1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cuộc thi tiềm hiểu Đảng bộ huyện Núi Thành 80 năm xay dựng và phát triển

14 1.9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cuộc thi “Tiềm hiểu Đảng bộ huyện Núi Thành – 80 năm xây dựng và phát triển” Câu 1: Nêu bối cảnh ra đời và ý nghĩa của việc thành lập Phủ ủy Tam Kỳ (nay là Đảng bộ huyện Núi Thành). Từ khi thành lập (1933) đến nay, Đảng bộ đã trãi qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Hãy nêu tên các đồng chí bí thư Huyện ủy (phủ ủy) từ năm 1933 đến nay? - Bối cảnh ra đời: Trước sự tuyên truyền, vận động tích cực của các đảng viên trong chi bộ An Hòa, nhất là tập trung xây dựng các tổ chức Cứu tế đỏ - tổ chức “dự bị cộng sản”, nơi để các thanh niên yêu nước và tiến bộ rèn luyện đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành chỗ dựa vững chắc cho lực lượng quần chúng cách mạng. Đến tháng 4 năm 1933, chi bộ An Hòa kết nạp thêm 6 đảng viên, phát triển 3 tổ Đảng, giác ngộ được hàng chục thanh niên vào tổ chức Thanh niên Cộng sản Đoàn; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh chống bọn lý hương, cường hào bóc lột, gian lận trong việc thu thuế, tăng thuế, bày vẽ tệ nạn “xôi thịt” cẩn biếu, cúng tế, mê tín, dị đoan, đời sống nhân dân đã đói khổ càng thêm bần cùng… sự lãnh đạo của chi bộ An Hòa, nhất là thắng lợi ban đầu qua các cuộc đấu tranh đã lan tỏa đến các làng, xã chung quanh An Hòa như làng Vân Trai (Tam Hiệp), Tịch Tây (Tam Nghĩa), Phú Xuân Hạ (Tam Quang)… Chứng tỏ “chủ nghĩa cộng sản” đã lan ra các xã, tác động, cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân, công nhân, dẫn đến một số cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân lao động chống tệ “xôi thịt”, cẩn biếu và thái độ cường hào của bọn lý hương trong làng, của công nhân chống lại bọn chủ tư sản Pháp. Trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh “phá chay” mấy ngày liền của nhân dân làng Phú Xuân Hạ (Tam Quang), của công nhân làm đường xe lửa đoạn Trà Lý- Bích Ngô và ga Trường Xuân (Tam Kỳ) bãi công, đòi giảm giờ làm, phát lương đúng kỳ… những cuộc đấu tranh tự phát, tuy còn hạn chế về quy mô và tổ chức nhưng chứng tỏ có sự ảnh hưởng, lãnh đạo của các đản viên trong chi bộ An Hòa. Việc mở rộng phạm vị hoạt động của chi bộ cùng với phong trào đấu tranh công nhân nổ ra liên tục, chi bộ An Hòa không đủ khả năng lãnh đạo, cần có một tổ Đảng cao hơn, lãnh đạo phạm vi rộng hơn, nhất là yêu cầu thành lập lại Tỉnh ủy Quảng Nam để lãnh đạo trong toàn tỉnh. Trước tình hình bức thiết và hội đủ điều kiện để thành lập một tổ chức đảng cao nhất của tỉnh; thực hiện sự chỉ đạo của Miền ủy miền Đông Nam bộ, đầu năm 1933, Chi bộ An Hòa tổ chức cuộc Hội nghị tại rừng Định Phước (xã Tam Nghĩa), để kiểm điểm tình hình, bàn nhiệm vụ công tác mới của chi bộ. Nhưng khi vào Hội nghị, nội dung đã chuyển sang bàn và quyết định thành lập lại Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam (có thể xem đây là một lần Đại hội thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, sau vụ khủng bố tháng 5.1930), Tỉnh ủy lâm thời mới có ba đồng chí: Võ Minh- Bí thư, Lương Hợp Phố- phụ trách tuyên huấn và đồng chí Trần Học Giới- phụ trách liên lạc, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng miền Nam Trung kỳ, ra tờ báo “Cờ đỏ” để tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng. Bắt đầu từ đó, các cơ sở Đảng còn lại ở các phủ huyện trong tỉnh cũng được chắp nối. Nhiều nơi đã lập lại công hội đỏ, nông hội đỏ, cứu tế đỏ, Thanh niên cộng sản đoàn và phụ nữ cảm tình cộng sản. Việc ra đời chi bộ An Hòa và Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam (lần thứ hai, năm 1933) trên đất Núi Thành, trong khi các phủ huyện trong tỉnh chưa có nơi nào xây dựng lại các tổ chức Đảng trong vụ bể vỡ tháng 10 năm 1930, Núi Thành đã trở thành “cái nôi, bàn đạp” của cách mạng tỉnh Quảng Nam. Được sự giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, chỉ trong thời gian ngắn ở các xã Xuân Quang (Tam Quang), Diêm Trường (Tam Giang), Vân Trai (Tam Hiệp), Phú Quý Đại (Tam Mỹ Đông), Thạnh Trung (Tam Mỹ Tây)… đã thành lập được chi bộ Đảng để lãnh đạo quần chúng nhân dân. Trước sự phát triển của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và yêu cầu của phong trào cách mạng địa phương,Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam quyết định thành lập Phủ ủy lâm thời Tam Kỳ. Ngày 15 tháng 8 năm 1933, tại rừng Định Phước (Tam Nghĩa), Phủ ủy lâm thời Tam Kỳ được thành lập, gồm các đồng chí Phan Truy, Nguyễn Phùng và Đào Thuần Thăng, do đồng chí Phan Truy làm Bí Thư, nhiệm vụ chủ yếu của Phủ ủy lúc này là tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển tổ chức Đảng và quần chúng trong toàn phủ, đồng thời tổ chức học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa cộng sản và về nhiệm vụ của Đảng bộ. Đến tháng 6 năm 1934, Phủ ủy tổ chức cuộc họp tại thôn 3, xã An Hòa (Tam Hải) để kiểm điểm tình hình và bàn kế hoạch tiếp tục phát triển tổ chức Đảng và quần chúng ở những xã chưa có chi bộ, tuyên truyền phát huy ảnh hưởng Đảng trong quần chúng, vận động tài chính cho Đảng. Hội nghị đã bầu đồng chí Nguyễn Phùng làm Bí thư thay cho đồng chí Phan Truy- Hội nghị này được xem là Đại hội đầu tiên của Đảng bộ huyện Núi Thành, Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ hiện nay. - Ý nghĩa thành lập Phủ ủy Tam Kỳ: Sự ra đời của Phủ ủy lâm thời Tam Kỳ là mốc lịch sử quan trọng, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng ở địa phương vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển đi lên, hòa cùng phong trào cách mạng chung của toàn tỉnh và của cả nước, thực hiện cuộc cách mạng đấu tranh dân tộc dân chủ dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. - Từ khi thành lập (1933) đến nay, Đảng bộ Huyện Núi Thành đã trãi qua 20 kỳ Đại hội: + Đại hội lần thứ I: Ngày 01/07/1974, tại đình Châu Toàn ( xã Tam Xuân 1), Đảng bộ huyện Tam Kỳ tổ chức Đại hội đại biểu, về dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Tống – Phó Bí thư Tỉnh ủy; Đại hội đã bầu ra BCH 7 đồng chí. Đồng chí Trần Nhiên được bầu làm Bí thư; đồng chí Trương Thúc Kỳ - Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ II: Tháng 9 năm 1949, tại nhà ông Vị, thôn Bích Ngô, xã Tam Xuân (nay là Tam Xuân 2), Đảng bộ huyện Tam Kỳ tổ chức Đại hội đại biểu. Đại hội đã bầu ra BCH 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Đình Hùng được bầu làm Bí thư. 2 + Đại hội lần thứ III: Tháng 5 năm 1950, tại trường bình dân học vụ làng Vân Trai, xã Tam Hiệp (nay là khu vực cơ quan làm việc UBND xã Tam Hiệp), Đảng bộ huyện Tam Kỳ tổ chức Đại hội đại biểu. Đại hội đã bầu ra BCH 13 đồng chí, đồng chí Đào Đắc Trinh được bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Tấn Kiên – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ IV: Tháng 2 năm 1953, tại thôn Đại An xã Tam Thái, Đảng bộ huyện Tam Kỳ tổ chức Đại hội đại biểu. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 17 đồng chí, đồng chí Huỳnh Hòa được bầu làm Bí thư; đồng chí Võ Chấn làm Phó Bí thư, Chủ tịc Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Tam Kỳ. + Đại hội lần thứ X: Tháng 4 năm 1965, tại Gò Mè, thôn 8 Kỳ Trà, Đảng bộ Nam Tam Kỳ tổ chức Đại hội, có 50 đại biểu về dự; Đại hội lần thứ hội đã bầu ra BCH 12 đồng chí, đồng chí Hồ Truyền được bầu làm Bí thư; Đồng chí Võ Đăng Thứ - Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ VI: Tháng 10 năm 1967, tại thôn 2 xã Kỳ Thạnh, Đảng bộ huyện Nam Tam Kỳ tổ chức Đại hội, có 50 đại biểu về dự. Đại hội đã bầu ra BCH 15 đồng chí, đồng chí Trần Đình Hiếu được bầu làm Bí thư; đồng chí Võ Đăng Thứ và đồng chí Nguyễn Hải Sơn – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ VII: Tháng 10 năm 1971, tại thôn xã 2 Kỳ Thạnh, Đảng bộ huyện Nam Tam Kỳ tổ chức Đại hội, có 60 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu ra BCH 16 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lẫm được bầu làm Bí thư; Đồng chí Lê Tư Đặng và Nguyễn Khách – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ VIII: Tháng 11 năm 1972, tại thôn 1 xã Kỳ Thạnh, Đảng bộ huyện Nam Tam Kỳ tiến hành Đại hội đại biểu. Đại hội đã bầu ra BCH 19 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lẫm được bầu làm Bí thư; đồng chí Lê Tư Đặng và Nguyễn Khách làm Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ IX: Tháng 10 năm 1974, tại thôn 2 xã Kỳ Thạnh, Đảng bộ huyện Nam Tam Kỳ tổ chức Đại hội (đại hội lần thứ 5 trong kháng chiến chống Mỹ). Đại hội đã bầu ra BCH 19 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lẫm được bầu lại làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Văn Tâm làm Phó Bí thư. Sau ngày 24/3/1975, huyện Nam Tam Kỳ hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX. Đến ngày 20/11/1975, Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định hợp nhất 3 đơn vị hành chính: Nam Tam Kỳ, Bắc Tam Kỳ và Thị xã Tam Kỳ thành Huyện Tam Kỳ. Tháng 10 năm 1976, Đảng bộ huyện Tam Kỳ tổ chức Đại hội đánh giá tình hình sau hơn một năm sát nhập, Đại hội lần này vẫn lấy tên là Đại hội lần thứ IX (để phù hợp với lịch sử). Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đồng chí. Đồng chí Đỗ Thế Chấp được bầu làm Bí thư; đồng chí Võ Ngọc Hải và đồng chí Hoàng Xuân Thọ - Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ X: Tháng 7 năm 1979, tại thị xã Tam Kỳ, Đảng bộ huyện Tam Kỳ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ X. Đại hội đã bầu ra BCH 35 đồng chí; đồng chí Đỗ Thế Chấp được bầu lại làm Bí thư; đồng chí Hoàng Xuân Thọ và đồng chí Lê Tư Đặng – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ XI: Tháng 12 năm 1982, tại thị xã Tam Kỳ, Đảng bộ huyện Tam Kỳ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI. Đại hội đã bầu ra BCH 33 3 đồng chí; đồng chí Trịnh Ngoạn được bầu làm Bí thư; đồng chí Hoàng Xuân Thọ và đồng chí Lê Tư Đặng – Phó Bí thư. Cuối năm 1983, tách huyện Tam Kỳ thành 2 đơn vị hành chính: Thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành, và từ năm 1983 đến năm 2010, Đảng bộ huyện Núi Thành tiến hành các lần Đại hội: + Đại hội lần thứ XII: Kế thừa các kỳ Đại hội của Đảng bộ huyện Tam Kỳ, Đại hội đại biểu lần đầu tiên của Đảng bộ huyện Núi Thành, được gọi là đại hội lần thứ XII. Đại hội diễn ra từ ngày 01 đến ngày 02/09/1984, tại thôn Thanh Trà xã Tam Nghĩa. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đồng chí. Đồng chí Hồ Thị Kim Thanh, được bầu làm Bí thư; đồng chí Lương Văn Hận và đồng chí Lê Tư Đặng – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ XIII: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ XIII, diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/09/1986, tại thôn Thanh Trà xã Tam Nghĩa. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đồng chí; đồng chí Lương Văn Hận được bầu làm Bí thư; đồng chí Hồ Tấn Sơn và đồng chí Nguyễn Kim Phương – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ XIV: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ XIV, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/3/1989, tại khối 3 thị trấn Núi Thành. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đồng chí. Đồng chí Lương Văn Hận được bầu lại làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Thanh Quý và đồng chí Nguyễn Kim Phương – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ XV: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Núi Thành khóa XV, diễn ra từ ngày 02 đến ngày 03/12/1991, tại khối 3 thị trấn Núi Thành. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 31 đồng chí. Đồng chí Lương Văn Hận được bầu lại làm Bí thư; đồng chí Nguyễn Kim Phương và đồng chí Nguyễn Đức Hải – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ XVI và XVII nhiệm kỳ 1996-2000: Đại hội đại biểu Đảng Bộ huyện Núi Thành khóa XVI, diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29/2/1996, tại khối 3 thị trấn Núi Thành. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Kim Phương được bầu làm Bí thư; đồng chí Hồ Thị Thanh Lâm và đồng chí Lương Văn Sơn – Phó Bí thư. Tháng 4 năm 1997, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ huyện tổ chức Hội nghị giữa nhiện kỳ để đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI và bổ sung nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI cho đến hết nhiệm kỳ. Hội nghị đã bầu bổ sung 5 đồng chí ủy viên vào BCH Đảng bộ huyện. Hội nghị này được xem như là một kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII. + Đại hội lần thứ XVIII: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ XVIII, diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/11/2000, tại khối 3 thị trấn Núi Thành. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thanh Quý được bầu làm Bí thư; đồng chí Trần Văn Cận và Nguyễn Văn Khương – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ XIX: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ XIX, diễn ra từ ngày 29 đến ngày 31/08/2005, tại khối 3 thị trấn Núi Thành. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 37 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Khương được bầu 4 làm Bí thư; Đồng chí Nguyễn Quang Hòa và đồng chí Nguyễn Tiến – Phó Bí thư. + Đại hội lần thứ XX: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ XX, diễn ra từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 8 năm 2010, tại khối 3 thị trấn Núi Thành. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 41 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Tiến được bầu làm Bí thư; Đồng chí Nguyễn Quang Hòa và đồng chí Đoàn Ngọc Thi – Phó Bí thư. - Các đồng chí bí thư Huyện ủy (phủ ủy) từ năm 1933 đến nay: 1/ Phan Truy (8/1933- 6/1935) 2/ Nguyễn Phùng (3/1937- 1939) 3/ Võ Toàn (Võ Chí Công) (1/1940-3/1940) 4/ Lê Tấn Sửu (6/1940-6/1941) 5/ Đào Thuần Thăng (Đào Thăng) (6/1941 - 9/1941) 6/ Trương Kiểm (Trương Chí Cương) (1941- 1942) 7/ Phan Tốn (Huyển) (1942) 8/ Huỳnh Thanh ( Sự) (1944) 9/ Nguyễn Thế Kỷ (1945-1946) 10/ Trần Nhiên (1946-1947) 11/ Trương Thúc Kỳ (1947-1/1949) 12/ Nguyễn Chánh (1/1949- 9/1949) 13/ Nguyễn Đình Hùng (9/1949-5/1950) 14/ Đào Đắc Trinh (5/1950-1/1951) 15/ Nguyễn Tấn Kiên (1/1951-6/1951) 16/ Đinh Huynh (6/1951-1952) 17/ Huỳnh Hòa (1952-1957) 18/ Đỗ Thế Chấp (1957-10/1959; 4/1961- 12/1962; 10/1972- 11/1973;11/1975-11/1982) 19/ Nguyễn Hữu Hồ ( 10-1959-3/1961) 20/ Ngô Độ (Nghiên) (12/1962-4/1963) 21/ Hồ Truyền (1964-1967) 22/ Hà Sang (4/1967-6/1967) 23/ Văn Trọng (Trần Đình Hiếu) (10/1967- 12/1967) 24/ Phạm Quang Bá (12/1967- 5/1968) 25/ Nguyễn Thành (6/1968- 3/1969) 26/ Trịnh Ngoạn 4/1969- 8/1969; 12/1982- 12/1983) 27/ Phan Ngọc Khái (Ánh) (9/1969- 4/1970) 28/ Nguyễn Lẫm (5/1970- 9/1972; 12/1973 - 10/1975) 29/ Vũ Ngọc Hải (1981) 30/ Hoàng Xuân Thọ (1982) 31/ Lương Văn Hận (1982, 9/1986- 3/1994) 32/ Hồ Thị Kim Thanh (1/1984-9/1986) 33/ Nguyễn Kim Phương (3/1994- 11/2000) 34/ Nguyễn Thanh Quý (11/2000- 11/2002) 35/ Nguyễn Ngọc Quang (11/2002-3/2004) 5 36/Nguyễn Văn Khương (4/2004- 8/2010) 37/ Nguyễn Tiến (10/2010- nay). Câu 2: Nêu một số thành tựu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Núi Thành sau 30 năm thành lập (1983 - 2013), nhất là sau 10 năm xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai trên địa bàn Huyện? - Khái quát tình hình chung trước khi thành lập huyện: Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Núi Thành là huyện chịu nhiều hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân trong huyện đã nhanh chóng bắt tay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống, bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được. Nhờ đó, cho đến năm 1977, Núi Thành đã khắc phục hậu quả chiến tranh và chuyển sang thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương. Những thành quả trong những năm khắc phục hậu quả chiến tranh cũng như cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất có một ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Huyện ủy và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn dân. Thực hiện Quyết định số 144-HĐBT, ngày 03.12.1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) và Quyết định số 11-QĐ/TVTU, ngày 14.01.1984 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, huyện Tam Kỳ được tách thành hai đơn vị hành chính: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Đảng bộ huyện Núi Thành cho đến nay có 17 đảng bộ xã, thị trấn; 21 đảng bộ, chi bộ cơ quan trực thuộc với trên 3.700 đảng viên. - Một số thành tựu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Núi Thành sau 30 năm thành lập (1983 - 2013), nhất là sau 10 năm xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai trên địa bàn Huyện: Từ khi thành lập đến nay, Huyện Núi Thành trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Núi Thành phải đối mặt với nhiều khó khăn, là huyện đất rộng, người đông, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, hậu quả của chiến tranh còn tác động lâu dài. Nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thuận lợi của Núi Thành vẫn là cơ bản. Đó là thế mạnh về tài nguyên, giao thông, con người, những kinh nghiệm chỉ đạo trước đây là cơ sở để Đảng bộ chỉ đạo quân và dân trong huyện giành được những thành tựu to lớn hơn nữa. Đặc biệt, từ năm 2003 được tỉnh và Trung ương chọn Núi Thành làm thí điểm xây dựng Khu kinh tế Mở Chu Lai- Khu kinh tế Mở đầu tiên của cả nước. Điều đáng chú ý là