1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Van minh ai cap

49 822 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

C. Văn minh Arập. I. Sơ lược về lịch sử Arập. 1. Tình hình bán đảo Arập trước khi lập nước. 2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước Arập . II. Đạo Hồi. III. Văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục. 1. Văn học. 2. Nghệ thuật. 3. Khoa học tự nhiên: Toán học, Thiên văn học, Địa lí học, Vật lí học, Hóa học, Sinh vật học và Y học. 4. Giáo dục. Arập là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á, diện tích lớn hơn ¼ châu Âu. Tuy vậy, trên bán đảo chỉ có vùng Yêmen ở Tây Nam là có nguồn nước phong phú, đất đai có thể trồng trọt được. Hơn nữa, nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi nên Yêmen có điều kiện phát triển về thương nghiệp. Vì vậy, từ TK X – XI TCN ở đây đã thành lập nhiều nhà nước cổ đại. Ngoài Yêmen, vùng Hêgiadơ dọc ven bờ biển Đỏ ở Tây bán đảo cũng tương đối phát triển, vốn là cái cầu nối giữa Địa Trung Hải với phương Đông. Vì vậy, ở đây từ sớm đã xuất hiện những thành phố quan trọng như Mécca và Yatơrip. Đầu thế kỉ VII, cư dân các thành phố này vẫn sống trong tình trạng thị tộc, bộ lạc. Tuy nhiên, trong từng bộ lạc sự phân hóa giai cấp đã rất sâu sắc. Ở trung tâm Mécca có ngôi đền Caaba (khối lập phương), trong đó thờ nhiều tượng thần các bộ lạc và đặc biệt là có một phiến đá đen dài khoảng 20 cm được coi là biểu tượng chung của các bộ lạc. Ngoài Yêmen và vùng Hegiadơ, phần lớn đất đai còn lại là sa mạc và bãi cỏ, khí hậu khô, nguồn nước hiếm, vì vậy cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi mà súc vật được nuôi nhiều nhất là dê và lạc đà. Tuy lạc hậu nhưng đến thế kỉ VII, ở đây cũng diễn ra sự phân hóa giàu nghèo. 2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước Arập. Đến thế kỉ VII, nhà nước Arập mới ra đời. Quá trình thành lập nhà nước Arập gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi do Môhamét truyền bá. Môhamét xuất thân từ một bộ lạc có thế lực ở Mécca. Năm 610, ông bắt đầu truyền bá đạo Hồi. Năm 622, ông bị quý tộc Mécca hãm hại phải bỏ chạy lên Yatơrpi. Năm này được coi là năm mở đầu kỉ nguyên Hồi giáo. Môhamét tự xưng là tiên tri nên Yatơrip đổi thành Mêdina (TP của Tiên tri). Tại đây, ông tập hợp được một lực lượng chính trị kết hợp với tôn giáo do ông cầm đầu. Ông thường xuyên tập kích các đội buôn của Mécca để duy trì lực lượng, do đó chiến tranh giữa Mêdina và Mécca xảy ra nhiều lần. Năm 628, Môhamét kí hòa ước ngưng chiến 10 năm với Mécca. Năm sau, ông dẫn 2000 tín đồ đến Mécca và đến thăm Caaba. Nhiều người ở Mécca và vùng xung quanh cũng theo Hồi giáo. Năm 630, khi đã đủ thế lực, Môhamét dẫn 10000 quân tiến xuống chiếm Mécca. Mécca không dám chống cự. Môhamét trở thành người đứng đầu nhà nước Arập mới thành lập. Các tượng thần bộ lạc trong đền Mécca bị vứt bỏ. Đền Caaba trở thành thánh thất chính của Hồi giáo và Mécca trở thành thánh địa chủ yếu của tôn giáo này. Năm 632, Môhamét chết. Từ đó, người đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Arập được gọi là Calipha (người thừa kế của Tiên tri). Để mở rộng đất đai và truyền bá đạo Hồi, Arập tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài. Arập lần lượt chinh phục Xiry (636), Palextin (638), Ai Cập (642), Ba Tư (651). Sau khi Môhamét chết, từ năm 632 đến 661, các Calipha đều do giới quý tộc bầu. Năm 661, Calipha Ali bị giết chết, viên tổng đốc Xiry thuộc họ Ômayát được lập lên làm Calipha, từ đó ngôi Calipha trở thành cha truyền con nối. Như vậy, vương triều đầu tiên ở Arập – vương triều Ômayát (661 - 750) được thành lập. [...]... học, toàn đế quốc có 3 trung tâm là Bátđa, Cairô và Coócđôba Đại học Cairô là trường đại học cổ nhất của Arập Ở Cairô còn có một trung tâm khoa học nghiên cứu và giảng dạy thần học, thiên văn, y học Thời trung đại, khi văn hóa Tây Âu suy thoái thì các trung tâm đại học của Arập, nhất là Coócđôba đã thu hút nhiều lưu học sinh Tây Âu đến theo học Tóm lại, nền văn minh Arập rất rực rỡ và toàn diện Nhân dân... Siít Ngày nay, đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên thế giới, đã trở thành quốc giáo của 24 nước như: Iran, Irắc, Inđônêxia, Malaixia, Ápganixtan, Thổ Nhĩ Kì, các nước Arập, Xiri, Ai Cập, Li Bi, Angiêri, Marốc… 1 Văn học Văn học Arập có những thành tựu rất xuất sắc, biểu hiện ở hai mặt: thơ và truyện Trước khi nhà nước Arập ra đời, ở Arập đã có rất nhiều thơ ca truyền miệng Đời sống du mục đã sản sinh... châu Âu mãi đến cuối thế kỉ XII mới biết vấn đề này Người Arập cũng phát minh ra nhiều loại nhạc cụ như đàn Lút, đàn Lia… Về sau, âm nhạc được dùng trong các buổi lễ 3 Khoa học tự nhiên Là một nước ra đời muộn nên lúc đầu Arập tương đối lạc hậu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên Nhưng nhờ học tập các thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên khoa học của Arập đã phát... nhất là thực vật học Tự sớm họ biết ghép cây, tạo các giống cây mới Nhà thực vật học tiêu biểu nhất thế kỉ XIII là Baita đã tổng hợp kiến thức thực vật học của người Arập thành một tác phẩm lớn được coi là cơ sở của môn thực vật học và được sử dụng đến thế kỉ XVI Còn nhà thực vật học Avan đã viết tác phẩm “Sách của nông dân” trong đó hướng dẫn cách trồng 585 loài cây và 50 giống cây ăn quả, hướng dẫn... 40 thứ tiếng trên thế giới 2 Nghệ thuật Khi nhà nước Arập mới ra đời, vốn thoát thai từ kinh tế du mục và buôn bán, hơn nữa, Môhamét lại cấm điêu khắc và hội họa, cấm dùng tơ lụa đẹp, trang sức nên cơ sở nghệ thuật của Arập rất nghèo nàn Về sau, do những cấm đoán được nới lỏng, và học tập nghệ thuật của các khu vực văn minh xung quanh nên nghệ thuật Arập cũng có nhiều tiến bộ Thành tích về kiến trúc... nhiều đóng góp cho kho tàng văn hóa nhân loại Đồng thời, họ có vai trò rất to lớn trong việc bảo tồn nhiều di sản văn hóa của Hy Lạp cổ đại Trong khi ở Tây Âu giáo hội Kitô giáo hủy hoại các tác phẩm cổ điển thì nhiều tác phẩm đã được dịch ra tiếng Arập Do vậy, nó mới được bảo tồn Ngoài ra, người Arập còn là kẻ trung gian truyền bá nhiều phát minh quan trọng của phương Đông như chữ số của Ấn Độ, giấy,... tục thi hành chính sách chinh phục bên ngoài, kết quả Arập chiếm được một dải đất ở miền Bắc châu Phi và bán đảo Tây Ban Nha Đến thế kỉ VIII, Arập trở thành một đế quốc rộng lớn, lãnh thổ bao gồm đất ai của ba châu Á, Phi và châu Âu Năm 750, phong trào khởi nghĩa của nhân dân đã lật đổ triều Ômayát Nhân đó, một địa chủ ở Irắc được lập lên làm Calipha, triều Abát được thành lập Đến thế kỉ X, đế quốc... đất mỗi ngày quay xung quanh địa trục 1 vòng và mỗi năm quay xung quanh Mặt trời 1 vòng, hoặc ngược lại, Mặt trời quay xung quanh nhật trục mỗi ngày 1 vòng và mỗi năm quay xung quanh trái đất 1 vòng Cả hai cách giải thích đều đúng Cuối thế kỉ XI, người Arập đã làm được một cái thiên cầu bằng đồng thau đường kính 209 mm, trên đó có 47 chòm sao gồm 1015 ngôi sao c) Về địa lí học Người Arập dùng phương... phần, mỗi phần có vẽ một bản đồ tương đối chi tiết Abu Apđala Yacút cũng viết được 1 bộ sách địa lí tập hợp những hiểu biết về Trái đất lúc bấy giờ d) Về vật lí học Nhà khoa học tiêu biểu nhất là Al Haitơham sinh năm 965, có nhiều cống hiến về quang học Tác phẩm “Sách quang học của ông được đánh giá là tác phẩm khoa học nhất thời trung đại Ông đã biết đến thủy tinh thể, sự khúc xạ của ánh sáng trong... chép bằng chữ viết ra đời Nội dung là ca ngợi chiến công, tình yêu, rượu ngon, thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời Thời kì phát triển rực rỡ nhất của thơ ca Arập là từ thế kỉ VIII – XI Giữa thế kỉ IX, hai thầy trò Abu Tammam đã dựa trên những thờ ca thời trước, sưu tầm và hiệu đính thành tác phẩm “Anh dũng ca” có 2 tập bao gồm tác thẩm của hơn 500 nhà thờ Arập xưa Đến thế kỉ X, Abu Lơ Pharagiơ lại soạn . Irắc, Inđônêxia, Malaixia, Ápganixtan, Thổ Nhĩ Kì, các nước Arập, Xiri, Ai Cập, Li Bi, Angiêri, Marốc…. 1. Văn học Văn học Arập có những thành tựu rất xuất sắc, biểu hiện ở hai mặt: thơ và truyện. Trước. Tiên tri). Để mở rộng đất ai và truyền bá đạo Hồi, Arập tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài. Arập lần lượt chinh phục Xiry (636), Palextin (638), Ai Cập (642), Ba Tư (651). . phố này vẫn sống trong tình trạng thị tộc, bộ lạc. Tuy nhiên, trong từng bộ lạc sự phân hóa giai cấp đã rất sâu sắc. Ở trung tâm Mécca có ngôi đền Caaba (khối lập phương), trong đó thờ nhiều

Ngày đăng: 13/02/2015, 04:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w