Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
574,42 KB
Nội dung
1 DESCRIPTION OF THE COURSE: PHILOSOPHY AND PRINCIPLES (Miêu tả khoá học: Quan điểm và phương pháp) Let's Go, tái bản lần thứ hai là một chương trình học gồm bảy trình độ dành cho trẻ em học tiếng Anh lần đầu. Chủ đề và tình huống trong cuốn sách này rất quen thuộc với trẻ em ở khắp mọi nơi. Let's Go nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp theo một hệ thống ngữ pháp có kiểm soát cẩn thận. Bắt đầu bằng bài học thứ nhất, học sinh tham gia vào một loạt các hoạt động, chú trọng vào rèn luyện giao tiếp hai chiều, với những bài tập khó dần lên. Học sinh luôn luôn được tiếp xúc với từ mới, cấu trúc câu mới, nhằm tạo ra một vốn ngôn ngữ đủ để giao tiếp ở từng trình độ. Những điều mà trẻ em đã quen thuộc được sử dụng và sắp xếp trong suốt khoá học dưới dạng hội thoại, bài hát và bài luyện kỹ năng. Điều này tạo điều kiện cho học sinh nhanh chóng xây dựng khả năng nói tiếng Anh trong những tình huống mà học sinh dễ liên tưởng. Những bài tập và hoạt động trong từng bài học được thiết kế theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh được khuyến khích giao tiếp với nhau, đầu tiên là hoạt động nhóm; sau đó khi đã xây dựng đủ tự tin và làm quen với ngôn ngữ mới, học sinh sẽ tiến hành hoạt động theo đôi. Luyện đôi được coi là kỹ thuật chủ chốt, vì ở đây tình huống giao tiếp rất gần với cuộc sống thực bên ngoài lớp học. Bài học trong Let's Go là sự kết hợp chặt chẽ các kỹ thuật ưu việt của các phương pháp khác nhau, những phương pháp qua thực tế đã chứng tỏ hữu hiệu đối với học sinh nhỏ. Những phương pháp này bao gồm: • Phương pháp MAT (Model, Action, Talk: Làm mẫu, Nói và Làm) của Risuko Nakata: Phương pháp này nhấn mạnh vào việc sử dụng hành động và làm mẫu, luyện kỹ năng, giúp cho học sinh xây dựng được kỹ năng sử dụng tiếng Anh một cách tối đa với một lượng thời gian tối thiểu. (Ngay ở trình độ bắt đầu). • Phương pháp TPR (Total Physical Response: Phản ứng tự nhiên) của James Asher, là một phương pháp dựa trên quan điểm cho rằng sự liên kết giữa hành động tự nhiên với yếu tố ngôn ngữ sẽ giúp học sinh lưu giữ sự kiện được lâu. • Phương pháp FA (Functional Approach: Chức năng), một phương pháp nhấn mạnh khả năng sử dụng ngôn ngữ trong tình huống thích hợp. • Phương pháp CA (Communicative Approach: Giao tiếp), một phương pháp dựa trên quan điểm cho rằng ngôn ngữ sử dụng trong lớp học phải được sử dụng để trao đổi ý tưởng và tình cảm có ý nghĩa với học sinh. • Phương pháp Audio-Lingual Approach (Nghe nói) là phương pháp nhấn mạnh vào khả năng phát âm và cú pháp của ngôn ngữ; và • Phương pháp Grammartical / Structural Approach (Ngữ pháp / Cấu trúc), phương pháp nhấn mạnh vào sự tiếp thu một hệ thống ngữ pháp. DESCRIPTION OF THE LEVELS (Miêu tả các trình độ) Starter Level (Trình độ bắt đầu) Let’s Go Starter dành cho học sinh chưa bao giờ học tiếng Anh một cách chính thức. Trình độ này dành cho tuổi chưa biết đọc, học sinh ở tuổi mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo lớn được học vần chữ cái thông qua một kỹ thuật duy nhất là nhóm các chữ cái lại theo tiêu chí phát âm. Học sinh cũng 2 được học một số âm cơ bản và một vài mẫu câu đơn giản (kể cả những câu hỏi-trả lời rất cơ bản) thông qua tranh truyện màu, bài hát và vần thơ vui nhộn. Level 1 (Trình độ 1) Những học sinh đã làm quen với vần chữ cái tiếng Anh có thể coi như được cấp thẻ bước vào sê- ri Let’s Go. Trình độ 1 tập trung chủ yếu vào phát triển năng lực nói thông qua những đoạn hội thoại cấu trúc theo quan điểm chức năng, những mẫu câu hỏi-trả lời, và những bài tập tăng cường vốn từ vựng. Giống như Let’s Go Starter, Level 1 dành cho tuổi chưa biết đọc (pre-readers). Trong sách có in một số bài khóa nhằm mục đích giúp học sinh làm quen với dạng chữ viết của tiếng Anh. Nhiệm vụ học đọc ở giai đoạn này là học cách đọc chữ cái đứng ở vị trí đầu từ (hoặc, đối với những học sinh đã học qua trình độ ban đầu: Starter, thì dùng để ôn lại), và bắt đầu học nhận diện từ thông qua hình ảnh (sight words). Những yếu tố hỗ trợ cho hai yêu cầu này được biên soạn lồng vào sách giáo viên. (Chú ý: Những từ đưa ra dạy trong giai đoạn này đều là những từ thông dụng trong tiếng Anh, kể cả danh từ (nouns), giới từ (prepositions), quán từ (articles), và những động từ xuất hiện với tần số cao như be và have). Level 2 (Trình độ 2) Trình độ này dành cho học sinh đã học xong trình độ 1 và đã làm quen với những dạng câu hỏi- câu trả lời, các cấu trúc ngữ pháp, từ vựng cơ bản. Các cấu trúc bao gồm những dạng câu hỏi với đại từ nghi vấn Wh- và câu hỏi Yes/No (tập trung vào đại từ ngôi thứ ba số ít) và thì hiện tại tiếp diễn. Kỹ năng đọc được giới thiệu theo phương pháp âm học; học sinh học nhóm từ theo những văn cảnh tương tự nhau và học từ cùng một gốc gác. Học sinh cũng được dạy đọc to từ tiếng Anh, chú ý âm cuối. Học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng nói và học cách sử dụng từ thông qua các câu đơn giản. Ở trình độ này, ngữ liệu mới là thì hiện tại tiếp diễn (present continuous tense), động từ diễn đạt khả năng có thể làm được việc gì (can), từ chỉ sự sở hữu (have). Level 3 (Trình độ 3) Trình độ này chủ yếu mở rộng khả năng sử dụng mẫu ngữ pháp đã học ở Trình độ 2. Học sinh dần dần đọc được những cấu trúc ngữ pháp cũng như những từ viết trên giấy thông qua việc học đọc đoạn ngắn. Ở trình độ này, ngữ liệu mới là dạng thức số nhiều của ngôi thứ ba (they), thì quá khứ đơn (the simple past tense) (nhấn mạnh vào cách dùng be và những dạng động từ bất quy tắc). Level 4 (Trình độ 4) Trình độ này mở rộng vốn từ vựng và ngữ pháp, và giới thiệu cấu trúc câu mới. Ở trình độ này, học sinh cũng học đọc những đoạn dài hơn bao gồm những mẫu câu quen thuộc và những từ có tần số xuất hiện cao. Ngữ liệu mới là cách so sánh hơn (comparatives), mẫu why-because, thì quá khứ tiếp diễn (the past continuous tense), thì tương lai với going to, và dạng nguyên thể (infinitive forms). Level 5 (Trình độ 5) Trình độ này tiếp tục luyện lại những yếu tố ngôn ngữ đã dạy ở các trình độ thấp hơn, đồng thời giới thiệu cấu trúc mới. Đến đây, hội thoại xuất hiện dưới dạng chữ viết thay cho "bong bóng có lời" (speech bubbles). Phần học đọc trong trình độ 5 bao gồm những bài đọc dài ba hoặc bốn đoạn ngắn. Những bài đọc này bao hàm tất cả những mẫu ngữ pháp mà học sinh đã làm quen trong các trình độ trước. Cấu trúc câu mới trong trình độ này là thì tương lai với will, sử dụng than trong so sánh hơn (comparatives), so sánh nhất (superlatives), thì tương lai với danh động từ (gerunds), và thì hiện tại hoàn thành (the present perfect tense). Level 6 (Trình độ 6) 3 Trình độ này củng cố cách sử dụng những yếu tố ngôn ngữ đã dạy trong các trình độ trước, đồng thời giới thiệu ngữ liệu mới. Học sinh được tạo cơ hội dùng kỹ năng ngôn ngữ của mình để nói về bản thân, về ý kiến và tình cảm của mình. Cũng như ở trình độ 5, bài đọc có từ ba đến bốn đoạn ngắn. Ngữ liệu mới ở trình độ này là đại từ sở hữu (possessive pronouns), mệnh đề quan hệ (relative clauses: who), động từ trợ (modals), câu điều kiện (conditional với would), lối nói gián tiếp (reported speech), và nhóm động từ (phrasal verbs). MAIN COMPONENTS (Những thành tố chính) Tài liệu giảng dạy được thiết kế theo năm thành tố cơ bản: Sách Học sinh (The Student Book), Sách Bài tập (the Workbook), Sách Giáo viên (the Teacher’s Book), Băng ghi âm (Cassette) hoặc đĩa CD (Compact Disc), và Phiếu tranh (Picture Cards), và phiếu cỡ quân bài của học sinh (playing card-sized Student Cards). Ngoài ra còn một số tranh tường (Wall Charts) dùng cho Trình độ 1 và 2. THE STUDENT BOOKS (Sách bài học) Sách học sinh có ảnh màu đẹp để minh họa cho bài học, thiết kế rõ ràng và hấp dẫn. Sách có nhiều bài tập rèn luyện năng lực hoạt động sáng tạo, sử dụng cùng một lúc một loạt kỹ năng, đưa học sinh vào quy trình học tập đa dạng. Mỗi quyển sách học sinh có tám bài (units), có thể dùng cho từ năm đến bảy tiết học 50 phút. Ngoài ra còn có bốn bài ôn tập. Một nét đặc trưng của Let’s Go là nó sử dụng hình thức câu hỏi-trả lời để rèn luyện cấu trúc câu và từ mới. Hình thức này xây dựng cho học sinh khả năng đặt câu hỏi thích hợp để lấy thông tin mình cần đến và hướng dẫn cách trả lời những câu hỏi này. Học sinh không chỉ dừng ở chỗ chỉ vào tranh rồi nói từ hoặc nhóm từ tương ứng với tranh, mà còn đối thoại với nhau, sử dụng sách như một tài liệu tham khảo. Điều này làm cho quy trình đào tạo trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. THE WORKBOOKS (Sách Bài tập) Sách bài tập cung cấp cho học sinh những bài luyện đọc và viết nhằm củng cố ngữ liệu đã học trong sách học sinh. Bài tập thiết kế cho chương trình tự học ở nhà (home study), nhưng cũng vẫn có thể dùng trên lớp. Ở cuối mỗi sách bài tập đều có trang phụ dùng cho học sinh việc luyện viết. Các trang về những hoạt động phụ trợ ở cuối sách giúp rèn luyện thêm kỹ năng viết. THE TEACHER'S BOOKS (Sách giáo viên) Sách giáo viên thực chất là những giáo án biên soạn sẵn và dễ áp dụng. Mỗi bài đều có bảng mẫu câu và từ mới phải dạy, cùng những ngữ liệu cần dùng cho bài đó (ví dụ ngữ liệu đã học cần ôn lại). Giáo án hướng dẫn cách giới thiệu, luyện tập và củng cố ngữ liệu mới (presentation, practice and reinforce the language). Nhiều hoạt động dành cho luyện cả lớp, luyện nhóm, hoặc luyện đôi. Bài nào cũng có gợi ý cho giáo viên: dạy phát âm (pronunciation tips), ngữ pháp (grammar tips), văn hoá (cultural tips), và hướng dẫn cách áp dụng giáo án cho các loại lớp với sĩ số khác nhau. Văn bản ghi âm (audio tapescript) (tức là bản ghi những ngữ liệu và các đoạn hội thoại đã được ghi âm bằng CD) có đầy đủ trong sách giáo viên. Cuối mỗi phần đều có hướng dẫn cách hoàn thiện những trang bài tập của Sách Bài tập, cùng với đáp án. Khi cần thiết, có hướng dẫn tham khảo Let’s Chant, Let’s Sing (Đọc theo nhịp và hát), Let’s Go Picture Dictionary (Từ điển tranh của Let’s Go), Let’s Go Grammar and Listening Activities Book (Sách Ngữ Pháp và Các Hoạt động nghe của Let’s Go) (chỉ có ở trình độ 1-3), Let’s Go Reader (Sách tập đọc Let’s Go). Phần hướng dẫn về Let’s Chant, Let’s Sing nói rõ những bài đọc và bài hát nào trong cuốn sách này thích hợp với bài đang học, để giáo viên chọn lựa làm bài tập bổ trợ. Phần hướng dẫn cách sử dụng Let’s Go Picture Dictionary hướng dẫn chi tiết cách dùng tranh trong từ điển để hỗ trợ cho bài học trong sách học sinh. Phần hướng dẫn chi tiết về Let’s Go Readers, xin xem “Using the Readers” (trang 12). 4 Giáo viên có thể sao chụp những trang bài tập (worksheet) ở cuối sách giáo viên phát cho học sinh, hỗ trợ bài giảng. Trong những tờ bài tập đó đã có hướng dẫn chi tiết. Giáo viên cũng có thể sao chụp những bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ (midterm and final tests) ở cuối cuốn sách này, có cả đáp án và văn bản bài kiểm tra nghe (có thể dùng để đọc cho học sinh nghe thay băng). Chỉ dẫn về cấu trúc (structure key) (hoặc chương trình học: syllabus), danh sách từ vựng (word list), và liệt kê Phiếu Giáo viên và Phiếu Học sinh (Teacher and Student Cards) cũng có đầy đủ trong Sách Giáo viên. CASSETTES/COMPACT DISC (Băng/Đĩa CD ghi âm) Cả băng ghi âm và đĩa CD đều ghi âm tất cả những phần có trong Sách Học sinh: các đoạn hội thoại, câu/bài tường thuật, mẫu câu (mẫu câu hỏi-trả lời), từ vựng, các bài luyện câu hỏi-trả lời sử dụng vốn từ vựng cá nhân, vần chữ cái, âm, bài hát nguyên bản của Carolyn Graham, bài kiểm tra nghe hiểu ở cuối mỗi bài, và những hoạt động nghe trong các bài ôn tập. PICTURE CARDS (Phiếu tranh) Mỗi trình độ có kèm theo một bộ tranh 7x10 inches cho Giáo viên và 3x5 inches cho học sinh. Trình độ 1 có 75 Phiếu tranh Giáo viên (150 bức tranh, tính hai mặt), và 100 Phiếu tranh Học sinh. Sách Giáo viên còn có một số gợi ý sử dụng phiếu để tiến hành trò chơi (games) và luyện kỹ năng (drills). WALL CHARTS (Tranh tường) Tổng cộng có 32 tranh chép lại, phóng to những trang cần thiết chọn lọc từ hai Sách Học sinh, Trình độ 1 và 2. Tranh tường có thể sử dụng để giới thiệu ngữ liệu (presentation), luyện kỹ năng (practice), và củng cố (reinforcement) vốn ngữ liệu đã giới thiệu trong Sách Học sinh. Tranh tường này có cả trang mở đầu của những bài: Let’s Talk – Hội thoại mở đầu (opening dialogues) Let’s Sing – Bài hát (song lyrics) Let’s Learn – Giới thiệu ngữ liệu mới (new language presentation) Let’s Learn Some More – Ngữ liệu bổ sung (additional new language) TESTING (Kiểm tra) Những bài kiểm tra trong Let’s Go tạo điều kiện cho giáo viên theo dõi được tiến bộ của học sinh theo chu kỳ nhất định. Công cụ kiểm tra bao gồm: bài kiểm tra nghe hiểu có trong các bài học (unit) của Sách Học sinh, một bài ôn tập sau hai bài (units) của Sách Học sinh, một bài kiểm tra giữa kỳ, một bài kiểm tra kết thúc trình độ đặt ở cuối Sách Giáo viên. SUPPLEMENTAL COMPONENTS (Những thành tố hỗ trợ) Người thầy được hỗ trợ một cách đa dạng. Các thành tố hỗ trợ đều bám sát ngữ liệu đã dạy trong Sách Học sinh. Những thành tố hỗ trợ này giới thiệu những xu hướng giảng dạy khác nhau, bổ trợ các ngữ liệu trong sách và thay đổi tiến độ học tập của học sinh. READERS (Sách đọc) Mỗi sách đọc của hệ Let’s Go (Let’s Go Reader) bao gồm hai câu chuyện, thể hiện theo các nhân vật trong Sách Học sinh, dưới dạng truyện vui. Ngôn ngữ viết truyện được khống chế cẩn thận để khớp với vốn từ vựng và mẫu câu đang dạy trong Sách Học sinh. Chuyện thứ nhất dùng sau khi học sinh đã học được 4 units đầu tiên (units 1-4); chuyện thứ hai dùng sau khi đã hoàn thành units 5-8. Những từ mới đều được lọc ra giải thích trong bảng từ bằng tranh (picture glossary) ở cuối mỗi trang. Cuối mỗi câu chuyện là bài tập đọc hiểu (reading comprehension exercises). 5 Sách đọc củng cố ngữ liệu đã học trong Sách Học sinh, tạo cho học sinh thêm cơ hội học từ mới trong văn cảnh của một câu chuyện, hơn nữa lại rất vui! Xin xem phần “Using the Readers” (trang 12); đây là phần hướng dẫn cách phối hợp các câu chuyện vào bài học như thế nào. PICTURE DICTIONARY (Từ điển tranh) Từ điển tranh có minh họa bằng hình ảnh đẹp. Nó bao gồm tất cả những từ đã dạy trong sê-ri Let’s Go. Ngoài ra còn có một số từ liên quan. Nhiều bài học trong Sách Học sinh có một tờ gắn thêm (ties-in) lấy trong từ điển. Trong Sách Giáo viên có hướng dẫn đầy đủ khi nào thì dùng trang gắn thêm ấy, và sử dụng như thế nào. Từ điển tranh còn có bộ băng ghi âm ghi toàn bộ số từ vựng trong từ điển. LET'S CHANT, LET'S SING (Đọc theo nhịp và hát) Những bài hát (songs) và bài tập đọc theo nhịp (chants) giúp học sinh dễ nhớ từ và cấu trúc hơn. Nó cũng là một công cụ nhằm củng cố cách đọc có trọng âm, nhịp điệu và cách phát âm của tiếng Anh nói. Let's chant, Let's Sing 1-6 của Carolyn Graham bao gồm tất cả những bài hát và bài tập đọc theo nhịp của Let's Go; đồng thời có cả những bài hát mới sáng tác trong khuôn khổ từ vựng và mẫu câu của Sách Học sinh. Mỗi bài hát và bài đọc theo nhịp đều có ghi thông tin cần thiết để học sinh dễ tìm trong sách Bài học. Những bài hát trong bộ sách này đều có in kèm theo bản nhạc dùng cho giáo viên và học sinh biết đọc nhạc. Trong những trang bài đọc theo nhịp có hướng dẫn một số hoạt động mở rộng. Sách có kèm theo băng hoặc đĩa CD. GRAMMAR AND LISTENING ACTIVITY BOOKS (Sách Ngữ Pháp và Hoạt động nghe hiểu) Sách cho những hoạt động này tương ứng với Let’s Go Trình độ 1-3. Những hoạt động đọc và viết ở đây thách thức hơn nhiều so với các cuốn Workbook thông thường, đồng thời nó cũng có thêm cả một số hoạt động nghe hiểu. Trong cuốn này có cả phần hướng dẫn giáo viên, văn bản ghi âm (tapescripts) và băng ghi âm. CD-ROM (Đĩa tiếng) CD-ROM của Let’s Go là chương trình luyện hội thoại, các hoạt động ngôn ngữ, luyện âm, bài hát và trò chơi trên cơ sở ngữ liệu trong Sách Học sinh. CD-ROM thiết kế song ngữ: Tây Ban Nha-Anh, Pháp-Anh, Hàn Quốc-Anh, Nhật-Anh, Bồ Đào Nha-Anh, Thái-Anh, và cũng có cả CD-ROM đơn ngữ Anh. ORGANIZATION OF A UNIT (Cấu tạo một bài học) Mỗi trong tám units trong Sách Học sinh Trình độ 2 đều thiết kế chú trọng vào một chủ đề cơ bản. Mỗi bài học được chia thành sáu phần, mỗi phần có một tiêu đề riêng. Tuy nhiên để giúp giáo viên và học sinh dễ tìm những phần tương ứng trong hai sách, Sách Học sinh và Sách Bài tập, các tiêu đề của các phần trong hai quyển sách này giống nhau. Những phần trong Sách Học sinh Trình độ 2 là: Let’s Talk Ngữ liệu mang tính chức năng được đưa vào trong hội thoại có liên quan đến chủ đề của bài. Những đoạn hội thoại ngắn này thường dùng những từ vựng sẽ được lặp đi lặp lại (recycle) trong các phần khác của bài. Let’s Sing Ngôn ngữ chức năng đã giới thiệu trong phần Let’s Talk nay được sử dụng lại trong bài hát. Let's Learn 6 Phần này giới thiệu ngữ liệu mới: từ vựng và mẫu câu. Mẫu câu được giới thiệu thông qua những đoạn hội thoại ngắn, và sát với thực tiễn cuộc sống. Những mẫu câu giới thiệu trong bài hội thoại được đưa vào luyện qua các hoạt động theo nhóm và theo đôi Let's Learn Some More Phần này dựa trên những mẫu ngữ pháp đã giới thiệu trong phần Let’s Learn để giới thiệu mở rộng một số điểm ngữ pháp có liên quan. Một đoạn hội thoại được sử dụng để minh họa ngữ liệu, sau đó là những bài tập luyện theo nhóm và theo đôi. Let’s Read Phần này giới thiệu học sinh kỹ năng đọc với phương pháp âm học. Học sinh được dạy các nhóm từ (hoặc “các cụm từ gia đình”) được sắp xếp theo vần tận cùng, và các em học các xác định và phát âm những từ này theo các vần tận cùng. (Ba nhóm từ gia đình được trình bày trong mỗi bài). Sau khi học những từ mới này, học sinh đọc các câu kết hợp các từ ở những nhóm khác nhau. Những câu này còn bao gồm những cấu trúc ngữ pháp khác nhau (ví dụ như giới từ, câu hỏi) trong phần Let’s Learn và Let’s Learn Some More. Những minh họa đẹp mắt và vui nhộn mang đến những hỗ trợ về hình ảnh cho tất cả các từ nhằm giúp học sinh trong việc đọc. Học sinh còn có các bài luyện tập thêm kỹ năng đọc thông qua trò chơi và các hoạt động khác mô tả trong quyển sách này. Let’s Listen Phần này ôn lại ngữ liệu đã học trong unit thông qua một loạt các hoạt động nghe hiểu, và các hoạt động đối ứng (interactive activities). Có thể dùng bài này như một bài kiểm tra nghe hiểu, hoặc như một hoạt động ôn tập trên lớp (in-class review activity). Let's Review Cứ sau hai bài (units) lại có một phần ôn tập (review unit) để củng cố số từ và mẫu câu đã học trong các bài trước đó. Thông qua trò chơi (games), đóng vai giao tiếp (role plays), và phỏng vấn (interviews) học sinh sẽ dùng đi dùng lại những ngữ liệu đã học, củng cố thêm kiến thức nền (knowledge base), rồi từ đó tiến vào ngữ liệu mới, cao hơn. LESSON PLANNING (Giáo án) Giáo án biên soạn cho từng bài dạy. Khi biên soạn, cần xác định ngay từ đầu mục đích (goals) và mục tiêu (objectives) cụ thể. Lựa chọn cẩn thận loại hình hoạt động và bài tập luyện ngữ liệu sao cho chúng đáp ứng được mục đích đã đề ra. Một kinh nghiệm là người thầy cần soạn số lượng bài tập và hoạt động nhiều hơn số lượng cần đến trên lớp, vì trong thực tế giảng dạy, một bài tập không thể thích hợp với mọi nhóm học sinh; hay nói cách khác là mỗi học sinh có một cách học, cách tiếp thu riêng, vì thế cần nhiều loại bài tập và hoạt động khác nhau phòng khi cần đến. Giáo án cho giáo viên bao gồm tất cả những phương thức cần đến để dạy các ngữ liệu giới thiệu trong Sách Học sinh một cách triệt để, có tổ chức và gây hứng thú. Giáo án có sẵn này hy vọng sẽ giúp được giáo viên một cách tối đa, đỡ cho họ thời gian phải soạn thêm. USING THE TEACHER’S BOOK (Sử dụng Sách Giáo viên) Warm Up and Review (Khởi động và Ôn tập) Mỗi buổi học nên bắt đầu bằng một hoạt động ôn tập lại ngữ liệu đã học. Điều này giúp cho học sinh nhớ lại được ngữ liệu đã học và bắt đầu buổi học một cách tích cực vì học sinh cảm thấy mình bắt đầu tiến vào cái mới trên cơ sở nắm vững cái cũ. Phần Warm up and Review trong Sách Giáo viên có đưa ra những loại hình hoạt động đa dạng, kể cả bài hát, trò chơi và bài luyện kỹ năng (drills). 7 Presentation (Giới thiệu ngữ liệu) Khi soạn giáo án, điều quan trọng là phải bắt đầu từ hoạt động “trước khi dạy” (pre-teaching) đối với từ mới và cấu trúc câu mới trước khi cho học sinh mở sách. Như vậy khi mở sách, tức là bước vào giai đoạn dạy (teaching) học sinh thấy mình đã quen thuộc, đã gặp gỡ ngữ liệu ấy rồi, chỉ có khác là bây giờ nhìn thấy nó ở dạng viết mà thôi. Về mặt tâm lý nó không gây ‘sốc’ hoặc ‘ngỡ ngàng’ cho học sinh. Phần Presentation hướng dẫn cách giới thiệu ngữ liệu mới thông qua cách sử dụng Phiếu Giáo viên (Teacher’s Cards). Tuy nhiên người thầy cũng có thể sử dụng đồ vật thật (realia), đồ dùng trong lớp và đồ dùng học tập, cử chỉ (gestures), và các tư liệu minh họa (illustrations) để phục vụ cho bước giới thiệu ngữ liệu mới. Các thủ pháp được miêu tả chi tiết tới mức ngay cả giáo viên mới bước vào nghề cũng có thể thực hiện được mà không gặp khó khăn gì. Open Your Books (Mở sách) Phần này hướng dẫn giáo viên phải làm gì một khi đã bảo học sinh mở sách: khi nào dùng băng ghi âm/CD, giới thiệu cấu trúc ngữ pháp và dạng rút gọn của từ như thế nào, làm thế nào để luyện ngữ liệu một cách đa dạng giúp cho học sinh biến ngữ liệu đó thành ngữ liệu của mình. Extension (Mở rộng) Sau mỗi giờ học cần có động tác ôn tập để hệ thống lại những ngữ liệu vừa dạy trong buổi học. Bước Mở rộng (Extension) tạo cho học sinh cơ hội biến ngữ liệu vừa học thành của mình. Phần Extension hướng dẫn sử dụng những hoạt động giống như trò chơi (game-like activities) để tạo cơ hội dùng lặp đi lặp lại ngữ liệu đã học trong bài một cách sáng tạo thiết thực hơn. Đây là cách kết thúc bài học một cách tích cực vì học sinh ra về với cảm giác đã hoàn thành bài học, nhưng vẫn muốn học thêm nữa. Các hoạt động mở rộng cũng giúp học sinh một cơ hội củng cố ngữ liệu đã học trong nhiều bài trước đó, đồng thời học thêm được cách sử dụng từ và cấu trúc câu trong những tình huống tự nhiên. Workbook (Sách Bài tập) Phần này đứng sau mỗi phần (section) của một bài học (unit), giới thiệu cách tìm phần tương ứng trong Sách Bài tập, cách tìm đáp án (answer key). Các bài tập trong Workbook này có thể sử dụng ở trên lớp hoặc giao về nhà cho học sinh tự làm. Ngoài ra còn có một số trang sau phần Workbook dùng để luyện thêm kỹ năng viết. Phần này tùy giáo viên sử dụng theo ý mình. TIME GUIDELINES (Hướng dẫn sử dụng thời gian) Phần lớn giờ trên lớp dùng vào việc giới thiệu ngữ liệu (Presentation) và phần Mở rộng (Extension). Thời gian dành cho phần Mở sách có thể ít hơn các phần khác một chút, vì Let’s Go tập trung vào xây dựng năng lực giao tiếp (communicative competence). Thời gian cần dùng để hoàn thành một buổi học (lesson) có thể như sau: Review: 5 phút Presentation: 20 phút Open Your Books: 10 phút Extension 15 phút Tổng thời gian 50 phút Độ dài của các buổi học có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Nhưng nhìn chung thời lượng phân bố cho một buổi học, hoặc 30 phút, hoặc 45 phút, hoặc 60 phút có thể như sau: 30 phút 45 phút 60phút Review: 4 5 7 Presentation: 10 15 20 Open Your Books: 8 10 15 8 Extension: 8 15 18 Các buổi học 90 và 120 phút có thể áp dụng bảng phân bố thời lượng của các buổi 45 và 60 phút. Sau đó lặp lại tiến trình này cho phần bài học kế tiếp. PACING (Tiến độ) Tốc độ dạy trong một lớp học ngôn ngữ phải tạo ra được sự sôi nổi. Để duy trì được sự thích thú của học sinh nhỏ thì cứ năm bảy phút lại phải thay đổi hoạt động một lần, nếu không học sinh sẽ thấy uể oải ngay. Một kinh nghiệm là nên dừng một hoạt động khi học sinh còn đang thích, hơn là chờ đến khi trẻ đã bắt đầu chán nản rồi mới dừng lại. Sau này, vào một lúc nào đó thích hợp, giáo viên có thể luyện lại những hoạt động mà học sinh thích. Đối với các bài tập luyện kỹ năng cũng vậy, cần phải tiến hành với tốc độ thách thức, để có thể xây dựng khả năng nói có nhịp điệu và ngữ điệu tiếng Anh tự nhiên. TEACHING TECHNIQUES AND PROCEDURES (Kỹ thuật và thủ pháp giảng dạy) PRONUNCIATION (Phát âm) Nếu muốn người khác hiểu mình nói gì trong khi giao tiếp, học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, không nên gọi một số học sinh, từng người một đứng dậy đọc (phát âm) một từ hoặc một nhóm từ nhiều lần trước lớp. Nếu một học sinh gặp khó khăn khi phát âm một yếu tố nào đó thì không nên bắt học sinh đó đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần, mà nên yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó, học sinh sẽ tiếp tục luyện theo đôi, và khi ấy, giáo viên có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh vẫn còn gặp khó khăn. Xin lưu ý một điều quan trọng là ngay cả học sinh nhỏ người bản xứ cũng gặp khó khăn khi phát âm một số âm tiếng Anh như r, l, sh, và th. Phải đến khi trưởng thành thì chúng mới phát âm được hoàn thiện, vì thế, giáo viên cần kiên trì và dành thời gian cho học sinh luyện tập phát âm. Trong sách bài học Let's Go, những bài luyện âm không đóng vai trò quan trọng lắm. Ý đồ của tác giả bộ sách này là trẻ em bắt đầu học tiếng không cần phải quan tâm quá mức đến luyện trọng âm và cách phát âm thật chính xác từng từ, từng nhóm từ một. Quan tâm quá mức đến điều này có thể dẫn đến sự thất vọng, sự thiếu lòng tin và thiếu hứng thú của trẻ học ngôn ngữ. Điều quan trọng nhất ở giai đoạn đầu là phát triển khả năng giao tiếp dễ dàng bằng ngôn ngữ mới, và không tạo tâm lý lo lắng phát âm sai. Điều này ảnh hưởng nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quy trình học ngôn ngữ: không có động cơ, trẻ sẽ không học. Trong sách giáo viên có hướng dẫn một số bài luyện phát âm cho từng giai đoạn. Đây là những bài luyện đồng thanh cả lớp (choral repetition), luyện theo nhóm (group work) và luyện theo đôi (pair work). Vào lúc này, người thầy có thể đi vòng quanh lớp, lắng nghe học sinh phát âm và giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn. Sách giáo viên cũng giúp cho giáo viên một số thủ thuật, gợi ý (tips) trong việc nhận diện và xử lý những khó khăn về phát âm của học sinh. Let’s Go nhấn mạnh ngôn ngữ nói thông qua cách dùng các dạng rút gọn. Ở trình độ 1, động từ đặt ở trong khung là dạng rút gọn, ngoài ra còn thêm một số ví dụ minh họa ở ngoài khung. Ở trình độ 2-6, các dạng rút gọn được đưa vào trong khung ngữ pháp (trừ những yếu tố ngữ pháp như thì quá khứ thì lại dùng như trong trình độ thấp hơn). Học sinh được tạo điều kiện luyện cả dạng đầy đủ lẫn dạng rút gọn của từ, như vậy tăng cường được khả năng nói trôi chảy và nói tự nhiên của học sinh. GROUPING THE STUDENTS FOR LANGUAGE PRACTICE (Luyện tập theo nhóm) Đa dạng hoá loại hình luyện tập là một phương thức gây hứng thú cho học sinh. Sau khi đưa ra mẫu mới, cả lớp đọc đồng thanh. Nếu ngữ liệu khó quá, hoặc cần phải giới thiệu hai, ba yếu tố cùng một lúc thì dùng một bài luyện riêng (drill). Luyện liên tục để giữ được sự tập trung của học sinh. Muốn như vậy, sau khi cả lớp đọc đồng thanh mẫu câu mới, cần phải xếp học sinh theo từng nhóm để luyện lại, mỗi nhóm đọc một phần của bài luyện hoặc một vai của bài hội thoại. Phương 9 thức luyện hai nhóm một tạo cho học sinh một tâm lý đang giao tiếp thực, và như vậy dễ dàng ghi nhớ mẫu câu mới. Giáo viên có thể xếp học sinh theo từng nhóm nhỏ (small group), thậm chí theo đôi (pair), vì mục đích của nó là luyện tiếp tục theo phương thức một đổi một (one-to-one exchange). Luyện đôi hoặc theo nhóm nhỏ (practicing in pairs or small groups) là phương pháp lý tưởng, giúp cho học sinh học tập lẫn nhau, vì đó là cơ hội để chia sẻ thông tin, và hỏi những điều mình chưa rõ. Let’s go sử dụng trò chơi, phỏng vấn, các câu hỏi về tranh và hội thoại. Đó là những loại hình dễ tiếp cận trong luyện đôi và luyện nhóm nhỏ. Đồng thời, giáo viên cũng dễ dàng kiểm soát học sinh bằng cách đi đi lại lại quanh lớp, lắng nghe và trợ giúp khi cần thiết. Chỉ sau khi đã luyện đồng thanh cả lớp, và luyện theo đôi hoặc nhóm nhỏ, giáo viên mới nên gọi từng học sinh đứng lên nói trước lớp. (Sau này có thể dùng biện pháp kiểm tra dưới dạng trò chơi hoặc đóng vai giao tiếp, thay cho việc gọi học sinh đứng lên nói trước lớp.) TEAM TEACHING (Đồng giảng) Đồng giảng (tức là một nhóm giáo viên cùng lên lớp một lúc) là một kỹ thuật rất hữu dụng. Hai giáo viên có thể làm sống lại một đoạn hội thoại như trong thực tế giao tiếp. Ngoài ra, bài luyện cũng có thể do hai giáo viên tiến hành. Hai giáo viên có thể dẫn dắt hai nửa lớp để tiến hành một trò chơi hoặc một bài luyện. Hai giáo viên có thể giúp đỡ nhiều học sinh hơn trong những giờ luyện đôi và luyện nhóm. MODELING (Làm mẫu) Làm mẫu một cách rõ ràng và đầy đủ là một yếu tố quan trọng giúp học sinh hiểu được mình phải làm gì trong một số hoạt động trên lớp. Bài luyện càng phức tạp bao nhiêu, việc làm mẫu càng phải cẩn thận, chu đáo và rõ ràng bấy nhiêu, trước khi đưa học sinh vào luyện. Làm mẫu tốt sẽ tiết kiệm được thời gian khi học sinh luyện và nắm bắt ngữ liệu, vì tránh được cho học sinh rơi vào tình trạng lúng túng không hiểu rõ mình phải làm gì, dẫn đến chỗ vừa luyện vừa dò dẫm tìm hiểu. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là làm mẫu giúp người thầy dùng toàn tiếng Anh để giảng giải một cấu trúc, một hoạt động, và chỉ dẫn cách luyện tập cho học sinh. Modeling Sentence Patterns (Làm mẫu mẫu câu) Có nhiều cách để giới thiệu mẫu câu hỏi-trả lời mới. Hoặc là giáo viên cùng học sinh làm mẫu, hoặc giáo viên cùng con rối (puppets) làm mẫu. Khi làm mẫu chúng ta sử dụng bất cứ công cụ nào có trong tay, cộng với cử chỉ, động tác thích hợp. Giáo viên: (đưa một quyển sách lên) What's this? Giáo viên/Học sinh: It's a book. Modeling Practice Activities (Hoạt động luyện theo mẫu) Để làm mẫu một hoạt động luyện tiếng, người thầy nhiều khi phải di chuyển vị trí của học sinh, đưa học sinh vào vị trí cần thiết cho bài luyện, và hướng dẫn học sinh phải nói gì. Ví dụ, nếu bài tập đòi hỏi học sinh phải đứng lộn xộn để tạo ra một tình huống giao tiếp tự nhiên, giáo viên phải đẩy một số học sinh đi quanh phòng, nhiều khi phải dùng vai hích nhẹ ra hiệu cho học sinh chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia. Làm như vậy, học sinh có thể tiến hành được cả những bài tập phức tạp. VOCABULARY (Từ vựng) Dùng học cụ hoặc Phiếu Giáo viên để giới thiệu những từ quan trọng. Một cách làm đơn giản nhất là giơ một đồ vật hoặc một phiếu tranh và đọc to từ chỉ vật đó. Yêu cầu học sinh đọc theo vài lần. Sau đó đưa từ đó vào bài tập luyện kỹ năng, sử dụng ngữ liệu quen thuộc. Sách Giáo viên có miêu tả một số bài luyện và hoạt động nhằm củng cố và phát triển vốn từ vựng đã có. 10 Có hai loại từ vựng hoặc ngữ liệu mà tất cả những người học ngôn ngữ đều cần phát triển - đó là ngữ liệu thụ động (receptive language) và ngữ liệu sản sinh (productive language). Ngữ liệu thụ động là những yếu tố ngôn ngữ người học có thể nhận biết khi bắt gặp, nhưng không thể sản sinh ra được. Ngữ liệu sản sinh là những yếu tố ngôn ngữ người học tự mình có thể dùng để nói và/hoặc viết. Khi người thầy nói với học sinh bằng tiếng Anh, một điều không tránh khỏi là người thầy có thể dùng một số yếu tố ngôn ngữ học sinh chưa học đến. Đây không phải là vấn đề cần quan tâm, vì đôi khi người thầy cũng cần cố tình làm như vậy để học sinh có cơ hội tiếp xúc thêm với ngữ liệu mới. Học sinh sẽ dần dần quen với việc nhận biết yếu tố mới bằng văn cảnh, nếu những yếu tố mới ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ, nếu người thầy viết số 1 lên bảng và bảo học sinh mở sách, nhìn vào trang 1, thì lúc đó ngôn ngữ thụ động của học sinh phát triển, vì có thể học sinh chưa học số 1 hoặc chưa học mệnh lệnh mà thầy dùng, nhưng vẫn có thể hiểu được nghĩa câu nói thông qua động tác của thầy. Để luyện sử dụng ngôn ngữ thụ động, học sinh phải được luyện cách phản xạ tự nhiên với từ mới. Ví dụ, đặt Phiếu Giáo viên có hình quyển sách và chiếc bút chì vào rãnh phấn trên bảng (chalk rail). Giáo viên nói book, sau đó gọi một hoặc hai học sinh chỉ vào phiếu có từ "book", hoặc đặt vài Phiếu Giáo viên vào rãnh phấn trên bảng, gọi hai học sinh lên bảng. Học sinh đua nhau chạy nhanh đến chạm vào tranh có vẽ đồ vật đó. Học sinh nào nhanh thì thắng cuộc. Ngôn ngữ sản sinh đòi hỏi học sinh phải vừa nhận diện đồ vật, vừa nói từ tương ứng (tên đồ vật đó). Cũng dùng trò chơi như trên để luyện, nhưng học sinh phải vừa chạy đến chạm tay vào phiếu, vừa phải nói ra được từ tương ứng. Sau khi đã thực hiện việc làm mẫu như vậy, tất cả các trò chơi học ngữ liệu thụ động và sản sinh đều được luyện tiếp tục trong nhóm ba hoặc bốn học sinh. Luyện theo nhóm nhỏ là hình thức rất quan trọng đối với những lớp có sĩ số cao. Khi học sinh học từ mới lần đầu tiên, hãy phát cho mỗi nhóm một bộ Phiếu Học sinh: giáo viên đọc to một từ. Mỗi lần một học sinh chạm tay vào tranh hình tương ứng với từ đó. Nếu học sinh nào chỉ sai, các học sinh khác trong nhóm có thể hỗ trợ. TOTAL PHYSICAL REPONSE : TPR (Phương pháp phản xạ tự nhiên) Phương pháp phản xạ tự nhiên, viết tắt là TPR, được phát triển bởi James Asher. Dù cấp độ này không những bài trực tiếp dùng phương pháp TPR nhưng nhiều hoạt động trong sách bài học vẫn dựa vào phương pháp này để giúp học sinh tiếp thu và nhớ bài học lâu hơn. Học sinh cũng cần thường xuyên ôn lại những câu lệnh đã học trong Bài 1. Những thủ pháp sau đây có thể dùng để giới thiệu mẫu mệnh lệnh. Trước hết ra một mệnh lệnh, ví dụ Open your books., làm mẫu bằng cách mở quyển sách ra. Sau đó giáo viên ra lệnh, cả lớp mở sách. Ra lệnh lại một lần nữa. Học sinh vừa nói to mệnh lệnh vừa mở sách. Phương pháp này giúp học sinh hiểu được mệnh lệnh trước khi làm (tức là phát triển receptive language). Sau đó học sinh sẽ cảm thấy tự tin khi ra lệnh (tức là phát triển productive language). Sau khi đã giới thiệu mệnh lệnh thì luyện ra lệnh; đầu tiên luyện cả lớp, rồi sau đó luyện hai nhóm một. Khi luyện cả lớp, cho một nửa lớp ra lệnh, nửa lớp kia thực hiện mệnh lệnh; sau đó đổi ngược lại. Khi luyện hai nhóm cũng làm như vậy: luân phiên ra lệnh và làm theo lệnh. Cố gắng tạo không khí sôi nổi. Cuối cùng đưa học sinh vào từng nhóm nhỏ, hoặc từng đôi, tập ra lệnh và làm theo lệnh. TPR cũng có thể coi là thủ pháp thay đổi tốc độ luyện mẫu câu. Nếu muốn đa dạng hóa bài tập, tăng cường bài tập TPR khi thấy học sinh bắt đầu lãng đãng. Lúc đó có thể lấy lại được không khí sôi nổi và thú vị. Đôi khi cũng nên cho học sinh đóng vai thầy/cô giáo, ra lệnh cho toàn lớp. Làm như vậy chúng ta đã thể hiện được xu hướng lấy học sinh làm trung tâm. READING (Đọc hiểu) Trình độ 2 của Let’s Go là trình độ bắt đầu học đọc. Phần bài đọc được trình bày chính thức cho học sinh trong phần Let’s Read. Ở phần này, học sinh học cách giải những bài tập về từ gia đình. Những từ được chọn sẽ được sử dụng trong các câu nhằm củng cố kỹ năng giải mã từ và giúp học [...]... cho h c sinh Giáo viên: a dog, a dog H c sinh: a dog Giáo viên: a rabbit, a rabbit H c sinh: a rabbit Ho c: Giáo viên: This is a red book H c sinh: This is a red book Giáo viên: This is a yellow pencil H c sinh: This is a yellow pencil c theo Substitution Drill (Luy n thay th ) Có th dùng phi u tranh ho c h c c g i ý khi luy n thay th Giáo viên: Where are the books? (ch vào b c tranh sách trên bàn)... u giáo viên lên C l p v t ó 30 ng thanh c tên t ng b Giáo viên i quanh l p trao v t ho c phi u giáo viên 1- 8 (không theo tr t t c nh nào) cho t ng h c sinh H c sinh c m v t ho c phi u, c tên v t ó r i chuy n sang ngư i bên c nh N u sĩ s l p ông, chia l p thành nhi u nhóm và chơi như trên 3 Introduce the question-and-answer patterns (Gi i thi u m u câu h i và tr l i) a L y m t dùng th t ho c phi u giáo. .. tên m t s v t trang 51 (ch n trong s 6-2 0) Khi c l p ã quen v i t m i, yêu c u h c sinh ch tranh trang 50 4 N u c n, cho h c sinh luy n câu h i – tr l i v i nh ng S1: What's this? S2: It’s a (paper clip) Let’s Go Grammar and Listening S d ng ng li u trong trang 1 0 -1 1 h tr bài h c 34 v t m i v a h c Xem Hư ng d n Giáo viên (Teacher’s Notes) trong Grammar and Listening Activity Book 1 LET’S LEARN SOME... i trang 5, dùng hai con mèo làm m u Sau ó h c sinh luy n h i – tr l i theo t ng ôi, s d ng tranh trang 5 Giáo viên i quanh l p h tr , n u c n EXTENSION (M r ng) 1 Board Race (xem trang 13 ) X p phi u giáo viên 1- 8 d c theo rãnh ph n trên b ng G i h c sinh tình nguy n miêu t tranh c a phi u giáo viên này S: It’s (a desk) Hai h c sinh ch y ua lên b ng ch m tay vào b c tranh tương ng và nh c l i câu ó... ng u danh sách Ngư i i di n tr v nhóm, v tranh minh h a t y Các thành viên trong nhóm theo dõi b n i di n v tranh Thành viên nào oán ư c t ó là t gì trư c thì ch y lên nói th m vào tai giáo viên t ó H c sinh này ư c làm i di n m i cho nhóm Trò chơi ti p t c Giáo viên ch cho i di n m i này t ng th hai trong danh sách M i bư c ti p theo như trên Trò chơi k t thúc khi gi i quy t xong danh sách 10 t nói... book, chair, desk, eraser, pen, pencil, ruler) V t li u: phi u giáo viên và phi u h c sinh 1- 8 ( dùng trong l p), dùng trong l p (c p, sách, gh , bàn, t y, bút, bút chì, thư c), r i, gi y en, v i ho c m t túi to, tranh tư ng, băng/CD, máy WARM UP AND REVIEW (Kh i 1 H c sinh ng và ôn t p) ng thành hai hàng i di n nhau ưa phi u giáo viên 1- 8 ( dùng trong l p) ưa t ng th m t Hàng A h i What's this? Hàng... and Talk (xem trang 16 ) t phi u giáo viên và phi u h c sinh ( dùng trong l p, không gi ng nhau) xung quanh l p h c H c sinh t ng ôi i quanh l p Khi giáo viên hô Stop! Các ôi phi u giáo viên và phi u h c sinh ng l i, h i và tr l i, dùng luy n S1: (ch vào m t phi u) What's this? S2: It’s a pencil (ch vào m t phi u khác) What's this? S1: It’s (a pen) PRESENTATION (Gi i thi u ng li u) 1 Present the positive... (S d ng sách t p c) M i Let's Go Reader có hai truy n Khi h c xong ã h c xong Unit 4 c a Sách H c sinh là ã có ng li u c và hi u câu chuy n th nh t trong Reader H c sinh có th c hi u ư c câu chuy n th hai khi ã h c xong Unit 8 Dư i ây là hư ng d n cách gi i thi u truy n cho h c sinh M c dù giáo viên nên tuân th các bư c d y này nhưng t c thì tùy theo t ng l p, do giáo viên quy t nh Có th giáo viên này... A: What's this? T/S trong nhóm B: It’s a (book) Sau ó i vai b H c sinh dùng phi u h c sinh 1- 8 ( dùng trong l p) luy n h i và tr l i theo ôi H n ch th i gian cho m i l n luy n là 2 phút i quanh l p h tr h c sinh n u c n OPEN YOUR BOOKS (M sách) 1 Open your book to page 4 (Giáo viên m sách trang 4) 31 Giơ trang sách ho c treo tranh tư ng lên cho h c sinh xem Ch vào tranh và hư ng d n h c sinh g i tên... PRESENTATION (Gi i thi u) 1 Introduce the new vocabulary (Gi i thi u t m i) a Dùng dùng th t ho c Phi u Giáo viên 1- 8 ( m i, t ng t m t Giơ m t dùng trong l p) gi i thi u t v t ho c m t phi u giáo viên lên và ruler, ruler, ruler H c sinh nh c l i vài l n, theo t c c m u T: nói t nhiên b Ki m tra xem h c sinh có hi u bài không G i 8 h c sinh lên b ng, m i h c sinh c m m t phi u giáo viên Nói tên c a v t . một bộ tranh 7x10 inches cho Giáo viên và 3x5 inches cho học sinh. Trình độ 1 có 75 Phiếu tranh Giáo viên (15 0 bức tranh, tính hai mặt), và 10 0 Phiếu tranh Học sinh. Sách Giáo viên còn có một. chơi trên cơ sở ngữ liệu trong Sách Học sinh. CD-ROM thiết kế song ngữ: Tây Ban Nha-Anh, Pháp-Anh, Hàn Quốc-Anh, Nhật-Anh, Bồ Đào Nha-Anh, Thái-Anh, và cũng có cả CD-ROM đơn ngữ Anh. ORGANIZATION. 12 ). 4 Giáo viên có thể sao chụp những trang bài tập (worksheet) ở cuối sách giáo viên phát cho học sinh, hỗ trợ bài giảng. Trong những tờ bài tập đó đã có hướng dẫn chi tiết. Giáo viên