sử dụng hình ảnh để tăng hiệu quả dạy học

24 466 0
sử dụng hình ảnh để tăng hiệu quả dạy học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BÀI 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG - CÔNG NGHỆ 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong dạy học nói chung, trong dạy môn Công Nghệ nói riêng, vấn đề đặt ra là phải đổi mới chiến lược đào tạo con người. Đặc biệt cần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát triển thế hệ mới năng động, sáng tạo, cho học sinh (HS) tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ động. Ở nước ta, việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây.Tức là chúng ta đang dần chuyển từ việc dạy học theo hướng lấy giáo viên (GV) làm trung tâm sang việc dạy học lấy HS làm trung tâm. Giáo viên chính là những người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển cho HS để các em tự lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên dạy học Công nghệ 10 ở trung học phổ thông (THPT) phần lớn vẫn còn trong tình trạng thầy đọc, trò chép,… người giáo viên ít chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang tính chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu. Việc dạy và học công nghệ lớp 10 trong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và hình ảnh. Hình ảnh ngoài vai trò là phương tiện trực quan minh hoạ cho kênh chữ, nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó thông qua hình ảnh, con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức, giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt hiệu quả cao. Mặc khác nhiệm vụ phát triển của nghành Nông nghiệp hiện nay là nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, sản xuất ra những sản phẩm sạch phục vụ cho đời sống con người, nhưng trên thực tế chất lượng nông sản của nông dân Việt Nam hiện GV: Vũ Thị Kim Thành 1 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền nay còn thấp, trong các sản phẩm nông sản dư lượng các chất hoá học có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng còn vượt mức cho phép quá lớn. Một trong những nguyên nhân là do nông dân thiếu hiểu biết về phương pháp phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, lạm dụng thuốc trong quá trình sản xuất. Một số học sinh hôm nay là những nông dân tương lại, vì vậy nhiệm vụ của giáo viên trong khi giảng dạy bài 17 là phải làm sao để học sinh hiểu và nắm vững được hệ thống phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Nhưng với kênh chữ trong sách giáo khoa chỉ giúp các em biết về phương pháp này, muốn học sinh hiểu rõ thì cần thiết phải bổ sung hình ảnh hợp lý để các em quan sát, phân tích rồi từ đó khắc sâu kiến thức. Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng - Công nghệ 10” góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS ở phổ thông nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1.Phương pháp dạy học tích cực PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ GV: Vũ Thị Kim Thành 2 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. 1.2. Phương pháp sử dụng hình ảnh trong dạy học. a. Quan niệm về hình ảnh Theo từ điện Tiếng Việt, “Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí tượng quang học( như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện dược trong trí nhớ”. Hình ảnh dạy học dùng để truyền đạt các lượng tin bằng các loại tranh, biểu đồ, sơ đồ và các đồ thị. Với đặc thù của môn Công Nghệ nói chung và bài 17 nói riêng, hình ảnh không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là phương tiện trực quan thể hiện hình dạng, cấu trúc, đặc tính của sự vật, hiện tượng, được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, tích cực, hình thành ở các em những kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết. Đồng thời kênh hình còn là phương tiện kết nối giữa giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy và học. b.Vai trò của hình ảnh trong dạy học bài 17- Công Nghệ 10 Trong quá trình dạy học công nghệ hình ảnh có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là phương tiện trực quan và những đồ dùng trực quan mà còn là tri thức quan trọng. • Đối với giáo viên: Trong dạy học Công Nghệ nói chung và dạy học bài 17 nói riêng, sử dụng các loại hình ảnh trong và ngoài sách giáo khoa đã góp phần làm phong phú thêm phương tiện để giáo viên tổ chức quá trình dạy học. Sử dụng hình ảnh trong quá trình dạy học cũng tạo điều kiện giáo viên áp dụng các phương pháp tích cực vào trong giảng dạy. Giáo viên không mất thời gian cung cấp thêm kiến thức vì kiến thức đã có sẵn trong GV: Vũ Thị Kim Thành 3 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền hình ảnh, do đó giáo viên có nhiều thời gian hơn để hướng dẫn, tổ chức học sinh học tập. Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh trong quá trình dạy học để điều khiển, hướng dẫn các hoạt động, tiến trình nhận thức của học sinh, từ đó phát huy được tính sáng tạo, tích cực trong học tập của học sinh. • Đối với học sinh: Trong quá trình học, với những hình ảnh đẹp, sống động chứa nhiều thông tin bổ ích sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo ra động cơ học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu học tập mới, giúp học sinh chủ động trong tư duy, sáng tạo trong học tập và làm không khí lớp học trở nên sôi nổi, vui vẻ, chất lượng giờ học được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ bền lâu. Vai trò của kênh hình đối với học sinh được thể hiện rõ qua sơ đồ sau: Hướng dẫn của gv Hướng dẫn của GV c. Các loại tư liệu hình ảnh trong dạy học. Hiện nay có nhiều cách phân loại hình ảnh. Tuy nhiên cách phân loại này chưa thực sự thống nhất với nhau, một số tác giả phân thành 3 loại chính: - Tranh ảnh, hình vẽ, băng hình - Sơ đồ, lược đồ, bản đồ giáo khoa - Các vật thật: động vật sống, thực vật sống, các khoáng vật, mẫu vật GV: Vũ Thị Kim Thành 4 HỌC SINH - Lĩnh hội kiến thức - Rèn luyện kĩ năng - Hứng thú, say mê học tập HÌNH ẢNH - Phương tiện trực quan - Đối tượng học tập - Nguồn tri thức Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tình hình giảng dạy Công Nghệ lớp 10 hiện nay Đối với môn Công Nghệ lớp 10, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tế giảng dạy môn Công Nghệ hiện nay có thể thấy việc sử dụng hình ảnh ngày càng phổ biến và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Đây là một phương tiện dạy học tích cực, nó không chỉ có chức năng là minh hoạ cho bài giảng mà còn góp phần là nguồn cung cấp kiến thức mới lạ, hiệu quả sinh động, hấp dẫn. Hình ảnh còn giúp cho giáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng hình ảnh vẫn còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hệ thống hình ảnh, cho rằng hình ảnh chỉ là đồ dùng trực quan nên việc sử dụng hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ cho kênh chữ. Một khó khăn đặt ra là muốn sử dụng hình ảnh trong dạy học thì phải sử dụng công nghệ thông tin nên một số giáo viên đứng tuổi, những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thường ít hoặc không sử dụng đồ dùng trực quan để tạo nhu cầu và hứng thú cho học sinh. 2.2. Thực trạng trước khi làm đề tài a. Thuận lợi: • Về phía giáo viên: - Còn trẻ, nhiệt huyết, thật sự yêu nghề. - Khắc phục được các khó khăn trong cuộc sống, trong dạy học, thường xuyên học hỏi, trao dồi tích lũy kinh nghiệm. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo cấp trên. - Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường tương đối đủ thực hiện nhiệm vụ. • Về phía học sinh: - Đa số học sinh khối 10 đang ở độ tuổi hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. GV: Vũ Thị Kim Thành 5 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền - Học sinh hiện nay rất thích sử dụng máy tính nên tiện lợi trong việc tra cứu tài liệu học tập, nắm bắt thông tin. b. Khó khăn: • Về phía giáo viên: - Là giáo viên trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm. - Chuẩn bị, soạn giảng mất nhiều thời gian. - Kinh tế gia đình còn khó khăn, con còn nhỏ. • Về phía học sinh: - Học sinh còn xem nhẹ môn học. - Áp lực học tập rất lớn, yêu cầu cao nhiều môn học. - Học sinh chưa rèn luyện được phương pháp tự học, cộng tác học tập. 2.3. Kết