trò cười. Dù kinh doanh mặt hàng gì, đều phải trong phạm vi mà pháp luật cho phép, không thể vượt quá phạm vi đó. Nếu không sẽ không thể hoạt động được. Cần tuân thủ pháp luật, pháp luật là cơ sở. Nói chung, người kinh doanh cần học những quy phạm pháp luật sau: (1) Cơ quan hữu quan hoạch định chính sách và quy phạm pháp luật về thương mại. Người kinh doanh cần căn cứ vào tình hình thực tế để tiến hành kinh doanh hợp pháp và chỉ có vậy mới hoạt động được. (2) Tri thức về pháp lệnh thuế. Cần tìm hiểu các hạng mục thuế và thuế suất trong hoạt động kinh doanh để tăng cường ý thức nộp thuế. Phải mở sổ sách chi thu thật rõ ràng, các hạng mục phải được kết toán chính xác, đầy đủ, kịp thời nộp thuế theo đúng biểu thuế, không vì lợi ích cá nhân mà bớt thuế của nhà nước. (3) Những hoạt động kinh doanh của mình có liên quan tới quy định quản lý ngành nghề. Quy định quản lý ngành nghề do Nhà nước đặt ra nhằm duy trì trật tự trong hoạt động quản lý kinh doanh, những quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp luật. Tất cả các cá nhân và đơn vị hoạt động kinh doanh đều nhất thiết phải tuân thủ các quy định về ngành nghề của Nhà nước. Ví dụ: người kinh doanh rượu và thuốc lá cần tuân thủ những quy định về chuyên doanh mặt hàng này; ngành ăn uống cần tuân theo những quy định và điều kiện mở dịch vụ này và quy định của cơ quan y tế phòng dịch. Kinh doanh thương mại phải tuyệt đối cấm kinh doanh hàng giả, hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách tiêu chuẩn v. v Người kinh doanh cần tuân thủ pháp luật mới phát triển thuận lợi được. Nếu chỉ vì lợi nhuận nhất thời mà vi phạm pháp luật, không chịu sự chế tài của luật pháp thì phải chịu mọi hậu quả do hành vi của mình gây ra và chắc chắn sẽ chịu tổn thất lớn. Là một người làm ăn kinh tế hoặc là một pháp nhân - chẳng những phải tích cực tìm hiểu luật pháp và các văn bản pháp quy mà trong hoạt động kinh doanh phải tuân thủ đúng nhưng đồng thời còn phải biết vận dụng nó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, không để những kẻ gian thương thừa cơ đục nước béo cò. II. Làm hàng giả, bán hàng giả là tự đánh vào chính mình Trong thương trường hiện nay, người kinh doanh đang phải đối mặt với thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, trong quá trình tìm kiếm cơ hội, kiếm tiền nhiều để trở thành giàu có đều cần phải có đường đi chính quy, đó chính là con đường kinh doanh hợp pháp, hợp lý tuân theo quy định của pháp luật. Các nhà kinh doanh đừng bao giờ làm những việc trái với luật pháp. đừng vì lợi riêng mà sản xuất và tiêu thụ hàng giả, làm hại người tiêu dùng, hại khách hàng. Làm vậy tuy nhất thời có thể kiếm lời lớn nhưng cuối cùng nhất định sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Có lẽ có nhiều nhà kinh doanh cho rằng: những năm tháng này, kinh doanh đúng luật sẽ bị thiệt thòi, còn làm ăn kiểu sai luật lại nhanh chóng trở thành giàu có. Những người có tư tưởng này thật quá sai lầm! Thử nghĩ xem, nếu dựa vào sản xuất hàng giả liệu có chỗ đứng trong thị trường không? Bạn có thể vì những món lợi lộc nhất thời nhưng không thể đứng vững lâu dài trong thị trường được. Trong tiệm bán hàng cũng như vậy, khi khách hàng vào tiệm, chỉ cần họ dạo hết một lượt, họ sẽ cảnh giác ngay và không bao giờ vào nữa. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng, một ngày lừa được một người liệu cả cuộc đời sẽ lừa được bao nhiêu phần trăm dân số Trung Quốc đây? Rõ ràng là chẳng đáng là bao nhưng hậu quả thật là tai hại. Người Do Thái vốn thông minh đã nói một câu mang tính đạo lý về thương mại dựa theo một quy luật trong vũ trụ là: tỷ lệ giữa khí hidro và oxy trong không khí là 78/22; còn trong các cửa hiệu bán hàng, tỉ lệ giữa khách mua hàng quen và khách hàng mới cũng là 78/22. Rõ ràng khách quen chiếm số đông; cho nên, nếu bạn bán hàng giả cho họ, có nghĩa là đánh lừa họ thì họ chẳng khách khí gì mà không chào vĩnh biệt bạn ngay. Điều mà người kinh doanh cần chú ý là: nếu bạn sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, cuối cùng cũng sẽ bị luật pháp xử lý. Nhà kinh doanh hẳn đã luôn nghe thấy các tin tức được truyền tải qua đài, báo, truyền hình, quảng cáo về việc các nhân viên chấp pháp đã tiến hành tịch thu, phong toả, tiêu hủy các sản phẩm giả. Là người kinh doanh, nhất là những người mới lập nghiệp, nếu cũng sản xuất và tiêu thụ hàng giả thì một khi bị cơ quan chấp pháp lôi ra ánh sáng, những hoạt động phi pháp đó của doanh nghiệp sẽ phải chịu hậu quả vô cùng xấu, có thể còn bị ngồi tù và như vậy đồng nghĩa với việc tự thắt cổ mình mà thôi. Ví dụ: trong thời kỳ trước đây báo chí đã phanh phui một vụ do một công ty sản xuất chế phẩm từ sữa ở Hàng Châu gây ra - từ năm 1991 đến tháng 5 năm 1992, họ đã làm giả tới 33 loại sản phẩm, tổng cộng là 4142 tấn, doanh thu lên tới hơn 32,95 triệu đồng NDT, thu lời phi pháp 5, 16 triệu - Hành động đó khiến khách hàng rất căm phẫn! Hành động của họ bao gồm: - Sản xuất và tiêu thụ thuốc giả. Những sản phẩm thuốc giả gồm ba loại - đồ uống có nhân sâm, nước uống có nhân sâm của phương Tây và đồ uống có hai loại sâm này. Nhưng doanh nghiệp này chỉ dùng tổng cộng khoảng l,5kg nhân sâm của phương Tây, theo quy cách đã được quy định thì với lượng nhân sâm này chỉ được phép sản xuất 15 tấn sản phẩm (theo tỉ lệ một phần vạn), nhưng thực tế họ đã sản xuất ra tới 924 tấn, như vậy còn 909 tấn không hề có hàm lượng sâm. Sản xuất ra thực phẩm có thuốc giả trong đó bao gồm các loại nước uống có nhân sâm, chè sâm, sữa ong chúa v. v nhưng qua kiểm nghiệm thì hầu như tất cả các loại sản phẩm đều không có thành phần sâm. - Sản xuất thực phẩm giàu dinh dưỡng giả, gồm 16 loại tổng trọng lượng là 1308 tấn. Nhưng cuối cùng, họ đã bị luật pháp trừng trị rất nghiêm khắc, toàn bộ sản phẩm đều bị tịch thu, tước giấy phép, bị truy cứu tư cách pháp nhân, người đứng đầu doanh nghiệp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy đủ thấy rằng: lưới trời lồng lộng, kẻ giả dối không thể nào thoát được; làm hàng giả không phải là kế sách phát tài lâu dài, không thể là con đường để đi tới giàu có được, cuối cùng nhất định sẽ bị pháp luật trừng trị. Đó cũng là lời cảnh báo tới tất cả những ai có ý đồ xấu trong kinh doanh. Hiện nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, điều này là lời cảnh báo tới mọi người khi tham gia kinh doanh, đừng coi lợi nhuận là mục đích duy nhất của kinh doanh và cuộc đời mình. Sở dĩ những kẻ thích làm hàng giả chính là do sản xuất và tiêu thụ hàng giả sẽ được lời lớn, hấp dẫn họ. Sản phẩm của người khác đã nổi tiếng, có tên tuổi nên họ đã làm giả sản phẩm đó để thu được nhiều lời lãi hơn. Hàng thật thường bán giá cao; hàng giả lấy mẫu mã, bao bì của hàng thật để làm lẫn lộn trắng đen, đánh lừa người tiêu dùng; đầu vào của hàng giả thấp, nhưng bán ra vẫn cao như hàng thật hoặc chỉ thấp hơn chút ít đã kéo hết khách về với họ, lợi nhuận thu được sẽ rất lớn nên họ vẫn nhắm mắt lao vào làm. Giả sử người kinh doanh đặt lợi nhuận lên trên hết thì họ rất dễ làm theo cách này. Quảng cáo là một phương thức chủ yếu để thúc đẩy việc tiêu thụ sản xuất, nói đúng ra là gốc rễ của quảng cáo. Làm quảng cáo là phải thực sự cầu thị, nói thực chứ không được giả đối, sáng tạo hình tượng mới mẻ là có thể thúc đẩy được việc tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp phương Tây luôn tâm niệm một câu danh ngôn rằng: "Cách quảng cáo tốt nhất là làm hài lòng khách hàng". Sở dĩ hàng hóa Nhật chiếm lĩnh được thị trường Mỹ, ngoài chất lượng tốt, giá rẻ ra, họ còn mở các đợt tiến công trên quy mô lớn. Chẳng hạn: trong năm 1969, công ty Ô tô Mỹ đã chi phí 12 triệu USD quảng cáo để tiêu thụ được 27 vạn chiếc xe hơi, trong khi đó hãng Nissan Nhật phải bỏ ra 18,5 triệu USD quảng cáo để tiêu thụ được 13 vạn chiếc xe. Xem ra chi phí của người Nhật tốn hơn nhiều so với người Mỹ, nhưng cái được chính là thị trường để từ đó dần phát triển lên. Quảng cáo của người Nhật rất chân thực, không phóng đại, quảng cáo đúng như chất lượng vốn có của sản phẩm, khâu dịch vụ cũng rất chu đáo, làm người tiêu dùng Mỹ rất yên tâm. Các nhà kinh doanh tuyệt đối không được chơi trò "quảng cáo giả" để lừa khách hàng nếu không, họ sẽ là người chịu hậu quả xấu. Cuối cùng, xin