Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
74,5 KB
Nội dung
Ôn t ập phần văn bản: 1) Phong cách Hồ Chí Minh:(Lê Anh Trà) a)Con đ ường hình thành phong cách Hcm: -Bác đã đi nhiều nơi,tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới (Á,Âu,Phi,Mỹ)→bác có được vốn kiến thức sâu rộng. -Để có được điều đó, Bác đã: +Đi nhiều,tiếp xúc nhiều nền văn hóa →Kiến thức sâu rộng. +Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc +Có ý thức học hỏi toàn diện,sâu sắc…đến một mức khá uyên thâm(tiếp thu có chọn lọc) +Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. +Dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.(“tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người) →Tạo nên một phong cách văn hóa rất HCM(phong cách đó là sự kết hợp hài hòa giữa hiện tại và truyền thống;giữa cái mới với cái cũ;giữa phương đông và phương tây;giữa cái dân tộc và cái quốc tế;giữa sự bình dị và sự vĩ đại.Hơn hết là sự liên hệ giữa tinh hoa của lạc hồng với tinh hoa của thế giới) b)Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch HCM: -Là một người giữ cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị . *Nơi ở,nơi làm việc đơn sơ:chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao. *Trang phục hết sức giản dị:bộ quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ,đôi dép lốp thô sơ,tư trang ít ỏi:”Chiếc va li con với vài bộ quần áo và vài vật kỉ niệm”. *Ăn uống đạm bạc :cá kho, rau luộc,dưa ghém, cà muối, cháo hoa. →Cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao. -cuộc sống giản dị,đạm bác lại vô cùng thanh cao sang trọng,bởi: *Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. *Đây cũng không phải là một cách tự thuần thánh hóa,tự làm cho hơn đời,khác đời. *Đây là một cách sống có văn hóa,đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ :cái đệp là sự giản dị tự nhiên. -Nét đẹp của lối sống rất dân tộc,rất việt nam trong phong cách HCM:cách sống của bác rất giống các bậc hiền triết xưa (như NGUYỄN TRÃI,NGUYỄN BỈNH KHIÊM)→Cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao. -Tuy nhiên, cuộc sống của bác khác với các nhà nho xưa ở chỗ :bác là một chiến sĩ cách mạng,một vị chủ tịch nước suốt đời vì dân vì nước. c)Nghệ thuật đặc sắc: -Kể-bình luận -Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu -Sử dụng nghệ thuật đối lập -Dẫn chứng thơ cổ và dùng từ hán việt. d)Tổng kết (ghi nhớ):Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. 2)Đấu tranh cho một thế giới hòa bình:(GG.Mát-Két) *Luận điểm chính:chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đoe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên Trái Đất,vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. *Luận điểm cở bản trên đã được triển khai trong một hệ thống luận cứ toàn diện sau(gồm có 4 luận cứ) a) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân: -Để cho thấy tính chất hiện thực mà khủng khiếp của nguy cơ này ,tác giả đã bắt đầu bài viết bằng cách : +Xác định thời gian cụ thể:8/8/1986. +Đưa ra số lượng đầu đạn hạt nhân cụ thể:50.000 -Thực hiện một phép tính đơn giản:một người ngồi trên bốn tấn thuốc nổ.Và nếu nó nổ tung thì nó sẽ hủy diệt không chỉ là 1 lần mà là 12 lần. -Để làm nổi bậc hơn nữa về tính chất hủy diệt của vũ khí hạt nhân,tác giả đã đưa ra tính toán lí thuyết:nó hủy diệt các hành tinh xoay quanh mắt trời và 4 hành tinh khác và phá vỡ thế thang bằng của hệ mặt trời. →Cách vào đề trực tiếp,chứng cứ xác thực→gây ấn tượng mạnh về nguy cơ ciến tranh hạt nhân. b)Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của con người: -Để làm sáng tỏa luận cứ này ,tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sành thật thuyết phục trong các lĩnh vực: +Xã hội:năm 1981,UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới, chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế,giáo dục sơ cấp,cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm ,nước uống.Nhưng tất cả đã tỏa ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu. +Y tế:Giá của 10 chiếc tàu sân bay kiểu tàu NI-MIT, trong số 15 chiếc mà Hoa kỳ dự định đóng từ nay đến năm 200, cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh cũng trong 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng ở châu Phi mà thôi. +Tiếp tế thực phẩm:Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng.Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX….Chỉ cần 2 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn mươi năm tới. +Giáo dục:chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mũ chữ cho toàn thế giới. →Với những con số nêu trên ,tác giả đã làm nổi bật sự tốn kém ghơ gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang. →Từ đó nhận thức rằng:cuộc chạy đua vũ trang đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn,nhất là các nước nghèo. c)Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên: -Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở chỉ để làm đẹp mà thôi.Cũng đã phải trải qua bốm kỉ địa đất con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu.Trong thời đại hoàng kim này của khoa học ,trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại đó của hàng bao nhiêu triệu nă trở lại điểm xuất phát của nó. d)Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và đấu tranh cho một thế giới hòa bình: -Sau khi phân tích tác hại khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân, tác giả kêu gọi:mọi người hãy cùng tham gia vào bản đồng ca:”đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân,bảo vệ cho một thế giới hòa bình” -Đưa ra lời đề nghị:lập nhà băng lưu trữ ký ức loài người.Nhằm:*cho nhân loại thời đại sau biết nơi đây đã từng tồn tại sự sống ;*và để cho nhân loại thời sau biết tên những thủ phạm hiếu chiến đã gây ra thảm họa diệt vong. →Lên án chiến tranh hạt nhân. e)Tổng kết (ghi nhớ):Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đoe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kem đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói,nạn thất học,và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người.Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toán thể loài người.Bài viết của Mát-két đã đề cập vấn đề trên với sức thuyết phục cao bởi cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi nhiệt tình của tác giả. 3)Tuyên bố thế giới về sự sống còn,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. a)Bố cục:3 phần: -Sự thách thức:thực trạng cuộc sống và hiểm họa của trẻ em trên toàn thề giới. -Cơ hội:khẳng định những điều kiện thuận lợi. -Nhiệm vụ :nêu những nhiệm vụ cụ thể . b)phân tích: -sự thách thức: +Trẻ em bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực ,sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. +Trẻ em phải chịu dựng những thảm họa của đói nghèo,khủng hoảng kinh tế,tình trạng vô gia cư,dịch bệnh,mù chữ,môi trường xuống cấp. +Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật. →Phân tích găn gọn nhưng nêu khá đầy đủ và cụ thể những nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống trẻ em. -Cơ hội:khẳng định những thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc bảo vệ ,chăm sóc trẻ em, cụ thể là: +Sự liên kết lại các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế→công ước về quyền trẻ em ra đời→làm cơ sở,tạo ra một cơ hội mới. +Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực :giải trừ quân bị,một số tài nguyên to lớn chuyển sang phục vujtawng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. →Trong xu hướng chung của thế giới ,vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở nước ta đang được đảng ,nhà nước nhân dân và toàn xã hội đặc biệt quan tâm và nhiệt tình hưởng ứng. c)Nhiệm vụ: -Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế cần làm: +Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em. +Quan tâm ,chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. +Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo bình đẳng giới để thực hiện lợi ích tẻ em. +Đảm bảo sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở ,mà không để cho một em nào mù chữ. +Thực hiện kế hoạch hóa gia đình ,tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình. +Chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do. +Vì tương lai của trẻ em các nước cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng kinh tế. →Nhiệm vụ cụ thể,toàn diện,cấp bách. d)Tổng kết(ghi nhớ):Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng,cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu .Bẩn tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/9/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại. 4)Chuyện người con gái Nam Xương. a)Tác giả, tác phẩm: -Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, là học trò xuất sắc của tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. -Tác phẩm: +Là tác phẩm văn xuôi chữ hán đầu tiên của văn học nước nhà. +”Truyền kì mạn lục:(ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền):tác phẩm viết bằng chữ hán, có chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì trung quốc-một thể truyện thường có yếu tố kì lạ,hoang đường-nhưng cũng khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh ,khao khác một cuộc sống yên bình, hạnh phúc,nhưng các thế lực tàn bạo và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh.Một loại nhân vật khác là những người tri thức có tâm huyết , bất mãn với thời cuộc, không chụi trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp.Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 trong 20 truyện của tác phẩm này. b)Bố cục:gồm 3 đoạn *Đoạn 1:từ đầu đến”cha mẹ để mình”:cuộc hôn nhân giữa Trương sinh và Vũ nương;sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách. *Đoạn 2:Tiếp đến”qua rồi”:Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của vũ nương. *|Đoạn 3:phần còn lại:cuộc gặp gỡ giữa Vũ nương và Phan Lang trong động của Linh phi;Vũ nương được giải oan. C)Nhân vật Trương sinh: -Xuất thân :con nhà hào phú; -Không có chữ; -Tính tình:đa nghi ,hay ghen. →Nguyên cớ gây nên nỗi oan khuất cho Vũ nương. d)Nhân vật Vũ nương: -Xuất thân :con nhà nghèo khó,tên thật Vũ thị thiết,quê ở nam xương; -Tư dung tốt đẹp, đức hạnh vẹn toàn. *Những phẩm chất tốt đẹp của vũ Nương: -Lúc về làm vợ Trương Sinh:biết chồng có tính đa nghi hay ghen,vũ nương luôn giữ gìn khuôn khép,không để vợ chồng phải đến hai chữ thất hòa. -Trong buổi chia tay với chồng:nàng từ biệt và dặn dó chồng với những lời thiết tha ,tình cảm→rất xúc động. -Trong thời gian xa cách chồng: +Buồn nhớ, cô đơn, giữ gìn trinh tiết với chồng→chung thủy. +Chăm sóc con và mẹ chồng chu đáo(mẹ hiền ,dâu thảo):khi mẹ chồng nhớ con sinh ốm,nàng lấy lời ngon ngọt khuyên lơn;bà ốm nặng,nàng hết lòng chạy chữa thuốc than.lễ bái thần phật;bà mất,nàng lo việc ma chay tế lễ rất chu đáo y như cha mẹ đẻ mình +Lời trăn trối của mẹ chồng rất khách quan→càng khẳng định và làm nổi bậc được đức hạnh tốt đẹp của vũ nương. →Vũ nương là một người phụ nữ có tư dung tốt đẹp, dức hạnh vẹn toàn:nết na, thùy mị, đảm đang tháo vát;chung thủy với chông con, hiếu thảo với mẹ chồng và hết long vun đắp cho hạnh phúc gia đình. →một người phụ nữ như thế lẽ ra phải hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vaayjmaf phải chết một cách oan uẩn. Đ)Nỗi oan của Vũ nương: -Khi trương sinh trở về : +Trương sinh nghe lời con trẻ→chủi mắng;đánh đập; đủi Vũ nương đi. +Vũ nương hết lời phân trần ,kêu oan→Trương sinh không nghe ,bà con hàng xóm binh vực cũng không xong. →Nàng thất vọng,đau khổ, cam chụi số phận→quyết lấy cái chết để bảo vệ trinh tết và danh dự . →Đó là con đường duy nhất để vũ nương có thể chứng minh cho sự trong sạch của mình(đầy oan khuất) -Đem đến con chỉ bóng cha trên vách→Trương sinh tỉnh ngộ→nhưng việc đã muộn,Vũ nương đã chết. →Lên án chế độ nam quyền và xã hội phong kiến đầy oan khuất. *Nguyên nhân gây nên nỗi oan cho Vũ nương:có nhiều nguyên nhân -Chế độ nam quyền; -tính đa nghi,hay ghen→cách cư sử hồ đồ,độc đoán. -Lời nói vô tình của con trẻ; -chiến tranh phi nghĩa. →Giá trị tố cáo sâu sắc và xã hội phong kiến bất công. e)Nỗi lòng của Vũ nương dưới thủy cung: -Phan lang gặp vũ nương ở động rùa Linh Phi.phan lang khuyên nàng nên trở về nhân gian, nàng dứt khoác mà rằng”tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làn mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa| -Nhưng khi nghe phan lang nhắc tới quê hương ,gia đình→ứa hai hàng lệ→quyết định trở về(gửi chiếc hoa vàng-lập đàn giải oan)→còn nặng tình với nhân gian. -Hình ảnh vũ nương trở về được miêu tả rất kì ảo:kiệu hoa ,võng lọng, cờ xí lộng lẫy cả một khúc sông… lúc ẩn lúc hiện, loan loán…biến mất.→Lời nói của nàng từ dòng sông vọng vào:”Da tạ tình chàng,thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”→Khát khao được sống ,được sum họp gia đình, nhưng không thể được nữa.Vì âm dương cách biệc,việc đã lỡ, tình đã tan, thế gian đầy oan khuất.→giá trị tố cáo sâu sắc chế độ phong kiến. *Tóm lại :Vũ nương là một người phụ nữ xinh đẹp,đức hạnh mà vô cùng bất hạnh;nàng là nạng nhân thơ thảm của chế độ phong kiến đầy bất công và oan khuất. f)Nghệ thuật: -Cách kể chuyện kéo léo, tác giả cài chi tiết “cái bóng”vào truyện rất độc đáo. -Xây dựng được tính cách của nhân vật. -Bố cục chặc chẽ, có sử dụng các yếu tố hoang đường ,kì ảo. g)Tổng kết:(ghi nhớ SGK):Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ nương,chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ việt nam dưới chế độ phong kiến,đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. 5)Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh( Trích “Vũ trung tùy bút”-Phạm đình hổ. a)Thói ăn chơi sa đọa phung phí của phủ chúa.(đoạn 1) -Thích xây nhiều cung điện ,đền đài,→Tốn kém. -Tổ chức và bày đặt nhiều trò chơi ló lăng ,tốn kém trên hồ tây(một tháng ba,bốn lần)→Hoang phí. +Giả trò mua bán. +Bố trí dàn nhạc khắp nơi để tấu làm vui. -Chúa tìm thu ,nhưng thực chất là cướp đoạt của quý trong nhân gian.(Phần này ,tác giả miêu tả ấn tượng nhất là việc duy chuyển cây đa.) →ghi chrps các sự việc tỉ mỉ ,cụ thể, chân thật, khách quan, nhưng bản thân các sự việc có ý nghĩa tố cáo thói ăn chơi xa hoa, hoang phí vô độ của phủ chúa. b)Bọn quan lại nhũng nhiễu,ức hiếp nhân dân. -Bọn quan lại dùng thủ đoạn”vừa ăn cắp, vừa la làng”→nhân dân bị ức hiếp hai lần→muốn được yên thân, người dân phải tự hủy của quý giá của nhà mình→Tố cáo, phê phán kín đáo. C) Sự khác biệt giữa truyện và tùy bút. *Truyện :phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua số phận nhân vật(cốt truyện,tình tiết, nhân vật….) *Tùy bút :ghi chép người thật, việc thật theo cảm hứng chủ quan của tác giả,không có hệ thống,kết cấu gì. d)Tổng kết. “Chuện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê-Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động. 6)Hoàng lê nhất thống chí-Hồi thứ mười bốn Ngô gia văn phái. “Đánh Ngọc Hồi, quân thanh bị thua trận bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài. a)Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. *Tác giả đã đánh giá rất cao tài năng vủa Nguyễn Huệ. -Là một người văn võ song toàn -Hành động mạnh mẽ, quyết đoán. +Lên ngôi hoàng đế +Xuất binh ra bắc. +Gặp Nguyễn Thiếp, tuyển mộ binh lính. +Tổ chức diệt binh, phủ dụ binh lính , tướng sĩ… +Định kế hoạch hành quân đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau khi chiến thắng. -Nguyễn Huệ là người trí tuệ sáng suốt ,sâu sắc, nhạy bén:sáng suốt trong cách phân tích tình hình thời thế, tương quan chiến lược và nhạy bén trong cách dùng người. -Ý chí quyết thắng , tầm nhìn xa trông rộng -Tài dụng binh như thần:xuất binh thần tốc, điều binh khiển tướng giỏi , chiến lược, chiến thuật tinh thông. -Lẫm liệt trong chiến trận. →Khoắc họa khá đậm nét hình ảnh người anh hùng tài ba xuất chúng.Là người tổ chức và là linh hồn