Kiểm tra sinh 12 cơ bản

2 237 0
Kiểm tra sinh 12 cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ tên:………………………………… Lớp: ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Năm học: 2013 - 2014 Môn: Sinh học 12 ban cơ bản (Thời gian làm bài 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM (0.25 điểm) Câu 1: Các phân tử tARN có chức năng nào sau đây? A. truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra tế bào chất tham gia vào quá trình dịch mã. B. tham gia cấu tạo nên ribôxôm. C. vận chuyển axit amin đến ribôxôm tham gia vào quá trình dịch mã. D. tham gia vào quá trình nhân đôi, phiên mã và dịch mã. Câu 2: Trong mô hình cấu trúc của một opêron, P (promotor) có nghĩa là: A. vùng khởi động, nơi mà ARN pôlimeaza bám vào và khởi động quá trình phiên mã. B. khi hoạt động tổng hợp nên prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã. C. vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản quá trình phiên mã D. vùng mã hóa các sản phẩm prôtêin tham gia vào hoạt động cấu tạo tế bào. Câu 3: Xác định tự trên mARN được phiên mã từ đoạn gen có trình tự một mạch nuclêôtit sau: 3’ATGXATGXATGX5’ A. 5’ATGXATGXATGX3’ B. 5’AUGXAUGXAUGX3’ C. 5’UAXGUAXGUAXG3’ D. 3’UAXGUAXGUAXG5’ Câu 4: Dạng đột biến nào sau đây làm cho số nuclêôtit của gen đột biến không đổi so với gen ban đầu, nhưng số liên kết hiđrô thay đổi: A. Thay thế 1cặp A- T bằng 1cặp T- A ; hoặc 1cặp G – X bằng 1cặp X - G B. Thay thế 1cặp A- T bằng 1cặp G - X ; hoặc 1cặp G – X bằng 1cặp A - T C. Mất 1cặp A- T hoặc 1 cặp G - X D. Thêm 1cặp A- T hoặc 1 cặp G - X Câu 5: : Các bộ ba nào sau đây trên mARN có vai trò là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã: A. UAA, UAG, UGA B. AUG, UAA, UAG C. AUG, UGA, UAG D. AUG, UAA, UGA. Câu 6: Enzim nào sau đây tham gia vào quá tái bản ADN: A. enzim restrictaza. B. enzim ARN pôlimeaza. C. enzim ligaza. D. enzim ADN pôlimeaza. Câu 7: Khi phân tử ADN nhân đôi mạch nào được tổng hợp gián đoạn? A. Mạch có chiều 3’ →5’ B. Mạch có chiều 5’ →3’ C. Cả hai mạch D. Khi mạch có chiều 5’ →3’, khi mạch có chiều 3’ →5’ Câu 8: Một phân tử ADN có 3000 nuclêôtit, số codon trên phân tử mARN và số axit amin do gen trên qui định bằng bao nhiêu? A. 1000; 999. B. 1000; 998. C. 500; 498. D. 500; 499. II. TỰ LUẬN (2 điểm/1 câu) Câu 1(2 điểm): Nêu các đặc điểm của mã di truyền? Câu 2(2 điểm): Vẽ sơ đồ cơ chế điều hòa hoạt động gen khi có chất cảm ứng (Chú thích các thành phần tham gia) Câu 2(2 điểm): Nêu đặc điểm của đột biến mất đoạn nhiễm sẵc thể? Trong thực tiễn người ta ứng dụng dạng đột biến này để làm gì? Giải thích. Câu 4(2điểm) Một gen có chiều dài bằng 5100A o , số liên kết hiđrô bằng 3900. a. Xác định số nuclêôtit từng loại trong gen trên? b. Nếu xảy ra đột biến gen dạng thêm một cặp G-X thì số nuclêôtit từng loại trong gen đột biến bằng bao nhiêu? Trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai Tổ: Hoá – Sinh - Thể dục ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC : 2013 -2014 Môn: Sinh học 12 ban cơ bản I.TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án C A C B A D B D Điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 II. TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm 1 - Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau. - Mã di truyền có tính phổ biến, các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. - Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại aa. - Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại aa trừ AUG và UGG. 0.5 0.5 0.5 0.5 2 Học sinh vẽ hình phần II chú thích đầy đủ cho tối đa 2 điểm, thiếu chú thích hoặc sai trừ điểm 2.0 3 - Là đột biến mất một đoạn nào đó của NST. - Làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen trong hệ gen → làm giảm sức sống hoặc gây chết đối với thể đột biến. Tạo nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá. - Trong thực tiễn ứng dụng đột biến mất đoạn NST để loại bỏ các gen không mong muốn ra khỏi hệ gen ở một số giống cây trồng. 1.0 1.0 4 a. Số nu của gen là: ( 5100A 0 / 3.4) 2 = 3000 nu Số nu từng loại trong gen là: 2 A + 2G = 3000 2 A + 3G = 3900 Giải hệ phương trình ta có: A = T = 600; G = X = 900. b. Khi gen đột biến thêm một cặp G – X, ta có số nu từng loại trong gen đột biến là: A = T = 600; G = X = 900 +1= 901. 0.5 0.5 0.5 0.5 . Họ tên:………………………………… Lớp: ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Năm học: 2013 - 2014 Môn: Sinh học 12 ban cơ bản (Thời gian làm bài 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM (0.25 điểm) Câu. bao nhiêu? Trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai Tổ: Hoá – Sinh - Thể dục ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC : 2013 -2014 Môn: Sinh học 12 ban cơ bản I.TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu. LUẬN (2 điểm/1 câu) Câu 1(2 điểm): Nêu các đặc điểm của mã di truyền? Câu 2(2 điểm): Vẽ sơ đồ cơ chế điều hòa hoạt động gen khi có chất cảm ứng (Chú thích các thành phần tham gia) Câu 2(2 điểm):

Ngày đăng: 13/02/2015, 08:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan