Đó là những yêu cầu khách quan thểhiện bản chất và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước XHCN, được thểchế hóa thành các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của bộ máy nh
Trang 1CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT
Câu 1: Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước XHCN Liên
hệ thực tiễn.
Trả lời:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN là những tư tưởng chỉđạo chi phối tổ chức và hoạt động của Nhà nước Đó là những yêu cầu khách quan thểhiện bản chất và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước XHCN, được thểchế hóa thành các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
1 Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân tham gia xây dựng nhà nước, tham gia quản lý xã hội
Nhà nước CNXHCN là tổ chức để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ củamình, là nhà nước của dân, do dân, vì dân Đó là bản chất, là nguồn gốc sức mạnh vàhiệu lực quản lý của nhà nước kiểu mới Vì vậy, việc phát huy và bảo đảm quyền lựccủa nhân dân trong tổ chức và hoạt động của nhà nước XHCN là vấn đề có tính quyluật, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước XHCN, ảnh hưởngđến quá trình xây dựng và sự bền vững của chế độ XHCN Điều 2 Hiến pháp 1992(sửa đổi năm 2001) khẳng định “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước phápquyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp…
Thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức, hoạtđộng của bộ máy nhà nước thực chất là bảo đảm quyền lực của nhân dân trong quản lýnhà nước và xã hội Nhân dân là người chủ thực sự của đất nước Các cơ quan và cán
Trang 2bộ, nhân viên nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chính làthực hiện quyền lực của nhân dân giao phó.
Nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình thông qua quốc hội và Hội đồngnhân dân các cấp Đồng thời, quyền lực của nhân dân trong tổ chức, hoạt động của bộmáy nhà nước thể hiện trên nhiều mặt; nhân dân trực tiếp tham gia xây dựn nhà nước
và tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tham gia thảo luận và quyết định nhữngvấn đề quan trọng của đất nước và địa phương, cơ sở (về chính trị, kinh tế, văn hóa –
xã hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại…); nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động củacác cơ quan và cán bộ, nhân viên nhà nước Nhà nước phải xây dựng thiết chế bảo đảmcho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực đó
Để đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình, bảo đảm tất cả quyền lực củanhà nước thuộc về nhân dân, cần trú trọng những vấn đề sau:
- Bảo đảm cho Quốc hội và HĐND các cấp thực sự là cơ quan đại diện có ý chí vànguyện vọng của nhân dân, có thực quyền và năng lực thực hiện các chức năng của cơquan quyền lực như Hiến pháp đã quy định
- Nhà nước phải thể chế hóa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, quy định chặt chẽ
cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền đó
- Nhà nước phải quy định chế độ trách nhiệm phục vụ nhân dân của các cơ quan, cán
bộ, công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh những biểu hiệnquan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện vi phạm quyền làmchủ của nhân dân Điều 8, Hiến pháp 1992 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ,viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽvới nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, kiên quyết đấu tranhchống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu hách dịch, cửa quyền”
2 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng trong hệ thống các nguyên tắc
tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN Vị trí quan trọng của nguyên tắc nàythể hiện ở chỗ nó là nguyên tắc cơ bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
Trang 3mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước; quy định mối quan hệgiữa cơ quan Trung ương với các cơ quan nhà nước địa phương, giữa cấp trên với cấpdưới, giữa thủ trưởng cơ quan, đơn vị với cán bộ, nhân viên trong cơ quan; quy định cơchế chuẩn bị, thảo luận thông qua Hiến pháp, các văn bản pháp luật, các chủ trương,chính sách, các quyết định trong hoạt động quản lý của Nhà nước; quy định lề lối làmviệc quan hệ lãnh đạo, giám sát, kiểm tra và xử lý công việc trong hoạt động của bộmáy nhà nước… Điều 6 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) quy định: “Quốc hội, HĐND
và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trungdân chủ”
Để bảo đảm thực hiện các yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức,hoạt động của bộ máy nhà nước cần phải giải quyết các vấn đề sau:
- Phân định rõ những vấn đề, lĩnh vực, quy mô loại công việc thuộc quyền quyết địnhcủa mỗi cấp từ Trung ương đến cơ sở;
- Phân định rõ trách nhiệm của tập thể cơ quan, tổ chức Nhà nước và có trách nhiệm cánhân của từng chức danh trong bộ máy nhà nước
- Quy định chặt chẽ chế độ kỷ luật nhà nước: cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địaphương phải phục tùng Trung ương, các quyết định của cấp trên, của Trung ương cógiá trị bắt buộc đối với cấp dưới, cấp địa phương; cán bộ, nhân viên phải phục tùng thủtrưởng
- Xây dựng cơ chế làm việc dân chủ ở các cơ quan nhà nước Đặc biệt ở Quốc hội vàHĐND các cấp Cần quy định chặt chẽ cơ chế chuẩn bị, thảo luận và thông qua dự thảocác văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách, kế hoạch, các quyết định quản lý.Thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi nhưng khi quyết định thông qua phải theo nguyên tắcthiểu số phục tùng đa số
- Quy định và thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, thông tin: các cơ quan quyền lựcthực hiện chức năng giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước khác; cấptrên, thủ trưởng cơ quan kiểm tra hoạt động của cấp dưới, của cán bộ, nhân viên nhànước, các cơ quan nhà nước phải thực hiện thông tin, báo cáo với cấp trên, với cơ quan
Trang 4quyền lực, Quốc hội và HĐND Đại biểu Quốc hội và HĐND phải báo cáo cho nhândân về tình hình đất nước và hoạt động của nhà nước…
- Các biện pháp bảo đảm xử lý nghiêm minh kịp thời mọi hành vi vi phạm nguyên tắctập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Cần đề phòng hai khuynh hướng: một là, chỉ nhấn mạnh tập trung mà làm ảnh hưởngđến quyền tự chủ, sáng tạo của cấp dưới, của địa phương, cơ sở và quyền làm chủ củanhân dân lao động Hai là, tuyệt đối hóa quyền tự chủ của cấp dưới, của địa phương,đơn vị cơ sở mà thấp vai trò chỉ đạo tập trung thống nhất cần thiết của cấp trên, củaTrung ương và người thủ trưởng
3 Nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực nhưng cả sự phân công, phân cấp phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước được thực hiệntrên 3 chức năng: lập pháp, hành pháp, tư pháp Các chức năng đó bao chùm mọi lĩnhvực đời sống xã hội và trên toàn bộ lãnh thổ đất nước Vấn đề đặt ra là tổ chức thựchiện quyền lực nhà nước đó như thế nào để bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: “Tô chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thống nhất quyền lực,
có sự phân công phân cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương”.Quyền lực nhà nước thống nhất, duy nhất, không thể phân chia vì bản chất quyền lực
đó là quyền lực của nhân dân Bộ máy nhà nước có nhiều hệ thống cơ quan tương ứngthực hiện các chức năng của quyền lực nhà nước nhưng đều nhằm tổ chức thực hiệnquyền của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân
Quyền lực nhà nước là thống nhất không thể phân chia nhưng được phân công rànhmạch giữa quyền lập pháp, hành pháp, phân cấp rành mạch giữa nhà nước trung ươngvới chính quyền địa phương và cơ sở
Trang 5Nguyên tắc thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểmsoát việc thực hiện quyền lực của nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư phápđược cụ thể hóa thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và mối quan hệgiữa các cơ quan nhà nước.
4 Nguyên tắc có kế hoạch
Nguyên tắc có kế hoạch yêu cầu khác quan trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước XHCN Trong chế độ XHCN, nhà nước là một công cụ thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân lao động, là người đại diện cho sở hữu toàn dân đối với tư liệu sản xuấtchủ yếu, nên nhà nước có đủ điều kiện quản lý quá trình phát triển kinh tế, văn hóa,giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội một cách có kế hoạch.Mặt khác, nhà nước bảo đảm sử dụng và phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, nguồnlực, vật chất và con người để phát triển mọi mặt đời sống của xã hội, đồng thời đápứng nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng cao cho mọi thành viên trong xã hội
Thực hiện nguyên tắc có kế hoạch có nghĩa là toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước phải có kế hoạch dựa trên cơ sở khoa học nhằm thực hiện những mụctiêu đã dự kiến trước
Kế hoạch nhà nước là trung tâm cho mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Vì thế, bộ máy nhà nước phải có tổ chức thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả nhữngnhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong kế hoạch và mọi hoạt động của bộ máy nhà nước phảihướng đến việc thực hiện kế hoạch chung đã vạch ra
Kế hoạch nhà nước là một trong những công cụ chủ yếu để quản lý kinh tế, văn hóa, xãhội, nhưng không có nghĩa là nhà nước vạch ra một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộichi tiết cụ thể cho tất các cáp cấp, các ngành, các địa phương
5 Nguyên tắc pháp chế XHCN
Thực hiện mọi nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước XHCN có nghĩa là mọi tổ chức, mọi cán bộ, nhân viên nhà nước đều phảinghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ pháp luật khi thi hành quyền hạn và nhiệm vụ của
Trang 6mình Đồng thời, bộ máy nhà nước phải thực hiện được việc quản lý xã hội bằng phápluật, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thi hành nghiêm minh.
Thực hiện đúng đắn nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước XHCN là bảo đảm sự thống nhất về kỷ cương trật tự, hiệu lực quản lýtrong hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm dân chủ và công bằng xã hội; đồngthời tránh khuynh hướng cục bộ, tùy tiện, vô chính phủ, đấu tranh có hiệu quả để ngănchặn tệ quan liêu, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước.Điều 12 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng phápluật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phảinghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, kiên quyết đấu tranh nhằm phòng vàchống các tội phạm các việc làm vi phạm hiến pháp và pháp luật
Để đảm bảo thực hiện được nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, trước hết, nhà nước phải xây dựng được hệ thống pháp luật đầy
đủ, kịp thời, đồng bộ, có chất lượng cao và ổn định tương đối tạo tiền đề vững chắccho việc thực thi pháp luật
6 Nguyên tắc công khai, minh bạch, lắng nghe ý kiến nhân dân
Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, lắng nghe ý kiến nhân dân trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN là một trong những nội dung cơ bản nhằmdân chủ hóa tổ chức hoạt động của nhà nước, bảo đảm nhà nước thực sự là của dân, dodân, vì dân
Thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động của bộ máy nhà nước phải côngkhai, minh bạch để dân biết Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện các chủtrương, chính sách, pháp luật, kế hoạch các quyết định của cơ quan nhà nước, phảilắng nghe, tiếp thu và giải quyết ý kiến, nguyện vọng và những nhận xét, đánh giá củaquần chúng nhân dân Cần sử dụng các biện pháp điều tra, thăm dò dư luận xã hội vềnhững quyết định của nhà nước