quả: Một số học sinh còn học tập theo kiểu đối phó, thầy cô nào giao việc kiểm tra thường xuyên thì chép bài tập của bạn, học tập theo mùa kiểm tra. III . TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Đặc điểm hình ảnh trong SGK Công Nghệ 10 và bài 17. Hiện nay, trong SGK hình ảnh đã được chú trọng, trung bình mỗi bài có 2-3 hình. Chất lượng của hình ảnh cũng khá tốt và phù hợp với hệ thống kênh chữ, tạo điều kiện cho giáo viên tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác tri thức thông qua hình ảnh. Hình ảnh được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà còn được thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng, thao tác thực hành của học sinh chính xác hơn. Nhìn chung các hình ảnh được bố trí rõ ràng cho nên không những đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ mà còn kích thích hứng thú học tập của học sinh. Dựa vào hệ thống hình ảnh được cung cấp, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả giờ học tăng GV: Vũ Thị Kim Thành 6 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền lên rõ ràng. Tuy nhiên, số lượng hình ảnh trong mỗi bài như vậy vẫn còn ít, riêng bài 17 chỉ có 2 hình ảnh và chỉ tập trung vào phương pháp sinh học nên học sinh khó nắm bắt được các biện pháp khác, mỗi biện pháp phòng trừ cần 2- 3 hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh động (chiếu các đoạn phim về việc sử dụng biện pháp đó ngoài thực tế) thì giờ học mới thật sự có khai thác hết tri thức. 2. Các loại hình ảnh sử dụng trong bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. 2.1. Quy trình bổ sung hệ thống hình ảnh Cách thức tiến hành bổ sung hình ảnh có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau: Học sinh quan sát và phân tích hình ảnh 2.2. Các dạng hình ảnh được sử dụng. a. Dạng hình ảnh tổng hợp: Giáo viên có thể treo tường hoặc chiếu trên màng hình máy chiếu một hình ảnh lớn trong đó có nhiều hình nhỏ qui về tâm, yêu cầu học sinh quan sát rồi từ đó rút ra kiến thức cần nắm. GV: Vũ Thị Kim Thành 7 Lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung Phân tích nhu cầu về hình ảnh Nghiên cứu nội dung bài dạy giáo khoa Xử lý sư phạm hình ảnh Giáo viên chiếu hình ảnh Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền Cụ thể ở phần I bài 17: Giáo viên chiếu hình ảnh tổng hợp gồm 6 ảnh nhỏ, 6 ảnh này đều hướng mũi tên vào dòng chữ “Biện pháp phòng trừ tổng hợp hại cây trồng” Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng GV: Vũ Thị Kim Thành 8 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền b. Dạng sơ đồ: Chiếu sơ đồ nguyên lý, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết để phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng phải tuân theo mấy nguyên lý, là những nguyên lý nào? Nguyên lý phòng trừ dịch hại cây trồng Trồng cây khoẻ Bảo tồn thiên địch Thăm đồng ruộng thường xuyên Huấn luyện nông dân thành chuyên gia. c. Dạng hình ảnh nhận biết: Giáo viên chiếu lần lược từng hình ảnh, yêu cầu học sinh quan sát rồi cho biết người nông dân đang sử dụng biện pháp nào? • Thiên địch của sâu bệnh Kiến ba khoang Bọ rùa GV: Vũ Thị Kim Thành 9 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền • Biện pháp kỹ thuật: Cày đất Bừa đất Vệ sinh đồng ruộng Trồng rau đúng thời vụ GV: Vũ Thị Kim Thành 10 [...]... hơn, học sinh năng động và thích thú với bài giảng hơn nhiều so với phương pháp truyền thống 2.3 Những lưu ý khi sử dụng hình ảnh - Xác định rõ mục đích của hình ảnh - Sử dụng đúng mức độ và cường độ - Kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học đã có với việc khai thác cơ sở vật chất ngoài xã hội như truyền hình, mạng internet GV: Vũ Thị Kim Thành 15 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền IV HIỆU... HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Bài này được dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo án: - Giáo án thực nghiệm có sử dụng hình ảnh trong bài trình chiếu vào giảng dạy đối với lớp 10A1, 10A2, 10A3,10A5.(Lớp thực nghiệm) - Giáo án đối chứng không sử dụng hình ảnh đối với các lớp còn lại.(Lớp đối chứng) Những ghi nhận sau khi dạy thực nghiệm ở 4 lớp 10A1, 10A2, 10A3 và 10A5: • Về không khí lớp học: ... phần nào cho thấy học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn GV: Vũ Thị Kim Thành 17 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG 1 Kết luận - Việc sử dụng hình ảnh trong giảng dạy vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức trong khi ý nghĩa của nó lại rất tốt - Hình ảnh giúp học sinh thấy hứng thú với việc học môn công nghệ... chung và bài 17 nói riêng - Hình ảnh trong SGK bám sát vào chương trình học tuy nhiên chưa được khai thác hợp lí, riêng bài 17 chỉ có 2 hình ảnh tập trung vào biện pháp sinh học nên học sinh khó hình dung và Giaos viên phải diễn giảng nhiều trong giờ dạy 2 Kiến nghị Qua nghiên cứu đề tài này, tôi có một số kiến nghị sau đây: - Cần phát huy tối đa vai trò của hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa -... viên cần chủ động bổ sung hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu ở các nguồn khác nhau để bổ sung cho hệ thống hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa - Các ban ngành chức năng cần có những biện pháp cụ thể trong việc trang thiết bị dạy học cho bộ môn, nhất là những công nghệ thông tin tiên tiến hiện nay - Bổ sung hình ảnh cho những bài học khác - Do khả năng và thời gian có hạn nên kết quả chỉ dừng lại ở những kết... giáo dục 2006 3 Nguyễn Ngọc Hiếu, Một số biện pháp tổ chức học sinh làm việc độc lập với SGK để nâng cao hiệu quả dạy học Lâm nghiệp - Trồng trọt ở trường THPT, khóa luận tốt nghiệp đại học sư phạm Huế 4 Nguyễn Minh Đồng và các tác giả, Thiết kế bài giảng công nghệ 10, quyển 1, NXB Hà Nội, 2006 5 Hoàng Thị Nguyệt Thắm, Phương pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lý lớp 11 6 www.baigiang.edu.com... Biện pháp sinh học: Sử dụng 10 động trong 10 phút sinh vật và sản phẩm của chúng để phút Nhóm 1 và Nhóm 2: Tìm hiểu về các ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu, biện pháp kỹ thuật, biện pháp sinh bệnh gây ra học và biện pháp sử dụng giống cây 3 Biện pháp sử dụng giống cây chống chịu sâu, bệnh yêu cầu các chống chịu sâu, bệnh nhóm tìm hiểu khái niệm, nêu được 4 Biện pháp cơ giới -vật lý: Sử ưu và nhược... thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học sinh hứng thú học tập, tích cực, chủ động, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm cho không khí lớp học sôi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm chú tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử dụng phương pháp... Có ý thức vận dụng được những hiểu biết về phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng để tham gia và vận động mọi người áp dụng hợp lý, hạn chế tác hại của sâu bệnh, đảm bảo năng suất cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người 2 Chuẩn bị bài dạy - Một số mẫu vật: Vợt bắt bướm, con bọ rùa, kiến vàng, ếch - Hình ảnh liên quan đến bài dạy - Sách giáo khoa 3 Phương pháp dạy học Thảo luận... hoá học Hướng dẫn sử dụng thuốc hoá học GV: Vũ Thị Kim Thành 14 Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền • Biện pháp điều hoà: Phòng sâu bệnh hơn chống sâu bệnh Nhận xét: Sau khi chia các hình ảnh theo từng nội dung cụ thể, trong lúc giảng dạy tôi kết hợp giữa phương pháp diễn giải và công nghệ thông tin, tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, tôi nhận thấy được không khí lớp học . hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. 1.2. Phương pháp sử dụng hình ảnh trong dạy học. a. Quan niệm về hình ảnh Theo từ điện Tiếng Việt, Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng. thống hình ảnh, cho rằng hình ảnh chỉ là đồ dùng trực quan nên việc sử dụng hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ cho kênh chữ. Một khó khăn đặt ra là muốn sử dụng hình ảnh trong dạy học thì. sung hệ thống hình ảnh Cách thức tiến hành bổ sung hình ảnh có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau: Học sinh quan sát và phân tích hình ảnh 2.2. Các dạng hình ảnh được sử dụng. a. Dạng hình ảnh tổng hợp:

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan