Lịch sử CHÙA THỜI LÝ I. Mục tiêu: Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý. + Nhiều vua thời Lý theo đạo Phật. + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. II. Đồ dùng dạy học - Ảnh chụp phóng to chùa một Cột, chùa Keo, tượng phật đài III. Các hoạt động dạy học *HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : *HĐ 2 : Giới thiệu bài *HĐ 3 : Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác - GV giới thiệu thời gian đạo phật vào nước ta và giải thích vìa sao dân ta nhiều người theo đạo phật *HĐ 4 : Sự phát triển của đạo phật thời Lý - GV đặt câu hỏi : Vì sao nói : “Đến thời Lý, đạo phật trở nên phát triển (Thay thịnh đạt bằng phát triển )? + Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật? + Đạo phật du nhập nước ta từ bao giờ ? Và có giáo lý như thế nào? Kết luận : Nhân dân ta có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. *HĐ 5 : Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân -GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò , tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân , HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng. - GV nhận xét. *HĐ 6 : Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lý - GV mô tả chàu một Cột, chùa Keo, tượng phật A – di – đà. *HĐ 7 : Củng cố dặn dò : *Chùa thời Lý là một trong những đóng góp của thời đại đối với nền văn hóa, kiền trúc, điêu khắc của dân tộc Việt Nam. Trình độ xây dựng chùa chiền đó phản ánh sự phát triển của dân tộc về mọi phương diện. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó.Bảo vệ di tích lịch sử. + Chúng ta cần có thái độ gì đối với các công trình mà ông cha ta để lại ? * GDMT: Các di sản của ông cha ta để lại là những di sản quí báu, chúng ta cần có ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp. - GV chốt lại những kiến thức đã học. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem bài và chuẩn bị bài sau. TUẦN 12 Buổi 1 Ngày dạy : Thứ 2. 04/11 – 4A ; Thứ 3.05 /11-4B ; Thứ 5.07/11- 4C 4C/104C Địa lí ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I.Mục tiêu : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về dịa hình, sông ngòi,của ĐBBBB: + ĐBBB do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta. + ĐBBB có hình dạng tam giác, đỉnh ở Việt trì, đáy là đường bờ biển. + ĐBBB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi có hệ thống đê ngăn lũ. - Nhận biết được vị trí ĐBBB trên bản đồ TN VN - Chỉ một số sông chính trên bản đồ( lược đồ) - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người . II.Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông (sưu tầm) III.Hoạt động dạy - học : *HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : - Nêu đặc điểm thiên nhiên ở HLS ; Tây Nguyên ; vùng trung du Bắc Bộ . GV nhận xét, ghi điểm . *HĐ 2 : Giới thiệu bài : *HĐ 3 : Đồng bằng lớn ở miền Bắc : - GV treo BĐĐịa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ . - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ . +ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển . + Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên ? + Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ? + Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì ? - GV cho HS lên chỉ BĐ địa lí VN về vị trí, giới của đồng bằng Bắc Bộ . *HĐ 4 : Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ : - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (quan sát hình 1…) của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên BĐ một số sông của đồng bằng Bắc Bộ . - Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng ? - GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi : + Khi mưa nhiều, nước sông, ngòi, hồ, ao như thế nào ? + Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ? + Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào ? - GV nói về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ - Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận : + Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ? + Hệ thống đê ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ? + Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sx ? *HĐ 5 : Củng cố - Dặn dò: - ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên? - Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ . -Về xem lại bài ,chuẩn bị bài tiết sau: “Người dân ở ĐB Bắc Bộ”. Âm nhạc Học bài hát: CÒ LẢ I. Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Cò lả - dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Tập trình bày bài hát theo cách lĩnh xướng và hoà giọng. - Giáo dục học sinh yêu quý các làn điệu dân ca và trân trọng người lao động II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ: đàn, thanh phách - Bản đồ Việt Nam và tranh ảnh minh hoạ bài hát Cò lả III. Hoạt động dạy học: *HĐ 1 : Học hát: Cò lả GV treo bài hát Cò lả và tranh minh hoạ lên bảng. Những cánh cò bay rập rờn trên đồng lúa mênh mông trong buổi chiều là hình ảnh rất quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Cùng với luỹ tre xanh, đồng lúa vàng, đàn trâu gặm cỏ thì hình ảnh cánh cò bay lả, bay la gợi lên khung cảnh yên bình của biết bao làng quê. Cánh cò bay lả, bay la cũng là một bài dân ca quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc bộ. *HĐ 2 : Nghe hát mẫu : HS nghe hát qua băng, đĩa. *HĐ 3 : Đọc lời ca và giải thích từ khó: GV chỉ định 1-2 HS đọc lời ca. GV Giải thích “ phủ” trong từ “ cửa phủ” là đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương với quận, huyện ngày nay. *HĐ 4 : Tập hát từng câu: Dịch giọng (-2) Có thể chia bài thành những câu hát ngắn - GV mở băng giai điệu từng câu, hướng dẫn HS vừa tập hát vừa gõ đệm mang tính chất dàn trải, phù hợp với giai điệu bài hát. - Trong bài Cò lả có nhiều tiếng luyến láy tinh tế mang đậm màu sắc dân ca đồng bằng Bắc bộ. GV có thể hát mẫu để hướng dẫn HS thể hiện được nét chính của giai điệu - Tập xong 2 câu, GV cho hát nối liền 2 câu và hướng dẫn các em chỗ lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm hoặc sửa cho các em những chổ hát chưa đúng - Tập hát câu tiếp theo *HĐ 5 : Hát cả bài GV mở băng, HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách. - Các em có cảm nhận gì về bài hát Cò lả GV kết luận vè các ý kiến của HS, qua đó giáo dục HS yêu dân ca và trân trọng người lao động. *HĐ 6 : Củng cố bài - Tập kĩ năng hát lĩnh xướng, một HS lĩnh xướng 2 câu đầu, cả lớp hát hoà giọng 4 câu tiếp theo, vừ hát vừ gõ đệm theo phách. - GVchỉ định từng tổ trình bày bài hát, có lĩnh xướng, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Kĩ thuật KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( tiết 3 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. - Hoàn thành sản phẩm. - GD HS tính kiên trì, cẩn thận. Biết giữ vệ sinh lớp học. II/ Đồ dùng dạy- học: Hộp đồ dùng kỹ thuật. III/ Hoạt động dạy- học *HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. *HĐ 2 : Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . *HĐ 3 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải). - GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép. *HĐ 4 : GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện. + Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2. + Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải. - GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. - GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải. - GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK * Lưu ý: Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai. - Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác. - Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau). - GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. *HĐ 5 : Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau. TUẦN 12 Buổi 2 Ngày dạy : Thứ 2.04/11 – 4C ; Thứ 3.05/11-4A ; Thứ 5.07/11-4B . xét tiết học. - Về nhà xem bài và chuẩn bị bài sau. TUẦN 12 Buổi 1 Ngày dạy : Thứ 2. 04/ 11 – 4A ; Thứ 3.05 /11-4B ; Thứ 5.07/11- 4C 4C/104C Địa lí ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I.Mục tiêu : - Nêu được một. sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau. TUẦN 12 Buổi 2 Ngày dạy : Thứ 2. 04/ 11 – 4C ; Thứ 3.05/11-4A ; Thứ 5.07/11-4B . vải). - GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép. *HĐ 4 : GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV cho HS quan sát H1,2,3 ,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện. + Em hãy nêu cách gấp