Trang 7Thực hiện công khai hóa tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước là bảo đảm chonhân dân lao động có điều kiện hiểu biết, nhận thức và phân tích các hoạt động của bộmáy nhà nước họ có thể bày tỏ ý kiến, thảo luận và đánh giá các hoạt động đó, pháthuy quyền làm chủ của mình trong xây dựng nhà nước và tham gia quản lý nhà nước.Ngược lại các cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân viên nhà nước phải gần dân, trọng dân,lắng nghe ý kiến của nhân dân chính là để kiểm tra, đánh giá lại chủ trương, chính sách
và các hoạt động của mình Có như vậy mới kịp thời sửa đổi, bổ sung, uốn nắn nhữngchủ trương, chính sách và hoạt động đó cho phù hợp “Dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra” phải trở thành phương châm hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, đócũng chính là nguồn gốc sức mạnh và hiệu lực của bộ máy nhà nước XHCN
7 Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc cùng xây dựng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chínhsách nhất quán giữa các dân tộc tạo nên sự đoàn kết, nhất trí, tin tưởng lẫn nhau, cùngnhau xây dựng xã hội mới Đồng thời, thực hiện tốt nguyên tắc đó sẽ ngăn chặn và đậptan mọi sự xuyên tạc, mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù hòng chia rẽ, gây mất ổn địnhtrong quan hệ giữa các dân tộc và chống pháp chủ nghĩa xã hội
Thực hiện nguyên tắc này là đảm bảo cho các dân tộc có quyền bình đẳng trong xâydựng nhà nước, tham gia quản lý nhà nước, được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.Điều 5, Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) khẳng định: “Nhà nước CHXHCNVN làNhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêmcấm hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huynhững phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”
8 Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Trang 8Nhà nước XHCN là một tổ chức, thông quá đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạocủa mình đối với tiến trình phát triển của xã hội Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiệntiên quyết đảm bảo sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước kiểu mới Vì vậy, bảođảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu khách quan trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bảo đảm cho nhànước có đường lối, phương hướng đúng xây dựng Nhà nước kiểu mới, có đủ năng lực
tổ chức, xây dựng xã hội mới, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện trên những mặt cơ bản: Đảng vạch racương lĩnh, đường lối chiến lược và những chủ trương lớn làm cơ sở cho Nhà nướchoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách và quyếtđịnh trong quản lý, Đảng vạch ra các chủ trương quan trọng về tổ chức bộ máy vàchính sách cán bộ; Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục,bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của Đảng viên và tổ chứcĐảng; Đảng giới thiệu cán bộ có phẩm chất và năng lực vào cương vị lãnh đạo chủchốt của bộ máy nhà nước
Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không là bao biện, làm thay hoặc khoán trắng cho Nhànước Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải vừa bảo đảm sự lãnh đạo củaĐảng trên những mặt nêu trên, vừa bảo đảm phát huy vai trò chủ động của Nhà nướctrong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Đảng ta chỉ rõ: để bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức hoạtđộng của Nhà nước, vấn đề bao chùm nhất là Đảng phải tự đổi mới và chỉnh đốn, cókiến thức, năng lực và sức chiến đấu mới Đảng phải khắc phục có hiệu quả các mặtyếu kém, khôi phục và nâng cao uy tín của Đảng trong nhân dân và xã hội Đảng phảiđược xây dựng vững mạnh cả về chính trị, cả về tư tưởng, tổ chức, thực sự là đội tiềnphong chính trị có trọng trách lãnh đạo Nhà nước và nhân dân xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội
* Liên hệ thực tiễn
Trang 9Nguyên tắc tổ chức và hoạt động (cơ quan đơn vị nào…) đảm bảo những nguyên tắcnhất định như: Pháp chế; công khai, dân chủ; liên tục, kịp thời; chính xác, khách quan,trung thực; phù hợp văn hóa – đạo đức công vụ.
