Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
279 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CUỘC THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT CẤP TỈNH VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH THI CẤP QUỐC GIA ĐẠT HIỆU QUẢ Người thực hiện: Phan Đức Kỷ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: - Lĩnh vực khác: Công nghệ thông tin Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013-2014 BM 01-Bia SKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phan Đức Kỷ 2. Ngày tháng năm sinh: 05/09/1978 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: P. An Bình – Tp. Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0918. 272621 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: ducky.gdtrh@dongnai.edu.vn 7. Chức vụ: Chuyên viên 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): - Phụ trách tham mưu bộ môn Tin học cấp THCS và THPT - Phối hợp tổ chức thi Tin học trẻ, thi Robo con - Tham gia dạy bồi dưỡng học sinh thi Tin học trẻ và Khoa học kỹ tuật cấp quốc gia. - Tham mưu một số Cuộc thi như: Khoa học kỹ thuật, máy tính cầm tay… - Phối hợp tham mưu tổ chức và xử lý dự liệu một số kỳ thi như: Thi tốt nghiệp nghề phổ thông, thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên, thi tuyển sinh lớp 10 THPT. 9. Đơn vị công tác: Phòng Gia1o dục Trung học – Sở GD&ĐT II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: - Số năm có kinh nghiệm: - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 BM02-LLKHSKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CUỘC THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT CẤP TỈNH VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH THI CẤP QUỐC GIA ĐẠT HIỆU QUẢ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học được Bộ Giáo dục và Đào tào chính thức triển khai và tổ chức Cuộc thi từ năm học 2012-2013. Cuộc thi này được tiến hành từ cấp trường, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đối tượng tham gia Cuộc thi là những học sinh đang theo học ở các trường phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12. Mục đích của Cuộc thi: Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã được Sở chỉ đạo tổ chức Cuộc thi từ năm học 2012-2013 từ cấp trường, cấp tỉnh và cấp quốc gia và đã đưa vào nhiệm vụ năm học từ đầu năm; qua đó đã đạt được các kết quả khá khả quan và nhận được sự quan tâm sâu sắc của học sinh, giáo viên và của toàn xã hội. Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh và bồi dưỡng học sinh thi cấp quốc gia đạt hiệu quả” như là một giải pháp giúp đồng nghiệp, các đơn vị có thêm kinh nghiệm trong tổ chức các kỳ thi, công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh đạt kết quả tốt hơn. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: - Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. - Các văn bản chỉ đạo Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Công văn số 6348/BGDĐT-GDTrH ngày 25 tháng 9 năm 2012 về việc Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2012-2013; Công văn số 6844/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 10 năm 2012 về việc tập huấn triển khai cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2012-2013; Công văn số 4241/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014 3 BM03-TMSKKN - Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo qua các năm. 2. Cơ sở thực tiễn: - Kết quả đạt được của Cuộc thi ở cấp tỉnh và cấp quốc gia qua hai năm học 2012-2013 và 2013-2014 cũng như tỷ lệ các học sinh được xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng. - Kết quả tham gia tập huấn của cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. - Các dự án, sản phẩm tham gia dự thi của học sinh ở cấp trường, cấp tỉnh cũng như cấp quốc gia qua hai năm học 2012-2013 và 2013-2014; sự quan tâm của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, các nhà khoa học trên địa bàn tỉnh vào các dự án mà các em tham gia. - Số các đơn vị tham gia dự thi cấp tỉnh và sự quan tâm đầu tư của các nhà khoa học, của các ổ chức vào việc nghiên cứu khoa học của học sinh. - Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT về cuộc thi KHKT cấp quốc gia đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. - Trên cơ sở quy chế và các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp quốc gia hàng năm, sở GDĐT đã chỉ đạo các phòng GDĐT, các trường THPT tổ chức triển khai công tác NCKH cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học của cơ sở giáo dục. Trong quá trình triển khai, các đơn vị cần quan tâm tổ chức một số hoạt động sau:Tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của học sinh, khen thưởng học sinh và cán bộ hướng dẫn có thành tích trong công tác NCKH của học sinh; phát động phong trào NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc mỗi năm; Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi KHKT cấp tỉnh và cấp quốc gia, công tác tổ chức triển khai hoạt động, phương pháp NCKH; tạo các điều kiện để học sinh, giáo viên tham gia NCKH và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH, giáo viên đã hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh. - Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các viện và trung tâm khoa học công nghệ; sở khoa học và công nghệ; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật; đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh/thành phố; các nhà khoa học; cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn và đánh giá các đề tài khoa học của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia. 4 - Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp quốc gia của Bộ GDĐT, SỞ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thi KHKT học sinh THCS và THPT ở địa phương phù hợp với điều kiện thực tế; chọn cử và tích cực chuẩn bị các dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia. Trong quá trình tổ chức cuộc thi KHKT ở địa phương, cơ sở cần chú ý gắn kết với các cuộc thi dành cho học sinh trung học như: thi ý tưởng sáng tạo; thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; thi hùng biện tiếng Anh;… - Hiệu trưởng ở các trường phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi khi xét tặng các danh hiệu khác. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Để đạt kết quả cao Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, công tác đào tạo đội tuyển tham gia thi cấp quốc gia cần thực hiện tốt các công việc như sau: 1. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền Cuộc thi a) Mục đích tập huấn: - Nhằm xây dựng kế hoạch, quy trình tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2013- 2014 ở các đơn vị; từ đó định hướng tuyển chọn những sản phẩm có kết quả tốt dự thi cấp tỉnh và cấp quốc gia; - Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học; - Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; - Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của mình. b) Thành phần mời tham dự: Theo tôi đây là việc quan trọng là một trong những đối tượng có thể huy động nguồn kinh phí cũng như quy tụ, tuyên truyển, phát động để học sinh và giáo viên cùng tham gia; nên cần chọn đối tượng là: - Cấp THCS: 01 lãnh đạo phòng GDĐT; 01 chuyên viên phụ trách cấp THCS của p hòng GDĐT; mỗi trường THCS cử Hiệu trưởng và 01 tổ trưởng chuyên môn thuộc bộ môn Vật lý, Hóa học hoặc Sinh học. - Cấp THPT: mỗi Trường THPT cử 01 đại biểu là Hiệu trưởng hoặc P. Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn; 02 tổ trưởng chuyên môn (01 tổ trưởng ở bộ môn tự nhiên và 01 tổ trưởng ở bộ môn xã hội). c) Nội dung cần tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên - Một số vần đề cơ bản về nghiên cứu, sáng tạo KHKT. 5 - Thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết khoa học. - Hướng dẫn cách viết báo cáo và trình bày poster tham gia Cuộc thi. - Hướng dẫn tổ chức hoạt động nghiên cứu KHKT ở đại phương. - Báo cáo, chia sẽ kinh nghiệm của một số đơn vị có học sinh thi đạt giải cấp tỉnh và cấp quốc gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật năm học 2012-2013. 2. Tổ chức triển khai thực hiện Cuộc thi Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT cần tham mưu văn bản chỉ đạo đến các đơn vị thực hiện; khi triển khai cân nêu rõ một số vấn đề trong tâm như sau: a) Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Sở GDĐT về cuộc thi KHKT cấp tỉnh và cấp quốc gia đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. b) Trên cơ sở quy chế và các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp tỉnh hàng năm, Phòng GDĐT và các trường THPT lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác NCKH cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học của cơ sở giáo dục. Trong quá trình triển khai, các đơn vị cần quan tâm tổ chức một số hoạt động sau: - Tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của học sinh, khen thưởng học sinh và cán bộ hướng dẫn có thành tích trong công tác NCKH của học sinh (đối với các đơn vị đã tổ chức hoạt động NCKH và tham gia cuộc thi KHKT năm trước; phát động phong trào NCKH và tham gia cuộc thi KHKT các năm tiếp theo; - Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi KHKT cấp tỉnh, công tác tổ chức triển khai hoạt động, phương pháp NCKH; tạo các điều kiện để học sinh, giáo viên tham gia NCKH và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. - Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH, giáo viên đã hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh. c) Phối hợp với các nhà khoa học; cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn và đánh giá các đề tài khoa học của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh. d) Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp tỉnh của Sở GDĐT, các đơn vị dự thi tổ chức cuộc thi KHKT học sinh THCS và THPT ở địa phương, cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế; chọn cử và tích cực chuẩn bị các dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh. e) Hiệu trưởng phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học được tính giảm số tiết dạy 6 trong thời gian hướng dẫn vận dụng theo quy định tại điểm c, điểm d, khoản 2, điều 11 thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông để có thời gian cho việc nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác. f) Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho những học sinh đạt giải ở Cuộc thi cấp cơ sở. 3. Tổ chức Cuộc thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh a) Để tổ chức hoạt động NCKH của học sinh trung học và chuẩn bị tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh và cấp quốc gia đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức thi cấp trường, cấp huyện theo các vòng thi và tiêu chí cấm thi theo quy định. b) Một số tiêu chí chấm thi cần phải có sự thông nhất như sau: - Dự án khoa học + Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm; + Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; + Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm; + Tính sáng tạo: 20 điểm; + Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm. - Dự án kĩ thuật + Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm; + Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; + Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm; + Tính sáng tạo: 20 điểm; + Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm. 4. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuẩn bị thi cấp quốc gia Đề học sinh tham gia dự thi cấp quốc gia đạt kết quả tốt; theo tôi cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: - Chọn dự án tham dự thi cấp quốc gia: Việc chọn dự án tham gia dự thi cấp quốc gia cần đúng lĩnh vực, đúng quy trình. Những dự án tham gia thi quốc gia là những dự án có tính sáng tạo, đơn giản, giải quyết được những khó khăn vướng mắc thường ngày trong đời sống xã hội. - Học sinh tham gia dự thi: Ngòai những học sinh có tính sáng tạo cần phải có kiến thức tốt về bộ môn Tiếng Anh để có thể tuyết trình, trả lời những câu hỏi do Ban giám khảo đặt ra bằng Tiếng Anh. - Người hướng dẫn: Phải là những người có kiến thức am hiểu về lĩnh vực mà mình hướng dẫn; ngòai ra phải nhiệt tình, năng nỗ để cùng học sinh hòan thành dự án mà các em đã chọn. 7 - Chọn các chuyên gia: Trong mỗi dự án các em tham gia ngòai giáo viên ở các đơn vị trường hướng dẫn thì cần phải có các chuyên gia đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu… bởi vì đây là các lực lượng am hiểu sâu về các lĩnh vực khoa học. 5. Tổ chức huy động nguồn kinh phí, nguồn nhân lực - Theo quy định kinh phí phục vụ công tác NCKH và tổ chức các cuộc thi trích từ các nguồn ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động thường xuyên phục vụ dạy học của nhà trường và kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân. - Khi triển khai thực hiện vấn đề khó khăn nhất là kinh phí vì văn bản quy định chưa được rõ ràng và cụ thể do đó cần vận động hỗ trợ kinh phí từ phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh… 6. Rút kinh nghiệm và tổng kết, chỉ đạo cho năm tiếp theo Để kết quả thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia đạt kết quả ngày càng cao cần tập trung vào một số các vấn cần rút kinh nghiệm sau đề sau: - Tuyên truyền Cuộc thi đến cho giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh bằng nhiều cách khác nhau. - Cần có chế độ đãi ngộ, khen thưởng động viên kịp thời cho giáo viên hướng dẫn cũng như học sinh có dự án tham gia dự thi - Tuyên dương khen thưởng kịp thời các đơn vị có học sinh tham gia dự thi, có biện pháp chế tài các đơn vị không phát động, tổ chức cuộc thi cũng như không tham gia cuộc thi. - Tổ chức tập huấn về quy trình tổ chức cuộc thi, hướng dẫn học sinh hoàn thành dự án dự thi, cách nghiên cứu dự án dự thi. - Vận động các nguồn kinh phí để khen thưởng xứng đáng cho học sinh tham gia dự thi đạt giải. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Năm học 2012-2013 a) Số dự án tham gia cấp cơ sở (cấp Phòng GD&ĐT và trường THPT) TT Đơn vị Số dự án Số HS Tham gia Thuộc các Lĩnh vực 01 Phòng GDĐT Biên Hòa 20 50 Kỹ thuật điện và cơ khí, năng lượng và vận tải… 02 Phòng GDĐT Long Khánh 15 42 Năng lượng và vận tải, môi trường… 03 Phòng GDĐT Long Thành 30 65 Kỹ thuật điện và cơ khí, quản lý môi trường 04 Phòng GDĐT Nhơn Trạch 10 25 Kỹ thuật điện và cơ khí 05 Phòng GDĐT Cẩm Mỹ 8 26 Khoa học môi trường, khoa học máy tính… 06 Trường THPT Lương Thế Vinh 12 30 Khoa học máy tính, hóa học… 07 Trường THPT Ngô Quyền 10 23 Khoa học máy tính, Kỹ 8 thuật điện và cơ khí… 08 Trường THPT Trấn Biên 4 10 Kỹ thuật điện và cơ khí, khoa học xã hội và hành vi… 09 Trường THPT Nam Hà 3 8 Kỹ thuật điện và cơ khí 10 Trường THPT Phước Thiền 6 17 Kỹ thuật điện và cơ khí, toán học… TỔNG CỘNG 118 310 b) Số dự án tham gia cấp tỉnh và kết quả đạt được TT Đơn vị Số dự án Kết quả Thuộc các Lĩnh vực 01 Phòng GDĐT Biên Hòa 02 01 giải nhì, 01 giải KK Kỹ thuật điện và cơ khí, năng lượng và vận tải… 02 Phòng GDĐT Long Khánh 01 01 giải nhì Năng lượng và vận tải 03 Phòng GDĐT Long Thành 03 01 giải KK Kỹ thuật điện và cơ khí, quản lý môi trường 04 Phòng GDĐT Nhơn Trạch 01 01 giải nhất Kỹ thuật điện và cơ khí 05 Phòng GDĐT Cẩm Mỹ 01 01 giải ba Khoa học môi trường 06 Trường THPT Ngô Quyền 02 01 giải KK Khoa học máy tính 07 Trường THPT Trấn Biên 01 01 giải KK Kỹ thuật điện và cơ khí 08 Trường THPT Nam Hà 01 01 giải ba Kỹ thuật điện và cơ khí 09 THPT Nhơn Trạch 01 Kỹ thuật điện và cơ khí 10 Trường THPT Phước Thiền 01 01 giải KK Kỹ thuật điện và cơ khí TỔNG CỘNG 14 - Đánh giá kết quả đạt được: + Đăng ký tham gia Cuộc thi: có 11 đơn vị đăng ký tham gia gồm: THPT chuyên Lương Thế Vinh 02 dự án; THPT Trấn Biên 04 dự án; THPT Ngô Quyền 02 dự án; THPT Nam Hà 01 dự án; THPT Phước Thiền 01 dự án, THPT Nhơn Trạch 01 dự án; Phòng GDĐT Tp. Biên Hòa 02 dự án; Phòng GDĐT Long Thành 03 dự án; Phòng GDĐT Nhơn Trạch 01 dự án, Phòng GDĐT Cẩm Mỹ 01 dự án và Phòng GDĐT Tx. Long Khánh 01 dự án. + Tham gia chung kết Cuộc thi: có 10 đơn vị tham gia với 14 dự án gồm: THPT Trấn Biên 01 dự án; THPT Ngô Quyền 02 dự án; THPT Nam Hà 01 dự án; THPT Phước Thiền 01 dự án, THPT Nhơn Trạch 01 dự án; Phòng GDĐT Tp. Biên Hòa 02 dự án; Phòng GDĐT Long Thành 03 dự án; Phòng GDĐT Nhơn Trạch 01 dự án, Phòng GDĐT Cẩm Mỹ 01 dự án và Phòng GDĐT Tx. Long Khánh 01 dự án. + Được sự phối hợp chặt chẽ của các Phòng, Ban cơ quan Sở trong công tác hỗ trợ tổ chức Cuộc thi; sự tận tâm trách nhiệm của các Thầy cô trong Ban giám khảo đến từ các đơn vị THPT chuyên Lương Thế Vinh, THPT Long Thành, Đại học Lạc Hồng, Cao đẳng nghề Đồng Nai. 9 + Đối với trường THPT Trấn Biên là đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi. Sở GD&ĐT ghi nhận tinh thần trách nhiệm cao công tác tổ chức của nhà trường, trường đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách tốt nhất cho Cuộc thi, đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của Cuộc thi. c) Số dự án tham gia cấp quốc gia và kết quả đạt được - Có 02 dự án được Ban tổ chức, Ban giám khảo đánh giá cao và chọn dự thi quốc gia vào tháng 3 năm 2013 là “Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời dành cho người khuyết tật” của các em học sinh trường THCS Nguyễn Trãi Tx. Long Khánh và “Robot nhặt rác trên mặt nước” của các em học sinh trường THCS Hùng Vương Tp. Biên Hòa. - Kết quả: giải lĩnh vực có 01 giải nhì thuộc dự án “Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời dành cho người khuyết tật” và 01 giải ba thuộc dự án “Robot nhặt rác trên mặt nước”; giải toàn cuộc có 01 giải khuyến khích thuộc lĩnh vực “Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời dành cho người khuyết tật”. 2. Năm học 2013-2014 a) Số dự án tham gia cấp cơ sở (ở các Phòng GDĐT và trường THPT) TT Đơn vị Số dự án thi cơ sở Đăng ký thi tỉnh Ghi chú 1 GDĐT Long Thành 10 2 2 GDĐT Trảng Bom 1 1 3 GDĐT Biên Hòa 16 4 4 GDĐT Nhơn Trạch 8 2 5 GDĐT Vĩnh Cửu 9 2 6 GDĐT Xuân Lộc 12 2 7 GDĐT Cẩm Mỹ 17 3 8 GDĐT Long Khánh 14 3 9 GDĐT Tân Phú 2 2 10 GDĐT Thống Nhất 2 1 11 THPT Bình Sơn 2 1 12 THPT Kiệm Tân 1 1 13 THPT Long Khánh 4 1 14 THPT Long Thành 5 2 15 THPT Lương Thế Vinh 20 4 16 THPT Nam Hà 2 2 17 THPT Ngô Quyền 14 3 18 THPT Nguyễn Trãi 3 2 19 THPT Nhơn Trạch 2 2 20 THPT Phước Thiền 24 2 21 THPT Tân Phú 1 1 10 [...]... Cuộc thi khoa học, kỷ thuật cấp tỉnh và bồi dưỡng đội tuyển thi cấp quốc gia đạt hiệu quả nhằm đánh giá, đúc kết những kinh nghiệm bổ ích về công tác này qua các năm - Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học theo tôi là Cuộc thi rất bồ ích, tạo sân chơi tốt, lành mạnh cho học sinh Cuộc thi này tuy qua mới hai năm nhưng số các đơn vị và các dự án mỗi năm tăng cao cũng như kết quả học sinh. .. vọng và lĩnh vực mà các em tham gia dự thi Những học sinh lớp 10, 11 được bảo lưu kết quả đến năm học lớp 12 - Cuộc thi này do Bộ GD-ĐT tổ chức ở hai khu vực, khu vực từ Đã Nẵng trở vào được tổ chức tại Tp Cần Thơ có 27 tỉnh, thành tham dự với 133 dự án thuộc 14 lĩnh vực khoa học kỹ thuật như: Khoa học môi trường, hóa sinh, toán học; sinh học và tế bào phân tử, y khoa và khoa học sức khỏe, vật lý và thi n... hiện và phối hợp thực hiện công tác này; triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo về Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt ý kiến chỉ 15 đạo về Cuộc thi của lãnh đạo, tiếp thu tốt các ý kiến - góp ý của đồng nghiệp; nghiêm túc rút kinh nghiệm công tác tổ chức Cuộc thi và dạy đội tuyển thi quốc gia qua các năm; từ đó tham mưu tổ chức Cuộc thi đạt hiệu quả Bài viết Một số kinh nghiệm tổ chức Cuộc. .. quả học sinh thi quốc gia đạt khả quan, số học sinh được tuyển thẳng vào các trường đại học ngày một nhiều nên các đơn vị xem như đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong các năm học VI TÀI LIỆU THAM KHẢO Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông... thi n văn học; khoa học xã hội và hành vi, khoa học động thực vật… V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Được sự tin tưởng của Lãnh đạo Phòng Giáo dục Trung học, lãnh đạo Sở GD&ĐT; công tác tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học được đưa vào triển khai cho các đơn vị trường học từ năm học 2012-2013 - Khi nhận được phân công về việc theo dõi, tham mưu tổ chức Cuộc thi, tôi... chọn dự thi cấp quốc gia vào tháng 2 năm 2014 tại Tp Cần Thơ là dự án ở các đơn vị phòng GD&ĐT Nhơn Trạch, trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, trường THPT Ngô Quyền và trường THPT Nhơn Trạch - Kết quả đạt được ở kỳ thi cấp quốc gia: TT Tên dự án 1 Hành trình của những tia sáng 2 Ổ khóa từ 3 Ứng dụng truyền năng lượng không dây dẫn vào Lĩnh vực Học sinh tham gia Quang học Giải lĩnh vực Giải Toàn cuộc Phạm... ba và 12 giải khuyến khích Các đơn vị có học sinh đạt giải cao tại Cuộc thi là phòng GD&ĐT Long Khánh, phòng GD&ĐT Nhơn Trạch, phòng GD&ĐT Cẩm Mỹ, phòng GD&ĐT Thống Nhất, trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, THPT Ngô Quyền, THPT Long Khánh, THPT Nhơn Trạch, THPT Nam Hà và THPT Bình Sơn c) Số dự án tham gia cấp quốc gia và kết quả đạt được - Có 06 dự án được Ban tổ chức, Ban giám khảo đánh giá cao và. .. Á Thái Bình Dường là đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi và sự hỗ trợ của VNPT Đồng Nai Sở GD&ĐT ghi nhận tinh thần trách nhiệm cao công tác tổ chức của nhà trường và sự hỗ trợ của các đơn vị, trường đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thi t bị một cách tốt nhất cho Cuộc thi, đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của Cuộc thi + Ban tổ chức, Ban giám khảo đã chọn ra được 01... đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2 Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao ... vượt sông suối Kỹ thuật điện Chẫn đoán bệnh và chữa bệnh Hóa học hữu cơ Kỹ thuật điện THCS Lê Quý Đôn Long Khánh 18 THCS Hồ Thị Hương Long Khánh Thùng rác đa năng Biển cảnh báo giao thông 19 THCS Nguyễn Trãi Long Khánh Sào phơi đồ thông minh 3 3 3 3 3 2 3 3 Sinh học 2 3 Tin học 2 2 3 2 Máy lọc nước tự động Mô hình phong thủy điện Bàn ghế thông minh dành cho học sinh 17 Số học sinh 3 2 Quản lý chất thải . CUỘC THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT CẤP TỈNH VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH THI CẤP QUỐC GIA ĐẠT HIỆU QUẢ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học được Bộ Giáo dục và Đào tào. thi và dạy đội tuyển thi quốc gia qua các năm; từ đó tham mưu tổ chức Cuộc thi đạt hiệu quả. Bài viết Một số kinh nghiệm tổ chức Cuộc thi khoa học, kỷ thuật cấp tỉnh và bồi dưỡng đội tuyển thi. Tin học cấp THCS và THPT - Phối hợp tổ chức thi Tin học trẻ, thi Robo con - Tham gia dạy bồi dưỡng học sinh thi Tin học trẻ và Khoa học kỹ tuật cấp quốc gia. - Tham mưu một số Cuộc thi như: Khoa