1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỔNG QUÁT VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI_1 ppt

8 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 450,7 KB

Nội dung

TỔNG QUÁT VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI I. Địa lý và cư dân. Ai cập ở vùng Đông bắc Châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin. Sông Nin bắt nguồn từ vùng xích đạo của Châu Phi, dài 6700 Km, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700 km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng từ 15-25 km, ở phí Bắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 11,nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Chính vì vậy nền kinh tế ở đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Tuy vậy, về mặt địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín: Phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Đỏ, phiá Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp một vùng núi hiểm trở khó qua lại của Nubi. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp; miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác. Cư dân Ai Cập thời cổ đại là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmít di cư từ châu Á tới nữa. II. Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập cổ đại. Theo Manêtông (Manéthon), một thầy tu kiêm sử gia Ai Cập sống vào thế kỷ III TCN, tác giả quyển “Lịch sử Ai Cập” nay đã thất truyền thì lịch sử Ai Cập cổ đại bao gồm 31 vương triều. Trên cơ sở ấy, người ta chia lịch sử Ai Cập từ cuối thiên kỷ IV TCN đến cuối thiên kỷ I TCN thành 5 thời kỳ: - Thời kỳ Tảo vương quốc (3200 – 3000 TCN) (1) - Thời kỳ Cổ vương quốc (3000 – 2200 TCN). - Thời kỳ Trung vương quốc (2200 – 1570 TCN). - Thời kỳ Tân vương quốc (1570 – 1090 TCN). - Thời Hậu kỳ vương quốc (1090 – 332 TCN). ( Về niên đại các thời kỳ lịch sử Ai Cập cổ đại, các tài liệu đưa ra những con số khác nhau, vì vậy những con số này chỉ có ý nghĩa tương đối.) 1. Thời kỳ Tảo Vương quốc. Cư dân đầu tiên ở Ai Cập cũng sống trong xã hội nguyên thủy. Đến thiên kỷ thứ IV TCN, công xã thị tộc tan rã, công xã nông thôn xuất hiện. Dần dần các công xã nông thôn liên hợp lại thành các châu. Đó là những nhà nước đầu tiên ở Ai Cập. Tiếp đó các châu lại liên hợp với nhau và hình thành hai miền gọi là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Đến cuối thế kỷ IV TCN, hai miền đã đấu tranh với nhau, kết qủa là Thượng Ai Cập đã thống nhất được Hạ Ai Cập. Sau khi thống nhất, lịch sử Ai Cập bước vào một thời kỳ gọi là Tảo vương quốc gồm hai vương triều là Vương triều I và Vương triều II. 2. Thời kỳ Cổ Vương quốc. Thời kỳ Cổ vương quốc bao gồm 8 vương triều từ vương triều III đến vương triều X. Đây là thời kỳ lịch sử Ai Cập có một bước phát triển quan trọng. Chính sự phát triển về kinh tế và sự tăng cường quyền lực của chính phủ trung ương đã cho phép các Pharaông (vua) thuộc các vương triều III và vương triều IV có` thể huy động sức người sức của để xây cho mình những Kim tự tháp nổi tiếng trong lịch sử. Trước kia kinh đô của Ai Cập đóng ở Abiđốt nhưng bắt đầu từ vương triều III thì chuyển đến Memphít. Sự thống nhất hùng mạnh của Ai Cập chỉ duy trì được trong hai vương triều III và IV, tiếp đó Ai Cập bước vào thời kỳ hỗn loạn kéo dài trong nhiều thế kỷ. 3. Thời kỳ Trung Vương quốc. Sau một thời gian chia cắt, ở miền Bắc và miền Nam đã hình thành hai trung tâm của việc thống nhất đất nước là Hêraclêôpôlít và Tebơ (Thèbes) đến khỏang năm 2200 TCN, một lần nữa, miền Nam lại thống nhất được cả nước. Vua Mentuhôtép của Tebơ trở thành vua của cả Ai Cập. Vương triều XI bắt đầu được thành lập. Thời kỳ Trung Vương quốc gồm 7 vương triều (từ vương triều XI đến vương triề XVII), nhưng trong đó thời kỳ ổn định nhất là dưới thời thống trị của vương triều XI và vương triề XII. Sau đó, thời Trung vương quốc có hai sự kiện nổi bật, đó là cuộc khởi nghĩa của dân ngèo và sự thống trị miền bắc Ai Cập của người Hích Xốt. - Đến năm 1750 TCN, do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của giai cấp thống trị, nhân dân ở kinh đô đã nổi dậy khởi nghĩa. Quần chúng khởi nghĩa trước hết đến bắt vua, lật đổ chính quyền trung ương. Cả bộ máy thống trị cũ bị sụp đổ, tất cả những người trong cung bị đuổi khỏi cung đình. Ngay sau đó, quần chúng khởi nghĩa thành lập chính quyền mới, tự qủan lý các mặt hành chính, tư pháp và tài chính. Tuy vậy, cuối cùng cuộc khởi nghĩa này không tránh khỏi bị thất bại, giai cấp thống trị lại khôi phục được chính quyền của mình. - Sau khi dẹp tắt được ngọn lửa đấu tranh của quần chúng nhân không lâu, Ai Cập bị người HíchXốt,một bộ tộc ở vùng Palextin xâm nhập. Kết qủa là năm 1710 TCN, người HíchXốt chinh phục được miền Bắc Ai Cập, lập nên ở đây một vương triều ngoại tộc rồi lấy miền Bắc làm địa bàn để khống chế cả miền Nam. Người Hích Xốt thống trị Ai Cập trong vòng 140 năm, đến năm 1570 mới bị đánh đuổi. 4. Thời kỳ Tân vương quốc. Thời kỳ Tân vương quốc bao gồm 3 vương triều từ vương triều XVIII đến vương triều XX. Chính sách thống trị của người Hích xốt làm cho nhân dân Ai Cập hết sức căm phẫn, vì vậy họ không ngừng nổi dậy đấu tranh. Đến năm 1570, vua Aùtmét (Ahmès) ở miền Nam đã lãnh đạo nhân dân Ai Cập đánh đuổi được người Hích Xốt khôi phục nền độc lập và thống nhất cho đất nước. Atmét là người sáng lập vương triều XVIII, từ đó lịch sử Ai Cập bước vào thời kỳ Tân vương quốc. Từ đây, Ai Cập trở thành một nước hùng mạnh. Trên cơ sở ấy, Atmét và những người kế thừa ông đã thi hành chính sách xâm lược bên ngoài, do đó đã biến Ai Cập thành một đế quốc có lãnh thổ bao gồm Libi, Nubi ở Châu Phi và Xiri, Phênixi, Palextin ở Châu Á. Đến cuối thời vương triều XVIII, ở Ai Cập có một sự kiện quan trọng, đó là cuộc cải cách tôn giáo của Íchnatôn. Nguyên nhân của cuộc cải cách tôn giáo này là sau các cuộc chiến tranh thắng lợi, các Pharaông Ai Cập thường ban cấp nhiều của cải cho các đền thờ thần mặt trời Amôn, do đó đã làm cho thế lực của tầng lớp tăng lữ (những người hành nghề tôn giáo) đền thờ thần Amôn nhất là các tăng lữ ở kinh đô Tebơ mạnh hẳn lên. Dựa vào thế lực kinh tế và uy lực tôn giáo, tầng lớp tăng lữ trở nên có vai trò quan trọng về chính trị, có thể cử người của mình làm Tể tướng, biến vua thành bù nhìn. Vì vậy, đến đầu thế kỷ XIV TCN, vua Amenhôtép IV đã tiến hành một cuộc cải cách nhằm làm yếu thế lực của tầng lớp tăng lữ đền thờ thần Amôn, lịch sử gọi là cuộc cải cách tôn giáo Íchnatôn. Để thực hiện mục đích của mình, Amenhôtép IV chủ trương thờ một thần mặt trời khác gọi là thần Atôn, cấm thờ cúng tất cả các thần khác. Ông còn sai thợ đá đi xóa tên các thần khắc trên tường nhất là tên thần Amôn. Bản thân ông cũng không dùng hiệu Amenhôtép nữa vì có mang tên thần Amôn mà đổi thành Íchnatôn nghĩa là “Người hầu của thần Atôn”. Hơn nữa Amenhôtép IV (Íchnatôn) còn bỏ kinh đô Tebơ, nơi thế lực tầng lớp tăng lữ thờ thần Amôn rất mạnh, xây dựng một kinh đô mới và đặt tên là Akhêtatôn có nghĩa là “Chân trời của thần Atôn”. Như vậy, về hình thức, cuộc cải cách của Amenhôtép IV là một cuộc cải cách tôn giáo, nhưng thực chất đó là một cuộc đấu tranh chính trị nhằm tăng cường quyền lực của vua và chính phủ trung ương. Những biện pháp cải cách của Amenhôtép IV chỉ được thực hiện trong thời gian trị vì của ông. Sau khi ông chết, các vua nối ngôi dần dần xóa bỏ các nội dung cải cách, thậm chí thành Akhêtatôn cũng bị phá hủy. Trong khi đó, vùng Xiri, Palextin thuộc Ai Cập đang bị người Hítít, tấn công. Cư dân ở đây liên minh với người Híttít để chống lại Ai Cập. . của Ai Cập cổ đại. Theo Manêtông (Manéthon), một thầy tu kiêm sử gia Ai Cập sống vào thế kỷ III TCN, tác giả quyển “Lịch sử Ai Cập nay đã thất truyền thì lịch sử Ai Cập cổ đại bao gồm 31. TỔNG QUÁT VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI I. Địa lý và cư dân. Ai cập ở vùng Đông bắc Châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu. tiên ở Ai Cập. Tiếp đó các châu lại liên hợp với nhau và hình thành hai miền gọi là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Đến cuối thế kỷ IV TCN, hai miền đã đấu tranh với nhau, kết qủa là Thượng Ai Cập

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w