của cuộc chiến công vĩ đại. -Tuy có cảm tình với vua Lê , nhưng tác giả đã đứng trên lập trường của dân tộc và tôn trọng sự thật về lịch sử nên đã viết về Quang Trung rất chân thật và mang đậm màu sắc sử thi như vậy. B)Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống *Quân tướng nhà Thanh: -Tướng: thái thú điền châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn,Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật bỏ chạy trước qua cầu Phao. -Quân :bỏ chạy tán loạng, dày xéo lên nhau mà chết. *Tình trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống:Lê Chiêu Thống cùng bề tôi chạy bán sống bán chết , cướp lấy thuyền của dân, luôn mấy ngày không ăn…Đi đường tắt và cuối cùng gặp Tôn Sĩ Nghị ở cửa ải. Hai bên gặp nhau, than thở, ứa nước mắt→Chua xót→Ngầm mỉa mai. c)Tổng kết:Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, ác tác giả Hoàng Lê Thống nhất chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sau chiến công thần tốc đại phá quân thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà thanh và số phận bi đáp của vua tôi Lê Chiêu Thống. 7)Truyện kiều-Nguyễn Du a)Nguyễn Du -1765-1820 -Tên chữ là Tố Như , hiệu là Thanh Hiên -Quê quán:Tiên điền, nghi xuân, hà tĩnh. -Xuất thân: trong một gia đình đại quý tộc, từng nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học -Thời đại xã hội:sống vào vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. -Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.Ông đi nhiều hiểu rộng, vốn sống phong phú, thông cảm sâu sắc với nỗi khổ của nhân dân→Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. -Sáng tác:bao gồm chữ Hán và chữ Nôm: +Chữ Hán:3 tập thơ(243 bài) +Chữ Nôm:Xuất sắc nhất là tác phẩm”Đoạn Trường Tân Thanh”tục gọi là truyện Kiều. b)Tuyện Kiều -Truyện kiều là một kiệt tác, là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. *Tóm tắt tác phẩm: (sgk) *Thể loại:Truyện Nôm viết theo thể thơ lục bát -Độ dài:3254 câu. -Bố cục:3 phần: +Gặp gỡ và đính ước +Gia biến và lưu lạc +Đoàn tụ. *Giá trị nội dung và nghệ thuật: -Giá trị nội dung: +Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công , tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, đặt biệt là những người tài hoa, người phụ nữ. Truyện Kiều tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến , từ bọn sai nha, quan xử kiện cho đến họ “hoạn” danh gia, quan tổng đốc trọng thần đến bọn ma cô chủ chứa….đều ích kỉ , tham lam , tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. Truyện Kiều còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người , đồng thời đẫm lên lưng con người và xóa mờ công lí. +Giá trị nhân đạo: [...]... đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức , phẩm chất đến những ước mơ , những khát vọng chân chính.(khát vọng về quyền sống,khát vọng tự do công lí, khát vọng tình yêu hạnh phúc….) Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn , hiếu hạnhđủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng chung thủy Bước chân”xăm xăm băng... chân”xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ quy tắc thánh hiền và sự cách biệt nam nữ Truyện kiều là giấc mơ về tự do công lí(anh hùng Từ Hải đã giúp Kiều báo ân báo oán) -Giá trị nghệ thuật:bao gồm thể loại và ngôn ngữ 8)CHỊ EM THÚY KIỀU a)Giới thiệu vj trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm( từ câu 13-38) b)4 câu đầu:giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai . Ôn t ập phần văn bản: 1) Phong cách Hồ Chí Minh:(Lê Anh Trà) a)Con đ ường hình thành phong cách Hcm: -Bác đã đi nhiều nơi,tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các dân tộc. tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.(“tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người) →Tạo nên một phong cách văn. không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. *Đây cũng không phải là một cách tự thuần thánh hóa,tự làm cho hơn đời,khác đời. *Đây là một cách sống có văn