1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De + DA KSCL HKI Ngu van 6 12-13

3 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3.0 điểm): Chỉ ra cụm từ rồi cho biết tên gọi và cấu tạo của mỗi cụm từ có ở phần in đậm trong những câu sau: a. Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra. ( Sọ Dừa) b. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. ( Sơn Tinh, Thủy Tinh) c. Trên chiếc bàn tre, bên ngọn đèn dầu, mẹ tôi nghiêng mái đầu bên chồng vở học trò. ( Lê Phương Liên - Theo Ngữ Văn 6, Tập I) Câu 2 ( 3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nói về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng trong Ngữ Văn 6, Tập I. Câu 3 ( 4.0 điểm): Em đã từng làm nhiều việc tốt giúp đỡ các bạn trong lớp. Hãy kể lại một trong những việc làm đó. hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I. Năm học 2012 – 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (3.0 điểm): - Chỉ ra được và gọi đúng tên cụm từ: 2.0 điểm. Cụ thể: + một chàng trai khôi ngô tuấn tú => Cụm danh từ + cô út của phú ông => Cụm danh từ + đẹp như hoa => Cụm tính từ + mẹ tôi => Cụm danh từ + nghiêng mái đầu bên chồng vở học trò => Cụm động từ Mỗi cụm từ đúng: 0.4 điểm ( Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ chép ra được cụm từ nhưng không gọi hoặc gọi không đúng tên thì cho mỗi cụm từ 0.2 điểm. Nếu thí sinh chỉ ra cụm nhỏ được bao hàm trong cụm lớn ( ở trường hợp c) thì tùy tình hình cụ thể để cho điểm nhưng tổng điểm của ý này không được vượt quá 2.0 điểm). - Chỉ ra được cấu tạo của các cụm từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau một chàng trai khôi ngô tuấn tú cô út (của) phú ông đẹp như hoa mẹ tôi nghiêng mái đầu bên chồng vở học trò Chỉ đúng cấu tạo mỗi cụm từ cho 0.2 điểm. Lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải kẻ bảng như Hướng dẫn chấm mà có thể có cách trình bày khác miễn là bảo đảm yêu cầu của đề ra. Câu 2 ( 3.0 điểm): 1. Đáp án Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: a. Về kiến thức: Cần trình bày được: Từ câu chuyện của chú ếch trong truyện mỗi người tự rút ra được bài học về sự cần thiết phải mở rộng tầm hiểu biết; bài học về thái độ sống: không được chủ quan, kiêu ngạo; ý thức phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang b. Về kỹ năng: - Viết được đoạn văn với nội dung trọn vẹn, bố cục hoàn chỉnh. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: - Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm. - Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 2.0 điểm. - Đoạn văn còn có nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng => 1.0 điểm Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Lưu ý: - Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và cách diễn đạt khác nhau miễn là bảo đảm yêu cầu của đề bài. Giám khảo cần linh hoạt trong khâu xác định điểm cho bài làm của thí sinh. Câu 3: 1. Đáp án: Cần bảo đảm những yêu cầu sau: a. Về kiến thức: - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài kể chuyện đời thường. - Xây dựng được câu chuyện về một việc đã giúp đỡ một bạn trong lớp theo yêu cầu của đề. - Biết chọn ngôi kể và thứ tự kể phù hợp với nội dung câu chuyện. - Diễn biến sự việc hợp lý, biết tạo tình huống và biết dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển và có kết thúc; nội dung câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc. b. Về kỹ năng: + Viết được bài văn kể chuyện với: - Bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy; - Hành văn trong sáng. + Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: + Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm + Xây dựng được câu chuyện đúng yêu cầu, diễn biến sự việc hợp lý, dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển, có kết thúc; nội dung câu chuyện có ý nghĩa, còn có một số hạn chế về kỹ năng => 3.0 điểm. + Xây dựng được câu chuyện với diễn biến sự việc hợp lý song nội dung còn đơn giản , ý nghĩa của câu chuyện chưa rõ nét, còn mắc lỗi về kỹ năng làm bài => 2.0 điểm. + Xây dựng câu chuyện với nội dung còn đơn giản, diễn biến sự việc chưa hợp lý, hạn chế về kỹ năng => 1.0 điểm. Lưu ý: - Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định một cách phù hợp. - Học sinh có thể xây dựng câu chuyện theo nhiều hướng miễn là bảo đảm yêu cầu của đề và tính hợp lý của câu chuyện. ………………………………………Hết…………………………………………………… . từ: 2.0 điểm. Cụ thể: + một chàng trai khôi ngô tuấn tú => Cụm danh từ + cô út của phú ông => Cụm danh từ + đẹp như hoa => Cụm tính từ + mẹ tôi => Cụm danh từ + nghiêng mái đầu bên. Về kỹ năng: + Viết được bài văn kể chuyện với: - Bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy; - Hành văn trong sáng. + Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: + Bảo đảm các. trò. ( Lê Phương Liên - Theo Ngữ Văn 6, Tập I) Câu 2 ( 3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nói về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng trong Ngữ Văn 6, Tập I. Câu 3 ( 4.0 điểm): Em

Ngày đăng: 17/02/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w