Trong quá trình tổ chức và hoạt động tại… đã thực hiện đúng các quy định đã quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản Tập thể Lãnh đạo cơquan (tên cơ quan…) đã dành nhiều thời gian, công sức, phát huy dân chủ, trí tuệ tậpthể đã xây dựng các văn bản quản lý nội bộ của (cơ quan…) (gần 100 văn bản các loại)như: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (cơquan nào); Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế làmviệc của các phòng và tương đương Quy chế hoạt động của (cơ quan…); Quyết địnhban hành Quy chế tiếp nhận công chức, viên chức có nguyện vọng xin chuyển côngtác; quy chế tuyển dụng công chức, viên chức Đây là các văn bản pháp lý rất quantrọng để điều hành mọi hoạt động của (cơ quan…), đồng thời tất cả Lãnh đạo cơ quan
và cán bộ đang công tác tại cơ quan… phải tuân thủ thực hiện
Trong quá trình tổ chức triển khai công tác tổ chức và cán bộ tập thể Lãnh đạo, Chi ủy,Công đoàn cơ quan (ghi tên cơ quan vào) đã bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tậptrung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theoquy chế của cơ quan, quy định của Bộ Nội vụ và phân cấp thẩm quyền của Bộ trưởng
Để tăng cường công tác công khai về tài chính, cơ quan… đã ban hành Quy chế chitiêu nội bộ, Quy chế mua sắm sửa chữa tài sản, Quy chế về sử dụng xe ô tô, Quy chế
về thực hành tiết kiệm chống lãng phí,… Các quy chế này trước khi ban hành đã tổchức hội nghị lấy ý kiến góp ý của toàn thể cán bộ trong cơ quan và được đồng thuậncủa toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan báo cáo Vụ Kế hoạch Tài chínhthẩm định, có ý kiến trả lời bằng văn bản sau đó Thủ trưởng cơ quan ký ban hành.Hàng quý, công tác tài chính được thông báo công khai tại các cuộc họp giao ban của
cơ quan, thông báo công khai lên bảng tin của cơ quan đồng thời gửi báo cáo Vụ Kếhoạch Tài chính, Lãnh đạo Bộ để theo dõi Việc thu, chi tài chính, báo cáo quyết toánhàng năm, cơ quan… đã thực hiện theo đúng quy định của Lãnh đạo Bộ và của Bộ Tài
Trang 10chính theo quy định Thường xuyên tự kiểm tra nội bộ về công tác tài chính – kế toánnhờ đó mọi hoạt động về tài chính đã được thực hiện tốt.
Lãnh đạo cơ quan đã phân công nhiệm vụ rõ ràng và thực hiện đúng theo quy chế hoạtđộng của cơ quan Thủ trưởng, đứng đầu cơ quan luôn thực hiện đúng nguyên tắctrong điều hành công việc chung của cơ quan, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở;tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, mọi công việc của cơ quan đều được bàn bạc thảoluận công khai daanchur, khách quan, đúng nguyên tắc Các công việc quan trọng của
cơ quan (tuyển dụng, điều động, đề bạt cán bộ, bình xét thi đua, khen thưởng, đào tạo,nâng lương…) đều họp liên tịch bàn bạc tập thể, công khai, Bí thư Chi bộ kiêm lãnhđạo cơ quan quyết định theo đa số các thành viên dự họp Có phân công nhiệm vụ cụthể trong tập thể Lãnh đạo cơ quan, không có biểu hiện độc đoán chuyên quyền, đùnđẩy trách nhiệm
Trong quá trình điều hành hoạt động của cơ quan, thủ trưởng đã phối hợp chặt chẽ vớitập thể Lãnh đạo, Chi ủy, Công đoàn nhờ đó tạo ra một tập thể đoàn kết, nhất trí,không bè phái, không cục bộ, không có tình trạng thành tích thì của mình, khuyết điểm
đổ cho tập thể
Việc tổ chức hoạt động tại cơ quan… được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhờ đó cácán bộ trong cơ quan thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhànước, các nội quy quy định của cơ quan, vì vậy hàng năm 100% cán bộ của cơ quanđạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên, tập thể cơ quan đạt danh hiệu tập thể lao độngxuất sắc
Câu 2: Khái niệm và phân tích các vai trò của pháp luật XHCN Liên hệ thực tiễn Trả lời:
1 Khái niệm pháp luật xã hội chủ nghĩã:
Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước XHCN ban hành và bảođảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,là yếu tố
Trang 11điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm mục đích xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa ổnđịnh và phát triển.
2 Vai trò của pháp luật XHCN:
Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọngtrong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội Trong công cuộc xây dựng nhànước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, vai trò quan trọng của pháp luật lạicàng được nhấn mạnh Điều 12 Hiến pháp 1992 sửa đổi ghi nhận: “Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” Vai trò của phápluật được thể hiện ở những khía cạnh sau:
2.1 Vai trò của pháp luật XHCN đối với kinh tế:
Pháp luật là yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội Do đó, trước hết được ra đời trên
cơ sở hạ tầng và được quy định bởi quy định cơ sở hạ tầng Trong mối quan hệ giữapháp luật và kinh tế, các điều kiện kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quy định
sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định toàn bộ nội dung và sự phát triển của nó.Tuy nhiên, mặc dù ra đời từ các điều kiện và tiền đề kinh tế nhưng pháp luật khôngphản ánh một cách thụ động các quan hệ kinh tế, mà còn có tính độc lập tương đối vàtác động trở lại đối với kinh tế Điều đó thể hiện ở chỗ, nếu pháp luật được xây dựngphù hợp với các quy định kinh tế - xã hội thì có vai trò tích cực đối với sự phát triểnkinh tế Nếu pháp luật được xây dựng không phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hộithì nó kìm hãm sự phát triển của kinh tế Cụ thể, vai trò của pháp luật đối với kinh tếthể hiện:
Thứ nhất, pháp luật là phương tiện tạo lập cơ sở pháp lý để các chủ thể kinh tế tiếnhành sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Có nghĩa, nhờ có các quy địnhcủa pháp luật các chủ thể kinh tế có thể trở thành các chủ thể quan hệ pháp luật kinh tếvới những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể Từ đó các nhà sản xuất, kinh doanh hoàntoàn có thể yên tâm sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề mình đã lựa chọn,miễn là thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Trang 12Thứ hai, pháp luật là phương tiện để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mìnhđối với nền kinh tế Do tính chất phức tạp “nhiều vấn đề, nhiều quan hệ cần giải quyết”
và phạm vi rộng của chức năng quản lý kinh tế, nhà nước không thể trực tiếp tham giavào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉ thực hiện quản lý hành chính – kinh tế Quátrình đó không thể được nếu không dựa vào pháp luật Chỉ có pháp luật với những tínhchất đặc thù của nó mới là cơ sở để đảm bảo cho nhà nước hoàn thành chức năng quản
lý kinh tế của mình
Thứ ba, pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng cho các chủ thể kinh
tế, trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp kinh tế, vi phạm hợp đồng kinh tế là nhữnghiện tượng hay xảy ra Trong những trường hợp như vậy pháp luật là phương tiện đểcác cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bêntham gia quan hệ kinh tế
Thứ tư, pháp luật là một phương tiện giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trongnền kinh tế thị trường: mặt trái của nền kinh tế thị trường rễ gây ra vấn đề mất cânbằng xã hội, phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp… chính trong những trường hợp ấypháp luật là phương tiện điều tiết xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh như bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, quy định các chính sách đốivới người về hưu, người thất nghiệp, người già cô đơn,… cũng như bất kỳ một chínhsách nào khác, chính sách xã hội chỉ có thể được thực thi một cách có hiệu lực, hiệuquả khi nó được xác lập dưới những hình thức pháp lý nhất định và được bảo đảm thựcthi bởi một cơ chế pháp lý thích hợp
2.2 Vai trò của pháp luật đối với xã hội
Pháp luật và xã hội có mối quan hệ mất thiết với nhau Mỗi bước phát triển lớn của xãhội, của đất nước đều kéo theo những thay đổi lớn trong pháp luật Sự hình thành phápluật là kết quả của sự tác động khác quan, tất yếu lẫn nhau của những nhân tố xã hội,của những biến đổi xã hội Các nhận tố xã hội ở nghĩa rộng nhất bao gồm các nhân tốkinh tế xã hội, chính trị, văn hóa, truyền thống, đạo đức, khoa học và công nghệ… vànhững biến đổi của các nhân tố đó, các tiền đề xã hội tạo thành cơ sở cho việc hình
Trang 13thành và ra đời của pháp luật Mặc dù nội dung của những nhân tố xã hội quyết định sựhình thành pháp luật, nhưng ngược lại pháp luật có tác động trở lại, có vaitrof quantrọng đối với xã hội Vai trò của pháp luật đối với xã hội thể hiện:
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ lợi ích chính đáng của con người của công dân Pháp luậtXHCN thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp lý chocác quyền đó được thực hiện trên thực tế Mặt khác, pháp luật là phương tiện để cácthành viên của xã hội có quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Thứ hai, pháp luật XHCN là phương tiện bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN Dướichủ nghĩa xã hội, các quyền dân chủ của nhân dân được pháp luật ghi nhận và bảo đảmthực hiện Chẳng hạn ở Việt Nam các quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở đã đượcĐảng và Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng văn bản có tính pháp lý làPháp lệnh về dân chủ ở cơ sở Pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở là một văn bản pháp luậtcủa Nhà nước, là cơ sở pháp lý quy định việc thực hiện dân chủ đốivới cấp cơ sở trong
cả nước
Thứ ba, pháp luật là phương tiện để gìn giữ trật tự an toàn xã hội Pháp luật XHCN với
tư cách là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, có vai trò quan trọng trong việcbảo đảm sự ổn định, trật tự an toàn xã hội Trong hệ thống quy phạm pháp luật đượcđặt ra để điều chỉnh, ngoài các quy phạm cho phép, bắt buộc, pháp luật còn chứa đựngcác quy phạm cấm mọi hành vi gây mất ổn định và trật tự an toàn xã hội, xâm hại đếnlợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân Những biện pháp được pháp luật quy định
để áp dụng trong những trường hợp có vi phạm pháp luật (của cá nhân hay một tổchức) thể hiện sức mạnh Nhà nước một cách công khai có ý nghĩa rất lớn để răn đe,phòng ngừa, đồng thời là cơ sở để xử lý và trừng trị nghiêm khắc những hành vi nguyhiểm của xã hội Trong lĩnh vực này, pháp luật là công cụ sắc bén nhất bởi vì nó thểhiện sức mạnh của nhà nước trong việc giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội
2.3 Vai trò của pháp luật đối với sự lãnh đạo của Đảng
Bất kỳ giai cấp thống trị nào cũng dựa vào pháp luật để thể hiện ý chí và thực hiệnđường lối chính trị của mình Pháp luật trở thành hình thức ghi nhận đường lối chính
Trang 14trị của giai cấp thống trị, là công cụ thực hiện hiệu quả nhất những yêu cầu, mục đích,nội dung chính trị của giai cấp cầm quyền Mối liên hệ giữa pháp luật và chính trị thểhiện ở mối liên hệ giữa đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền với pháp luật củanhà nước Đường lối chính trị của Đảng cầm quyền có ý nghĩa chỉ đạo việc xây dựng,tuyên truyền, giáo dục pháp luật Vai trò của pháp luật đối với sự lãnh đạo của Đảngthể hiện:
Thứ nhất, pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chung trên quy mô toàn xãhội Chủ trương đường lối của Đảng được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật
và được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống
Thứ hai, pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm nghiệm đường lối của mình trong thựctiễn Các quy phạm pháp luật được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống và phát huy hiệuquả điều chỉnh các quan hệ xã hội thì nó khẳng định tính đúng đắn, phù hợp của những
tư tưởng trong đường lối chủ trương của Đảng mà nó thể hiện Ngược lại, nếu các quyphạm pháp luật không phát huy được hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội thì nóphủ định tính đúng đắn và phù hợp trong đường lối chủ trương của Đảng đã được thểhiện trong pháp luật Chẳng hạn, từ sau đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủtrương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Chủtrương đó đã được thể chế hóa thành pháp luật Cụ thể, chủ trương đó đã được ghinhận trong Hiến pháp năm 1992 Sau khi được thể chế hóa thành pháp luật, chủ trương
đó được áp dụng trong thực tế Qua các kỳ đại hội Đảng ta đã đánh giá, kiểm nghiệmchủ trương đó và khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, chủ trươngcủa Đảng về vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam vẫn tiếp tục được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật
Thứ ba, pháp luật là phương tiện phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng bằngđường lối chính trị với chức năng tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động xã hội củanhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối