1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình mắc bệnh béo phì trên thế giới và tại Việt Nam

12 4,7K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu tình hình mắc bệnh béo phì trên thế giới, Việt Nam

MỤC LỤC I/ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚITẠI VIỆT NAM 2 II/ BÉO PHÌ LÀ GÌ ? 3 2.1. Định nghĩa béo phì .3 2.2. Các kiểu béo phì .3 2.3. Các cách nhận biết bệnh béo phì 4 III/ NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ .4 3.1. Khẩu phần ǎn thói quen ǎn uống .5 3.2. Hoạt động thể lực kém .5 3.3. Yếu tố di truyền .5 3.4. Yếu tố kinh tế xã hội 5 IV/ HẬU QUẢ CỦA BỆNH BÉO PHÌ .6 V/ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ .7 5.1. Khi nào nên bắt đầu điều trị béo phì? .7 5.2. Nguyên tắc điều trị béo phì 8 5.3. Các cách giảm cân đang được áp dụng hiện nay .8 VI/ THỰC ĐƠN TRONG 1 TUẦN CHO NGƯỜI BÉO PHÌ CẤP ĐỘ 1 11 I/ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚITẠI VIỆT NAM 1 Tổ chức Y tế thế giới khẳng định béo phì là một bệnh dịch toàn cầu, số người bị béo phì trên thế giới lên đến hơn 1,5 tỷ người. Hiện tình trạng thừa cân, béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển. Đây thật sự là mối đe doạ tiềm ẩn trong tương lai. ở các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Theo Hiệp hội Béo phì Mỹ, nay có khoảng 60 triệu người dân Mỹ bị béo phì, tăng gần gấp 3 lần so với năm 1991 (25 triệu người). Riêng ở châu Phi, Nozizwe Madlala- Routledge, Thứ trưởng Bộ Y tế Nam Phi cho biết 29% nam giới 57% nữ giới nước này bị béo phì. Trong khi đó, ở châu Á, theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, tốc độ gia tăng của tình trạng béo phì ở Trung Quốc đã lên tới 97% trong 10 năm qua. Tổ chức dinh dưỡng chính thức đầu tiên của Trung Quốc cơ quan khảo sát sức khỏe cho biết từ giữa năm 1992 đến năm 2002, đã có hơn 60 triệu người bị béo phì. Đặc biệt ở những thành phố của Trung Quốc có 12% thanh thiếu niên 8% trẻ em bị béo phì. Tại VN, theo tờ Tuổi trẻ, đề tài “Khảo sát khuynh hướng béo phì các yếu tố nguy cơ ở trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non nội thành năm 2005” thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết có trẻ mới ba tháng tuổi đã béo phì, mỗi tháng lên tới 2kg. Theo số liệu năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ béo phì cao nhất: Số học sinh thừa cân ở thành phố này là 16,1%, cao hơn Hà Nội 1,5 lần, hơn Hải Phòng 3 lần. Các nghiên cứu do Viện Dinh dưỡng tiến hành tại các thành phố lớn cho thấy, bệnh béo phì đã trở nên rất phổ biến tăng dần theo tuổi tác. Ở tuổi tam tuần, 6-8% nam giới béo phì. Tỷ lệ này là 12% ở lứa tuổi 40-44. Tỷ lệ béo phì ở phụ nữ thành thị còn cao hơn nam giới. Ở lứa tuổi ngoài 30, cứ 10 phụ nữ thì có một người béo phì. Bước sang tuổi tứ tuần, tỷ lệ này là 1/6. II/ BÉO PHÌ LÀ GÌ ? 2.1. Định nghĩa béo phì 2 Béo phìtình trạng tích luỹ mỡ quá mức không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ. Béo phì là một tình trạng sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ đứng yên hoặc giao động trong giới hạn nhất định. Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới thường dùng chỉ số khối có thẻ (BMI) để đánh giá tình trạng gây bệnh của cơ thể. W (kg) BMI = --------------- H 2 (m) Trong đó:W = Cân nặng (kg) H = Chiều cao (m) Người ta coi chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu châu Mỹ. Đối với người châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5 – 23. 2.2. Các kiểu béo phì 2.2.1 Béo phì trung tâm: mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thường gặp ở nam giới, có nguy cơ mắc bệnh cao do mỡ tập trung ở phủ tạng nhiều. 2.2.2 Béo phì vùng thấp: mỡ tập trung ở bụng dưới đùi, thường gặp ở nữ giới, nguy cơ mắc bệnh tương đối thấp hơn so với béo phì trung tâm. 2.2.3 Béo phì ngoại biên: mỡ tập trung ở tay chân, nách, ngực… thường gặp ở trẻ em, nguy cơ không nhiều thể phục hồi nếu cang thiệp đúng cách. 2.2.4 Tụ mỡ bất thường: mỡ tập trung bất thường ở vùng gáy, cổ… làm hình dáng mất cân đối, thường gặp trong bệnh lý tuyến nội tiết, hoặc tai biến do nội tiết tố. 2.3. Các cách nhận biết bệnh béo phì 3 Cách đơn giãn nhất chính xác nhất là thừơng xuyên theo dõi cân nặng của mình.Có nhiều cách để đánh giá béo phì: 2.3.1 Nhìn, sờ: mặt tròn, má phính sệ, cằm có ngấn mỡ, bụng phệ, có nhiều ngấn mỡ, dùng tay véo da lên thấy lớp mỡ dày ở dưới da…Người béo phì hay buồn ngủ, mau mệt, đổ mồ hôi khi vận động…Tuy nhiên nhìn thấy béo phì thì thường đã béo phì ở mức độ nặng, việc phục hồi trong giai đọan này thường khó khăn hơn nhiều so với giai đọan sớm 2.3.2 Tính theo cân nặng chiều cao: chỉ số BMI dàng cho người trưởng thành trên 18 tuổi. Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra các chỉ số BMI như sau: Bình thường 18.5 - 23 Suy dinh dưỡng <18.5 Thừa cân 23 - 30 Béo phì độ 1 30 - 35 Béo phì độ 2 35 - 40 Béo phì độ 3 >40 2.3.3 Đo tỉ lệ mỡ: bằng cân đo mỡ, đo các nếp gấp da, cân trong nước… Trung bình =25 ở nam giới 30 ở nữ giới tuổi trung niên 2.3.4 Tỉ lệ eo/mông: >0.85 ở nữ >0.95 ở nam 2.3.5 Đo vòng bụng tuyệt đối: 80cm ở nữ 90cm ở nam. III/ NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nǎng lượng do thức ǎn cung cấp nǎng lượng tiêu hao cho lao động các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tǎng lên có thể do chế độ ǎn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao nǎng lượng. Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chất bột, 4 đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Tóm lại có thể chia nguyên nhân cơ chế sinh bệnh của béo phì như sau: 3.1. Khẩu phần ǎn thói quen ǎn uống: Nǎng lượng (calo) đưa vào cơ thể qua thức ǎn thức uống được hấp thu được oxy hoá để tạo thành nhiệt lượng. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Chế độ ǎn giàu chất béo (lipid) hoặc đậm độ nhiệt độ cao có liên quan chặt chẽ với gia tǎng tỉ lệ béo phì. Các thức ǎn giàu chất béo thường ngon nên người ta ǎn quá thừa mà không biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calo tǎng cân. Không chỉ ǎn nhiều mỡ, thịt mà ǎn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Việc thích ǎn nhiều đường, ǎn nhiều món sào, ran, những thức ǎn nhanh nấu sẵn miễn cưỡng ǎn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì. Thói quen ǎn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa người béo không béo. 3.2. Hoạt động thể lực kém: Cùng với yếu tố ǎn uống, sự gia tǎng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn. Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng trong béo phì. Những người hoạt động thể lực nhiều thường ǎn thức ǎn giàu nǎng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ǎn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo ở tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu. 3.3. Yếu tố di truyền: Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo, tuy vậy nhìn trên đa số cộng đồng yếu tố này không lớn. 3.4. Yếu tố kinh tế xã hội: Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ǎn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khǎn) béo phì thường được cọi là 5 một đặc điểm của giàu có. Ở các nước phát triển khi thiếu ǎn không còn phổ biến nữa thì tỉ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với ở các tầng lớp trên. Ở nhiều nước, tỷ lệ người béo lên tới 30-40%, nhất là ở độ tuổi trung niên chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng quan trọng. ở Việt nam, tỷ lệ người béo còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tǎng nhanh nhất là ở các đô thị. Đó là điều cần được chú ý để có các can thiệp kịp thời. IV/ HẬU QUẢ CỦA BỆNH BÉO PHÌ Béo phì không tốt đối với sức khoẻ, người các béo các nguy cơ càng nhiều. Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh tǎng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, đái đường, hay bị các rối loại dạ dày, ruột, sỏi mật. Béo phì có các tác hại nguy cơ cụ thể là: 1. Mất thoải mái trong cuộc sống: Người béo phì thường có cảm giác bửu bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. 2. Giảm hiệu suất lao động: Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nạng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường. 3. Kém lanh lợi: Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động. 4. Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì: 4.1. Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như: Bệnh mạch vành, đái đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật. 6 Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú tử cung tǎng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận tuyến tiền liệt hay gặp hơn. Đối với trẻ em, chứng béo phì cũng có tác hại rất lớn. Những trẻ này dễ bị béo phì khi trưởng thành, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao ( bệnh mạch vành: tăng gấp đôi; xơ vữa mạch máu: tăng gấp 7 lần; tai biến mạch não: tăng gấp 13 lần) Những người bị béo phì rất dễ bị rối loạn cơ xương vì các đốt sống thắt lưng phải chịu gánh nặng quá mức, dẫn đến tổn thương. Béo phì còn làm tăng nguy cơ thấp khớp ( khớp gối háng ). 4.2. Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn: nhất là trong các bệnh kể trên. 5. Thừa cân béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người. V/ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ 5.1. Khi nào nên bắt đầu điều trị béo phì? Béo phì nên được chú ý theo dõi, phát hiện sớm ngăn chặn ngay từ khi chỉ là thừa cân vì: - Can thiệp ngay từ khi giai đọan cân nặng thừa ít, chưa có sự gia tăng tế bào mỡ sẽ có kết quả tốt duy trì lâu dài hơn. - Bảo vệ các cơ quan: khi đã có tổn thương thực thể trên các cơ quan ( tụy, mạch máu, gan… ) do mỡ, giảm cân giúp các tổn thương này ngưng tiến triển chứ không phục hồi được các tổn thương - Phòng tránh được các bệnh lý liên quan đến béo phì: thừa cân, béo phìthể gây xuất hiện nhiều bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh chuyển hóa… Ngăn chặn béo phìthể làm giảm yếu tố thuận lợi thúc đẩy các bệnh lý này phát triển. Điều trị béo phì là bắt buộc: đối với những người mắc các bệnh lý mãn tính liên quan đến dinh dưỡng lối sống như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… vì giảm cân là 1 trong những biện pháp trị liệu có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả điều trị chung. Cần có chế độ ăn tập luyện riêng phù hợp với tíng trạng bệnh thể trạng chung của bệnh nhân, được các chuyên viên theo dõi điều chỉnh thường xuyên. 7 5.2. Nguyên tắc điều trị béo phì: Giảm năng lượng ăn vào thông qua kiểm soát chế độ ăn tăng năng lượng tiêu hao thông qua chế độ vận động thể lực phù hợp. Tất cả các phương pháp hỗ trợ khác như dùng thuốc, tâm lý liệu pháp, thay đổi hành vi… đều nhằm đạt 2 mục tiêu trên duy trì chúng lâu dài nhất có thể. 5.3. Các cách giảm cân đang được áp dụng hiện nay: - Ăn kiêng - Tập thể dục - Thuốc-Thực phẩm chức năng - Phẫu thuật - Thẩm mỹ viện ( hút mỡ, massage, tắm ốm, quấn nóng, xông hơi, kem tan mỡ….) 5.3.1 Cần lưu ý những điều gì khi thực hiện ăn kiêng? - Phải ăn thực đơn quen thuộc của mình. Nếu cố gắng ăn theo 1 thực đơn cứng nhắc, hoàn toàn xa lạ với chế độ ăn hàng ngày thì bạn chỉ có thể áp dụng ăn kiêng trong 1 thời gian rất ngắn, nên sau khi giảm, cân nặng sẽ tăng trở lại. Điều này rất nguy hiểm. - Không được nhịn đói: Ăn nhiều bữa nhỏ, ít thức ăn tốt hơn ăn ít lần với nhiều thức ăn.Chọn ăn 1 lọai thức ăn ít năng lượng thay vì nhịn đói. - Ăn đủ đạm, sinh tố khoáng chất.Trong thực đơn phải đảm bảo đủ lựợng thịt cá, rau, trái cây. - Ăn nhiều buổi sáng giảm về chiều tối. Bữa ăn cuối trong ngày cách lúc đi ngủ ít nhất 3 giờ. - Giãm các loại thức ăn nhiều năng lượng: thức ăn chiên, quay, xào, thịt mỡ, da lòng, bột, đường, nước ngọt, các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, kem, đậu phộng chiên, các thức ăn khô… - Tăng các thứa ăn ít năng lượng để đủ no: rau, trái cây không ngọt,dùng cá, đậu hủ thay các lọai thịt, tăng khoai, củ hay cơm. - Sữa là 1 lọai thực phẩm rất tốt cho người cần giảm cân. Vì bệnh nhân vẫn cần các đạm quý khoáng chất trong sữa để phát triển chiều cao ở trẻ em bảo vệ bộ xương 8 ở người lớn. Nên dùng lọai sữa không béo để giảm bớt năng lượng từ chất béo mà vẫn các thành phần dinh dưỡng quý khác. - Không nhịn uống nước khi đang thực hiện chế độ ăn vận động để giãm cân. Nước hòan tòan không có năng lượng nên không thể làm tăng cân, ngược lại cơ thể cần nước làm môi trường thuận lợi cho phản ứng phân hủy chất mỡ dự trữ để tạo năng lượng. 5.3.2. Cần chú ý những gì khi tập vận động để giảm cân: Chọn lựa cách vận động phù hợp với sức khỏe, ý thích, điều kiện kinh tế, thời gian làm việc…của từng người để đảm bảo chế độ vận động được thực hiện đúng theo yêu cầu duy trì lâu dài. - Khám tổng quát để xác định tình trạng sức khỏe của mình trước khi quyết định loại hình tập luyện phù hợp nhất với nhu cầu khả năng - Theo dõi cân nặng hàng tuần: nên cân vào 1 giờ nhất định trong ngày vì trọng lượng cơ thể chênh lệch gần 1kg giữa buổi sáng tối. - Tập từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến nặng: ví dụ ngày đầu chỉ chạy 2 vòng sân, khi đã quen thì tăng lên 3,4 vòng . - Tập với cường độ tăng dần vào đầu buổi giảm dần vào cuối buổi để các hệ cơ quan trong cơ thể quen dần với sự thay đổi cường độ họat động. - Không hạn chế uống nước khi vận động, vì thiếu nước thường gây cảm giác giảm cân ảo do mất nước nhưng rất nguy hiểm cho cơ thể - Ngoài tập luyện luôn nhớ họat động vận động trong đời thường. - Mỗi tuần nên tập tối thiểu 4-5 lần.Tập dưới 3 lần mỗi tuần thường không mang lại hiệu quả tiêu bớt mỡ thừa, ngược lại chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng hơn. - Thời gian tập mỗi lần phù hợp với lọai hình tập, cường độ tập tình trạng sức khỏe: các loại hình tập nhẹ nhàng thường phải tập với thời gian dài hơn ngược lại. 5.3.3. Có nên sử dụng thuốc giảm cân không? ‘’Việc sử dụng thuốc giảm cân là do bác sĩ chỉ định” 9 Lựa chọn 1 loại thuốc được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố: - Cho hiệu quả giảm khối mỡ rõ ràng nhưng không gây loãng xương, mất nước, teo cơ. - Không gây nghiện, không có tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương - Có thể sử dụng lâu dài hàng năm - An tòan cho những người béo phìbệnh lý khác, không tương tác với các loại thuốc điều trị khác. Có rất nhiều loại thuốc giảm cân với các cơ chế họat động khác nhau: thuốc tác động thần kinh trung ương gây cảm giác chán ăn, thuốc làm tăng tiểu, kém hấp thu chất dinh dưỡng, thuốc độn đầy ống tiêu hóa làm mau no, tăng chuyển hóa… Cho nay có 2 lọai thuốc dùng với mục đích giảm cân được Tổ Chức Quản Lý Dược Phẩm Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo sử dụng lâu dài là Sibitramin Orlistat (Xenical), trong đó Sibitramin có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương làm tăng cảm giác no gây ăn ít đi, Orlistat có tác dụng tại chỗ trong đường tiêu hóa làm mỡ trong thức ăn không được hấp thu thải ra ngoài. 5.3.4. Phẫu thuật Cắt nhỏ dạ dày, đặt bóng trong dạ dày… được chỉ định trong trường hợp béo phì bệnh lý, ảnh hưởng chức năng sống…, thực hiện tại bệnh viện. 5.3.5. Thẫm mỹ viện - Khi hút mỡ bụng, massage, hay dùng kem tan mỡ, người bệnh cần đặt các câu hỏi: dùng sẽ giảm được bao nhiêu mỡ? Lượng mỡ tan sẽ đi đâu? Khi ngưng dùng, nguy cơ tích tụ mỡ lại sẽ như thế nào? … - Lưu ý: khi quấn nóng, xông hơi, tắm ốm,…chỉ giảm cân do mất nước chứ không có giảm lượng mỡ. VI/ THỰC ĐƠN TRONG 1 TUẦN CHO NGƯỜI BÉO PHÌ CẤP ĐỘ 1 10 [...]... Dưỡng Việt Nam: P:L:G=15%:20%:65% Do đó, Protein:371 Kcal; Lipit: 495 Kcal; Glucid:1608 Kcal Tương ứng với số gam lượng chất là 92,75 g P: 55 g L: 402 g G 11 Mặc khác đây là khẩu phẩn giành cho người béo phì nên cần giảm đi 500 Kcal Glucid Lúc này tổng năng lượng cần còn 1974 Kcal số gam lượng chất là 92,75 g P: 55 g L: 277 g G Sau đây là thực đơn chi tiết cho 1 tuần dựa vào số liệu tính được ở trên: ...Bạn bị béo phì muốn có dáng người đẹp thon thả, bạn đi thẫm mỹ viện thì không ai cấm bạn nhưng sau khi đi thẫm mỹ viện về thì sao Nếu bạn không có chế độ ăn hợp lý thì công sức thời gian bạn bỏ ra xem như đổ xuống biển Vì thế, tốt nhất bạn nên có chế độ ăn hợp lý cho riêng mình Sau đây là bảng thực đơn trong 1 tuần cho người béo cấp độ 1 Đối tượng là nữ lao động... chuyển hoá cơ bản = 1,741* 36,5*24 = 1525 Kcal Năng lượng tiêu hao thức ăn = 1525*10% = 152,5 Kcal Năng lượng lao động = 5,82*75 = 436,5 Kcal Loại lao động Nằm nghỉ ngơi Ngồi yên Đọc to Đánh máy chữ Mặc cởi quần áo Rửa chén Quét nhà Dạo chơi (4km/h)  Năng lượng tiêu hao ngoài CHCB (Kcal/kg/h) 0,10 0,43 0,50 1,00 0,69 1,06 1,41 1,86 Tổng lao động Tổng cộng 0,1 1,72 1,0 1 0,21 0,37 0,49 0,93 5,82 Như . I/ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1 Tổ chức Y tế thế giới khẳng định béo phì là một bệnh dịch toàn cầu, số người bị béo phì. MỤC LỤC I/ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ....................................................................................................................................2

Ngày đăng: 01/04/2013, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w