cảnh báo tất cả các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa rằng, phải kinh doanh đúng pháp luật, biết động não; cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến chủng loại thiết kế hoàn mỹ; nâng cao chất lượng phục vụ, cạnh tranh bình đẳng để phát triển, tuyệt đối không được coi hàng giả và bán hàng giả là con đường phát tài của mình được. III. Kiếm tiền phải kiếm ở nơi trong sáng Tục ngữ có câu: "Người nói thật đáng sợ". Một cửa hiệu, một doanh nghiệp, một công ty trong quá trình kinh doanh nếu như lừa một khách hàng, một người tiêu dùng thì sẽ ảnh hưởng tới hàng trăm khách hàng khác, họ sẽ không bao giờ tới đó nữa. Trên thương trường thường xuất hiện tình trạng, một khách hàng bị mất lòng tin thì hàng trăm người sẽ không tới nữa. Do vậy, là một nhà kinh doanh, nhất là những người mới bước vào nghề, nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc kinh doanh; thật thành tâm thành ý, chớ nên khôn vặt, lừa dối người tiêu dùng. Bước vào thị trường, người ta đều có chung một cảm giác - trước khi mua một thứ gì thường phải nghe ngóng xem cửa hàng nào bán loại sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá rẻ, phục vụ chu đáo rồi sau đó mới đi mua. Nếu nghe người khác nói cửa hàng nọ, cửa hàng kia có bán nhưng không tốt ở điểm này, điểm khác, chắc chắn họ sẽ không tới những nơi đó nữa. Đó mới chỉ là nói về mặt chất lượng và giá cả, nhưng thực tế còn nhiều vấn đề khác, nếu có vấn đề gì thì ảnh hưởng sẽ càng lớn hơn; nếu khách hàng có vấn đề gì không hài lòng thì một đồn mười, mười đồn trăm sẽ gây ảnh hưởng xấu rất rộng. Một số nhà kinh doanh cho rằng, khách hàng hiện nay phần lớn đều là nông dân mới ra thành phố, số người nhận biết thực chất của sản phẩm không nhiều, với các sản phẩm mới lại càng ít biết đến hơn, nói gì họ sẽ nghe nấy, nên thường coi họ như những người khờ khạo để đối xử. Thực ra, đó là hành động hết sức ngu xuẩn, bởi chính những người đó là hậu thuẫn của các công ty, doanh nghiệp; tất cả lợi nhuận đều từ họ mà ra cả, nếu không có họ thì các doanh nghiệp kiếm tiền từ ai đây? Trên thương trường thường xảy ra các việc như sau: có nhà doanh nghiệp biết rõ sản phẩm của mình có khiếm khuyết, nhưng lại nghĩ - nếu không bán được thì làm thế nào. Có một ông chủ của cửa hiệu thời trang biết rõ trên bộ váy ngắn có một vết ố nhưng vẫn quyết định mang ra bán. Một phụ nữ sau khi mua về phát hiện ra đã rất bực và mang đến cửa hiệu yêu cầu đổi lại, nhưng ông chủ vẫn tỉnh bơ mà nói rằng: "Lỗi tại cô không cẩn thận làm cho nó bị ố lại còn nói chúng tôi bán hàng xấu. Ông ta còn bổ xung thêm một câu nữa: "Đây là một bài học cho cô, lần sau nếu có mua cần phải xem kĩ, nếu không đừng có trách người khác?" Khách hàng đương nhiên là rất bực, thậm chí còn cảm thấy mình đã bị lừa. Thử hỏi, trong trường hợp đó, liệu người khách kia có đến tiệm của ông ta một lần nữa hay không? Nghiêm trọng hơn nữa là, cô này còn có thể nói lại cho những người thân, bạn bè, người quen đừng bao giờ tới đó nữa; rồi người này lại nói lại cho người kia, chắc chắn tiệm đó sẽ trở thành một con ngáo ộp, muốn cứu vãn lại thanh danh thì đã muộn rồi. Do vậy, muốn làm ăn phát đạt, "bia miệng" là rất quan trọng, đối xử chân thành với khách hàng phải là cái gốc. Cũng cùng một vấn đề như vậy, nhưng một số người kinh doanh lại làm khác, họ chỉ ra từng chỗ khiếm khuyết của sản phẩm, nhưng nói rõ nó không ảnh hưởng gì tới chất lượng cả và có thể giảm giá bán. Như vậy, sau khi khách xem xong, mua về và rất yên tâm, không hề có ý nghĩa quay lại gây chuyện với cửa hàng nữa. Rõ ràng làm như thế, cửa hàng sẽ giải quyết được hàng tồn đọng, vốn quay vòng nhanh hơn, không mất uy tín mà lại được lòng tin của khách, thật là tuyệt vời làm sao! Kiểu "treo đầu dê bán thịt chó" là kiểu bán hàng không có đạo đức đã quá lỗi thời của một số gian thương - trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, luật pháp không cho phép làm như vậy nữa. Dù có ai đó vẫn lén lút làm chuyện đó, sau khi khách hàng biết được, chắc chắn sẽ bị tẩy chay. Mấy năm gần đây, có đủ loại người kinh doanh với nhiều phương thức khác nhau đang đua nhau trổ tài trên thương trường, đã xuất hiện nhiều cửa hàng chuyên bán hàng cao cấp, cửa hàng chuyên doanh một mặt hàng, người phát tài cũng nhiều, nhưng người thất bại cũng không ít. Theo tin của một tờ báo buổi chiều, ở một khu phố phồn hoa thuộc một thành phố nọ mới khai trương một cửa hàng bán các loại hàng cao cấp. Hôm khai trương, cửa hàng trang hoàng lộng lẫy, hàng hóa trong quầy rực rỡ lung linh dưới ánh sáng của đủ loại đèn màu, toàn là hàng hóa cao cấp xếp đầy trong các giá, các quầy trông thật hấp dẫn; khách mua hàng toàn loại khách sang, giàu có, cửa hàng làm ăn rất phát đạt, chỉ trong ba ngày doanh thu đã lên tới 6 vạn đồng. Nhưng đáng tiếc là - lòng nhiệt tình của ông chủ chỉ như ngọn lửa rơm, cộng thêm tính lại thích cờ bạc, có tiền trong tay là tiêu kiểu ném tiền qua cửa sổ, công việc trong cửa hàng chẳng thèm để ý tới, phó mặc cho nhân viên; chẳng bao lâu, tiền càng ngày càng chảy ra ngoài hết và hậu quả là chỉ ba tháng sau, cửa hàng đã rơi vào cảnh lụi bại. Khách hàng cũ khi vào cửa hàng khó nhìn thấy có hàng tốt, chỉ toàn là loại hàng tầm tầm, cảm thấy mất hứng rồi bỏ đi không quay lại nữa; ngược lại, khách hàng mới lại cứ tưởng cửa hàng vẫn sang trọng như xưa, hàng hóa toàn loại cao cấp nên chẳng dám vào, chỉ đi qua chẳng dám ngó nữa. Buôn bán sa sút, cộng với đủ loại chi phí - tiền thuê nhà, tiền trả lương, thuế v.v , thêm nữa lại không có hàng tốt làm cho cửa hàng mất uy tín với khách và cái gì đến sẽ phải đến - 6 tháng sau, cửa hàng đã phải đóng cửa. Ngoài ra, trên thương trường còn có một số ông chủ tự cho mình là thông minh tuyệt đỉnh, thường dùng thủ đoạn ký tên mình lên hàng hoá, mà lại ký ngay ở chỗ ghi giá hàng làm cho những chữ số quan trọng nhất trở nên mờ ảo, không rõ ràng. Ví dụ: một mặt hàng có giá 19,9 đồng, chữ ký đè lên con số 1, làm khách tưởng chỉ có 9,9 đồng hoặc dùng cách lấy hàng hóa khác che lấp đi làm khách nhầm tưởng và quyết định mua, nhưng khi trả tiền lại phải trả đúng giá ghi trên hàng hoá. Cách này tuy nhất thời kiếm được lợi nhuận, nhưng lại làm khách mất lòng tin và sẽ không có lần thứ hai nữa. Rõ ràng đó là cách làm hết sức ngu xuẩn, chẳng có giá trị gì. Còn có người dùng cách xấu xa hơn, không niêm yết giá hàng, khách mua hàng tự do mặc cả với ông chủ và đương nhiên ông chủ bao giờ cũng phát giá cao hơn nhiều nhằm mục đục nước béo cò. Ví dụ một bộ quần áo giá 100 đồng, ông ta sẵn sàng phát giá là 200 đồng, dù có mặc cả ông ta cũng phải bán với giá trên 100 đồng. Ở các nước phát triển thường không có hiện tượng này, mọi loại hàng đều được niêm yết giá, không hề phải mặc cả. Nhưng hiện tượng này vẫn còn tồn tại nhiều ở Trung Quốc, điều đó chứng tỏ rằng, nhiều người kinh doanh còn thiếu một chữ "tâm", thiếu chữ đó sẽ gây hậu quả gì, chắc không nói nhưng ai cũng biết được. Bất kỳ nhà kinh doanh nào đều hiểu rõ rằng - mục tiêu của kinh doanh là kiếm tiền; nhưng phải kiếm tiền ở nơi sáng sủa, kiếm tiền một cách hợp lý, hợp pháp. Cần nhớ rằng kinh doanh không chính đáng là tự lấy dây thắt cổ mình, cuối cùng sẽ mất khách, sẽ thất bại. Buôn bán kiểu chụp giật, bất nghĩa sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt. IV. Suy cho cùng, người tiêu dùng có quyền lợi gì? Trong cuộc sống kinh tế hiện đại, cụm từ "quyền lợi của người tiêu dùng" càng ngày càng xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rất nhiều người tiêu dùng sau khi mua phải hàng kém chất lượng hoặc chế độ phục vụ kém đã dùng vũ khí pháp luật để bảo vệ lợi ích của mình. Nhiều doanh nghiệp đã được đưa ra ánh sáng, thậm chí có doanh nghiệp phải ra hầu tòa. Trước sự cảnh giác của khách hàng, vì sao các doanh nghiệp lại không thể tỉnh táo lại mà dùng ngay lợi ích của người tiêu dùng để bảo vệ mình, chuyển thế bị động thành chủ động. Trong chiến tranh, người ta thường nói, phòng thủ chỉ là tương đối, còn tiến công mới là tuyệt đối. Trong thời buổi cạnh tranh thị trường, không được đối lập với khách hàng, mà trước tiên phải làm cho khách hàng vui, muốn mua hàng của mình, để có được sự ủng hộ và hiểu mình từ phía khách hàng. Do đó, cần phải hiểu những nội dung cơ bản về quyền lợi của người tiêu dùng. "Quyền lợi của người tiêu dùng" là một thuật ngữ pháp luật được Tổng thống Mỹ John Kennedy đưa ra trước Quốc hội Mỹ năm 1962. Nội dung gồm bốn điều: có quyền được bảo đảm an toàn; có quyền được những thông tin chính xác về hàng hoá: có quyền tự do quyết định lựa chọn; có quyền đề ra ý kiến về tiêu thụ. Bốn quyền đó về sau được tổ chức người tiêu dùng ở nhiều nước xác nhận, có nước còn thêm một điều nữa là nếu người tiêu dùng bị thiệt hại phải được bồi thường hợp lý. Năm 1985, Liên hợp quốc thông qua "Nguyên tắc chuẩn mực để bảo vệ người tiêu dùng", trong đó quy định rõ, phải đảm bảo cho người tiêu dùng thỏa mãn những nhu cầu hợp lý sau: (1) Bảo vệ sức khỏe và an toàn không bị nguy hại cho người tiêu dùng (2) Thúc đẩy và bảo vệ lợi ích kinh tế của người tiêu dùng; (3) Làm cho người tiêu dùng nhận được đầy đủ thông tin, làm cho họ có quyền lựa chọn nắm chắc tình hình theo yêu cầu và nguyện vọng của mình; (4) Người tiêu dùng được giáo dục; (5) Đề ra các biện pháp bồi thường người tiêu dùng có hiệu quả; (6) Quyền lợi của tổ chức người tiêu dùng và đoàn thể liên quan; Ngày 31 tháng 10 năm 1993, Hội nghị lần thứ tư của ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân khóa 8 Trung Quốc đã thông qua "Pháp lệnh bảo vệ lợi ích người tiêu dùng", trong đó quy định rõ quyền lợi của người tiêu dùng và nghĩa vụ của nhà kinh doanh. Quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm: (1) Người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng và tiếp nhận sự phục vụ có quyền được đảm bảo an toàn về tài sản, bản thân không chịu tổn hại. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu người kinh doanh phải đưa ra hàng hóa và chế độ phục vụ theo yêu cầu đối với quyền này của khách; (2) Người tiêu dùng có quyền được biết rõ tình hình thực tế những hàng hóa mà họ mua và sử dụng cũng như chế độ phục vụ kèm theo. Người tiêu dùng có quyền căn cứ vào những tình hình khác nhau để yêu cầu người bán hàng cung cấp cho họ các thông tin có liên quan về các mặt như giá cả, nơi sản xuất, người sản xuất, cách dùng, tính năng, quy cách, đẳng cấp, thành phần chủ yếu, ngày tháng sản xuất, hạn dùng, chứng nhận hợp quy cách, sách hướng dẫn sử dụng v. v (3) Người tiêu dùng có quyền tự do lựa chọn hàng hóa và chế độ phục vụ, có quyền tự lựa chọn người bán hàng, mặt hàng và chế độ phục vụ sau bán hàng, tự quyết định mua hoặc không mua bất kỳ hàng hóa nào, tiếp nhận hoặc không tiếp nhận một chế độ phục vụ nào đó; (4) Người tiêu dùng được hưởng quyền giao dịch công bằng. Khi người tiêu dùng mua hàng hoặc tiếp nhận chế độ phục vụ nào đó có quyền được đảm bảo về chất lượng, giá cả hợp lý, cân đong do đếm chính xác, có quyền từ chối các hành vi giao dịch ép buộc của người kinh doanh; (5) Nếu người tiêu dùng vì mua hàng hoặc tiếp nhận chế độ phục vụ mà bị tổn hại tới tài sản và thân thể thì có quyền được bồi thường theo pháp luật. (6) Người tiêu dùng được hưởng quyền thành lập các đoàn thể xã hội để duy trì lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật; (7) Người tiêu dùng có quyền được hưởng các tri thức có liên quan đến tiêu dùng và người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần cố gắng nắm chắc các kiến thức về sản phẩm, chế độ phục vụ và kỹ năng sử dụng để sử dụng đúng, nâng cao ý thức tự bảo vệ mình; (8) Người tiêu dùng khi mua hàng, sử dụng hàng và chế độ phục vụ có quyền được tôn trọng nhân cách, phong tục, tập quán dân tộc; (9) Người tiêu dùng có quyền giám sát các công việc để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có quyền kiểm tra, tố cáo những hành vi xâm hại tới quyền lợi của người tiêu dùng và những hành vi phạm pháp của các cá nhân hoặc cơ quan đối với người tiêu dùng, có quyền đưa ra ý kiến, kiến nghị để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Về nghĩa vụ của người kinh doanh, pháp lệnh cũng quy định rõ: (1) Người kinh doanh cung cấp hàng và chế độ phục vụ cho khách cần phải đưa vào nghĩa vụ được quy định trong các văn bản pháp quy, các luật liên quan và "Pháp lệnh về chất lượng sản phẩm