1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hoc liệu mở văn 9

15 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 123 KB

Nội dung

Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu). Câu 2: Đọc hai câu thơ: Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa nào? Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Câu 4: Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Câu 5: Tìm từ Hán Việt trong câu thơ sau: Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Giải nghĩa hai từ thanh minh, đạp thanh. Câu 6: Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”. Câu 7: Chép chính xác hai khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và nêu nội dung chính của hai khổ đó. Câu 8: Đọc hai câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? Câu 9: Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (không quá một trang giấy thi) về những con người đó. Câu 10: Chép lại nguyên văn 4 dòng thơ đầu bài Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Câu 11: Trong hai câu thơ sau: Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhớ nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? Câu 12: Viết một đoạn văn nghị luận theo cách lập luận diễn dịch (khoảng10-12 dòng) nêu suy nghĩ của mẹ về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu 13: Tóm tắt ngắn gọn (trong khoảng 10-12 dòng) nội dung truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Câu 14: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau: “Chúng lập ra nhà từ nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”. Câu 15: Viết một đoạn văn nghị luận theo cách lập luận quy nạp (khoảng 10-12 dòng) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Câu 16: Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi. Câu 17: Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu thơ sau: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. Câu thơ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào (cũng dùng phép tu từ ấy trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương) Câu 18: Tóm tắt truyện Làng của Kim Lân trong khoảng 10-12 dòng. Câu 19: Xác định những biện pháp tư từ trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ ấy. Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Câu 20: Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) với chủ đề về “lòng nhân ái”, trong đó sử dụng một lời dẫn trực tiếp. Câu 21: Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long trong khoảng 10-12 dòng. Câu 22: Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị hiện nay. Câu 23: Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (trong khoảng 10-12 dòng). Câu 24: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: «-Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Lão hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả.”. Ông Hai nói “làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? Câu 25: Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) với chủ đề “Lời xin lỗi” (trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp). Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 63: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT. GIỚI THIỆU PHƯƠNG NGỮ A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giới thiệu các từ ngữ địa phương chỉ sự vật hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất, không gian, thời gian…Từ đó giúp học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước. 2. Kĩ năng: Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau, sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ địa phương phù hợp với văn cảnh. B. Chuẩn bị: - GV soạn bài, chuẩn bị bài theo tài liệu hướng dẫn (Sưu tầm phương ngữ trong thơ Tố Hữu, tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam) - Học sinh chuẩn bị bài theo ND hướng dẫn ở tài liệu địa phương môn Ngữ văn C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại khái niệm từ địa phương? Lưu ý khi sử dụng ? 3. Bài mới: - Giáo viên giới thiệu bài mới. Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của từng học sinh: (gồm 4 bài tập) - GV nhận xét kết quả chuẩn bị bài của học sinh Hoạt động2: Học sinh các nhóm lần lượt trình bày nội dung các bài tập: Bài tập 1a. Tìm trong phương ngữ mà các em đang sử dụng các từ ngữ chỉ các sự vật hiên tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? (từ ngữ chỉ sự vật nói chung như đồ vật, cây cối, loài vật là đặc sản địa phương) Nhóm 1-3 trình bày Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1b SGK. Thực hiện yêu cầu BT Nhóm 2-4 trình bày. Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1c SGK. I. Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh: - Giáo viên trực tiếp kiểm tra sự chuẩn bị của từng em. - Nhóm trưởng tập hợp số lượng phương ngữ mà các thành viên trong nhóm đã tìm hiểu được. II. Học sinh trình bày nội dung chuẩn bị: Bài tập 1: Câu1a. Từ ngữ chỉ các sự vật hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong từ ngữ toàn dân: Phương ngữ Quảng Bình Giải nghĩa Cộ Một loại dụng cụ kéo bằng tay, dùng để thu hoạch lúa ở những ruộng bùn không gánh được Bánh nộm Loại bánh tổng hợp gồm nhiều thứ như bánh đa, bánh ướt, nộm giá đỗ, cá biển Mắm xổi Món cá ướp muối nhạt, ăn vội vài hôm Hò hụi Một điệu hò trong hát chèo cạn Thụa Hai ba thuyền tự tổ chức bơi (đua) thử. Câu1b. Từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân: Phương ngữ Trung (Q.B) Phương ngữ Bắc Phương ngữ Nam Con ca Con gà Con gà Nói mọ Nói khoác, nói dóc Nói khoác, nói dóc Đập đánh oánh Câu 1c. Từ ngữ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân: Phương ngữ Trung (Q.B) Phương ngữ Bắc Phương ngữ Nam Thực hiện yêu cầu BT Nhóm 1-3 trình bày. Gọi học sinh trình bày yêu cầu bài tập 2. Học sinh trả lời yêu cầu bài tập đã nêu Học sinh trình bày nội dung bài tập 3. Bài tập 4: Đại diện nhóm 2-4 trình bày phương án của nhóm mình Giáo viên đánh giá, nhận xét hoạt động học tập của lớp, chốt lại kiến thức trọng tâm Chén: đồ dùng có dạng bán cầu, thường dùng để ăn cơm Đồ dùng có dạng hình trụ, thường dùng để uống nước, uống rượu Đồ dùng có dạng hình trụ, thường dùng để uống nước, uống rượu Doi: Nhìn, ngó (ra doi xem mẹ đã về chưa) Dải đất nhô ra Dải đất nhô ra Đập: làm đau, làm tổn thương Dùng tay hoặc một vật có bề mặt không nhọn để tác động mạnh vào vật khác Dùng tay hoặc một vật có bề mặt không nhọn để tác động mạnh vào vật khác Bài tập 2: Những từ ngữ địa phương vì những sự vật, hiện tượng xuất hiệ ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về đk tự nhiên, về đặc điểm tâm lí, phong tục, tập quán Bài tập 3: Các từ ngữ và cách hiểu ở mục phương ngữ Bắc được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân. Bài tập 4: Các từ ngữ địa phương: a. nậy (lớn); b. Tởn (chừa), tra (già); c. Một chắc (một mình), mô đó (đâu đó), hổ ngai (hổ người); d. Báp (ngô), trấy (trái, quả); e. Khi mô (bao giờ, khi nào), đàng (đường) III. Nhận xét - Kết luận chung: - Từ ngữ địa phương rất phong phú, giàu sắc thái biểu cảm góp phần làm giàu thêm vốn từ ngữ Tiếng Việt. - Không lạm dụng phương ngữ, sử dụng đúng lúc đúng chỗ * Nhận xét hoạt động học tập của lớp. D: Hướng dẫn học ở nhà. - Tiếp tục sưu tầm từ địa phương và chú ý cách dùng. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập Tiếng Việt Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 64: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, đồng thời hiểu được vai trò của chúng trong văn bản tự sự. Biết viết đoạn văn tự sự có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện phân biệt được đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng kết hợp các yếu tố này trong khi viết văn tự sự. B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Bảng phụ, các đoạn văn ở các văn bản truyện. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trong hội thoại em bắt gặp những hình thức hội thoại như thế nào? (Hình thức: có người đối thoại, nói một mình ) VD: Lão Hạc. 3. Bài mới: * Hướng dẫn tìm hiểu đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Giáo viên treo bảng phụ. Học sinh đọc đoạn văn ? Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người. ? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trao đổi qua lại. ? Thế nào là đối thoại? ? Câu thứ 3 là lời của ai có lời đáp không? ? Ông Hai nói có cùng chủ đề với họ không? Mục đích của lời nói này là gì? ? Điểm giống và khác nhau của lời đối thoại này với cuộc đối thoại trên. ? Hiểu thế nào là độc thoại? ? Trong đoạn trích có câu nào giống như vậy (câu cuối). I. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 1. Ví dụ: "Làng" của Kim Lân. *Ba câu đầu: Những người tản cư nói chuyện với nhau (Ít nhất có hai người tham gia) - Dấu hiệu: + Có hai lượt lời qua lại, nội dung nói giữa mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện. + Thể hiện bằng hai gạch đầu dòng. => Đối thoại: là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp. * Câu 3: Lời ông Hai nói một mình-> nói trống không không cần người đáp. -> Mục đích: lảng tránh, thoái lui (một lượt lời, có dấu gạch ngang đầu dòng). => Độc thoại: là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. ? Suy nghĩ của ông Hai về lũ con có phải là độc thoại không? Giống và khác độc thoại nói như thế nào? ? Em hiểu như thế nào là độc thoại nội tâm? ? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào? Giáo viên kết luận vấn đề.Học sinh đọc ghi nhớ. Hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập: Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. ? Cuộc đối thoại có bình thường không? ? Chứng tỏ người nói ở đây có tâm trạng như thế nào? ? Việc biểu hiện tâm trạng đó giúp ta hiểu gì về nhân vật ông Hai? Những câu đó là của ông Hai hỏi chính mình-> không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai=> Thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Vì không nói ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng-> Độc thoại nội tâm. * Độc thoại: + Độc thoại thành lời + Độc thoại trong suy nghĩ->độc thoại nội tâm. * Tác dụng của cách diễn đạt trên: Tăng tính chân thật, sinh động của chuyện, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Khắc hoạ rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng Dầu theo giặc. 2. Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập Bài 1: Tác dụng của hình thức đối thoại: - Cuộc đối thoại không bình thường diễn ra giữa vợ chồng ông Hai: Có 3 lượt lời trao và 2 lượt lời đáp. -> Vi phạm phương châm về cách thức, lịch sự. - Tác dụng: Tái hiện cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm sau nghe tin làng mình làm Việt gian theo Tây. D: Hướng dẫn học ở nhà. - Hoàn thành bài tập 3. - Chuẩn bị bài tiếp theo: "Luyện nói". * Phân nhóm chuẩn bị đề cương: Chia 3 nhóm (3 dãy bàn dọc) một nhóm chuẩn bị một đề. Lưu ý không viết thành đọan, bài, chỉ lập dàn ý. Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 65 LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3, trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện B. Chuẩn bị: - GV hướng dẫn Hs chuẩn bị nội dung các đề đã có ở SGK (lập đề cương) C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:? Nêu vai trò của yếu tố lập luận, biểu cảm trong văn tự sự? Đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự. 3. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. Giáo viên cho các tổ báo cáo sự chuẩn bị của các thành viên trong tổ -> Tuyên dương, phê bình các đối tượng trước lớp. Học sinh thảo luận nhóm (5-7 phút) - 3 nhóm (3 tổ), mỗi tổ chuẩn bị một đề cương chung theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh nói trước lớp. Mỗi nhóm cử một đại diện của mình lên bảng theo yêu cầu của giáo viên -> Cả lớp theo dõi bài nói của bạn. I. Chuẩn bị ở nhà - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh từng nhóm theo sự phân công ở tiết học trước. Nhận xét kết quả trước lớp II. Luyện nói trên lớp: 1. Giáo viên nhắc nhở học sinh một số điều cần lưu ý trước khi luyện nói: - Không nói như viết, không đọc - Tư thế nghiêm túc, mắt hướng xuống người nghe, nói rõ ràng, tự nhiên, mạch lạc 2. Các nhóm trao đổi chuẩn bị đề cương nói chung của nhóm mình 3. Học sinh nói trước lớp. Mỗi nhóm cử một đại diện của mình lên bảng, quay xuống lớp và trình bày bài nói của nhóm mình, cả lớp theo dõi và chuẩn bị ý kiến nhận xét. . Nguyễn Thành Long ( 192 5- 199 1) - Quê: Quảng Nam. - Chuyên viết truyện ngắn, bút kí. - Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ, đậm chất kí… 2.Tác phẩm: Stác 197 0. In trong tập "Giữa. tự học: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (Xem nội dung bài học này ở trang 192 - 193 ) - Chú ý nắm được các nội dung sau: + Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự + Ngôi kể thứ nhất. thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng kết hợp các yếu tố này trong khi viết văn tự sự. B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Bảng phụ, các đoạn văn ở các văn bản truyện. C.

Ngày đăng: 15/02/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w