Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
45,54 KB
Nội dung
1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở Việt Nam, môn Cầu lông phát triển chậm hơn so với các môn thể thao khác. Năm 1960 mới thấy xuất hiện một vài câu lạc bộ ở Hà Nội và Sài Gòn. Đến năm 1975 khi đất nước thống nhất phong trào Cầu lông mới thực sự phát triển nhưng vẫn chủ yếu là ở một số thành phố lớn và thị xã. Năm 1980 Giải vô địch Cầu lông toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Hà Nội. Từ đó cho đến nay phong trào Cầu lông phát triển nhanh chóng và rộng khắp trong cả nước. Từ thành phố đến nông thôn, từ các ban ngành đến các hội Thể thao người cao tuổi, ở khắp các khu luyện tập TDTT Cầu lông luôn là môn thể thao được nhiều người thích và tham gia đông đảo. Tháng 10 năm 1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập. Năm 1993 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông Châu Á “ABC”. Năm 1994 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông thế giới “IBF”. Trong những năm gần đây, Cầu lông Việt Nam có những bước tiến khá tốt, đã bước đầu có tên tuổi trong khu vực cũng như trên đấu trường Quốc tế (VĐV Nguyễn Tiến Minh nằm trong tốp 10 thế giới). Để đáp ứng nhu cầu phát triển môn Cầu lông trong cả nước, năm 2002 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã đưa môn Cầu lông vào chương trình của dự án đào tạo giáo viên Trung học. Đây là điều kiện rất thuận lợi để môn Cầu lông chính thức được giảng dạy học sinh. Từ đó cho đến nay, môn Cầu lông luôn là môn học đem lại nhiều hứng thú cho người học Cùng với sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của môn Cầu lông của tỉnh nhà cũng như trong cả nước, trước nhu cầu theo kịp đà phát triển của khu vực, nhu cầu được hoàn thiện và nâng cao các kỹ thuật và thể lực của môn Cầu lông là một nhu cầu hết sức thực tế. Yếu tố thể lực hay nói một cách khác đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào trong giờ học môn Cầu lông từ lớp 10 là một yếu tố cần thiết và rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn, từ đó học sinh mới có thể đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật mà chương trình SGK đã bắt buộc. Vì vậy với mong muốn góp phần hoàn thiện và nâng cao các kỹ thuật tấn công, thể lực và phát triển khả năng tự học, tự tập luyện trong giờ thể dục của học sinh khối 10, giúp các em có thêm những bài tập cơ bản để rèn luyện thể lực 2 của môn học. Trong giới hạn này, tôi muốn các em có thêm những bài tập cơ bản để rèn luyện thể lực nên tôi chọn hướng nghiên cứu: “PHÁT TRIỂN THỂ LỰC SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN CẦU LÔNG KHỐI 10”. 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: Vì mặt bằng chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, thời gian để áp dụng các bài tập không nhiều nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu một số bài tập tương đối đơn giản nhằm chủ yếu hoàn thiện và bước đầu nâng cao thể lực cho học sinh khối 10 Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. 2.1. Về cơ sở vật chất: Để phục vụ cho công tác giảng dạy, nhà trường đã đầu tư nhiều trang thiết bị, sân tập luyện TDTT. Tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng, dụng cụ và cơ sở vật chất đã bị xuống cấp, không còn phù hợp để giảng dạy, đặc biệt là những dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy môn Cầu lông. Vợt cầu lông đã bị hư hỏng nhiều. Mặc dù đã được bổ sung thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ dụng cụ tốt bảo đảm an toàn cho thầy và trò trong quá trình tập luyện. 2.2. Về chuyên môn: Đội ngũ giáo viên: còn thiếu giáo viên ở nhiều chuyên ngành, trong đó môn Cầu lông cũng ở tình trạng đó. Tôi luôn không ngừng học hỏi và rèn luyện nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên. cũng còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Về trình độ của học sinh: Có rất ít học sinh được tiếp xúc với môn Cầu lông. Đa số các em còn lại chưa được học Cầu lông, chưa từng biết một kỹ thuật hay một số điều luật nào của môn này hay nói cách khác. Cầu lông là môn học hoàn toàn mới với nhiều em. Đây là một khó khăn cho quá trình giảng dạy tuy nhiên như vậy vẫn đỡ khó khăn hơn là nếu các em đã biết chơi nhưng lại có kỹ thuật sai. Chủ yếu học các tư thế cơ bản, các bước di chuyển, kỹ thuật đánh cầu thấp tay, đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ, phát cầu, đập cầu và thực hành thi đấu và trọng tài cầu lông. Như vậy nội dung học được bố trí thời gian rất ít mà kỹ năng này lại đòi hỏi phải có sự chuẩn xác cao về thể lực, về không gian, khả năng tư duy chiến thuật, hơn hết phải có một kỹ thuật hoàn hảo mới đem lại hiệu quả cho pha cầu và ngược lại nếu không tốt, không những không ăn điểm mà có khi còn tạo điều kiện thuận lợi cho đối phương tấn công Nhưng theo kinh nghiệm giảng dạy, các nội dung kỹ thật cơ bản dạy phối hợp với các bước di chuyển, nội dung nào học rồi sẽ luôn được ôn lại vào các giờ sau. Mỗi buổi học luôn có phần ôn luyện các kỹ thuật đã học và phần kỹ thuật mới. Song song với các nội dung theo chương trình giảng dạy, kết hợp ứng 4 dụng các bài tập nâng cao vào các buổi học. Tuỳ vào nội dung của tuần và mức độ hoàn thành bài tập của học sinh để điều chỉnh thời gian ứng dụng các bài tập cho hợp lý. 2.3. Nguyên lý kỹ thuật Cầu lông. 2.3.1. Qui luật bay của cầu trong không gian: Muốn thực hiện tốt các kỹ thuật cơ bản ta cần tìm hiểu qui luật bay của quả cầu trong không gian để từ đó điều chỉnh vợt tiếp xúc với cầu được chính xác. Cầu bay trong không gian luôn theo một qui luật nhất định đó là: phần đế cầu luôn bay trước, phần cánh cầu bay sau. Trong trường hợp cầu bay có hướng đi chếch (không vuông góc với mặt đất) thì ta mở góc độ mặt vợt từ 130 0 – 145 0 . Tuỳ theo ý đồ đánh cầu đi xa hay gần mà góc độ của mặt vợt và cánh tay mở cho hợp lý. Khi cầu rơi ở dạng tự do có hướng vuông góc với mặt đất (những đường cầu cao sâu) thì góc mặt vợt lúc tiếp xúc được mở 160 0 - 175 0 . Tuỳ theo ý đồ đánh trả xa hay gần mà góc độ mặt vợt và thân người được mở cho hợp lý. Trong trường hợp cầu bay ngang (song song với mặt đất) thì góc độ mở của mặt vợt khi tiếp xúc với cầu 85 0 - 95 0 . Tuỳ theo ý đồ đánh trả theo đường thẳng hay đường chéo mà mở góc độ cánh tay và thân người cho phù hợp. 2.3.2. Các giai đoạn của động tác đánh cầu: Trong đánh cầu, để tạo ra lực đánh cầu người tập sử dụng chủ yếu bằng các động tác gập, duỗi cổ tay cầm vợt. Bất cứ động tác đánh cầu nào cũng đều phải trải qua 5 giai đoạn, các giai đoạn đó là: Rút vợt, lăng vợt, tiếp xúc cầu, dừng vợt và đưa vợt về TTCB ban đầu. - Rút vợt: là giai đoạn được bắt đầu từ TTCB ban đầu đưa vợt ra phía sau điểm tiếp xúc cầu đến khi vợt dừng lại ở điểm xa cầu nhất. Giai đoạn này lực phát sinh chủ yếu từ vai và các động tác xoay của thân mình. Các động tác đánh cầu càng cần sử dụng lực lớn bao nhiêu thì biên độ của cánh tay và xoay thân càng lớn bấy nhiêu. Cuối giai đoạn này là thời điểm vợt dừng lại và mặt vợt ở phía sau bàn tay cầm vợt. - Lăng vợt: Là giai đoạn được thực hiện tiếp theo kể từ khi vợt được dừng ở điểm cách xa điểm tiếp xúc cầu nhất đến trước khi tiếp xúc cầu. Giai đoạn này vợt luôn được đưa từ phía sau về phía trước theo hướng cùng với hướng đánh cầu. Mặt vợt luôn luôn đi sau bàn tay cầm vợt cho đến cuối giai đoạn được sử 5 dụng lực gập cổ tay để chuyển mặt vợt đi nhanh hơn về phía trước nhằm tạo lực đánh cầu đột biến đồng thời để điều chỉnh đường cầu theo ý muốn. - Tiếp xúc cầu: Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng lại quan trọng hơn cả so với các giai đoạn khác. Để có thể đánh cầu theo đúng ý đồ chiến thuật, giai đoạn này gần như một lúc dồn vừa phải tính toán đến góc độ mặt vợt khi tiếp xúc cầu vừa phải tính toán đến lực sử dụng đánh vào cầu sao cho hợp lý. Cả hai yêu cầu trên đều đòi hỏi người tập sử dụng thành thạo sự điều khiển vợt bằng cổ tay hết sức tinh tế và chính xác. Các động tác giả nhằm đánh lừa đối phương có hiệu quả hay không cũng cần phải thực hiện tốt ở giai đoạn này. Muốn cầu đi cao hay thấp, xa hay gần, chéo hay thẳng đều phải tiếp xúc cầu một cách chuẩn xác. - Dừng vợt: Là giai đoạn được tính từ sau khi vợt tiếp xúc cầu cho đến khi vợt dừng hẳn. Giai đoạn này càng dài khi sử dụng lực đánh cầu càng mạnh do lực quán tính của động tác càng lớn. Tuy nhiên do cấu tạo trọng lượng của vợt cầu lông không lớn đồng thời lực phát sinh phụ thuộc rất nhiều vào lực gập cổ tay bởi vậy người tập cần phải chủ động dừng vợt để chuẩn bị đánh quả tiếp theo. - Về TTCB ban đầu: là giai đoạn cuối cùng của một chuỗi hoạt động kĩ thuật. Sự phát triển của cầu lông hiện đại đồng thời với việc hoàn thiện kĩ thuật toàn diện và tốc độ đánh cầu ngày càng cao. Bởi vậy việc đưa vợt về TTCB ngay sau mỗi lần đánh cầu là yếu tố không thể thiếu được trong các hành động của kĩ thuật và chỉ có như vậy các cầu thủ mới có thể chủ động thực hiện các kĩ thuật tiếp theo liên tục trong suốt quá trình tập luyện cũng như thi đấu cầu lông. Việc trở về TTCB ban đầu phải được hoàn thành nhuần nhuyễn trong bất kỳ tình huống thực hiện kỹ thuật nào. Cả 5 giai đoạn trên được hình thành như một chu kỳ khép kín trong mỗi lần thực hiện kỹ thuật đánh cầu. Chúng diễn ra kế tiếp nhau, liên tục và lặp đi lặp lại trong suốt thời gian cầu còn trong cuộc đấu. Sự chưa hoàn thiện ở bất cứ một giai đoạn nào của kỹ thuật cũng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của động tác đánh cầu và ngược lại. 2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực: Trong cầu lông các yếu tố đánh cầu cơ bản bao gồm: Sức mạnh, tốc độ, điểm rơi. Phối hợp sử dụng ba yếu tố này một cách hợp lý trong quá trình thực hiện kỹ thuật lúc tập luyện cũng như khi thi đấu sẽ mang lại hiệu quả cao. 2.4.1. Sức mạnh: 6 Sức mạnh là yếu tố quan trọng trong tập luyện và thi đấu cầu lông. Nếu sử dụng sức mạnh tốt có thể giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương bị động để tạo cơ hội giành điểm. Trong cầu lông sức mạnh thường thể hiện ở các quả đập cầu, đánh cầu cao tay và đặc biệt sử dụng trong di chuyển chân trong các động tác bật nhảy đánh cầu. Theo công thức tính lực: F = ma thì ta thấy sức mạnh phụ thuộc vào gia tốc chuyển động và khối lượng của vật thể bị động. Do vậy để tăng sức mạnh ta có thể giải quyết bằng 2 cách sau: - Tăng khối lượng vật thể bị động. - Tăng tốc độ co duỗi của các cơ (tốc độ động tác) để tăng gia tốc. Đặc điểm của môn cầu lông là trọng lượng của vợt và cầu không đổi nên sức mạnh chủ yếu phụ thuộc vào gia tốc chuyển động. Biên độ động tác lớn hay nhỏ, gia tốc nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường bay của cầu. Để tăng sức mạnh đánh cầu cần chú ý: - Phối hợp được lực của toàn thân khi thực hiện động tác đánh cầu. - Biên độ động tác lớn. - Phán đoán điểm cầu rơi tốt để lựa chọn điểm tiếp xúc thích hợp phát huy toàn lực đánh cầu. - Tăng cường tập luyện phát triển sức mạnh cơ bắp bổ trợ cho động tác đánh cầu. 2.4.2. Tốc độ Đây cũng là yếu tố rất quan trọng, góp phần nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu. Nếu đánh cầu với tốc độ nhanh ta sẽ làm cho đối phương lúng túng bị động, ta có nhiều thời gian chuẩn bị để tạo cơ hội tấn công tốt. Bởi vậy trong thi đấu cầu lông ai giải quyết tốt yếu tố này sẽ chiếm được ưu thế trên sân. Theo công thức V = S : t ta có thể xác định tốc độ nhanh hay chậm theo 2 cách sau đây: - Trong thời gian nhất định vật thể chuyển động về trước với cự ly dài thì tốc độ nhanh. - Trong một cự ly nhất định, vật thể chuyên động về trước với thời gian ngắn hơn thì tốc độ nhanh hơn. Dựa vào nguyên lý trên kết hợp với đặc điểm của môn cầu lông để tăng nhanh tốc độ đánh cầu thì cần phải: 7 - Rút ngắn thời gian đánh cầu, tranh thủ đánh cầu sớm ở gần lưới hoặc sử dụng các động tác bật nhảy đánh cầu sớm ở trên cao, không đứng tại chỗ để chờ cầu đến mới đánh. - Trong một cự ly đánh cầu nhất định phải tăng nhanh tốc độ động tác, tăng nhanh tốc độ co duỗi cơ. Sử dụng nhiều lực cổ tay, hạn chế biên độ cánh tay khi thực hiện kỹ thuật động tác. 2.2.3. Điểm rơi. Trong môn cầu lông, điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa cầu và mặt đất trong phạm vi toàn sân. Sử dụng yếu tố điểm rơi tốt sẽ luôn tạo cho đối phương những tình huống khó khăn, bất ngờ, bị động, luôn phải di chuyển trong phạm vi của sân mình để đỡ cầu. Sử dụng tốt điểm rơi cũng là yếu tố ăn điểm trực tiếp trong thi đấu. Để vận dụng tốt yếu tố điểm rơi người tập thường thực hiện các chiến thuật linh hoạt, biến hoá, sử dụng những đường cầu dài, ngắn, thẳng hoặc chéo với tốc độ nhanh để đánh cầu. Để vận dụng tốt các yếu tố điểm rơi cần chú ý: - Ap dụng biến hoá các đường cầu ngắn, dài, thẳng hoặc chéo. Đặc biệt chú ý hai góc gần lưới và hai góc cuối sân. - Đánh cầu vào nơi xa vị trí chuẩn bị của đối phương. Trong tập luyện không nên chú trọng một đường cơ bản nào mà cần phối hợp hài hoà các đường cầu một cách linh hoạt, kết hợp các yếu tố sức mạnh và tốc độ để giành điểm trong thi đấu. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã vận dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học trong Thể dục Thể thao sau: 3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu: a/ Mục đích: Tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu một số tài liệu như giáo trình môn Cầu lông, môn lý luận dạy học, sách sinh lý học nhằm tìm hiểu một số vấn đề về lý luận có liên quan đến đề tài. b/ Quá trình tiến hành: + Tìm các tài liệu có liên quan: 8 1. Chương trình chi tiết các môn học/ học phần ngành sư phạm GDTC, chương trình 1 - dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội - Tháng 6 - 2004, tr 64 – 65. 2. Giáo trình môn Cầu lông. Nguyễn Văn Vinh - Nhà xuất bản Giáo dục, bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Bạn muốn đánh cầu lông giỏi - Nguyễn Trương Tuấn, NXB TDTT Hà Nội - 1996 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT - Tiến sĩ Vũ Đào Hùng Bộ GD&ĐT, nhà xuất bản Giáo Dục- 1998. 5. Lý luận và Phương pháp GDTC - Nhà xuất bản Giáo dục, bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Tập đánh cầu lông - Lê Thanh Sang - NXB TDTT Hà Nội 1992 + Đọc và phân tích, ghi nhận những nội dung lý luận có liên quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng một số bài tập vào quá trình dạy học kỹ thuật bỏ nhỏ trong môn Cầu lông cho học sinh lớp sư phạm Thể dục K35 hệ đào tạo giáo viên THCS. 3.2. Phương pháp quan sát sư phạm: a/ Mục đích: Sử dụng các giác quan để quan sát, đánh giá kỹ thuật động tác bỏ nhỏ của người tập trong quá trình trước, trong và sau khi ứng dụng các bài tập bỏ nhỏ trong môn Cầu lông cho học sinh lớp Thể dục K35 hệ đào tạo giáo viên THCS. b/ Quá trình tiến hành: Tiến hành trong các giờ dạy - học chính khóa, giờ tự tập luyện của học sinh ở trường hoặc trong các giờ kiểm tra. - Sử dụng các giác quan như mắt, tai và các cơ quan cảm giác khác, các thiết bị hỗ trợ như máy chụp ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động… để ghi lại hình ảnh, những động tác của người tập từ đó có thể ghi nhận và đánh giá mức độ hình thành kỹ thuật, kỹ năng động tác bỏ nhỏ. Trên cơ sở đó điều chỉnh các sai sót về kỹ thuật cơ bản hoặc bài tập bổ trợ cho hợp lý với từng cá nhân người tập. Từ những lý do và cơ sở trên, tôi tiến hành tham kháo, sáng tạo, phối hợp thành một số bài tập cơ bản sau: a. Mục đích: 9 Tiến hành chọn lựa và ứng dụng một số bài tập vào quá trình học môn cầu lông để góp phần nâng cao thể lực cho học sinh. b. Quá trình tiến hành: BÀI TẬP 1: Tại chỗ mơ phỏng nhóm kỹ thuật bỏ nhỏ (kỹ thuật móc cầu) nhưng chưa tiếp xúc cầu. - Mục đích: Rèn luyện kỹ năng định hình động tác đánh cầu gần lưới. - Yêu cầu: Phối hợp toàn bộ cơ thể thực hiện các động tác đánh cầu gần lưới đúng kỹ thuật. - Cách tiến hành: Người tập đứng trong sân cầu hoặc đứng thành hàng ngang ở sân tập, thực hiện mô phỏng các động tác đánh cầu gần lưới: móc cầu chéo sân, móc cầu thẳng sân. - Chú ý: Thời điểm tiếp xúc cầu, bước chân di chuyển, phối hợp động tác tay, quỹ đạo chuyển động của vợt, đảm bảo tính nhịp điệu khi thực hiện động tác. GV theo dõi và sửa chữa sai lầm. BÀI TẬP 2: Phối hợp di chuyển lên góc lưới bên phải, sử dụng các kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới (móc cầu) theo đường chéo bằng mặt phải của vợt - Mục đích: Phát triển khả năng phối hợp các kỹ năng di chuyển với kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo đường chéo. - Yêu cầu: Thực hiện kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo đường chéo. Sử dụng linh hoạt cổ tay, tạo nguồn lực đột ngột để đánh cầu. - Cách tiến hành: Người phục vụ đứng ở ngoài sân gần lưới, ném cầu từng quả một qua sát lưới vào vị trí số 1 theo nhịp độ trung bình. Người tập đứng ở TTCB, vị trí giữa sân, di chuyển bước đơn đến vị trí số 1 thực hiện kỹ thuật đánh cầu gần lưới theo đường chéo bằng mặt phải của vợt (móc cầu thuận tay) đến vị trí số 1 của sân bên kia. Sau đó di chuyển về vị trí chuẩn bị. Cứ như vậy thực hiện bài tập liên tục theo thời gian qui định. 10 BÀI TẬP 3: Phối hợp di chuyển lên góc lưới bên trái, sử dụng các kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo đường chéo bằng mặt trái của vợt. - Mục đích: Phát triển khả năng phối hợp các kỹ năng di chuyển với kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo đường chéo. - Yêu cầu: Thực hiện kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo đường chéo. Sử dụng linh hoạt cổ tay, tạo nguồn lực đột ngột để đánh cầu. - Cách tiến hành: Người phục vụ đứng ở ngoài sân gần lưới, ném cầu từng quả một qua sát lưới vào vị trí số 3 theo nhịp độ trung bình. Người tập đứng ở TTCB, vị trí giữa sân, di chuyển bước đơn đến vị trí số 3 thực hiện kỹ thuật đánh cầu gần lưới theo đường chéo bằng mặt trái của vợt [...]... thứ 7: Ôn bài tập 1, tập bài tập 2 Tuần thứ 8: Ôn bài tập 2, tập bài tập 3 Tuần thứ 9: Ôn bài tập 3, tập bài tập 4 Tuần thứ 10: Ôn bài tập 4, tập bài tập 5 Tuần thứ 11: Tập bài tập 6 Tuần thứ 12: Ôn bài tập 6 Tuần thứ 13: Tập bài tập 7 Tuần thứ 14: Ôn bài tập 7 - Ngoài ra mỗi tuần lớp tổ chức ngoại khoá ít nhất 1 đến 2 buổi để tập luyện các bài tập đã học cho thuần thục 3.3 Phương pháp kiểm tra sư... các bài tập trong môn Cầu lông nhằm hoàn thiện và nâng cao thể lực cho HS khối lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, kết quả cho thấy đã có sự tăng tiến đáng kể về thể lực của HS Điều đó đã khẳng định các bài tập phù hợp với trình độ của HS và còn có thể giúp HS tự tập luyện nâng cao kỹ năng trong môn cầu lông Có 7 bài tập được chọn lựa và ứng dụng trong quá trình giảng dạy, trong đó bài tập 1,... chăm chỉ luyện tập Các bài tập này chỉ là các bài tập đơn lẻ và cố định Riêng bài tập 6, bài tập 7 là bài tập phối hợp nên rất khó Với thời gian và điều kiện thực tế như vậy, các bài tập này có thể phù hợp cho một số ít HS có năng lực khá, cụ thể có 70,4% các em đánh giá là khó, chỉ có 29,6% các em cho là vừa, không ai đánh giá là dễ và quá dễ Không có ý kiến nào cho rằng các bài tập không phát huy... biết về kỹ thuật cầu lông trước khi áp dụng các bài tập nâng cao kỹ thuật bỏ nhỏ là rất ít, số biết chơi từ bạn bè (chỉ chiếm khoảng 7,4%) hoặc tự tập (chỉ chiếm khoảng 11,1%), còn lại phần lớn các em chưa được học cũng như chưa tập luyện và thi đấu cầu lông bao giờ (chiếm tỷ lệ trên 81,2%) - Số lượng học sinh tham gia tập luyện môn cầu lông cũng rất hạn chế Không có học sinh nào tập luyện thường xuyên... Riêng bài tập 6, bài tập 7 là bài tập phối hợp nên có độ khó cao hơn, tuy nhiên đối với các em có năng lực tốt có thể tập các bài tập này để nâng cao trình độ Các bài tập này chỉ là các bài tập đơn lẻ và có tình huống cố định Với thời gian ngắn và điều kiện thực tế như đã trình bày ở phần trên, để HS có thể áp dụng vào thi đấu và rèn luyện sức khỏe, đòi hỏi các em phải chăm chỉ, say mê luyện tập thêm... bài tập liên tục theo thời gian qui định + Ap dụng các bài tập để hoàn thiện và nâng cao kĩ thuật bỏ nhỏ vào quá trình dạy học kĩ thuật bỏ nhỏ cho học sinh: 16 - Căn cứ vào tiến trình dạy học môn cầu lông, lựa chọn và ứng dụng bài tập bỏ nhỏ cho phù hợp với từng giai đoạn Dự kiến thời gian ứng dụng các bài tập như sau: Tuần thứ 6: Học kỹ thuật bỏ nhỏ - Tập bài tập 1 Tuần thứ 7: Ôn bài tập 1, tập bài tập. .. phải có sự linh hoạt khéo léo trong tư duy mới có thể đem lại hiệu quả 2 KIẾN NGHỊ 20 Có thể ứng dụng các bài tập này vào trong quá trình dạy học cũng như tập luyện môn Cầu lông Nhà trường tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất như nhà tập đủ chất lượng về sân bãi, ánh sáng, đủ cầu, đủ vợt để áp dụng các bài tập bổ trợ Thường xuyên tổ chức các giải cầu lông nhân các dịp lễ lớn Tăng cường cho giáo viên...11 (móc cầu trái tay) đến vị trí số 3 của sân bên kia Sau đó di chuyển về vị trí chuẩn bị Cứ như vậy thực hiện bài tập liên tục theo thời gian qui định BÀI TẬP 4: Phối hợp di chuyển lên góc lưới bên phải, sử dụng các kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo đường thẳng bằng mặt phải của vợt - Mục đích: Phát triển khả năng phối hợp các kỹ năng di chuyển với kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo... học sinh có kỹ năng tốt Khó Bài tập Vừa Dễ Quá dễ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Bài tập 1 3 11,1% 20 72,5% 3 11,1% 1 3,7% Bài tập 2 8 29,6% 18 66,6% 1 3,7% 0 0,0% 18 Bài tập 3 10 37,0% 17 62,9% 0 0,0% 0 0,0% Bài tập 4 9 33,3% 17 62,9% 1 3,7% 0 0,0% Bài tập 5 6 22,2% 19 70,3% 2 7,4% 0 0,0% Bài tập 6 19 70,4% 8 29,6% 0 0,0% 0 0,0% Bài tập 7 10 37,0% 17 62,9% 0 0,0% 0 0,0%... trái, sử dụng các kỹ thuật đánh cầu gần lưới theo đường thẳng và đường chéo bằng mặt trái của vợt - Mục đích: Phát triển khả năng phối hợp các kỹ năng di chuyển với kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo đường thẳng và đường chéo - Yêu cầu: Thực hiện kỹ thuật đánh cầu đánh cầu gần lưới theo đường thẳng và đường chéo Sử dụng linh hoạt cổ tay, tạo nguồn lực đột ngột để đánh cầu - Cách tiến hành: Người . này, tôi muốn các em có thêm những bài tập cơ bản để rèn luyện thể lực nên tôi chọn hướng nghiên cứu: “PHÁT TRIỂN THỂ LỰC SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN CẦU LÔNG KHỐI 10 . 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: Vì. bài tập 1, tập bài tập 2 Tuần thứ 8: Ôn bài tập 2, tập bài tập 3 Tuần thứ 9: Ôn bài tập 3, tập bài tập 4 Tuần thứ 10: Ôn bài tập 4, tập bài tập 5 Tuần thứ 11: Tập bài tập 6 Tuần thứ 12: Ôn bài tập. trước nhu cầu theo kịp đà phát triển của khu vực, nhu cầu được hoàn thiện và nâng cao các kỹ thuật và thể lực của môn Cầu lông là một nhu cầu hết sức thực tế. Yếu tố thể lực hay nói một cách