giáo án bài 4 sinh học 10 cacbohydrat và lipit có đầy đủ file word và power point. giáo án có đầy đủ phần mở bài, củng cố dặn dò. có mẫu phiếu học tập. sử dụng phương pháp kích thích tính tích cực học tập của học sinh, đặc biệt phương pháp dạy học nhóm
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ GIÁO ÁN ỨNG TUYỂN BÀI 4 : CACBOHYDRAT VÀ LIPIT Thí Sinh Phạm Hữu Sơn Đồng Nai, tháng 08 năm 2013 1 1 BÀI 4 : CACBOHYDRAT VÀ LIPIT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm cacbohyrat. - Phân biệt được đường đơn, đường đôi, đường đa và chức năng của chúng. - Trình bày được cấu tạo và chức năng của các loại lipit trong cơ thể. 2. Kỹ năng a. Kỹ năng học tập - Rèn luyện kỹ năng tư duy so sánh - phân tích - tổng hợp. - Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. - Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, tìm tòi b. Kỹ năng mềm - Rèn luyện kỹ năng tự tin khi trình bày trước tập thể lớp. 3. Thái độ - Có thói quen ăn uống khoa học, hợp lý. II. Nội dung trọng tâm - Phân biệt các loại đường đơn, đường đôi, đường đa và chức năng. - Cấu tạo và vai trò của các lipit. III. Phương pháp dạy học - Phương pháp hỏi đáp - tìm tòi. - Phương pháp quan sát tranh - tìm tòi. - Phương pháp dạy học tình huống. - Phương pháp sử dụng phiếu học tập. IV. Phương tiện dạy học. Giáo viên : - Tranh hình 4.1, 4.2 sgk cơ bản và 8.6, 8.7 sách nâng cao. Một số hình ảnh liên quan khác. - Một ít dầu ăn, cốc nước để làm thí nghiệm. - Phiếu học tập Học sinh : - Sưu tầm các mẫu vật chứa các loại đường và lipit. V. Tiến trình tổ chức tiết học. 1. Ổn định tổ chức lớp học. 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ 5 phút Em hãy nêu cấu tạo, tính chất và vai trò của nước ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức sau đó cho điểm học sinh. 3. Tổ chức hoạt động dạy học bài mới a. Đặt vấn đề vào bài. 1 phút Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các nguyên tố hóa hoc trong tế bào. Từ các nguyên tố đó sẽ liên kết tạo thành các đơn phân và từ đó hình thành các đa phân. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu 4 phân tử đa phân quan trọng nhất. Đó là cacbohydat, lipit, prôtêin và axit nuclêic. Ở 2 2 bài này thầy cùng các em sẽ tìm hiểu về cấu trúc cũng như chức năng của hai phân tử đầu tiên là cacbohydrat và lipit. b. Bài mới Hoạt động 1: Cấu trúc và chức năng cuả cacbohydrat Thời Gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Slide Nội dung bài học 18 phút Gv : Hãy kể tên một số loại đường mà em biết ? Hs : Đường mía, đường sữa, đường trong hoa quả Gv : Giới thiệu về một số loại đường và công thức cấu tạo. Hỏi : Quan sát hình chiếu về các loại đường và công thức cấu tạo. Em hãy chỉ ra thành phần hóa học và công thức tổng quát của đường ? Hs : Trả lời Gv : Bổ sung hoàn chỉnh. Gv: Em hãy phát biểu khái niệm về đường ? Hs : Là hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 loại nguyên tố C,H,O và có công thức tổng quát là (CH 2 O) n Gv : Tại sao đường trong quả nho, trong mật mía, hay trong gạo đều là đường nhưng mùi vị lại khác nhau? Hs : Trả lời Gv : Các loại đường có mùi vị khác nhau do có công I.Cacbohiđrat(đường): Là hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 loại nguyên tố C,H,O và có công thức tổng quát là (CH 2 O) n 1. Cấu trúc hoá học: 2. Chức năng Đáp án phiếu học tập số 1 3 3 thức cấu tạo khác nhau. Gv : Sau khi nghiên cứu sgk mục I, một bạn học sinh đã hoàn thành sơ đồ các loại đường như sau: (chiếu sơ đồ ) Các em hãy quan sát kết hợp nghiên cứu sgk cho thầy biết bạn ấy đã điền đúng chưa ? nếu chưa phải sửa lại như thế nào ? Hs : Trả lời Gv : Bổ sung hoàn chỉnh. Sắp xếp lại trật tự đúng của các loại đường. Gv : Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 trong 5 phút. Nhóm 1 và 2 nghiên cứu về cấu tạo. Nhóm 3 và 4 nghiên cứu về chức năng Hs : Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập. Gv : Yêu cầu nhóm 1 trả lời, nhóm 2 bổ sung về phần cấu tạo. Nhóm 3 trả lời, nhóm 4 bổ sung. Giáo viên hoàn chỉnh và đưa ra đáp án phiếu học tập. giải thích thêm về cấu tạo của xenlulôzơ 4 4 Hoạt động 2 : Lipit Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Slide Nội dung bài học 15 phút Gv : Chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của đường. Vậy lipit có cấu tạo và chức năng như thế nào? Có gì khác với đường ? chúng ta cùng vào mục II. Gv : Thầy tiến hành thí nghiệm như sau : Sử dụng một cốc nước, một ít dầu ăn. Dùng pipet nhỏ 1 giọt dầu ăn vào trong nước. Các em hãy quan sát kết quả thí nghiệm và cho biết tính chất cơ bản của lipit là gì ? Hs : Trả lời Gv : Bổ sung, hoàn chỉnh. II. Lipit: 1. Đặc điểm chung: - Có tính kị nước. - Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. - Thành phần hoá học đa dạng. 2. Cấu tạo và chức năng của lipit: Đáp án phiếu học tập số 2 5 5 Giải thích dựa vào hình chiếu. -Tính kị nước -Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. -Thành phần hóa học phức tạp. Gv : Gv : Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh cấu tạo của các lipit, nghiên cứu sgk và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2 trong 5 phút. Nhóm 1 và 2 nghiên cứu về mỡ và phốtpholipit. Nhóm 3 và 4 nghiên cứu về 2 lipit còn lại Hs : Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập. Gv : Yêu cầu nhóm 1 trả lời, nhóm 2 bổ sung. Nhóm 3 trả lời, nhóm 4 bổ sung. Giáo viên hoàn chỉnh và đưa ra đáp án phiếu học tập. 6 6 4. Củng cố (4 phút) 5. Dặn dò (1 phút) - Xem lại bài - Chuẩn bị bài mới 7 7 8 8 9 9 10 10