Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành ,có chức năng sản xuất ,kinh doanh sản xuất rượu,bia,nước giải khát. Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương,có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2,với các thiết bị,dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội rượu bia và nước giải khát Việt Nam.Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai” cùng với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”.Định hướng trên được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tập đoàn và cũng chính là động lực để vươn lên đến hoài bão đưa công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn cung cấp thức uống tầm cỡ châu Á. 2.Hoạt động của công ty Từ khi thành lập đến nay,với trên 13 năm hoạt động kinh doanh,sản xuất,phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng,Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ.Công ty đơn vị đạt liên tục 10 năm liền (từ 1999 – 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”,do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Đầu năm 2007,Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận số 78822 công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mang tên của công ty tại Việt Nam (quyết định số 1105/QĐ-SHTT cấp ngày 24.1.2007). Hiện tại công ty đã có hơn 29 mặt hàng đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.Ngoài ra Tân Hiệp Phát đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu bia Laser của công ty tại Singapore và Australia. Công ty Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn,mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam,với các chi nhánh đại diện và đại lý phân phối đảm bảo khả năng phân phối nhanh chóng và hiệu quả các sản phẩm bia và nước giải khát đóng chai đến mọi nơi khi có nhu cầu,với giá cả hợp lý. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong đầu tư xây dựng,cải tạo,nâng cấp cơ sở sản xuất,mua sắm trang thiết bị mới hiện đại phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm,được nhiều tổ chức,cơ quan quản lý nhà nước tặng bằng khen,giấy khen,kỷ niệm chương…về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng đến chất lượng.Tháng 1/2007,công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001:2000, 14001 và Vệ sinh an toàn Thực phẩm HACCP. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng trước,trong và sau bán hàng có chất lượng tốt nhất,thể hiện văn hóa văn minh thương nghiệp cao nhất trong kinh doanh.Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ khoa học kỹ thuật,nhiệt tình,có trách nhiệm cao,sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phục vụ của mọi khách hàng. Ngoài ra,một trong những chương trình hành động truyền thống của Tân Hiệp Phát trong hơn 13 năm qua là gắn bó với các chương trình thể thao,Tân Hiệp Phát là đơn vị đồng hành với nhiều chương trình,hoạt động thể dục thể thao trên cả nước như Cúp bóng đá vô địch quốc gia V-League,Cúp xe đạp truyền hình HTV,Cúp bóng đá quốc tế Number ,dự án đưa người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest ;tặng thưởng cho vận động viên đoạt Huy chương vàng tại SEA Games 24 hay gần đây nhất là trở thành nhà tài trợ kim cương cho đại hội thể thao trong nhà Châu Á – Asian Indoor Games 3. a.Kinh tế: oNền kinh tế có dấu hiệu phục hồi: Các biện pháp kích thích của CP (gói kích cầu và đầu tư gần 8 tỷ USD (chiếm 8,6% GDP) và gói lãi suất ưu đãi 4% trị giá 1 tỷ USD) đã đem lại kết quả. Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam và châu Á tháng 9/2009, Ban Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng ANZ kết luận, với việc kích thích đầu tư và tiêu dùng, Việt Nam sẽ hồi phục và có thể hồi phục nhanh hơn một số nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực.So với năm 2008, tăng trưởng GDP từ 3,1% trong quý I/2009 (mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ) đã vượt lên 4,5% trong quý II/2009. Điều này đủ cơ sở để chứng tỏ, kinh tế Việt Nam đang dần vượt qua giai đoạn khó khăn và chính sách kích thích nền kinh tế đã phát huy tác dụng. Tình hình sản xuất công nghiệp bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, tăng trưởng tháng 8 đạt 10,6% so với cùng kỳ năm 2008 và gấp hai lần so với mức tăng đầu năm 2009. Doanh thu bán lẻ thực tế gồm cả mua sắm gia đình và cho doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, hiện đã vượt con số 20%. Rõ ràng, hoạt động thương mại nội địa đã được cải thiện đáng kể. Báo cáo ADOU 2009 của ngân hàng Phát triển châu Á ADB nhấn mạnh, Việt Nam đã ứng phó rất tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ Chính phủ đã thực hiện tốt các chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ thúc đẩy tiêu dùng. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt mức 4,7%, đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á sau Lào (5,5%). oLạm phát Lạm phát lại tái diễn do nguyên nhân từ các tác động căn bản và áp lực về cầu. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu Ban Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng ANZ, tỷ lệ lạm phát giảm từ mức đỉnh 27,9% vào tháng 9/2008 xuống còn 2% vào tháng 8/2009. Tuy nhiên, áp lực về giá lại bắt đầu leo thang. 3 tháng trở lại đây, chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 1,25 đến 1,5%, dao động trong khoảng từ 5 - 6%/năm. Và không chỉ dừng lại, từ giờ tới cuối năm, áp lực về giá sẽ còn tiếp diễn và kéo theo sự gia tăng lạm phát, đồng thời lãi suất thực cũng sẽ sụt giảm chóng mặt. b.Chính trị - Pháp luật: -Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Mặt khác , nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp.Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất.Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh doanh,mở rộng thị phần.Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. -Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế ,buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay.Đồng thời hệ thống luật pháp duy trì sự ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của DN. Nghiên cứu tác động của hệ thống luật pháp đến hoạt động của công ty Tân Hiệp Phát chủ yếu xét tới 2 hệ thống luật: Hệ thống luật kinh tế Quy định quyền lợi,trách nhiệm của DN: Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11. Bảo hộ quyền thương hiệu cho doanh nghiệp bằng Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11,Luật chuyển giao công nghệ.… Quy định những điều khoản trong việc hoạt động kinh doanh với các tập đoàn nước ngoài, từ đó có cơ sở làm ăn, cũng như bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp, tránh những đòi hỏi quá định mức của các công ty nước ngoài. Nhãn hiệu Trà xanh không độ đã được công ty Tân Hiệp Phát đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ 9-2005 và được cấp phép bảo hộ độc quyền vào tháng 7-2007. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7-2007 trên thị trường xuất hiện thêm hai loại nước uống với nhãn hiệu tương tự giống Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát gồm: Trà xanh O2 của Công ty Việt My và Trà xanh OMEGA của Công ty Quang Minh.Theo quy định của pháp luật,đội Cảnh sát Kinh tế huyện Hốc Môn, TP Hồ Chí Minh và quản lý thị trường Bình Dương đã vào cuộc thanh kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với 2 công ty trên. Đồng thời, lực lượng chức năng đã buộc thu hồi toàn bộ sản phẩm đã bán trên thị trường,bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như uy tín của Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên hệ thống luật kinh tế vẫn có những khiếm khuyết mà VN đang từng bước khắc phục. Điển hình là về Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005. Tuy nhiên, từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực đến nay, ở VN mới chỉ có một số ít vụ điều tra và xử lý liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh. Điều này chứng tỏ môi trường cạnh tranh tại VN cần hoàn thiện hơn nữa và vai trò của Luật Cạnh tranh cần được phát huy hơn nữa. Một trong những hạn chế là Luật Cạnh tranh mặc dù đã có hiệu lực hơn 4 năm nhưng những hiểu biết về nó vẫn giới hạn trong một số ít người mà chưa lan tỏa đến từng DN - đối tượng chính của pháp luật cạnh tranh. Các pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm,tiêu chuẩn chất lượng Ngày 7-8-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký Lệnh công bố Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, đã được UBTV QH khóa XI thông qua ngày 26-7-2003. Pháp lệnh gồm 7 chương, 54 điều, có hiệu lực từ ngày 1-11-2003.Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm gồm 7 chương,54 điều,có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành giải khát. Khi doanh nghiệp có sản phẩm kém chất l¬ượng, không những sản phẩm đó sẽ bị khách hàng tẩy chay mà còn khiến cho khách hàng có ấn tượng xấu về doanh nghiệp.Từ ấn t¬ượng đó, khách hàng sẽ không còn tin t¬ưởng vào các sản phẩm khác của công ty, họ sẽ tìm đến những sản phẩm thay thế khác đảm bảo an toàn cho họ hơn.Do đó công ty phải rất chú ý đến các pháp lệnh này để thực hiện đúng,tránh gây ra những cơn sóng gió truyền thông không tốt. Trong lĩnh vực quảng cáo cũng cần lưu tâm khi chất lượng sản phẩm không đúng như những gì doanh nghiệp đã thông tin.Điều này gây ra thông tin sai lệch cho khách hàng, làm giảm uy tín của công ty.Để giải quyết vấn đề đó trong điều khoản 34,35 mục 7 ghi rõ về phần : Quảng cáo , ghi nhãn sản phẩm đã chỉ ra: “Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực phẩm. Nhãn thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật” c.Toàn cầu hóa Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng rõ nét trên thế giới,tác động đến mọi lĩnh vực,ngành nghề cũng như mọi doanh nghiệp. Việt Nam hội nhập WTO đã mang lại cho Tân Hiệp Phát cũng như các doanh nghiệp trong nước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức . Cơ hội: oMở rộng thị trường và tăng xuất khẩu: Năm 2007 đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là năm đầu tiên ghi nhận các thương hiệu của Việt Nam phát triển ngang tầm với các thương hiệu quốc tế.Nhờ việc gia nhạp WTO,hàng hóa của nước ta sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc gia thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.Các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan.Tân Hiệp Phát và các doanh nghiệp trong nước có cơ hội xuất khẩu lớn với lợi thế về điều kiện tự nhiên và chi phí rẻ… oTăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Việc giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. oSử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO : Môi trường thương mại quốc tế, nhờ nhiều nỗ lực của WTO, đã trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản mang danh nghĩa chống trợ cấp, chống bán phá giá… Gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thách thức oSức ép cạnh tranh: Hội nhập WTO sẽ làm giảm thuế,cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm trợ cấp khiến cho nhiều doanh nghiệp mới có cơ hội gia nhập ngành và các đối thủ nước ngoài tiếp cận vào thị trư¬ờng Việt Nam.Điều đó làm gia tăng đối thủ tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác của doanh nghiệp.Chính điều này gây nên sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp.Tân Hiệp Phát cũng phải chịu áp lực cạnh tranh với các hãng khác như¬ Heineken,URC, Pepsi.Coca cola…… oThách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn. oThách thức về nguồn nhân lực : Dưới sức ép cạnh tranh của các công ty nước ngoài,các doanh nghiệp trong nước cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao,đáp ứng được công việc yêu cầu phải có trình độ cao. d.VĂN HÓA – XÃ HỘI -Thị hiếu, trào lưu : Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng - khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện. Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải khát, hiện nay Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm đồ uống, chừng khoảng 4,2 tỷ lít/năm và đang là thị trường phát triển rất mạnh. Trái với sự ảm đạm tại thị trường nước ngọt có gas, nhu cầu tiêu thụ nước giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây tại VN tăng rất mạnh, đạt gần 30%/năm. Kết quả bán hàng năm 2004-2005 của Cty Bidrico cho thấy, gần 50% người tiêu dùng thành phố đang chuyển sang các loại nước uống có chứa vitamin, ít ngọt, mùi vị tự nhiên. Một nghiên cứu của AsiaPanel VN về việc dùng đồ uống cho thấy xu hướng sử dụng các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe đang bùng nổ ở VN, đặc biệt ở các thành phố lớn.Theo AsiaPanel, số lượng hộ gia đình bước vào nhóm có thu nhập cao (trên 6,5 triệu đồng/tháng) đã tăng từ 7,3% lên 11,9% trong tổng số hộ dân VN. Cùng tăng tương ứng là số hộ có thu nhập trong khoảng 4,5-6,5 triệu đồng/tháng. Khi tiền trong túi trở nên dư dả hơn, người dân đã chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡng cho sức khỏe như sữa, các chế phẩm từ sữa, nước trái cây, sinh tố, nước uống đóng chai…Khảo sát trên các hộ gia đình ở thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trước đây, 74% muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, và 80% thích mua các loại sản phẩm có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm, calcium... Nghiên cứu của AsiaPanel cũng chỉ ra rằng bao bì đang ảnh hưởng rất lớn đến sự chọn lựa của người tiêu dùng bởi 57% số người được hỏi đã trả lời sẽ chọn mua sản phẩm có thể uống ngay được từ trong hộp. -Phong cách sống : Nhịp sống hối hả của người VN hiện nay, phong cách sống hiện đại hơn,ngoài giờ làm việc người ta còn rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân, tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động xã hội…Vì vậy người tiêu dùng rất thích tiêu thụ những sản phẩm có khả năng sử dụng nhanh, tác dụng mà lại tốt cho sức khỏe. Ngày nay,việc tụ tập bạn bè;đồng nghiệp ở những quán giải khát sau giờ học,làm việc là rất thường xuyên của giới trẻ và nhân viên văn phòng.Đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng này doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển đúng đắn và mang lại lợi nhuận. -Phong tục, tập quán, truyền thống : Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp,thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau, củ, quả… Vì vậy từ lâu, người Việt đã rất gần gũi với những sản phẩm đồ uống từ thiên nhiên như trà xanh, bí đao, nước cốt dừa…. Đặc biệt uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt.Từ xa xưa, trà đã được sử dụng hàng ngày như một thứ nước giải khát. Các gia đình trong làng thường luân phiên pha trà mỗi tối để thiết đãi cả làng. Cầm chén trà bên bếp lửa hồng, họ nói những câu chuyện về cuộc sống. Uống trà trở thành cách hun đúc tình làng, nghĩa xóm, làm con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn. Dần dần, trà trở thành một phương tiện giao tiếp, mở đầu cho những cuộc gặp gỡ, giao đãi người thân, bạn bè, đối tác... Trà giống như một lễ nghi giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, đẳng cấp. -Dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ tăng giảm dân số : Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng 85.7 triệu người (đứng thứ 13 trên thế giới). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm.Do vậy, đây vừa là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng,vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ. Sự đô thị hoá tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng,nhu cầu giải khát tăng đáng kể.Đặc biệt là ở những thành phố lớn,do mức tập trung dân đông,mùa hè ngày càng nóng bức dẫn đến nhu cầu giải khát tăng mạnh vào những ngày hè. Trong Hội thảo “Thách thức về già hoá dân số ở Việt Nam” do Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức tại Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội - Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết: Nhịp độ già hoá ở nước ta trong thập kỷ 90 đã nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so với thập kỷ 80. Mức sinh đang ngày càng giảm sẽ thúc đẩy quá trình già hoá dân số trong khoảng 10-20 năm tới.Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp theo hướng phục vụ lớp người cao tuổi nhiều hơn.Bên cạnh đó tỷ lệ người trên 60 tuổi là 9.5% (2008) như vậy tỷ lệ người trẻ và trung niên là khá cao,mang đến cho Tân Hiệp Phát lượng khách hàng khá lớn. Như vậy,nước ta với dân số đông,sự đô thị hoá nhanh,tỷ lệ giới trẻ lớn là 1 thị trường tốt với lượng khách hàng dồi dào cho THP. e.CÔNG NGHỆ -Công nghệ sản xuất: Hiện nay,CN-KT đều phát triển rất nhanh,những thay đổi của công nghệ nhất là trong dây chuyền sản xuất đồ uống không ga là điều đáng quan tâm.Những tiến bộ kỹ thuật tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới,mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có.Vì thế các công ty với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị,dây chuyền sản xuất tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm,mẫu mã sản phẩm đẹp,mang lại ưu thế cạnh tranh. Tận dụng yếu tố đó THP đã tổ chức thực hiện các hoạt động nhập công nghệ tiên tiến,công nghệ cao phục vụ nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Về bao bì sản phẩm: sự kế thừa trong khâu thiết kế bao bì đã tạo nên sự khác biệt thật sự trong lĩnh vực này.THP đã tạo ra các loại chai nhựa PET,chai thủy tinh tái sử dụng,hộp giấy Tetra Park và lon rất thuận lợi cho người tiêu dùng. Công nghệ môi trường ngày càng hiện đại và dễ tiếp cận đã giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề môi trường một các tốt nhất.Nhược điểm duy nhất đó là các công nghệ này thường khá tốn kém. Tân Hiệp Phát là 1 trong những DN đứng hàng đầu trong cả nước đạt hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng ISO9001-2004,hệ thống quản lý môi trường 14001-2000,và hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP nên việc vận hành sẽ rất thuận lợi. -Công nghệ thông tin - truyền thông: Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách rất mạnh mẽ,giúp cho doanh nghiệp quảng bá về hình ảnh của sản phẩm công ty một cách dễ dàng hơn tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau:quảng cáo trên Internet,trên truyền hình,show quảng cáo… THP đã làm chiến dịch truyền thông khá tốt, đầu tư không ít vào truyền thông để quảng bá cho mọi người biết về hình ảnh và lợi ích của thương hiệu sản phẩm.VD như phát đồng loạt các clip quảng cáo sản phẩm trên các đài truyền hình trung ương,địa phương… Bên cạnh đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển và việc ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp đã trở nên tất yếu.CNTT đã hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý các thông tin,nguồn lực,…,tổ chức,chuyên môn hóa nhiệm vụ trong các doanh nghiệp. -Và nhiều công nghệ khác..... Tóm lại nhờ CN-KT hiện đại,dây truyền sản xuất nước ngoài uy tín cùng với CNTT quảng bá mà THP có thể tự tin mở rộng thị trường và ngày càng tạo sự an tâm cho người tiêu dùng. f.TỰ NHIÊN -Vị trí địa lý: Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương.Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây.Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Tân Hiệp Phát dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.Tuy nhiên,khoảng cách Nam - Bắc khá lớn nên việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm,đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp. -Khí hậu: Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa hàng năm lớn và nhiệt độ trung bình ở mức cao: + Hàng năm có 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm + Độ ẩm không khí trên dưới 80% + Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C + Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ/năm + Nhiệt độ bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2 Những đặc điểm khí hậu này khiến nhu cầu về giải khát của người dân trên toàn lãnh thổ rất cao,cung cấp cho Tân Hiệp Phát một thị trường tiêu thụ rộng lớn với lượng khách hàng đông đảo. Mặt khác khí hậu nhiệt đới gió mùa còn cung cấp cho công ty nguồn nước dồi dào cùng nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền,gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của các doanh nghiệp. Khí hậu Việt Nam cũng bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán... thường xuyên đe dọa . Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp,mỗi sự biến đổi trong nhu cầu,quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải có những động thái tích cực để có thể thích ứng được.Họ có thể tạo ra áp lực buộc nhà sản xuất phải giảm giá bán hoặc nâng cao chất lượng sp và dịch vụ tốt hơn. Khi nghiên cứu về Tân Hiệp Phát khách hàng được chi thành 3 nhóm chính: -Cá nhân,hộ gia đình,tập thể mua sản phẩm và dịch vụ. -Hệ thống các nhà phân phối bán buôn bán lẻ,siêu thị. -Thị trường quốc tế: khách hàng nước ngoài - người tiêu dùng,nhà phân phối,đối tác nước ngoài. Ảnh hưởng của khách hàng đến doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố: -Số lượng KH: oMua lẻ mua tiêu dùng: càng đông thì càng có lợi cho DN do có thể tiêu thụ nhiều sp,tốn ít chi phí trong tiêu thụ hơn,sp nhanh được biết đến. oNhà phân phối: Muốn thắng trong cuộc chiến giành thị phần DN phải kéo người tiêu dùng về phía mình.Hệ thống các cửa hàng ,mạng lưới Kdoanh chính là các căn cứ điểm của nhà sx và nhà phân phối trong cuộc chiến giành thị trường.Khong có hệ thống cửa hàng DN không thể làm phân phối cho dù giá thành hợp lý. Tại Việt Nam kênh phân phối chưa thực sự phát triển,chúng ta vẫn còn đang loay hoay với bài toán khó này,25/7/1999 Việt Nam và Mỹ kết thúc đàm phán BTA với cam kết sau 10 năm chúng ta sẽ mở cửa thị trường phân phối,10 năm đã qua mà chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều.Nguyên bộ trưởngThương Mại Trương Đình Tuyển cảm thấy nuối tiếc do chúng ta giam mình trong tư duy: “sx mới tạo ra của cải còn thương mại không tạo ra của cải nên không cân ưu đãi” Nhà phâ phối có thể coi là yếu tố sống còn đối với sự thành công của một sản phẩm mới.Cùng là sản phẩm của THP nhưng bia tươi LASER khi tung ra đã chưa chuẩn bị kênh phân phối nên đã thất bại,trong khi nước tăng lực Number 1,trà xanh không độ …thì có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nhờ nắm được hệ thống kênh phân phối trong cả nước. Là một trong 5 thị trường nước giải khát không cồn đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trung bình mỗi người Việt Nam uống khoảng 3 lít nước giải khát không cồn/năm, trong khi mức bình quân của người Philippines là 50 lít/năm. Theo nghiên cứu mới đây của phòng nghiên cứu phát triển Cty Chương Dương, mỗi năm, người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng trên 500 triệu lít nước ngọt có gas. -Độ nhạy cảm về giá: Với đời sồng và mức thu nhập ngày một nâng cao người tiêu dùng đã mạnh dạn hơn trong mua sắm xong họ vẫn có những mối quan tâm về giá: Khách hàng muốn mua với giá cả phải chăng phù hợp túi tiền Nhà phân phối,siêu thị muốn lợi nhuận và được hưởng chiết khấu cao. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần định giá bán hợp lý,mức chiết khấu cho phù hợp,hoạch định chiến lược giá cho từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm. -Đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm,dịch vụ,mẫu mã bao bì… Ngày nay với sự phong phú và đa dạng của thị trường sản phẩm tiêu dùng ngoài việc ăn gì mặc gì ,uống gì …khách hàng còn quan tâm tới chất lượng ra sao, kiểu dáng thế nào,có an toàn không?Nếu không đáp ứng được những đòi hỏi này,sản phẩm sẽ nhanh chóng bị thay thế và quên lãng.Nghiên cứu những nhu cầu,ước muốn của khách hàng để có thể đáp ứng một cách tốt nhất là việc làm quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Theo AsiaPanel VN - bộ phận nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trực thuộc WorldPanel, mỗi người VN trung bình dùng các thức uống (trừ nước đun sôi) khoảng năm lần trong ngày, gồm ba lần tại nhà và hai lần ở ngoài. Uống trà vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Việt ,nhưng với p/c sống ngày càng hối hả và hiện đại thì một sản phẩm trà tiện ích,có lợi cho sức khỏe là một nhu cầu mới tạo ra một thị trường đầy tiềm năng ,thuận lợi cho doanh nghiệp nào nắm bắt được.Đó là THP với các sản phẩm như trà xanh không độ ,Dr Thanh,nước ép trái cây…luôn luôn cố gắng phát hiện ra nhu cầu tiềm ẩn của KH và phục vụ nó. -Yêu cầu về độ an toàn,uy tín thương hiệu: Người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn và đòi hỏi về các chỉ tiêu an toàn,tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm cũng ngày càng cao hơn.Khách hàng phản ứng rất nhạy cảm với các thông tin liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và luôn sẵn sàng chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm thay thế nếu không tin tưởng vào sản phẩm cũ.Khách hàng cũng ưu tiên lựa chọn các thương hiệu quen thuộc,có uy tín và được quảng cáo nhiều. Hiệp hội người tiêu dùng ,tổ chức bảo vệ người tiêu dùng,Cục vệ sinh an toàn thực phẩm ,bộ tài nguyên môi trường ,bộ văn hóa thông tin…sẽ tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp trong việc yêu cầu làm rõ,giải thích,sửa chữa,khắc phục,chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc xây dựng uy tín thương hiệu dựa trên chất lượng và độ an toàn của sản phẩm có thể khá tốn kém,nhưng nó mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp,đặc biệt là vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. -Thông tin của khách hàng về sản phẩm: Khách hàng nắm rõ thông tin về sản phẩm thì sẽ tạo ra áp lực mặc cả lớn đối với doanh nghiệp,đặc biệt là các nhà phân phối. Sản phẩm thay thế là sản phẩm có thể sử dụng thay thế nhau trong việc thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người.Trong trường hợp nghiên cứu công ty Tân Hiệp Phát ta nhấn mạnh đến nhu cầu giải khát. Trên thị trường hiện nay, có hơn 3000 sản phẩm đồ uống.Vì thế, khả năng thay thế cho những sản phẩm của THP là rất lớn.Ngoài các sản phẩm có trong danh mục cạnh tranh trực tiếp,còn có các sản phẩm thay thế đặc trưng: •Nước tinh khiết, nước khoáng đóng chai. • Các loại nước có gas. •Các loại thức uống giải khát khác -Nước tinh khiết đóng chai. Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen, thị trường nước uống tinh khiết đóng chai đang chiếm 22% sản lượng toàn bộ thị trường nước giải khát ở Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 26% kể từ năm 1995. Mức tăng trưởng này sẽ tiếp tục trong năm nay. Sức mua tăng nhờ số người thuộc tầng lớp trung lưu tăng trong khi nguồn nước sạch đang ngày càng trở nên cấp bách ở những đô thị lớn. Tiêu biểu trong lĩnh vực này có lavie,aquafina,… Các sản phẩm này, có ưu điểm là giá, tiện lợi cho việc sử dụng thay nước đun sôi. -Các loại nước giải khát có gas: Các sản phẩm này hầu hết là của các thương hiệu lớn, tồn tại lâu đời như : Coca Cola, Pepsi...Có lợi thế xâm nhập vào Việt nam sớm, nên tiêu dùng nước ngọt có gas đã trở thành thói quen của nhiều người.Tuy nhiên ,theo xu thế chung ngày nay, thị trường nước uống không gas đang áp đảo các loại nước có gas. Cụ thể, năm 2007, các loại nước uống có gas chiếm 20,46% trong cơ cấu sản phẩm nước giải khát thì đến nay đã giảm còn 18% và nước uống không có gas tăng từ 5,93% lên 7,76%; nước hoa quả các loại tăng từ 5,20% lên 6,97%. Hai loại nước này dự kiến sẽ còn tăng mạnh và đến năm 2015 sẽ chiếm trên 16% trong cơ cấu sản xuất nước giải khát, còn nước uống có gas cùng thời điểm này giảm xuống dưới 16%. Thị trường bia Việt nam hiện nay khá đa dạng và sự cạnh tranh cũng không kém phần gay gắt so với nhiều thị trường khác.Bên cạnh những ông lớn như Heineken,Tiger của nước ngoài thì thị trường Việt nam cũng được chiếm lĩnh bởi những đối thủ nặng cân như công ty bia Hà Nội,Sabeco,công ty bia Đông nam Á….Chúng ta sẽ phân tích một số đối thủ trực tiếp quan trọng nhất của Tân hiệp phát: 1.Tổng công ty bia rượu,nước giải khát Sài Gòn(SABECO): Tên tiếng AnhSaigon Beer Alcohol - Beverage Corporation Tên viết tắtSABECO Địa chỉSố 187-Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. HCM Điện thoại088.559595 Fax 088.577095 Email Website Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Loại hìnhDoanh nghiệp quốc doanh Trung ương Sabeco là đơn vị hàng đầu trong việc xây dựng chính sách xây dựng và phát triển thị trường, hệ thống phân phối trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm Bia của Việt Nam với sản lượng tiêu thụ chiếm giữ trên 35% thị phần. Danh hiệu “Thương hiệu tín nhiệm" Bia Sài Gòn trong 22 năm.Sản phẩm Bia Sài Gòn - Hàng Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng bình chọn liên tục trong 12 năm từ 1997 – 2008.Sản phẩm Bia lon 333 đạt Huy Chương Bạc tại cuộc thi bình chọn Bia quốc tế tổ chức tại AUSTRALIA năm 1999, 2000 và 2001.Có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước,gồm 9 công ty khu vực: miền Bắc,Bắc trung bộ,Tây Nguyên,miền Trung,nam Trung Bộ,miền đông,trung tâm,Sabeco sông Tiền,sông hậu. 2.Công ty bia Đông Nam Á: Địa chỉ: 167B Minh Khai,Quận Hai Bà Trưng,Hà Nội. Điện thoại/fax: 048631871 – 048631307 Email: Website: www.halida.com.vn Nhà máy bia Đông Nam á là công ty Liên doanh giữa công ty Việt Hà (Việt Nam) và Carlsberg Breweries A/S (Đan Mạch), sản xuất hai loại bia Carlsberg và Halida.Chúng ta sẽ phân tích về Halida-đối thủ cạnh tranh chính của bia Bến Thành – sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Halida là sản phẩm của South East Asia Brewery được thành lập vào tháng 10/1993 như là một liên doanh giữa Carlsberg Breweries, Việt Hà Breweries Ltd và Quỹ hỗ trợ cho các nước đang phát triển công nghiệp hóa.Nhà máy bia được trang bị máy móc thiết bị hiện đại và sử dụng phương pháp mới nhất về công nghệ và khoa học để đảm bảo chất lượng sản phẩm.Halida là một trong những thương hiệu lớn nhất tại Việt nam,với thị phần rộng lớn tại các tỉnh phía Bắc.Sản phẩm Halida bao gồm bia chai và bia tươi.Công ty đã thành công trong việc xuất khẩu sang Pháp, Đức và gần đây tại Hoa Kỳ và Nhật Bản.Với sự ra đời của chai 50cl danh mục đầu tư của Halida bia bây giờ gồm 33cl, 50cl và 64cl chai, lon 33cl và 22.5l kegs tất cả chất lượng cao và giá cả cạnh tranh. Halida thường xuyên đi đầu trong các chiến dịch quảng cáo,khuyến mãi,nhất là trong các dip Tết,ngày lễ.Hãng đã gây dựng được thương hiêu và uy tín của mình trong lòng người tiêu dùng cũng như chiếm một thị phầm không nhỏ trên thị trường Việt Nam. oThị trường nước giải khát: Thị trường nước giải khát những năm gần đây khá sôi động vì sự tham gia của nhiều nhà cung cấp cũng như nhu cầu ngày càng khắt khe,đa dạng của người tiêu dùng.Hiện tại,rất nhiều hãng lớn cũng đang tham gia thị truờng đầy tiềm năng này,ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tiêu thụ của THP.Có thể kể đến Tribeco,Lipton(Unilever),Cocacola,Pepsi. 1.Công ty Pepsico Việt Nam Tên quốc tế: PEPSICO INTERNATIONAL VIETNAM CO Tên viết tắt: CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM Quốc gia:VIỆT NAM Địa chỉ trụ sở: 88,Đồng Khởi,Quận 1,TP Hồ Chí Minh Điện thoại:8219437 Fax:8219436 Pepsi là thương hiệu nổi tiếng thế giới về nước giải khát và là công ty đang chiếm thị phần lớn về nước giải khát có ga,nước uống tăng lực và nước ép trái cây tại Việt nam.Giá cả của các sản phẩm pepsi tương đối hợp lý với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một loại nước trái cây của Pepsi, Twister, cũng thành công trong việc tăng thị phần, đứng thứ 7 trong các nhãn hiệu FMCG phát triển nhanh nhất năm 2007.Nước tăng lực Sting – nhãn hiệu nước ngoài phát triển nhanh nhất tại Việt Nam chỉ đứng thứ tư về tăng trưởng thị phần trong năm 2007. Sting của PepsiCo tăng thêm 8% thị phần năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng này đưa Sting đứng đầu về nước uống tăng lực với thị phần tăng hơn 40% ở đô thị Việt Nam. 2. Công ty Tribeco: Địa chỉ: 12, Kỳ Đồng, P9, Q.3, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: 84-(8) 38249654 Fax: 84-(8) 38249659 Email: tribeco@tribeco.com.vn Website:http://www.tribeco.com.vn Ngành nghề kinh doanh: Mua bán hàng tư liệu sản xuất (vỏ chai, hương liệu…) và các loại nước giải khát Sản xuất, kinh doanh, chế biến lượng thực Đại lý mua bán hàng hoá Sản xuất rượu nhẹ có ga (Soda hương ) Cho thuê nhà và kho bãi Kinh doanh nhà hàng ăn uống Năm 2007 đã đánh dấu sự khởi đầu chiến lược Bắc tiến của Tribeco với tham vọng trở thành tổ hợp kinh tế hàng đầu tại Việt Nam và thị trường khu vực về ngành đồ uống. Tribeco có nguồn vốn đầu tư lớn (Kinh Đô mua 20% cổ phần của Tribeco), đa dạng hoá lĩnh vực sản xuất kinh doanh và điểm quan trọng là thừa hưởng hệ thống phân phối đang hoạt động có hiệu quả của Kinh Đô với hơn 200 nhà phân phối, gần 200.000 đại lý và các điểm bán lẻ trên toàn quốc.hiện nay. Tribeco liên tục đầu tư thiết bị công nghệ (ví dụ như: sản phẩm sữa đậu nành bao bì bịch, hộp giấy được sản xuất bằng thiết bị Tetra Pak của Thụy Điển và xử lý tiệt trùng theo công nghệ UHT-công nghệ tiên tiến hiện nay, bảo toàn được các thành phần dinh dưỡng, các vitamin cũng như hương vị thiên nhiên đặc trưng của sản phẩm; dây chuyền sản xuất sữa đậu nành chai do Mỹ sản xuất, hiện đã khai thác được 85% công suất; dây chuyền sản xuất nước ngọt đóng lon 330 ml là thiết bị nhập từ Mỹ tự động hóa 100%, hiện khai thác được 82% công suất...) Chính vì vậy, Tribeco đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đến nay sản phẩm của Cty đã có 46 chủng loại sản phẩm nước giải khát có gas và không gas đóng trong các loại bao bì: chai thủy tinh, lon, hộp, bịch, PET, của các dòng nhãn hiệu Tribeco - Somilk - Trio – Trimilk.Giá cả các sản phẩm này ở mức trung bình. 3.Công ty URC Việt Nam Địa chỉ:10 Phan Đình Giót, P. 2, Q. Tân Bình, Ho Chi Minh City Tel: (84-4) 9971995 , 9971996 URC Việt Nam là một Công Ty trực thuộc Tập đoàn URC Quốc Tế. Công ty vào Việt Nam gần 10 năm và đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường về sản phẩm bánh kẹo, nước trà xanh C2 và nhiều sản phẩm khác.URC Việt Nam đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên đến 14,5 triệu đô và đặt nhà máy tại KCN Việt Nam - Singapore. Các sản phẩm có tiếng tăm của URC là bánh snack Jack&Jill, sôcôla Cloud 9 và Nips, kẹo XO và Maxx, mì Payles và Nissin Các sản phẩm của công ty hết sức đa dạng như: bánh snacks, kẹo, bánh biscuits, cà phê hòa tan, mì ăn liền, nước xốt cà chua, mì sợi, ngoài ra còn có cả các lọai kem… URC Việt Nam được thành lập và sản xuất bánh kẹo từ 2005 tại Khu công nghiệp Việt - Sing, tỉnh Bình Dương.Ngoài các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2. C2 là thương hiệu trà xanh thành công rực rỡ tại Philipines.Giá cả của C2 cũng rẻ hơn trà xanh không độ nhiều(gần 50%),tuy nhiên có thể tích nhỏ hơn. -Đối thủ tiềm ẩn : Thị trường nước giải khát Việt nam hiện nay khá hấp dẫn,thu hút nhiều doanh nghiệp,công ty lớn trong và ngoài nước tham gia.Ngoài những đối thủ hiện tại kể trên thì Tân hiệp phát còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác.Nhiều công ty ở giải khát ở Hàn Quốc,Nhật Bản …. muốn xâm nhập thị trường Việt nam.So với công ty giải khát Việt Nam,họ có ưu thế về vốn,về công nghệ và tính truyền thống độc đáo.Do đó,sự xâm nhập thị trường của họ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị phần của các công ty giải khát Việt Nam,trong đó có Tân Hiệp Phát. Ngoài ra,với danh tiếng và lợi nhuận của mình,THP cũng phải đối mặt với các nhãn hàng nhái,gây ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ và uy tín của thương hiệu. IV.CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ Quá trình nghiên cứu phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp nhà quản trị tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cũng như các thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp. 1.Ma trận EFE: Các yếu tố thuộc MTKD ngoàiMức độ quan trọngKhả năng phản ứng của DNĐiểm quan trọng Nền kinh tế bắt đầu phục hồi0.01520.03 Lạm phát tăng0.0220.04 Hỗ trợ lãi suất0.03530.105 Hội nhập WTO,chính sách mở cửa0.04530.135 Tiêu chuẩn chất lượng,vệ sinh an toàn thực phẩm0.0940.36 Thị hiếu tiêu dùng,trào lưu,phong cách sống0.0840.32 Phong tục tập quán truyền thống0.0840.32 Quy mô,cơ cấu dân số0.0440.16 Công nghệ sản xuất0.04540.18 Công nghệ thông tin,truyền thông0.0440.16 Sản phẩm thay thế0.0430.12 Vị trí địa lý0.02520.05 Khí hậu0.0320.06 Đòi hỏi của khách hàng về chất lượng,mẫu mã0.130.3 Độ nhạy cảm về giá0.0220.04 Số lượng nhà cung ứng0.0340.12 Chất lượng vật tư đầu vào0.0340.12 Kênh phân phối0.09540.38 Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh trực tiếp0.0930.27 Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh0.0520.1 Tổng cộng13.37 Tổng điểm quan trọng là 3.37 cho thấy Tân Hiệp Phát đang phản ứng khá tốt với các tác động từ môi trường ngoài.Tuy nhiên Tân Hiệp Phát cần khắc phục các khuyết điểm để kiểm tra và tối ưu hóa các chiến lược đang thực hiện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỚP HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (109)_3
BÀI TẬP NHÓM
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CÔNG TY TNHH TM – DV TÂN HIỆP PHÁT
NHÓM 6 FUTURE GROUP
VŨ VĂN THẮNG
Trang 2MỤC LỤC
I Giới thiệu về công ty TM-DV Tân Hiệp Phát
II Khái quát về môi trường kinh doanh
III Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Tân Hiệp
2 Môi trường Vi mô
IV Cơ hội và nguy cơ
V Tư vấn chiến lược
I ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT
Trang 31 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành ,có chức năng sản xuất ,kinh doanh sản xuất rượu,bia,nước giải khát
Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An,tỉnh Bình Dương,có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2,với các thiết bị,dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội rượu bia và nước giải khát Việt Nam.Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai” cùng với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện
có và tiềm ẩn của khách hàng”.Định hướng trên được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt độngcủa tập đoàn và cũng chính là động lực để vươn lên đến hoài bão đưa công ty TNHH TM-
DV Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn cung cấp thức uống tầm cỡ châu Á
2 Hoạt động của công ty
Từ khi thành lập đến nay,với trên 13 năm hoạt động kinh doanh,sản xuất,phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng,Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy
và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ.Công ty đơn vị đạt liên tục 10 năm liền (từ 1999 – 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”,do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức
Đầu năm 2007,Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận số 78822 công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mang tên của công ty tại Việt Nam (quyết định số 1105/QĐ-SHTT cấp ngày 24.1.2007)
Hiện tại công ty đã có hơn 29 mặt hàng đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y
tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.Ngoài ra Tân Hiệp Phát đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu bia Laser của công ty tại
Singapore và Australia
Công ty Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn,mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam,với các chi nhánh đại diện và đại lý phân phối đảm bảo khả năng phân phối nhanh chóng và hiệu quả các sản phẩm bia và nước giải khát đóng chai đến mọi nơi khi có nhu cầu,với giá cả hợp lý
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong đầu tư xây dựng,cải tạo,nâng cấp cơ sở sản xuất,mua sắm trang thiết bị mới hiện đại phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm,được nhiều tổ chức,cơ quan quản lý nhà nước tặng bằng khen,giấy khen,kỷ niệm chương…về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng đến chất lượng.Tháng 1/2007,công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001:2000, 14001 và Vệ sinh an toàn Thực phẩm HACCP
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng trước,trong và sau bán hàng có chất lượng tốt nhất,thể hiện văn hóa văn minh thương nghiệp cao nhất trong kinh doanh.Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ khoa học
kỹ thuật,nhiệt tình,có trách nhiệm cao,sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phục vụ của mọi khách hàng
Trang 4Ngoài ra,một trong những chương trình hành động truyền thống của Tân Hiệp Phát trong hơn 13 năm qua là gắn bó với các chương trình thể thao,Tân Hiệp Phát là đơn vị đồng hành với nhiều chương trình,hoạt động thể dục thể thao trên cả nước như Cúp bóng đá vô địch quốc gia V-League,Cúp xe đạp truyền hình HTV,Cúp bóng đá quốc tế Number ,dự án đưa người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest ;tặng thưởng cho vận động viên đoạt Huy chương vàng tại SEA Games 24 hay gần đây nhất là trở thành nhà tài trợ kim cương chođại hội thể thao trong nhà Châu Á – Asian Indoor Games 3.
Trang 6III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV
TÂN HIỆP PHÁT:
1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:
a Kinh tế:
o Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi:
Các biện pháp kích thích của CP (gói kích cầu và đầu tư gần 8 tỷ USD (chiếm 8,6% GDP) và gói lãi suất ưu đãi 4% trị giá 1 tỷ USD) đã đem lại kết quả Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam và châu Á tháng 9/2009, Ban Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng ANZ kết luận, với việc kích thích đầu tư và tiêu dùng, Việt Nam sẽ hồi phục và có thể hồi phục nhanh hơn một số nền kinh tế mới nổi khác trong khu vực.So với năm 2008,tăng trưởng GDP từ 3,1% trong quý I/2009 (mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ) đã vượt lên 4,5% trong quý II/2009 Điều này đủ cơ sở để chứng
tỏ, kinh tế Việt Nam đang dần vượt qua giai đoạn khó khăn và chính sách kích thích nền kinh tế đã phát huy tác dụng Tình hình sản xuất công nghiệpbắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, tăng trưởng tháng 8 đạt 10,6% so với cùng kỳ năm 2008 và gấp hai lần so với mức tăng đầu năm 2009 Doanh thu bán lẻ thực tế gồm cả mua sắm gia đình và cho doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, hiện đã vượt con số 20% Rõ ràng, hoạt động thương mại nội địa đã được cải thiện đáng kể
Báo cáo ADOU 2009 của ngân hàng Phát triển châu Á ADB nhấn mạnh, Việt Nam đã ứng phó rất tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ Chính phủ đã thực hiện tốt các chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ thúc đẩy tiêu dùng Theo
đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt mức 4,7%, đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á sau Lào (5,5%)
o Lạm phát
Lạm phát lại tái diễn do nguyên nhân từ các tác động căn bản và áp lực về cầu Theo điều tra của nhóm nghiên cứu Ban Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng ANZ, tỷ lệ lạm phát giảm từ mức đỉnh 27,9% vào tháng 9/2008 xuống còn 2% vào tháng 8/2009 Tuy nhiên, áp lực về giá lại bắt đầu leo thang 3 tháng trở lại đây, chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 1,25 đến 1,5%, dao động trongkhoảng từ 5 - 6%/năm Và không chỉ dừng lại, từ giờ tới cuối năm, áp lực
về giá sẽ còn tiếp diễn và kéo theo sự gia tăng lạm phát, đồng thời lãi suất thực cũng sẽ sụt giảm chóng mặt
b Chính trị - Pháp luật:
- Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến cácnhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Mặt khác , nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp.Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị,
có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất.Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát triển
Trang 7sản xuất kinh doanh,mở rộng thị phần.Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp
- Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế ,buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay.Đồng thời hệ thống luật pháp duy trì sự ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của DN
Nghiên cứu tác động của hệ thống luật pháp đến hoạt động của công ty Tân Hiệp Phátchủ yếu xét tới 2 hệ thống luật:
Hệ thống luật kinh tế
Quy định quyền lợi,trách nhiệm của DN: Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11
Bảo hộ quyền thương hiệu cho doanh nghiệp bằng Luật sở hữu trí tuệ
số 50/2005/QH11,Luật chuyển giao công nghệ.…
Quy định những điều khoản trong việc hoạt động kinh doanh với các tập đoàn nước ngoài, từ đó có cơ sở làm ăn, cũng như bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp, tránh những đòi hỏi quá định mức của các công ty nước ngoài
Nhãn hiệu Trà xanh không độ đã được công ty Tân Hiệp Phát đăng ký bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ từ 9-2005 và được cấp phép bảo hộ độc quyền vào tháng 7-2007 Tuy nhiên, đến cuối tháng 7-2007 trên thị trường xuất hiện thêm hai loại nước uống với nhãn hiệu tương
tự giống Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát gồm: Trà xanh O2 của Công ty Việt My và Trà xanh OMEGA của Công ty Quang Minh.Theo quy định của pháp luật,đội Cảnh sát Kinh
tế huyện Hốc Môn, TP Hồ Chí Minh và quản lý thị trường Bình Dương đã vào cuộc thanh kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với 2 công ty trên Đồng thời, lực lượng chức năng đã buộc thu hồi toàn bộ sản phẩm đã bán trên thị trường,bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như uy tín của Tân Hiệp Phát
Tuy nhiên hệ thống luật kinh tế vẫn có những khiếm khuyết mà VN đang từng bước khắc phục Điển hình là về Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005 Tuy nhiên, từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực đến nay, ở VN mới chỉ
Trang 8có một số ít vụ điều tra và xử lý liên quan đến các hành vi hạn chế cạnhtranh Điều này chứng tỏ môi trường cạnh tranh tại VN cần hoàn thiện hơn nữa và vai trò của Luật Cạnh tranh cần được phát huy hơn nữa Một trong những hạn chế là Luật Cạnh tranh mặc dù đã có hiệu lực hơn
4 năm nhưng những hiểu biết về nó vẫn giới hạn trong một số ít người
mà chưa lan tỏa đến từng DN - đối tượng chính của pháp luật cạnh tranh
Các pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm,tiêu chuẩn chất lượng
Ngày 7-8-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký Lệnh công bố Pháplệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, đã được UBTV QH khóa XI thông qua ngày 26-7-2003 Pháp lệnh gồm 7 chương, 54 điều, có hiệu lực từ ngày 1-11-2003.Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm gồm 7 chương,54điều,có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành giải khát Khi doanh nghiệp có sản phẩm kém chất lượng, không những sản phẩm đó sẽ bị khách hàng tẩy chay mà còn khiến cho khách hàng có ấn tượng xấu về doanh nghiệp.Từ ấn tượng đó, khách hàng sẽ không còn tin tưởng vào các sảnphẩm khác của công ty, họ sẽ tìm đến những sản phẩm thay thế khác đảm bảo an toàn cho họ hơn.Do đó công ty phải rất chú ý đến các pháp lệnh này để thực hiện đúng,tránh gây ra những cơn sóng gió truyền thông không tốt
Trong lĩnh vực quảng cáo cũng cần lưu tâm khi chất lượng sản phẩm không đúng như những gì doanh nghiệp đã thông tin.Điều này gây ra thông tin sai lệch cho khách hàng, làm giảm uy tín của công ty.Để giải quyết vấn đề đó trong điều khoản 34,35 mục 7 ghi rõ về phần : Quảng cáo , ghi nhãn sản phẩm đã chỉ ra: “Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực phẩm Nhãn thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật”
c Toàn cầu hóa
Trang 9Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng rõ nét trên thế giới,tác động đến mọi lĩnh vực,ngành nghề cũng như mọi doanh nghiệp Việt Nam hội nhập WTO đã mang lại cho Tân Hiệp Phát cũng như các doanh nghiệp trong nước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức
Cơ hội:
o Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu:
Năm 2007 đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là năm đầu tiên ghi nhận các thương hiệu của Việt Nam phát triển
ngang tầm với các thương hiệu quốc tế.Nhờ việc gia nhạp WTO,hàng hóa của nước ta sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc gia thâm nhập và mởrộng thị trường quốc tế.Các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan.Tân Hiệp Phát và các doanh nghiệp trong nước có cơ hội xuất khẩu lớn với lợi thế
về điều kiện tự nhiên và chi phí rẻ…
o Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Việc giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽkhiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm
cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế
o Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO :
Môi trường thương mại quốc tế, nhờ nhiều nỗ lực của WTO, đã trở nên thông thoáng hơn Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản mang danh nghĩa chống trợ cấp, chống bán phá giá… Gia nhập WTO
sẽ giúp Việt Nam sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế
Thách thức
o Sức ép cạnh tranh:
Hội nhập WTO sẽ làm giảm thuế,cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm trợ cấp khiến cho nhiều doanh nghiệp mới có cơ hội gia nhập ngành và các đốithủ nước ngoài tiếp cận vào thị trường Việt Nam.Điều đó làm gia tăng đối thủ tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác của doanh nghiệp.Chính điều này gây nên sức
ép cạnh tranh cho doanh nghiệp.Tân Hiệp Phát cũng phải chịu áp lực cạnh tranh với các hãng khác như Heineken,URC, Pepsi.Coca cola……
o Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơcấu và bố trí lại nguồn lực Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất
Trang 10không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi
ro về mặt xã hội Đây là thách thức hết sức to lớn Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh Bên cạnh đó, cũng cần củng
cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn
o Thách thức về nguồn nhân lực :
Dưới sức ép cạnh tranh của các công ty nước ngoài,các doanh nghiệp trong nước cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao,đáp ứng được công việc yêu cầu phải có trình độ cao
d VĂN HÓA – XÃ HỘI
- Thị hiếu, trào lưu :
Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng - khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải khát, hiện nay Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm đồuống, chừng khoảng 4,2 tỷ lít/năm và đang là thị trường phát triển rất mạnh
Trái với sự ảm đạm tại thị trường nước ngọt có gas, nhu cầu tiêu thụ nước giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây tại VN tăng rất mạnh, đạt gần
30%/năm Kết quả bán hàng năm 2004-2005 của Cty Bidrico cho thấy, gần 50% người tiêu dùng thành phố đang chuyển sang các loại nước uống có chứa vitamin,
ít ngọt, mùi vị tự nhiên
Một nghiên cứu của AsiaPanel VN về việc dùng đồ uống cho thấy xu hướng sử dụng các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe đang bùng nổ ở VN, đặc biệt ở các thành phố lớn.Theo AsiaPanel, số lượng hộ gia đình bước vào nhóm có thu nhập cao (trên 6,5 triệu đồng/tháng) đã tăng từ 7,3% lên 11,9% trongtổng số hộ dân VN Cùng tăng tương ứng là số hộ có thu nhập trong khoảng 4,5-6,5 triệu đồng/tháng Khi tiền trong túi trở nên dư dả hơn, người dân đã chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡng cho sức khỏe như sữa, các chế phẩm từ sữa, nước trái cây, sinh tố, nước uống đóng chai…Khảo sát trên các hộ gia đình ở thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trước đây, 74% muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, và 80% thích mua các loại sản phẩm có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm, calcium
Nghiên cứu của AsiaPanel cũng chỉ ra rằng bao bì đang ảnh hưởng rất lớn đến sự chọn lựa của người tiêu dùng bởi 57% số người được hỏi đã trả lời sẽ chọn mua sản phẩm có thể uống ngay được từ trong hộp
Trang 11- Phong cách sống :
Nhịp sống hối hả của người VN hiện nay, phong cách sống hiện đại
hơn,ngoài giờ làm việc người ta còn rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe chogia đình và bản thân, tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động
xã hội…Vì vậy người tiêu dùng rất thích tiêu thụ những sản phẩm có khả năng sửdụng nhanh, tác dụng mà lại tốt cho sức khỏe Ngày nay,việc tụ tập bạn bè;đồng nghiệp ở những quán giải khát sau giờ học,làm việc là rất thường xuyên của giới trẻ và nhân viên văn phòng.Đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng này doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển đúng đắn và mang lại lợi nhuận
- Phong tục, tập quán, truyền thống :
Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp,thuộc về xứ nóng, vùng
nhiệt đới gió mùa Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau, củ, quả…
Vì vậy từ lâu, người Việt đã rất gần gũi với những sản phẩm đồ uống từ thiên nhiên như trà xanh, bí đao, nước cốt dừa… Đặc biệt uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt.Từ xa xưa, trà đã được sử dụng hàng ngày như một thứ nước giải khát Các gia đình trong làng thường luân phiên pha trà mỗi tối để thiết đãi cả làng Cầm chén trà bên bếp lửa hồng, họ nói những câu chuyện về cuộc sống Uống trà trở thành cách hun đúc tình làng, nghĩa xóm, làm con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn Dần dần, trà trở thành một phương tiện giao tiếp, mở đầu cho những cuộc gặp gỡ, giao đãi người thân, bạn
bè, đối tác Trà giống như một lễ nghi giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, đẳng cấp
- Dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ tăng giảm dân số :
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng 85.7 triệu người
(đứng thứ 13 trên thế giới) Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm.Do vậy, đây vừa là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng
và triển vọng,vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ
Sự đô thị hoá tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng,nhu cầu giải khát tăng đáng kể.Đặc biệt là ở những thành phố lớn,do mức tập trung dân đông,mùa
hè ngày càng nóng bức dẫn đến nhu cầu giải khát tăng mạnh vào những ngày hè Trong Hội thảo “Thách thức về già hoá dân số ở Việt Nam” do Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức tại Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội - Trường ĐH Kinh tế quốc dân chobiết: Nhịp độ già hoá ở nước ta trong thập kỷ 90 đã nhanh hơn, mạnh hơn nhiều sovới thập kỷ 80 Mức sinh đang ngày càng giảm sẽ thúc đẩy quá trình già hoá dân
số trong khoảng 10-20 năm tới.Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu
và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp theo hướng phục vụ lớp người cao tuổi nhiều hơn.Bên cạnh đó tỷ lệ người trên 60 tuổi là 9.5% (2008) như vậy tỷ lệ người trẻ và trung niên là khá cao,mang đến cho Tân Hiệp Phát lượng khách hàng khá lớn
Trang 12Như vậy,nước ta với dân số đông,sự đô thị hoá nhanh,tỷ lệ giới trẻ lớn là 1 thị trường tốt với lượng khách hàng dồi dào cho THP.
- Công nghệ sản xuất:
Hiện nay,CN-KT đều phát triển rất nhanh,những thay đổi của công nghệ nhất
là trong dây chuyền sản xuất đồ uống không ga là điều đáng quan tâm.Những tiến bộ
kỹ thuật tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới,mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện
có.Vì thế các công ty với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị,dây chuyền sản xuất tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm,mẫu mã sản phẩm đẹp,mang lại ưu thế cạnh tranh
Tận dụng yếu tố đó THP đã tổ chức thực hiện các hoạt động nhập công nghệ tiên tiến,công nghệ cao phục vụ nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Về bao bì sản phẩm: sự kế thừa trong khâu thiết kế bao bì đã tạo nên sự khác biệt thật sự trong lĩnh vực này.THP đã tạo ra các loại chai nhựa PET,chai thủy tinh tái
sử dụng,hộp giấy Tetra Park và lon rất thuận lợi cho người tiêu dùng
Công nghệ môi trường ngày càng hiện đại và dễ tiếp cận đã giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề môi trường một các tốt nhất.Nhược điểm duy nhất đó là các công nghệ này thường khá tốn kém
Tân Hiệp Phát là 1 trong những DN đứng hàng đầu trong cả nước đạt hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng ISO9001-2004,hệ thống quản lý môi trường 14001-2000,và
hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP nên việc vận hành sẽ rất thuận lợi
- Công nghệ thông tin - truyền thông:
Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách
rất mạnh mẽ,giúp cho doanh nghiệp quảng bá về hình ảnh của sản phẩm công ty một cách dễ dàng hơn tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau:quảng cáo trên Internet,trên truyền hình,show quảng cáo…
THP đã làm chiến dịch truyền thông khá tốt, đầu tư không ít vào truyền thông để quảng bá cho mọi người biết về hình ảnh và lợi ích của thương hiệu sản phẩm.VD như phát đồng loạt các clip quảng cáo sản phẩm trên các đài truyền hình trung
ương,địa phương…
Bên cạnh đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển và việc ứng dụng vào quản
lý doanh nghiệp đã trở nên tất yếu.CNTT đã hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý các thông tin,nguồn lực,…,tổ chức,chuyên môn hóa nhiệm vụ trong các doanh nghiệp
- Và nhiều công nghệ khác
Tóm lại nhờ CN-KT hiện đại,dây truyền sản xuất nước ngoài uy tín cùng với
CNTT quảng bá mà THP có thể tự tin mở rộng thị trường và ngày càng tạo sự an tâm
cho người tiêu dùng
f TỰ NHIÊN
Trang 13- Vị trí địa lý:
Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương.Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây.Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách
từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, vớiđường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Tân Hiệp Phát dễ dàng thông thương vớicác đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường
bộ, đường thủy và đường hàng không.Tuy nhiên,khoảng cách Nam - Bắc khá lớn nên việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm,đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp
+ Độ ẩm không khí trên dưới 80%
+ Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C
+ Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ/năm
+ Nhiệt độ bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2
Những đặc điểm khí hậu này khiến nhu cầu về giải khát của người dân trên toàn lãnh thổ rất cao,cung cấp cho Tân Hiệp Phát một thị trường tiêu thụ rộng lớn với lượng khách hàng đông đảo Mặt khác khí hậu nhiệt đới gió mùa còn cung cấp cho công ty nguồn nước dồi dào cùng nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền,gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của các doanh nghiệp
Khí hậu Việt Nam cũng bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán thường xuyên đe doạ Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty