skkn hạt nhân nguyên tử thpt chuyên lương thế vinh

43 481 2
skkn hạt nhân nguyên tử thpt chuyên lương thế vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Người thực hiện: NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa Học  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN 2. Ngày tháng năm sinh: 21 - 02 - 1983 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 59/65A – Phan Đình Phùng – P. Quang Vinh – TP Biên Hòa - Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613828107 (CQ)/ ĐTDĐ: 0983905945 6. E-mail: baotranltv@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Hóa 9. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học Số năm có kinh nghiệm: 9 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Nhiệt động hoá học. + Amino axit và peptit. + Lý thuyết cân bằng hoá học. + Cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học. + Lý thuyết động hoá học. + Tinh thể. 2 Tên sáng kiến kinh nghiệm: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vấn đề đào tạo học sinh giỏi luôn là một nhiệm vụ quan trọng, nhất là đối với trường trung học phổ thông chuyên. Tuy nhiên, giáo trình dành cho chương trình chuyên không nhiều nên giáo viên và cả học sinh đều gặp không ít khó khăn trong quá trình dạy và học. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã biên soạn chuyên đề này góp phần trong việc giảng dạy cho học sinh chuyên Hoá. Đây là một chuyên đề của cá nhân nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thấy cô giáo. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Vai trò, mục đích của bài tập hoá học Bài tập hoá học vừa là mục tiêu, vừa là mục đích, vừa là nội dung vừa là phương pháp dạy học hữu hiệu do vậy cần được quan tâm, chú trọng trong các bài học. Nó cung cấp cho học sinh không những kiến thức, niềm say mê bộ môn mà còn giúp học sinh con đường giành lấy kiến thức, bước đệm cho quá trình nghiên cứu khoa học, hình thành phát triển có hiệu quả trong hoạt động nhận thức của học sinh. Bằng hệ thống bài tập sẽ thúc đẩy sự hiểu biết của học sinh, sự vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào thực tiễn, sẽ là yếu tố cơ bản của quá trình phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 2. Phân loại bài tập hoá học Dựa theo nhiều cơ sở có thể chia bài tập hoá học ra thành nhiều loại nhỏ để học sinh dễ nắm bắt và ghi nhớ. 3 4 TỔNG QUÁT VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC Bài tập đơn giản Bài tập tổng hợp Bài tập định tính Bài tập định tính có nội dung thực nghiệm Bài tập định lượng Bài tập định lượng có nội dung thực nghiệm Nghiên cứu tài liệu mới Hoàn thiện kiến thức kỹ năng Kiểm tra đánh giá Nghiên cứu tài liệu mới Hoàn thiện kiến thức kỹ năng Kiểm tra đánh giá 3. Tác dụng của bài tập hoá học đối với việc dạy học nói chung và trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học nói riêng a) Bài tập hoá học có những tác dụng sau: - Làm chính xác các khái niệm và định luật đã học - Giúp học sinh năng động, sáng tạo trong học tập, phát huy khả năng suy luận, tích cực của học sinh. - Ôn tập, củng cố và hệ thống hoá kiến thức. - Kiểm tra kiến thức, rèn luyện kỹ năng cơ bản của học sinh. - Rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh. b) Ngoài các tác dụng chung trên, trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học, bài tập hóa học còn có những tác dụng sau : - Là phương tiện để ôn luyện, kiểm tra, đánh giá nắm bắt kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. - Là con đường nối liền giữa kiến thức thực tế và lý thuyết tạo ra một thể hoàn chỉnh và thống nhất biện chứng trong cả quá trình nghiên cứu. - Phát triển năng lực nhận thức, tăng trí thông minh, là phương tiện để học sinh tiến tới đỉnh vinh quang, đỉnh cao của tri thức. 4. Nội dung kiến thức hoá học thường được đề cập trong kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế A - Lý thuyết đại cương - Cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học. Sự lai hoá các obitan. - Lý thuyết điện ly. Dung dịch.tính tan của các chất, các loại công thức tính nồng độ. Các phản ứng axít - bazơ, các loại chỉ thị của quỳ tím, phennolphtalein. - Tích số tan, các hằng số cân bằng axít – bazơ. Tính pH , K a , K b . - Các định luật về chất khí: Định luật Avogađrô, tỷ khối … - Phản ứng oxi hoá -khử, dãy điện hoá, thế oxi hoá -khử, sức điện động thành lập pin. - Các loại mạng tinh thể. - Lý thuyết về phản ứng hoá học : Cân bằng hoá học, hiệu ứng nhiệt, nhiệt tạo thành, nhiệt đốt cháy, nhiệt hoà tan, năng lượng mạng lưới tinh thể, năng lượng liên kết, tốc độ phản ứng. - Năng lương tự do Gibbs, chu trình Bocnơ-habơ, định luật Hess. - Hạt nhân nguyên tử . - Hiện tượng phóng xạ, đồng vị phóng xạ, phản ứng hạn nhân. - Chu kỳ bán huỷ, độ phóng xạ, sự phân rã các hạn α, β, γ. 5 B - Hóa học vô cơ (hoá học về các ngưyên tố) - Các nguyên tố halogen, các nguyên tố oxi, lưu huỳnh, nitơ, phốt pho, cacbon. - Các hơp chất đơn giản, thông dụng của các nguyên tố trên . - Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm, sắt, đồng, chì, crôm, kẽm, thuỷ ngân. - Các hợp chất đơn giản, thông dụng của chúng. - Nhận biết các chất vô cơ. C - Hóa hữu cơ - Danh pháp :Tên quốc tế, tên thông thường. - Hiệu ứng cấu trúc: Hiệu ứng cảm ứng, hiệu ứng liên hợp, hiệu ứng siêu liên hợp. - Đồng đẳng, đồng phân, lập công thức phân tử, công thức cấu tạo. - Hoá lập thể chất hữu cơ. - Cấu trúc và tính chất vật lý. - Phản ứng Hữu cơ và cơ chế phản phản ứng. - Xác định cấu tạo chất hữu cơ. - Tổng hợp hữu cơ. - Phân tích định tính, định lượng bằng các phương pháp đơn giản. - Thuyết cấu tạo hoá học, định luật Raun, tỉ khối. 5. Nội dung đề tài đã nghiên cứu CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC HẠT NHÂN I. 1. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HẠT NHÂN I. 1. 1. Điện tích I. 1. 2. Khối lượng hạt nhân I. 1. 3. Các đồng vị I. 1. 4. Quy ước cách viết nguyên tử của một nguyên tố I. 1. 5. Bán kính hạt nhân I. 2. CẤU TRÚC PROTON – NƠTRON CỦA HẠT NHÂN I. 2. 1. Thuyết proton – nơtron I. 2. 2. Một số quy luật về mối liên hệ giữa số nucleon I. 2. 3. Độ hụt khối lượng – Năng lượng liên kết của hạt nhân I. 3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA TÍNH PHÓNG XẠ I. 3. 1. Tính phóng xạ tự nhiên I. 3. 2. Thành phần của tia phóng xạ 6 I. 3. 3. Định luật chuyển dời I. 3. 4. Các họ phóng xạ I. 3. 5. Định luật phân rã phóng xạ I. 3. 6. Độ phóng xạ I. 3. 7. Tính phóng xạ nhân tạo I. 4. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN I. 4. 1. Khái niệm I. 4. 2. Kí hiệu I. 4. 3. Một số ví dụ I. 5. SỰ PHÂN HẠCH HẠT NHÂN I. 5. 1. Khái niệm I. 5. 2. Phản ứng phân hạch dây chuyền I. 6. PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH I. 6. 1. Khái niệm I. 6. 2. Một số ví dụ CHƯƠNG II: BÀI TẬP VỀ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP - Nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu lý luận về mục đích, yêu cầu, biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học. + Nghiên cứu lý luận về việc xây dựng hệ thống các câu hỏi và bài tập phần “Hạt nhân nguyên tử”. + Tìm hiểu tài liệu có liên quan đến đề tài: Sách, nội dung chương trình, tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học, các đề thi Hóa học trong nước và quốc tế. - Nghiên cứu thực tiễn + Tìm hiểu thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi ở các lớp chuyên, chọn Hóa học nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu. + Trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, … - Thực nghiệm sư phạm: Nhằm đánh giá hệ thống bài tập do tôi sưu tầm, biên soạn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi để dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. 7 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Về lí luận Bước đầu sáng kiến kinh nghiệm đã xác định và góp phần xây dựng được một hệ thống bài tập về hạt nhân nguyên tử tương đối phù hợp với yêu cầu và mục đích bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường phổ thông và giảng dạy các lớp chuyên hiện nay. 2. Về mặt thực tiễn Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên có thêm nhiều tư liệu bổ ích trong việc giảng dạy lớp chuyên và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Đối với Sở giáo dục và nhà trường - Tổ chức nhiều đợt tập huấn báo cáo các chuyên đề dạy chuyên có chất lượng cao và áp dụng vào giảng dạy cho học sinh các lớp chuyên. - Khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên đầu tư soạn giảng các tài liệu dạy chuyên có chất lượng và hiệu quả cao. 2. Đối với giáo viên - Luôn tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng với yêu cầu có thể soạn giảng và giảng dạy các lớp chuyên. - Đầu tư soạn giảng những tài liệu giảng dạy cho các lớp chuyên. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài tập Hóa học đại cương và vô cơ - Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh -NXB Giáo dục, 2003. 2. Đề thi học sinh giỏi Quốc Gia từ năm 1996 đến 2012. 3. Để thi chọn đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế từ năm 2005 đến 2012. 4. Đề thi Olympic Hóa học 30 - 4 từ năm 1998 đến 2010. 5. Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh và cấp quốc gia từ năm 2008 đến 2011. 6. Một số vấn đề chọn lọc của Hóa học. Tập I - Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng - NXB Giáo dục, 2004. 7. Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 10 - Đào Hữu Vinh, Nguyễn Duy Ái - NXB Giáo dục, 2002. 8. Tuyển tập 10 năm đề thi Olympic Hóa học 30 tháng 4 - NXB Giáo dục, 2006. 8 NGƯỜI THỰC HIỆN NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN 9 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Đồng Nai, ngày 24 tháng 04 năm 2014 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 – 2014 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Họ và tên tác giả: NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 10 [...]...CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC HẠT NHÂN I 1 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HẠT NHÂN I 1 1 Điện tích Biết điện tích nguyên tố (hay điện tích sơ đẳng) eo = 4,8.10-10 CGSE = 1,6.10-19 C nên số đơn vị điện tích dương của một hạt nhân bằng Ze o, với Z là kí hiệu số thứ tự của nguyên tố trong HTTH Z là số đơn vị điện tích dương của hạt nhân Hạt nơtron có Z = 0 Hạt nhân nguyên tử hiđro (proton, đơton, triton)... lượng – Năng lượng liên kết của hạt nhân a) Độ hụt khối lượng Hạt nhân có Z proton và N nơtron thì khối lượng của hạt nhân đó bằng: Zmp + Nmn Khối lượng của hạt nhân đo được là ZmAh.n Ta luôn có: Zmp + Nmn > ZmAh.n Nghĩa là khối lượng hạt nhân đo được nhỏ thua tổng khối lượng nucleon của hạt nhân đó Hiệu số khối lượng các nucleon với khối lượng đo được của chính hạt nhân đó, được gọi là độ hụt khối... ung thư, chụp ảnh, I 4 PHẢN ỨNG HẠT NHÂN I 4 1 Khái niệm Sự tương tác của hai hay nhiều hạt dẫn đến tạo thành nguyên tố mới (và có thể thêm các phần khác) được gọi là phản ứng hạt nhân Phản ứng hạt nhân đầu tiên do Rơzơfo phát hiện vào năm 1919 Hiện nay đã biết khoảng 1000 phản ứng hạt nhân I 4 2 Kí hiệu Biểu thị đầy đủ một phản ứng hạt nhân như sau: Bia + Đạn → [Hạt nhân trung gian] → Sản phẩm Ví dụ:... trong bảng HTTH có nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 114 Nhiều nguyên tố trong số đó thu được bằng nhân tạo, như nguyên tố có Z = 43; 64; 85 và các nguyên tố có Z > 92 I 1 2 Khối lượng hạt nhân Số đo cơ sở của các hạt cơ bản là khối lượng nghỉ của electron, kí hiệu mo mo = 9,108.10-28 g = 9,108.10-31 kg Khối lượng hạt proton: mp = 1836,12mo Khối lượng hạt nhân nhỏ thua khối lượng nguyên tử tương ứng một lượng... thuyết; về sau được thực nghiệm xác nhận: Hạt nhân gồm proton và nơtron Số hạt proton là Z trong một hạt nhân có số khối A Vậy số hạt nơtron trong hạt nhân đó là: N = A – Z hay A = Z + N Các đồng vị là các hạt nhân có cùng số proton (Z) nhưng khác số nơtron (N) Ví dụ: Đơtêri 1D2 có 1 proton và 1 nơtron Triti 1T3 có 1 proton và 2 nơtron Các hạt cấu tạo nên hạt nhân (proton và nơtron) có tên chung là các... số nucleon a) Đặc biệt bền là các hạt nhân có số nucleon: Z = N = 2 ; 8 ; 20 Đó là các số “kì diệu” hai lần; hay Z = 28 ; 50 ; 82 N = 50 ; 82 ; 126 Đó là các số “kì diệu” một lần b) Tổng số các hạt nhân có Z chẵn lớn hơn nhiều so với tổng số các hạt nhân có Z lẻ c) Tổng số các hạt nhân có A chẵn lớn hơn nhiều so với tổng số các hạt nhân có A lẻ 12 d) Hầu hết các hạt nhân có A chẵn đều có Z chẵn (trừ... khẳng định bức xạ đó gồm: - Các hạt tích điện dương (+), gọi là hạt α hay tia α; thực chất đó là hạt nhân heli 2He4 (chùm hạt α hơi bị lệch trong từ trường) - Các hạt tích điện âm (-), gọi là hạt β hay tia β; thực chất đó là chùm electron (chùm hạt β bị lệch mạnh trong từ trường) - Các hạt trung hòa, gọi là hạt γ hay tia γ; thực chất đó là dòng các photon, các lượng tử, cùng bản chất với ánh sáng Năng... các nguyên tố có số khối A từ 1 đến 260 I 1 5 Bán kính hạt nhân Có một số phương pháp khác nhau xác định bán kính R của hạt nhân Kết quả được khái quát là: R = (0,7 + A1/3) 1,2.10-13 cm (A > 1) Trên đây là một số đặc trưng thường được xét đến của hạt nhân Trong một số trường hợp người ta phải xét thêm các đặc trưng: spin, momen từ, momen điện từ cực của hạt nhân I 2 CẤU TRÚC PROTON – NƠTRON CỦA HẠT NHÂN... nguyên tử Các nguyên tố gốc của một trong bốn họ phóng xạ đã đề cập ở trên đều có thể cho phản ứng dây chuyền I 6 PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH I 6 1 Khái niệm Có một loại phản ứng hạt nhân ngược lại với quá trình phân hạch vừa mới được xét ở trên Đó là các phản ứng tổng hợp hạt nhân Các hạt nhân tham gia phản ứng này phải được nung nóng trước Do đó người ta thường gọi đấy là phản ứng nhiệt hạch Để các hạt nhân. .. [4Be8] → 2 2He4 I 5 SỰ PHÂN HẠCH HẠT NHÂN I 5 1 Khái niệm Lần đầu tiên vào năm 1938 Quyri và Savit phát hiện ra hiện tượng này từ thực nghiệm Đó là hiện tượng khi bắn một hạt nào đó, chẳng hạn hạt α, hạt nhân làm bia bị “vỡ ra” thành các mảnh I 5 2 Phản ứng phân hạch dây chuyền Trong một quá trình phân hạch hạt nhân, chẳng hạn với U 235, tính trung bình với mỗi hạt nhân này, khi bắn vào 1 nơtron thì . xác nhận: Hạt nhân gồm proton và nơtron. Số hạt proton là Z trong một hạt nhân có số khối A. Vậy số hạt nơtron trong hạt nhân đó là: N = A – Z hay A = Z + N Các đồng vị là các hạt nhân có cùng. số các hạt nhân có Z chẵn lớn hơn nhiều so với tổng số các hạt nhân có Z lẻ. c) Tổng số các hạt nhân có A chẵn lớn hơn nhiều so với tổng số các hạt nhân có A lẻ. 12 d) Hầu hết các hạt nhân có. ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Họ và tên tác giả: NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:30