trong lãnh đạo, Đảng bộ đã phát huy được những lợi thế so sánh và tiềm năng của địa phương, nắm bắt thời cơ, đề ra những chủ trương sát đúng, kịp thời. Nhờ đó, kinh tế của huyện trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng. Trong hơn 15 năm qua (1997-2012), tổng giá trị sản xuất bình quân mỗi năm tăng 18,77%; gấp gần 13,2 lần so với năm 1997. Tổng giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 tăng 5,75%; năm 2006 tăng 14,74%; năm 2010 tăng 6 24,85%; năm 2012 tăng 6,13%. Giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản từ năm 1997 đến năm 2012 tăng bình quân mỗi năm trên 8,48%; Sản lượng lương thực có hạt năm 1997 là 22.750 tấn, năm 2012 là 38.524 tấn, tăng bình quân mỗi năm 3,57%. Giá trị sản phẩm trồng trọt/ha canh tác tăng từ 8,09 triệu năm 1997 lên 21,70 triệu năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 21,58% mỗi năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2010 đạt 386 tỷ đồng; năm 2012: 582,41 tỷ đồng; tăng 8,2 lần so với năm 1997. Trong những năm gần đây, đã vận động trên 10 ngàn hộ, giải tỏa 1.500 ha đất. Tái định cư cho 1.600 hộ vào nơi ở mới; tổng số tiền bồi thường là gần 1.000 tỷ đồng; thu hút hơn 10.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, so với năm 1999 tăng 28,5 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2012, tỷ trọng giá trị Công nghiệp - Dịch vụ chiếm 82,54%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% hộ dân có diện tích sinh hoạt; mạng lưới điện thoại được lắp đặt, phủ sóng trên toàn huyện, hiện có 24.419 thuê bao cố định, 1.900 thuê bao Internet. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt gần 20 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 đạt 1.620 tỷ đồng, tăng hơn 100 lần so với năm 1999. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2005-2012 đạt trên 8.000 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả, có 34/63 trường học được tầng hóa; 20 trường đạt chuẩn Quốc gia; đến năm 2012, có 43% lao động được đào tạo; tỷ lệ hộ nghèo (mới) là 10,69% theo chuẩn mới, so với năm 1997 giảm 31,3%; hoàn thành việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Có 120/138 thôn có nhà sinh hoạt văn hóa; 17/17 trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia; hệ thống truyền thanh phủ khắp trên địa bàn huyện. Công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự xã hội cơ bản đảm bảo. Bộ máy chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn phát huy tính hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận và các hội đoàn thể ngày càng được củng cố, đạt nhiều kết quả.Đặc biệt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng từng bước được nâng lên, giữ vững vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) bước đầu mang lại kết quả khả quan; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng, hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng được củng cố và giữ vững; niềm tin trong quần chúng đối với Đảng được nâng lên. 6 tháng đầu năm 2013, trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế - xã hội huyện Núi Thành tiếp tục chuyển biến tốt. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 1,6 tỉ đồng (tính theo giá cố định năm 1994), tăng 38% cùng kỳ. Vụ Đông Xuân được mùa, năng suất lúa tăng 2,49 tạ/ha; giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị và trật tự an toàn được giữ vững. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên một số chỉ tiêu đạt thấp so với kế hoạch năm như thu ngân sách, triển khai các công trình xây dựng cơ bản chậm; trật tự xã hội, trật tự an toàn 7 giao thông còn nhiều phức tạp và một số hạn chế khác. Bên cạnh đó, sau 10 năm xây dựng và phát triển Khu kinh tế mở (KTTM) Chu Lai, những gam màu tươi sáng trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ… đã hé mở những cơ hội lớn cho nền kinh tế tỉnh nhà, khẳng định hướng đi đúng và lạc quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và kết quả đạt được như sau: Từ chỗ trước đây chỉ là vùng cát trắng, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp thì đến nay đã có nhiều nhà máy, công xưởng, khu du lịch, khu đô thị hình thành, trong đó có những nhà máy với quy mô lớn mang tầm quốc gia như Khu liên hợp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Nhà máy kính nổi, Nhà máy sản xuất Soda Chu Lai, Khu du lịch sinh thái Cát Vàng, Khu du lịch Chu Lai resort Các dự án tại KKTM Chu Lai đã góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam, tạo ra sản phẩm công nghiệp chủ lực và đóng góp đáng kể cho ngân sách. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng đã góp phần hình thành diện mạo ban đầu của KKTM như: Cầu cửa Đại, 03 tuyến đường cứu nạn cứu hộ ven biển, đường Thanh niên ven biển, đường Nguyễn Văn Trỗi nối dài KCN Tam Thăng, đường trục chính qua KCN Tam Hiệp, Cảng Tam Hiệp, Cảng Kỳ Hà, đường nối quốc lộ 1A với đường cao tốc, đường vào sân bay, bệnh viện đa khoa Trung ương và một số khu tái định cư Tại khu kinh tế mở Chu Lai đã hình thành được 03 KCN với quy mô diện tích gần 1300ha, tỷ lệ lấp đầy gần 60%, tạo ra được một số sản phẩm công nghiệp chủ lực như ôtô, kính xây dựng, sản phẩm điện tử… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô đã góp phần vào việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí ô tô của Việt Nam. Hiện Trường Hải - Thaco là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất và lắp ráp đủ cả 3 dòng xe tải, xe khách và xe du lịch với tỷ lệ nội địa hóa cao nhất. Giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng cao và phát triển đều qua các năm, giai đoạn 2006-2012 đạt 7.276 tỷ đồng (giá cố định 1994), trong đó năm 2012 đạt 1.900 tỷ đồng, chiếm 12,9% toàn tỉnh (1900/14.765). Môi trường đầu tư tại KKTM Chu Lai ngày càng được hoàn thiện; cơ chế đầu tư vào KKTM Chu Lai, Khu thương mại tự do, các chủ trương chính sách, cơ chế đặc thù về đầu tư các dự án lớn như KCN cơ khí đa dụng và ôtô quốc gia, Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, dự án cầu Cửa Đại, luồng vào cảng Kỳ Hà cho tàu 20.000 DWT, giãn thuế cho Công ty ôtô Trường Hải để đầu tư hạ tầng KCN và các dự án sản xuất kinh doanh… được các nhà đầu tư đánh giá cao, phát huy hiệu quả và đảm bảo yêu cầu hỗ trợ ban đầu cho nhà đầu tư trong khi chưa phát sinh lợi nhuận. Các dự án đầu tư tại KKTM Chu Lai đều được giải quyết thủ tục theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” và “một cửa liên thông”, thời gian giải quyết được rút ngắn tối đa so với quy định chung. Tổng nộp ngân sách giai đoạn 2006-2012 của KKTM Chu Lai đạt 11.996 tỷ đồng chiếm 50,2% toàn tỉnh, trong đó năm 2012 đạt 3.100 tỷ đồng và chiếm 55,5% so với cả tỉnh, đưa Quảng Nam thành tỉnh có số thu cao và tự cân đối trên 50% tổng nhu cầu chi. Với sự phát triển khá ấn tượng trong 10 năm qua, KKTM Chu Lai thật sự là hạt nhân kinh tế của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh tiến trình đưa Quảng Nam sớm trở thành tỉnh công nghiệp 8 vào năm 2020 và giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn.Mặc dù đạt được những thành công bước đầu, song so với những lợi thế của KKTM Chu Lai thì những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đã đề ra, mô hình phát triển còn nhiều hạn chế. Qua 10 năm đầu tư, hạ tầng kinh tế - xã hội của KKTM Chu Lai vẫn ở mức thấp, chưa đồng bộ, năng lực cảng biển chỉ mới đáp ứng được gần 30% yêu cầu; sân bay Chu Lai chưa có tuyến quốc tế; các ngành kinh tế có giá trị gia tăng không cao, chưa tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, thiếu những KCN chuyên dụng, công nghiệp nền để kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, các ngành công nghiệp trên địa bàn KKTM Chu Lai là những ngành có giá trị gia tăng thấp, linh kiện, phụ tùng chủ yếu nhập khẩu; các tiện tích xã hội chưa phát triển, nhất là hệ thống giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao và khu vui chơi giải trí. Ngoài ra, mô hình của KKT hiện nay là tách rời chức năng quản lý nhà nước về đầu tư và chức năng quản lý các vấn đề an sinh - xã hội nên đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, chồng chéo. Công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư còn nhiều lúng túng trong phân khúc thị trường và chưa xác định các nhà đầu tư chiến lược, cơ cấu đầu tư trong và ngoài nước chênh lệch quá cao, đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 20%; vốn thực hiện còn khiêm tốn, đạt khoảng 13,7% tổng vốn đầu tư đăng ký (0,75 tỷ USD/5,455 tỷ USD). Câu 3: Đảng Bộ Huyện Núi Thành hiện nay có bao nhiêu tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc? Thuộc những loại hình tổ chức cơ sở Đảng nào? Đến tháng 5 năm 2013 toàn bộ Đảng có bao nhiêu Đảng viên? - Hiện nay, Đảng bộ huyện Núi Thành hiện nay có 38 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc (gồm có 17 xã, thị trấn; 21 đảng bộ, chi bộ cơ quan, trường học, công ty…) - Thuộc những loại hình tổ chức cơ sở đảng: xã, thị trấn; cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an); doanh nghiệp nhà nước. - Tổng số đảng viên của Đảng bộ đến tháng 5 năm 2013 là: 3.742 đồng chí đảng viên. Câu 4: Huyện Núi Thành được thành lập ngày, tháng, năm nào? Hiện nay toàn huyện có bao nhiêu xã, thị trấn? Đến tháng 5 năm 2013, có bao nhiêu xã đã phát động xây dựng xã nông thôn mới; có bao nhiêu xã được tỉnh, huyện chọn làm điểm xây dựng xã nông thôn mới? + Huyện Núi Thành được thành lập: ngày 03 tháng 12 năm 1983, theo Quyết định số 144-HĐBT, của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); tách huyện Tam Kỳ thành 02 đơn vị hành chính: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Huyện Núi Thành sau khi tách có 12 xã và 01 thị trấn. Hiện nay toàn huyện có 16 xã và 01 thị trấn. 9 + Đến tháng 5 năm 2013, toàn huyện có 13 xã đã làm lễ phát động xây dựng xã Nông thôn mới (còn 3 xã: Tam Anh Nam, Tam Thạnh, Tam Hải chưa phát động); + Toàn huyện có 3 xã (gồm Tam Hòa, Tam Mỹ Đông và Tam Xuân 2) được tỉnh và 01 xã (Tam Xuân 1) được huyện chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới. Câu 5: Huyện Núi Thành được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân vào ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu xã, cơ quan, đơn vị được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân? Toàn huyện có bao nhiêu Anh hùng LLVT nhân? Bao nhiêu bà mẹ Việt Nam Anh hùng? Bao nhiêu thương binh? Bao nhiêu liệt sỹ? Đến Năm 2012, trên Địa bàn Huyện có bao nhiêu di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh? - Huyện Núi Thành được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân vào ngày 20 tháng 12 năm 1994 - Hiện nay, toàn huyện có 14 xã đã được Chủ tịch nước CHXHCNVN phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân gồm: Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, Tam Hiệp, Tam Giang, Tam Trà, Tam Thạnh, Tam Hòa, Tam Sơn, Tam Nghĩa, Tam Hải, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Xuân 1, Tam Xuân 2. Và 02 đơn vị : huyện Núi Thành và Đại đội V14 được Chủ tịch nước CHXHCNVN phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. - Hiện nay, toàn huyện có 18 cá nhân được Chủ tịch nước CHXHCNVN phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Gồm: Liệt sỹ Nguyễn Công Tòng (Tam Nghĩa), liệt sỹ Lê Văn Tâm (Tam Mỹ Tây), Hà Lân (Ba Đen) (Tam Hòa), Đỗ Thế Chấp (Tam Xuân 1), liệt sỹ Võ Thị Ái (Tam Xuân 1), liệt sỹ Võ Cước (Tam Giang), Vũ Ngọc Hải (Tam Xuân 1), liệt sỹ Hồ Truyền (Tam Hải), liệt sỹ Nguyễn Hữu Thiện (Tam Anh Bắc), liệt sỹ Dương Tiên (Tam Giang), Võ Phố (Tam Mỹ Tây), Lương Văn Hận (Tam Giang), liệt sỹ Dương Văn Lộc (Tam Quang), Nguyễn Thanh Khối (Tam Mỹ Tây), Võ Hồng Thân (Tam Hiệp), liệt sỹ Nguyễn Tấn Dương (Tam Hiệp), liệt sỹ Nguyễn Bá Nguyện (Tam Giang), Liệt sỹ Huỳnh Thị Kim Liên (Tam Hòa). - Toàn huyện, hiện nay đã được Đảng và Nhà nước truy tặng, phong tặng 270 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và được Nhà nước công nhận 4.612 liệt sỹ, 1.213 thương binh. - Đến năm 2012 trên địa bàn huyện Núi Thành có 37 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Trong đó, có 3 di tích lịch sử, văn hóa được Bộ VHTT-DL đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia, gồm: Khu di tích Chiến thắng Núi Thành (Tam Nghĩa), Nhóm tháp Chăm Khương Mỹ (Tam Xuân 1); Khu Lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (Tam Xuân 1). STT TÊN DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM PHÂN CẤP DI TÍCH NĂM XẾP HẠNG 1 Di tích Chiến thắng Núi Tam Nghĩa Cấp Quốc gia 1979 10 [...]... một đại đội lính Mỹ trên đồi Núi Thành đêm 25 và rạng sáng ngày 26/5/1965 Chiến thắng trận nầy, Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 vinh dự thay mặt quân và dân Quảng Nam đã trả lời câu hỏi đặt ra trước lịch sử: “Liệu ta có đánh được Mỹ không” Từ trận thắng Núi Thành, phong trào đánh Mỹ, diệt Mỹ phát triển mạnh khắp toàn miền Nam Và, Núi Thành (Q.Nam) được Trung ương tặng Tám chữ vàng “Trung dũng kiên cường đi... tỉnh 2009 2011 2011 2011 2009 2009 2011 Câu 6: Qua tìm hiểu Đảng bộ huyện Núi Thành, anh (chị) hãy trình bày một sự kiện (trận đánh…) hoặc một cá nhân (cán bộ, chiến sĩ…) tiêu biểu, ấn tượng nhất, có tác dụng giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau? 11 Trận đánh Núi Thành: Đại tá Trần Kim Anh cũng là người đã trực tiếp chỉ huy Trận đánh Núi Thành kể lại: “Khi bọn Mỹ ồ ạt đổ quân đến Căn cứ Chu... không quên trận Núi Thành năm xưa 13 Câu 7: Hãy nêu những cảm nghĩ của anh (chị) về truyền thống lịch sử; vai trò lãnh đạo của Đảng bộ 80 năm qua đối với sự đổi thay, phát triển của huyện; hãy nêu những ý tưởng, giải pháp (hoặc dự định) của mình (nếu có) để góp sức xây dựng Núi Thành ngày càng giàu đẹp, văn minh ( bài viết không quá 2000 từ) 14 ... Anh về hưu và làm chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Nam suốt hai nhiệm kỳ, hiện nay Đại tá về với đời thường cùng gia đình tại phường Tân Thạnh thuộc thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) Là người dân Núi Thành nói riêng, người Quảng Nam nói chung mãi mãi cảm phục sự dũng cảm của các chiến sĩ đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 70, tự hào về tấm gương người lính Cụ Hồ và mãi không quên trận Núi Thành năm xưa 13... dựng khu Căn cứ quân sự Chu Lai, chúng xây dựng một hệ thống phòng thủ tại Đồi Núi Thành, cách chừng 3 km về hướng Tây, Thuộc khu vực thôn Long Phú xã Tam Nghĩa, giáp với xã Tam Mỹ Đông Đây là một trọng điểm nhằm bảo vệ Căn cứ sân bay Chu Lai vì vậy chúng trang bị các loại vũ khí hiện đại và giao thông hào, lô cốt thép cùng với một đại đội lính Mỹ đồn trú tại đây Tại Đồi Núi Thành, bọn chúng chia thành. .. nghe mùi hăng hắc của lính Mỹ toả ra rất khó chịu và thằng Mỹ nào cũng nhai luôn miệng (Lúc nầy các chiến sĩ ta chưa biết kẹo su) Ảnh bám sát mục tiêu và đợi lệnh phát hỏa ! Toàn cảnh đồi Núi Thành màn đêm dày đặt, bầu trời lên cao và nhấp nháy sao khuya chi chít… Một tiếng hô lớn “Đánh”! Đồng chí Ảnh nhõm dậy vươn tới, tiếp theo là một tia chớp sáng xanh và tiếng nổ của quả thủ pháo; sau tiếng nổ, các... nhật Bác tròn 75 tuổi và lập kế hoạch tiến công trận Núi Thành Phương án đề ra với sự quyết tâm cao được cấp trên duyệt và giao cho Đại đội 2 trực tiếp xung trận Lễ xuất quân được tổ chức tại thôn 4 xã Kỳ Thạnh (Nay là xã Tam Thạnh) được nhân dân nơi đây đến dự và động viên, cỗ vũ tinh thần chiến đấu đến từng cán bộ, chiến sĩ với niềm tin chiến thắng tiêu diệt giặc Mỹ xâm lược Cuộc hành quân bắt đầu... tháng 5 năm 1965, lúc nầy đài quan sát của ta ở Núi Thành thông báo tình hình địch không có biến động gì nên cuộc hành quân của ta bắt đầu Trên đường hành quân trong đêm, bất ngờ gặp cơn mưa giông làm cho đường đất tháng hè đang khô ráo bỗng trở nên trơn trợt Tuy vậy, các chiến sĩ vẫn đến nơi tập kết đúng hẹn và được lệnh để lại tư trang phía sau, chỉ để lại trên người chiến sĩ chiếc quần đùi và vũ khí... pha của địch từ trên đồi vẫn khó phát hiện được Đại tá Kim Anh nhớ rất rõ, khi vượt qua suối Cà Lơ có một chiến sĩ bị trượt chân bị ngã làm bong gân nên không thể theo đoàn Vậy là Đại đội 2 vào 12 trận chỉ còn 63 người (Kể cả cán bộ và chiến sĩ) Cơn mưa giông vừa dứt Bầu trời đầy sao khuya như sáng hơn soi rõ đường đi để đoàn quân tiến nhanh về phía đồi và kịp thời triển khai đội hình Trên đồi Yên... Nghĩa, huyện Núi Thành (Q.Nam), giáp với địa đầu tỉnh Quảng Ngãi), chúng lập tức cày ủi, đào xới toàn bộ nhà cửa, mồ mã ông bà tổ tiên của đồng bào đang sinh sống ở bốn thôn thuộc xã Tam Nghĩa; đó là thôn Thanh Trà, Định Phước, Hoà Vân và thôn Đông Yên Đoạn bọn chúng dùng các loại cơ giới hiện đại hoàn chỉnh một sân bay cùng với các hệ thống phòng thủ chiến tranh với đầy mìn bẫy, dây kẽm gai các loại và . Cuộc thi Tiềm hiểu Đảng bộ huyện Núi Thành – 80 năm xây dựng và phát triển Câu 1: Nêu bối cảnh ra đời và ý nghĩa của việc thành lập Phủ ủy Tam Kỳ (nay là Đảng bộ huyện Núi Thành) Thọ và đồng chí Lê Tư Đặng – Phó Bí thư. Cuối năm 1983, tách huyện Tam Kỳ thành 2 đơn vị hành chính: Thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành, và từ năm 1983 đến năm 2010, Đảng bộ huyện Núi Thành. Nam - Đà Nẵng, huyện Tam Kỳ được tách thành hai đơn vị hành chính: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Đảng bộ huyện Núi Thành cho đến nay có 17 đảng bộ xã, thị trấn; 21 đảng bộ, chi bộ cơ quan trực

Ngày đăng: 12/02/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w