của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Người kinh doanh và người tiêu dùng phải có thỏa ước với nhau và căn cứ vào đó để thi hành nghĩa vụ của mỗi bên, nhưng phải không trái pháp luật. (2) Người kinh doanh phải lắng nghe những ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm và thái độ phục vụ, đồng thời chịu sự giám sát của họ; (3) Người kinh doanh cần phải đảm bảo cho hàng và chế độ phục vụ của mình phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn tài sản và bản thân khách hàng; nếu có gì đó không được đảm bảo thì phải nói rõ cho khách hàng biết để họ hiểu rõ, đồng thời nói rõ cho họ cách sử dụng và cách phòng trừ những nguy hại có thể xảy ra. Nếu người kinh doanh phát hiện ra những khiếm khuyết của sản phẩm hoặc chế độ phục vụ cho mình đưa ra, dù cho họ có sử dụng chính xác theo chỉ dẫn nhưng vẫn có nguy hại tới bản thân tài sản của họ thì cần lập tức báo cáo lại cơ quan có trách nhiệm đồng thời thông báo cho người tiêu dùng biết và cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời. (4) Người kinh doanh cần cung cấp những thông tin chân thực về sản phẩm và chế độ phục vụ cho khách hàng, không được tuyên truyền giả dối dẫn đến hiểu lầm, hiểu sai. Khi khách hàng đề nghị tư vấn cho họ cách dùng, chế độ phục vụ hoặc chất lượng sản phẩm, người kinh doanh phải trả lời thành thực, rõ ràng. Giá cả hàng hóa phải đề thật rõ ràng. (5) Người kinh doanh phải ghi rõ tên của mình; Người kinh doanh thuê quầy hoặc vị trí của người khác cần phải ghi rõ tên và thương hiệu của mình; (6) Người kinh doanh đưa hàng hóa ra bán và các chế độ phục vụ cần phải theo các quy định của Nhà nước hoặc những chứng chỉ về chất lượng sản phẩm của ngành hữu quan và các danh mục phục vụ cụ thể; khi khách hàng yêu cầu những cái đó, bên bán phải cung cấp đủ; (7) Người kinh doanh cần phải bảo đảm, khi khách hàng sử dụng bình thường thì chất lượng hàng và chế độ phục vụ phải đúng theo chất lượng, tính năng, tác dụng đã ghi trong giới thiệu. Người kinh doanh có thể thông qua quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hàng mẫu để nói rõ tình trạng chất lượng sản phẩm và cần phải đảm bảo điều đó là đúng sự thật; (8) Người kinh doanh cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần phải theo quy định của nhà nước hoặc thỏa thuận với bên mua, chịu trách nhiệm sửa chữa, thay đổi, hoàn trả và một số trách nhiệm khác; đương nhiên phải tuân thủ theo quy định của nhà nước hoặc các thỏa thuận khác, không được cố ý kéo dài hoặc từ chối một cách vô lý; (9) Người kinh doanh không thể dùng các phương thức như hợp đồng thông báo, tuyên bố, các cáo thị để quy định những điều vô lý, không công bằng đối với khách hàng; hoặc giả giảm nhẹ, miễn trách nhiệm dân sự cho mình, tất cả những cái đó đều không có hiệu lực; (10) Người kinh doanh không được làm nhục phỉ báng khách hàng, không được lục soát, kiểm tra thân thể và đồ vật của khách hàng, không được vi phạm quyền tự do thân thể. Câu nói “Khách hàng là thượng đế" chính là do những nhà kinh doanh và dịch vụ đưa ra, cũng chính là để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Cho nên, quyền lợi của người tiêu dùng chẳng những trở thành thần bảo hộ cho họ mà còn cần trở thành tấm bia của người kinh doanh. V. Chớ gây khó dễ với chính quyền Các ngành hữu quan của Chính phủ thường xuyên tiến hành quản lý giám sát và giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Tìm hiểu quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm của mình sẽ giúp cho việc giành được lợi ích lớn nhất và thực hiện nghĩa vụ tối thiểu của mình từ các cơ quan Chính phủ. Chính phủ các nước ngày càng coi trọng việc giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Sự giúp đỡ trước kia bao gồm cả tiền vốn, kỹ thuật và quản lý. Chính phủ là do khách mua hàng lớn nhất, luôn bảo đảm có những hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ. Đương nhiên, Chính phủ giành cho họ những sự lựa chọn nhất định để sản xuất ra những sản phẩm đặc biệt. Có lúc họ cũng tập trung đầu tư để có được những hợp đồng với Chính phủ và điều đó rất quan trọng với họ. Các ngành hữu quan