1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn xây dựng website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học bộ môn

11 634 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

XÂY DỰNG WEBSITE TRẮC NGHIỆM VÀ HỖ TRỢ DẠY HỌC BỘ MÔN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Hiện nay, phần lớn các trường học của Việt Nam đã được trang bị máy tính và kết nối internet. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả trong việc tận dụng nguồn tài nguyên này phục vụ dạy học còn chưa cao, chưa thích ứng với thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. - Việc đưa những thành tựu nổi bật của CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một chủ trương lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực tế trong những năm gần đây đã cho thấy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. - Ở Việt Nam, internet đã trở nên rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên nhưng phần lớn thanh thiếu niên sử dụng internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn để tìm kiếm thông tin. Việc sử dụng Internet của giới trẻ hiện nay chưa nhận được sự quan tâm, định hướng đúng cách. Làm sao cho máy vi tính trong tay học sinh không phải là một đồ chơi vô bổ, thậm chí có hại, mà là một công cụ hỗ trợ học tập thực sự ? - Ngoài gia đình, nhà trường cũng cần phải phát huy rõ vai trò của mình trong quản lý việc sử dụng internet của học sinh, không nên chỉ cấm đoán các em, phải lắng nghe xem các em đang thực sự cần gì, thiếu gì và chia sẻ những tâm tư có lẽ sẽ hiệu quả hơn trong việc quản lý sử dụng internet. Ngoài việc ứng dụng CNTT vào việc thiết kế bài dạy, chuẩn bị tư liệu dạy học trên lớp, thì xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học là một trong những hướng ứng dụng khác của internet vào dạy học. - Đề tài nghiên cứu “Xây dựng website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học bộ môn” nhằm mục đích hỗ trợ công việc giảng dạy bộ môn Hóa THPT cho đối tượng học sinh THPT ban cơ bản đồng thời trao đổi kinh nghiệm thực tế giảng dạy cùng quý đồng nghiệp. 1 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN II.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học - Phương pháp dạy và học tích cực luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học. Phương pháp này đề cao vai trò người học bằng các hoạt động cụ thể thông qua sự động não để tự chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức… - Giáo viên bộ môn luôn là người đứng ra tổ chức, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực có thể là: - Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động học tập của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp tác - Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người học, nhu cầu và lợi ích của xã hội. - Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. - Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. II.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tích cực: II.2.1. Thực trạng, những khó khăn, thách thức hiện nay: - Nội dung chương trình cứng nhắc, quá tải. - Chú trọng kỹ năng tái hiện chứ không phải là phân tích, tổng hợp. - Cơ chế kiểm tra, đánh giá. - Thiếu giáo viên được đào tạo. Nguồn: Dự án ICTEM (VVOB) - Hiện nay, công tác đầu tư ứng dụng CNTT cho giáo dục chỉ mới dừng lại ở mức độ đầu tư phần lớn thiết bị phần cứng, thực sự chưa có những giải pháp hỗ trợ, phần mềm giảng dạy, công cụ giảng dạy, đánh giá, thư viện tài nguyên… - Bên cạnh đó, trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT của đa phần giáo viên còn hạn chế; chưa có các công cụ phần mềm dạy học tương tác cũng như phần mềm hỗ trợ đánh giá hiệu quả dạy và học; thiếu các phần mềm ứng dụng chuyên biệt cho từng môn học II.2.2 Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học: + Tác động của công nghệ thông tin đến đổi mới phương pháp dạy học: Trong Môi trường dạy học mới, vị trí trung tâm của cá nhân học sinh được nhấn mạnh. Với sự tham gia của công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường dạy học thay đổi, nó có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học gồm: Mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và kiểm tra, đánh giá. 2 + Những thuận lợi mà website hỗ trợ dạy học của bộ môn mang lại: - Học sinh được học nhưng không bị gò bó trong lớp học, linh hoạt về thời gian học, tự định hướng, tính tương tác cao, dễ tiếp cận. - Cung cấp tóm tắt nội dung học tập trên lớp để học sinh hệ thống hóa kiến thức, các phương pháp giải nhanh, các kỹ năng mà giáo viên muốn giới thiệu thêm cho học sinh ngoài giờ học trên lớp. - Trong dạy học theo dự án hoặc đơn giản hơn là dạy học theo nhóm, địa chỉ truy cập website dạy học là địa chỉ mà tất cả học sinh đều biết, được giáo viên quy định cho các nhóm học sinh trao đổi, thảo luận chung, bổ sung, hoàn chỉnh và đưa ra kết quả cuối cùng trước khi báo cáo kết quả với giáo viên. - Là nơi đăng tải video hướng dẫn thao tác thực hành chuẩn hoặc video minh họa các phản ứng vì điều kiện chưa thể tiến hành được cho học sinh cũng như chia sẻ cùng các giáo viên khác trong tổ bộ môn. Liên kết được thư viện tài nguyên, thí nghiệm mô phỏng, các trò chơi hỗ trợ việc học từ các website nước ngoài hay các website hữu ích trong nước nhằm sử dụng tối đa học liệu. - Cung cấp nhiều công cụ kiểm tra đánh giá sau mỗi chương, bài học trên lớp: - Các dạng câu hỏi phong phú tránh cho học sinh nhàm chán: dạng có nhiều đáp án đúng; dạng câu hỏi yêu cầu học sinh gõ bàn phím để nhập nội dung trả lời; dạng nối ý đúng của cột 1 với ý đúng của cột 2 (ghép - drag and drop); dạng trả lời bằng cách chọn đáp án đúng trong menu xổ xuống; dạng trả lời bằng cách click chuột vào vị trí là đáp án đúng trên hình ảnh đang thể hiện,… - Học sinh cần đăng nhập vào để làm bài, kết quả bài làm của học sinh đều được lưu lại để giáo viên đánh giá mức độ. Bài làm của học sinh có điểm ngay. - Các câu hỏi có được truy xuất ngẫu nhiên từ ngân hàng đề và bảo đảm 2 học sinh cùng làm một lúc không trùng câu hỏi. - Học sinh có thể làm đi làm lại bài tập bất kỳ lúc nào nhằm mục đích ôn tập. - Website dạy học cũng có thể ghi thành đĩa CD để sử dụng trên máy vi tính trong những thời điểm nhất định nhằm hỗ trợ tối đa học sinh chưa có internet. - Nhờ vào việc giáo viên kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải trên website dạy học, học sinh có thể tìm thấy lượng kiến thức phù hợp với ban, chương trình mà học sinh đang học, tránh lan man, quá tải khi học sinh tự mình tìm kiếm thông tin trên các website khác và khó có thể chắt lọc. - Website dạy học lưu trữ thư viện bài tập được phân loại theo các mức độ. Với website dạy học này tiến trình ôn tập có thể rẽ nhánh, triển khai đi sâu vào những nội dung chi tiết, quay trở lại những nội dung đã trình bày Hơn nữa khối lượng kiến thức được ôn tập lại trong một tiết rất lớn và giáo viên tiết kiệm được thời gian để viết, kẻ, vẽ lên bảng. 3 Giao diện 24h.edu.vn III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ XÂY DỰNG WEBSITE TRẮC NGHIỆM VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP III.1. Xây dựng cấu trúc website: Website hỗ trợ dạy học bao gồm các thành phần sau đây: + Lý thuyết Hóa 10, 11, 12. + Phần chuyên đề hóa học + Trắc nghiệm trực tuyến + Công cụ đăng nhập, thống kê kết quả. + Phần bình luận / hỏi đáp. + Video mô phỏng, video thí nghiệm. + Phần trò chơi hóa học. + Công cụ Từ điển phương trình hóa học trực tuyến. + Công cụ máy tính khoa học. + Phần Hóa học vui. + Công cụ hiển thị các Sơ đồ tư duy dùng trong ôn tập chương hay tóm tắt một chủ đề. 4 III.2. Mã nguồn website và các phần mềm hỗ trợ: - Website hỗ trợ dạy học được chạy trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Joomla - một mã nguồn mở để thiết kế trang web cơ bản. - Website có trình soạn thảo văn bản tương tự như Microsoft Word. - Website được tích hợp thêm ARI Quiz nhằm hỗ trợ Trắc nghiệm trực tuyến với nhiều dạng câu hỏi. - Website được tích hợp thêm công cụ bình luận hỗ trợ trao đổi giữa thầy - trò; trò - trò. - Website được tích hợp thêm công cụ máy tính khoa học Scientific Calculator. - Web được tích hợp sơ đồ tư duy cho các bài ôn tập hoặc bài mở đầu chương. - Website được tích hợp thành phần focontentuploader nhằm upload các bài viết lên website một lần duy nhất. - Tích hợp Google Drive vào website dạy học, tạo địa chỉ cho các nhóm học sinh trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả với giáo viên. - Phần mềm chụp ảnh màn hình nhằm chụp lại các công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ, các công thức toán học III.3. Xây dựng nội dung website: Tên thư mục Nội dung bài viết trong thư mục Lý thuyết Hóa 10, 11, 12 Trình bày theo từng chương, bài ứng với Phân phối chương trình (với nội dung giảm tải). Phần chuyên đề hóa học Các phương pháp giải nhanh, casio hóa học,… Trắc nghiệm trực tuyến Dạng câu hỏi: dạng có nhiều đáp án đúng; dạng câu hỏi điền khuyết - yêu cầu học sinh gõ bàn phím để nhập nội dung trả lời; dạng ghép đôi - nối ý đúng của cột 1 với ý đúng của cột 2; dạng trả lời bằng cách click chuột vào đáp án đúng trên hình ảnh. Công cụ đăng nhập, thống kê kết quả Đăng nhập website, thống kê kết quả làm bài trắc nghiệm trực tuyến. Phần bình luận / hỏi đáp “Gắn” trong từng nội dung “Lý thuyết Hóa“; “Trắc nghiệm trực tuyến”;… nhằm hỗ trợ trao đổi giữa thầy - trò; trò - trò. Phần video mô phỏng, video thí nghiệm Bộ sưu tập các video tương ứng với từng bài theo phân phối chương trình, sưu tầm từ youtube.com Phần trò chơi hóa học. Sưu tầm từ học liệu của website nước ngoài Công cụ Từ điển phương trình hóa học trực tuyến Bằng tiếng Việt, tích hợp từ giaoducsangtao.com. Công cụ máy tính khoa học Nhằm hỗ trợ học sinh tính toán khi làm bài trắc nghiệm. Phần Hóa học vui Các thí nghiệm hóa học vui, giai thoại các nhà hóa học. Sưu tầm kiến thức hóa học gắn với đời sống tương ứng với kiến thức của chương trình hóa 10, 11, 12. 5 III.4. Xây dựng nội dung các bài trắc nghiệm: - Các bài trắc nghiệm được xây dựng dựa trên nội dung ma trận của các bài kiểm tra định kỳ theo phân phối chương trình. - Chuyển đổi file đề thi từ ngân hàng đề trắc nghiệm thành file dữ liệu phù hợp với chương trình trắc nghiệm trực tuyến trên website. - Phần tự luận trong các đề thi cũ cũng được chuyển đổi thành câu hỏi trắc nghiệm với độ khó tương ứng. 6 III.5. Sử dụng website dạy học trong kiểm tra, đánh giá học sinh: - Trước các kỳ kiểm tra, giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng máy vi tính truy cập vào website dạy học để kiểm tra nhận thức bằng ngân hàng câu hỏi: toàn bộ ngân hàng đề kiểm tra và đáp án được xây dựng trong website. Mỗi lần đăng nhập, học sinh sẽ làm bài kiểm tra không trùng với lần trước. Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách sử dụng chuột hoặc bàn phím đánh dấu câu trả lời mà học sinh cho là đúng. Kết quả chấm điểm được máy tính tự động cập nhật và thông báo kết quả ra màn hình cho học sinh. 7 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI IV.1. Tính tích cực của website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học: - Website luôn có tác dụng tích cực khi sử dụng với chức năng hỗ trợ hoạt động học tập. Học sinh có thể rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập ở bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi nào có máy vi tính và mạng internet, thậm chí trên điện thoại có internet. - Khi xem các thí nghiệm mô phỏng, học sinh có thể thao tác trên máy tính như đang tiến hành với mô hình thật. - Với hệ thống câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm trên website sẽ phát huy tính độc lập, tích cực và tự chủ của học sinh. - Như vậy khi sử dụng website trong dạy học, giáo viên có thể tạo ra môi trường học tập mới, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh: kích thích hứng thú, tạo sự chú ý, tăng cường trí nhớ, mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy, bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, chiếm lĩnh tri thức một cách tự lực, tự giác - Hiện nay về cơ bản trang web đã được xây dựng xong, đã có học sinh các lớp 12A2, 12A5, 12A11, 11A1, 11A3, 11A6( năm học 2013 – 2014) đăng nhập và làm các đề trắc nghiệm thi thử, cũng như xem các video thí nghiệm hoặc các mục hóa học vui… Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nên hiện tại tôi chưa thể tiến hành khảo sát, đánh giá, so sánh kết quả học tập, sự đam mê môn hóa học giữa các lớp có sử dụng website và những lớp không sử dụng (điều mà tôi nhất định sẽ làm trong những năm tiếp theo). 