của Chính phủ biết rõ những doanh nghiệp nhỏ cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn nên cần được sự giúp đỡ của Chính phủ. Muốn có được sự giúp đỡ đó, họ cần phải phản ánh và báo cáo lại cho Chính phủ biết tình hình của họ. Nhưng một số lại không muốn đưa ra yêu cầu của mình, điều đó rõ ràng là không có lợi cho họ vì Chính phủ luôn luôn có những cơ quan được lập chuyên để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn, họ là người sản xuất phi nông nghiệp, nhưng có những đóng góp không nhỏ cho kỹ thuật ở nông thôn. Các doanh nghiệp kinh doanh trước tiên phải được Chính phủ cho phép, Chính phủ được nói ở đây có thể thuộc cấp huyện, tỉnh hoặc nhà nước. Nhiều doanh nghiệp lại cho rằng việc làm những thủ tục để có được cấp giấy phép có vẻ như chẳng giúp gì được cho họ. Nhưng chế độ giấy phép quy định doanh nghiệp phải kinh doanh chính đáng, không được phép vi phạm pháp luật và nó đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để thích ứng được những thay đổi của pháp quy, cần phải thường xuyên tiếp xúc với cơ quan Chính phủ để nhờ giúp đỡ tư vấn. Bạn cần phải làm một bản báo cáo tình hình nộp thuế, bởi vì trong một năm, thời gian nộp thuế rất khác nhau. Báo cáo này có thể giúp bạn nhận ra vấn đề quay vòng vốn của mình như thế nào. Dưới đây là những kiến nghị giúp bạn sắp xếp việc ghi chép nộp thuế: (1) Ghi chép tất cả các vụ giao dịch tài chính, điều đó giúp bạn biết rõ cần phải nộp thuế là bao nhiêu. (2) Dùng phiếu chi để nộp thuế. (3) Căn cứ vào dữ liệu trên để viết báo cáo công tác. (4) Nộp thuế đúng kỳ, tránh bị phạt. (5) Lưu giữ những tư liệu. Xử lý chuyện nộp thuế giống như xử lý các hoạt động khác của doanh nghiệp. Cơ quan thuế Nhà nước sẽ cung cấp cho bạn tất cả những tư liệu và biểu mẫu có liên quan. Khi cần thiết phải mời chuyên gia về giải thích và tư vấn giúp để nộp thuế đúng mức. Một số luật chuyên môn hiện hành ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu lực pháp luật của nó ở mỗi nước mỗi khác. Nhưng nói chung, những pháp quy, điều lệ của Chính phủ sẽ càng tăng lên theo sự mở rộng của bộ phận doanh nghiệp. Bồi thường cho nhân viên cũng là một hình thức bảo hiểm khi nhân viên gặp sự cố trong làm việc hoặc bị bệnh tật ốm đau. Mục đích là để bảo vệ nhân viên, làm cho sản xuất của họ an toàn. Phí bồi thường được ghi chép lại dựa vào những sự cố đã xảy ra. Nếu có các biện pháp an toàn làm giảm tới mức thấp nhất các sự cố thì tiền bồi thường sẽ giảm đi. Do đó, đặt ra các biện pháp an toàn để bảo vệ sức khoẻ và lợi ích của người lao động là vô cùng quan trọng và có lợi. Quy định an toàn giúp đảm bảo an toàn cho công tác nhưng không làm ảnh hưởng sức khoẻ người lao động. Rất nhiều nước đã đặt ra chế độ tiền lương và thời gian lao động. Trong một số trường hợp đặc biệt, tiền lương được quy định ở mức thấp nhất, nhưng tiền trả khi làm thêm giờ lại rất cao. Người lao động không thể đều làm vượt thời gian quy định. Thực ra thì những luật đó có thể tránh cho người lao động bị bóc lột. Thừa nhận pháp quy về công đoàn và chế độ đàm phán. Khi có vấn đề có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, cần phải làm việc theo pháp quy về tổ chức công đoàn và tổ chức bảo vệ quyền của người lao động. Ông chủ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản thuế, và nhất thiết phải ghi chép đầy [...]... nền kinh tế thị trường, người kinh doanh cần hiểu rõ, trọng tâm của quản lý kinh doanh là ở kinh doanh, còn trọng tâm của kinh doanh là ở quyết sách Cần hiểu rõ địa vị quan trọng của các quyết sách trong quản lý kinh doanh Tham vọng kiếm tiền phát tài của các nhà kinh doanh liệu có thể đạt được không và sự thành bại trong kinh doanh thường được quyết định bởi các quyết sách có chính xác hay không Quyết. .. giận quan tòa Kinh tế thị trường là kinh tế pháp chế, vì vậy người kinh doanh phải là một chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh của họ bị phân chia thành hai phần là kinh doanh hợp pháp và kinh doanh không hợp pháp Khi người kinh doanh gặp phải chuyện kinh doanh không hợp pháp bị lừa dối thì phải thông qua luật pháp để giải quyết vấn đề, như vậy cần phải kiện tụng ra toà Nếu người kinh doanh không... loại biểu hiện của việc kinh doanh mù quáng Kinh doanh mù quáng giống như người đi trong đêm 30 vậy, nếu không va vào cây thì cũng rơi xuống rãnh nước, kinh doanh theo kiểu này chắc chắn sẽ thất bại Là một nhà kinh doanh, muốn thành công phải tránh xa kiểu kinh doanh này Trong hoạt động kinh doanh, kiểu kinh doanh này có một số biểu hiện dưới đây: 1 Tự tin mù quáng vào quyết sách Doanh nghiệp nhỏ thường... hợp đồng kinh tế Trong xã hội hiện đại, rất nhiều những tranh chấp kinh tế đều là do những hợp đồng không hoàn thiện gây ra Những tranh chấp hợp đồng thường gây ra tổn thất lớn về kinh tế cho người kinh doanh Người kinh doanh cũng chỉ có vận dụng luật pháp, thông qua tòa án mới bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình được Rất nhiều thực tế đã chứng minh, người kinh doanh muốn quản lý kinh doanh tốt doanh nghiệp... hưởng thụ hoàn toàn quyền lợi đó, người kinh doanh phải biết vận dụng vũ khí pháp luật để chống lại những sự can thiệp bất hợp pháp Ví dụ, đối với những kẻ thu phí bừa bãi, phạt bừa bãi, gây bè phái lung tung thì khi cần thiết phải đưa những kẻ phi pháp đó ra toà Pháp luật là chỗ dựa cơ bản trong quản lý kinh doanh của người kinh doanh Người kinh doanh kinh doanh những gì, sử dụng người thế nào, chỉ... vũ khí hộ thân giúp cho sản xuất, kinh doanh và quản lý của mình Nếu không hiểu pháp luật, không hiểu việc tòa án thì người kinh doanh không thể có được vũ khí bảo vệ mình, sẽ bị người khác chèn ép Người kinh doanh ngày nay cần biết rằng, hiểu và vận dụng tốt luật pháp, biết cách đưa ra tòa những vụ việc cần thiết chính là một khâu quan trọng trong khâu quản lý kinh doanh Pháp luật là vũ khí rất có... tinh vi ra sao đều không thể thoát khỏi con mắt của các nhà chuyên môn giỏi 3 Kinh doanh không giấy phép Để tránh sự kiểm soát của ngành thuế, rất ít người kinh doanh đã áp dụng biện pháp kinh doanh không giấy phép, không đăng kí với cơ quan thuế vụ Một số người khác còn có thủ đoạn mượn giấy phép của người khác để kinh doanh Họ áp dụng thủ đoạn chiến tranh du kích "Người đến thì ta đi; người đuổi,... quản lý, người kinh doanh cần phải tránh những tranh chấp nội bộ không cần thiết, cho dù là tranh chấp sản xuất cũng phải xử lý theo pháp luật, dứt khoát phải đưa ra tòa án, chứ không thể xử lý bằng tình cảm được Pháp luật là nguyên tắc chuẩn mực cơ bản để người kinh doanh xử lý mối quan hệ kinh tế với bên ngoài Giữa người kinh doanh và chủ thể của nó khi phát sinh những mối quan hệ kinh tế như cung... thêm mặt hàng kinh doanh ngoài mặt hàng đã đăng kí Để nâng cao lợi nhuận, trở thành giàu có, một số thương nhân đã kinh doanh thêm nhiều mặt hàng khác ngoài mặt hàng đã đăng kí và giấu khoản thu nhập đó nhằm nộp thuế ít hơn Ví dụ, một người đăng kí kinh doanh bán ti vi và quạt điện, nhưng lại kèm theo một số loại vật liệu xây dựng khác Nhưng chỉ cần nhân viên thu thuế kiểm tra đăng kí kinh doanh thì họ... pháp luật, thông qua tòa án để giải quyết trọn vẹn được hay không? Chương tám: Làm thế nào để loại trừ rủi ro trong kinh doanh I Làm thế nào để tránh được sai lầm trong kinh doanh? Trong thực tế kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp ra đời và biến mất trong thời gian rất ngắn Ngược lại có những doanh nghiệp lại làm ăn rất phát đạt trong một thời gian dài và vươn lên đứng hàng đầu Vì sao có người thành công . tòa Kinh tế thị trường là kinh tế pháp chế, vì vậy người kinh doanh phải là một chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh của họ bị phân chia thành hai phần là kinh doanh hợp pháp và kinh doanh. lý kinh doanh của người kinh doanh. Người kinh doanh kinh doanh những gì, sử dụng người thế nào, chỉ cần bản thân phù hợp với luật pháp là có thể làm được. Trong quá trình quản lý, người kinh. pháp. Khi người kinh doanh gặp phải chuyện kinh doanh không hợp pháp bị lừa dối thì phải thông qua luật pháp để giải quyết vấn đề, như vậy cần phải kiện tụng ra toà. Nếu người kinh doanh không

Ngày đăng: 28/02/2015, 14:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w