8 IV.2. Những kinh nghiệm khi xây dựng website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học: - Để xây dựng được website hỗ trợ dạy học, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tư liệu hoàn chỉnh; cần trang bị một số kiến thức tin học căn bản trong việc khắc phục, sửa chữa một số lỗi đơn giản, thường gặp như lỗi về font chữ, lỗi khi đăng bài viết, liên kết bị sai lệch… - Để học sinh nhiệt tình hưởng ứng việc sử dụng website, trước hết giáo viên cần giúp học sinh yêu thích bộ môn tại lớp học; giao diện và các thông tin cung cấp trên website cần thiết thực, phù hợp với tâm lý học sinh, tránh nặng nề tính hàn lâm; nội dung cần cập nhật thường xuyên để website luôn mới, để mỗi lần học sinh truy cập lại vào website là mỗi lần khám phá thêm những điều lý thú. 9 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Với các bước thực hiện đã nêu, tôi đã xây dựng xong website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học “ hoathpt.com “ và bước đầu cho học sinh làm quen, sử dụng website làm bài trắc nghiệm, hỗ trợ trong việc học. Với điều kiện cơ sở vật chất được đáp ứng, cần xây dựng mẫu tiến trình dạy học các tiết học cụ thể có khai thác website hỗ trợ dạy học bộ môn. - Trong quá trình xây dựng website, tôi rất vui vì đã đem lại lợi ích thực tế cho học sinh đồng thời qua việc xây dựng website này tôi cũng rèn luyện được nghiệp vụ, có thêm nhiều thông tin mới xuất hiện hàng ngày mà tôi có thể chọn lọc để bài giảng trên lớp cũng như trên website luôn luôn được cập nhật. - Tôi đề xuất hình thức xây dựng website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học cho một số bộ môn khác. Tôi hi vọng đó là một gợi ý về cách khai thác để giáo viên tiếp cận và sử dụng website có hiệu quả hơn đồng thời mong rằng nhà trường, Sở GD-ĐT phổ biến cách làm này để các đồng nghiệp cùng chuyên môn hoặc thuộc bộ môn khác nhận xét và sáng tạo thêm cách thực hiện riêng cho mình. - Do hạn chế về thời gian, sức khỏe, và năng lực có hạn của một người nên sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong quí đồng nghiệp thông cảm! Đồng thời tôi cũng mong muốn sự đóng góp ý kiến quí báu của quí đồng nghiệp, cũng như sự chung tay góp sức xây dựng nên những website dạy học hiệu quả nhất! Tân Phú, ngày 7 tháng 5 năm 2014 NGƯỜI THỰC HIỆN HÀ TẤN LỘC 10 [...]... KHẢO 1 Nguyễn Hoàng Anh, Đặc trưng của dạy học tích cực 2 Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP 3 Đào Thái Lai (2002), Ứng dụng CNTT và những vấn đề cần xem xét đổi mới trong hệ thống phương pháp dạy học môn Toán, Tạp chí Giáo dục, số 9 4 , Phần cài đặt thêm cho website Joomla dùng tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm 5 ,... Joomla dùng tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm 5 , Công cụ thiết kế bản đồ tư duy trên Windows 6 , Phần cài đặt thêm cho website Joomla nhằm hiển thị bản đồ tư duy 11 . nghiên cứu Xây dựng website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học bộ môn nhằm mục đích hỗ trợ công việc giảng dạy bộ môn Hóa THPT cho đối tượng học sinh THPT ban cơ bản đồng thời trao đổi kinh nghiệm thực. làm trong những năm tiếp theo). 8 IV.2. Những kinh nghiệm khi xây dựng website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học: - Để xây dựng được website hỗ trợ dạy học, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi,. hiện đã nêu, tôi đã xây dựng xong website trắc nghiệm và hỗ trợ dạy học “ hoathpt.com “ và bước đầu cho học sinh làm quen, sử dụng website làm bài trắc nghiệm, hỗ trợ trong việc học. Với điều kiện

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w