Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
172 KB
Nội dung
CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng thời gian gần đây có xu hướng tăng lên, tính chất ngày càng phức tạp ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bạo lực học đường bao gồm những vụ xô xát, đánh nhau (Đôi khi có cả hung khí và làm nhục đối phương …), mang hơi hướng “Xã hội đen” và để lại nhiều hậu quả nặng nề về cả mặt thể chất, tinh thần và tâm lý. - Trước đây những vụ việc thường xảy ra ở các trường thuộc địa bàn phố chợ, nhưng gần đây đã xảy ra ở cả các trường vùng nông thôn, đa số là ở bậc học Trung học. Tại trường THCS xã Hiệp Tùng, nơi tôi công tác, những năm gần đây, đã xảy ra một số vụ ấu đả, trong đó có 03 vụ mang tính bạo lực học đường, nhìn chung có những biểu hiện sau: + Các nhóm đánh nhau ngay trong lớp học (Đầu giờ hoặc giờ ra chơi – khi không có giáo viên trong lớp) hoặc ngay trước cổng trường. + Đều là giữa các nhóm học sinh nữ khối lớp 8 và 9. + Hình thức ấu đả: túm tóc, đánh vật nhau, bức xé nội y, làm nhục đối phương. + Nguyên nhân đều từ những chuyện nhỏ nhặt (lời nói chọc ghẹo nhau, những câu trả lời bị cho là “xúc phạm”, những nhóm học sinh chơi thân quyết định “trừng phạt”…) + Một số học sinh đứng bên ngoài nhìn một cách vô cảm, một số khác thì hò reo, cổ vũ, thậm chí quay phim bằng điện thoại di động. + Tất cả đều không quan tâm đến hậu quả… II. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT: - Nhà trường không thể có biện pháp hòa giải, ngăn ngừa kịp thời, vì lí do: + Từ những việc cãi nhau nhỏ nhặt, các nhóm học sinh tiếp tục gây hấn nhau, chủ yếu qua tin nhắn trên điện thoại. Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 1 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 + Học sinh đánh nhau trong khoản thời gian ngắn, những học sinh khác lại không can ngăn hoặc không kịp thời báo cho thầy cô. - Sau vụ việc thì một vài học sinh trong nhóm gây hấn đã tự ý bỏ học và hăm he sẽ tiếp tục làm hại đối phương. Nhà trường, công an và gia đình đều đã vào cuộc nhưng các em vẫn ngấm ngầm xung đột nhau. - Nhóm học sinh bị hại thì một số đã bị cha mẹ quyết định cho nghỉ học luôn, số còn lại thì tâm lí bị đè nặng trong lo âu, sỉ nhục. - Tỉ lệ chuyên cần bị ảnh hưởng; tinh thần đoàn kết, thân ái trong trường bị rạn nứt; các bậc phụ huynh thì giảm lòng tin về sự quản lí học sinh của nhà trường; trật tự xã hội cũng bị ảnh hưởng v.v… Dù biết rằng bạo lực học đường hiện là vấn đề nan giải nhưng ở địa bàn nông thôn thì có phần đỡ phức tạp hơn. Nếu quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục cách ứng xử phù hợp cho học sinh và phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục thì sẽ góp phần giữ cho môi trường sư phạm được trong sạch, tình người thân ái, giảm bớt được nổi lo cho nhiều người. Xuất phát từ suy nghĩ trên nên tôi đã cố gắng thực hiện đề tài : “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN”. THÔN”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Khái niệm: " Bạo lực học đường là những hành động ngang ngược, bất chấp kỉ luật, pháp luật, đạo lý, làm tổn thương đến người khác về tinh thần hoặc thể xác. Những vụ việc xảy ra có liên quan đến môi trường giáo dục ". 2. Đối tượng: Đa số bạo lực học đường xảy ra giữa học sinh với học sinh, nhưng cũng không loại trừ trường hợp xảy ra giữa học sinh hay phụ huynh học sinh với giáo viên. Có thể hiểu theo sơ đồ sau: Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 2 HỌC SINH HỌC SINH GIÁO VIÊN PHHS CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 3. Những biểu hiện của bạo lực: 3.1. Biểu hiện liên quan đến thể xác: • Bất cứ sự đụng chạm thân thể nào mà đối tượng không muốn. • Giữ hoặc ôm chặt khi đối tượng không muốn. • Sử dụng vũ lực như đấm, đá, bức xé y phục v.v… 3.2. Biểu hiện liên quan đến vấn đề tình dục: • Những sự đụng chạm, những lời bình luận hay nhận xét khêu gợi về tình dục. • Cưỡng ép đối tượng quan hệ tình dục (cưỡng dâm). • Cưỡng ép đối tượng sử dụng tài liệu văn hóa đồi trụy. • Săn lùng đối tượng vì mục đích tình dục v.v… 3.3. Biểu hiện liên quan đến vấn đề tâm lý: • Xâm hại, chế nhạo hoặc chỉ trích … xúc phạm đến danh dự, uy tín của đối tượng hoặc người thân. • Hâm he, đe doạ, làm đối tượng sợ hãi. • Đổ oan, vu cáo v.v… II. THỰC TRẠNG - Gần đây nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra liên tục ở Việt Nam, phổ biến là giữa các nhóm học sinh nữ (Bạo lực nữ sinh). Theo thống kê chưa đầy đủ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 1.900 vụ việc học sinh đánh nhau trong nhà trường và ngoài nhà trường, khoảng 10.000 lược học sinh trực tiếp tham gia. Các nhà trường đã khiển trách 7010 học sinh, cảnh cáo và buộc thôi học có thời hạn với 2990 học sinh. Không có trường hợp buộc thôi học, chỉ có những trường hợp các em tự ý bỏ học (Báo tuổi trẻ). Với những số liệu trên chứng tỏ ở các trường đã xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường, nhiều lược học sinh tham gia và nhà trường không thể buộc những học sinh cầm đầu thôi học vì chỉ tiêu duy trì sĩ số (!?). Như vậy là những ung nhọt vẫn còn đây đó ở các lớp. - Tại trường THCS xã Hiệp Tùng, sau 03 vụ đánh nhau thì nhà trường đều mời PHHS và chính quyền địa phương tham gia giải quyết, nhưng chuyện đã rồi. Có 03 học sinh trong nhóm chủ động đánh nhau đã tự ý bỏ học (Nhà trường vận động được 02 học sinh trở lại lớp); có 02 học sinh trong nhóm bị hại đã bỏ học do lo sợ bị tiếp tục hành hung (Nhà trường vận động được 01 học sinh trở lại lớp). Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 3 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 - Pháp luật khó luận tội vì các em thuộc tuổi vị thành niên. Nhiều phụ huynh học sinh phải gắng nhịn vì không muốn con mình bị trả thù. Một số học sinh cũng không dám kể với ai về việc bị hành hung vì xấu hỗ hay sợ sẽ bị đánh đập nhiều hơn. Uy tín nhà trường bị giảm sút (!?). III. NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG: 1. Nguyên nhân khách quan : 1.1/ Về mặt xã hội: - Môi trường lân cận và cộng đồng cũng tạo bối cảnh cho bạo lực học đường. Việc tiếp xúc với những người bạn hư hỏng là một yếu tố nguy cơ làm tăng mức độ hung hãn. Các băng nhóm trong khu vực cũng được cho là góp phần tạo ra các môi trường học đường nguy hiểm. - Ảnh hưởng vấn đề “truyền thông bạo lực” từ sách báo, phim ảnh đồi trụy với những hình ảnh băng nhóm “xã hội đen”, hành vi bạo lực, lối sống lêu lỏng… - Xã hội đua chen, chạy theo vật chất, đồng tiền, xem nhẹ những giá trị đạo đức tốt đẹp… 1.2/ Về mặt gia đình: - Một bộ phận PHHS ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con cái hoặc nuông chiều con quá mức, biến con mình thành đứa trẻ xoe xua, đua đòi, ganh tị với bạn bè. - Cho con em sử dụng điện thoại di động khi chưa thật sự cần thiết. (Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp, thông qua điện thoại di động, các em gởi tin nhắn xúc phạm lẫn nhau, hẹn thời gian, địa điểm để “giải quyết” mâu thuẫ; xem phim đồi trụ;, quay những đoạn video clip để phát tán về bạo lực học đường.) - Một số do gia đình có kinh tế khó khăn, thiếu tình thương, sự chăm sóc, dạy dỗ thường xuyên, trực tiếp của người thân…đã làm tăng cường nguy cơ bạo lực. - Bạo hành gia đình, những cảnh la hét, đánh đập, cách nói năng thô bạo, sự trừng phạt thân thể của các thành viên trong gia đình sẽ hình thành những nhân cách méo mó, làm gia tăng tính hung hãn ở trẻ vị thành niên, … (Thực tế cho thấy những học sinh xuất thân từ các gia đình có nề nếp gia phong thì khả năng vi phạm đạo đức hiếm xảy ra.) 1.3/Về phía nhà trường: - Chưa có biện pháp giáo dục hoặc phối hợp giáo dục hữu hiệu. - Đôi lúc nhà trường thiếu kiên quyết trong xử phạt để mang tính răn đe. Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 4 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 - Một số giáo viên thiếu gương mẫu, vô cảm, thiếu tinh thần trách nhiệm nên phớt lờ, xem nhẹ hoặc chưa có phương pháp giáo dục đạo đức hữu hiệu, đã làm mờ đi vẻ đẹp của môi trường giáo dục, khiến một bộ phận học sinh mất phương hướng, xem nhẹ kỉ luật, pháp luật. - Một số học sinh trong trường hư hỏng, đã tác động, lội kéo, xúi dục…Số học sinh còn lại thì vô cảm, sợ liên lụy thậm chí có học sinh xem đó như một trò vui 2. Nguyên nhân chủ quan: - Do học sinh thiếu kĩ năng sống, không biết cách ứng xử hoặc bộc lộ cảm xúc theo chiều hướng tích cực. Phía chủ động gây hấn thiếu bình tĩnh, cho rằng bạo lực sẽ giải quyết được vấn đề. Phía bị hại thì đôi khi bất lực, không biết cách thoát thân … - Thiếu hiểu biết về pháp luật, suy giảm về đạo đức, lối sống… - Do tâm lí lứa tuổi - tuổi vị thành niên - “tuổi nổi dậy”. Là giai đoạn trung gian giữa sự non nớt của trẻ thơ và sự chính chắn của người lớn, kéo theo sự thay đổi về tâm sinh lí: + Muốn thể hiện quyền lực, sự ganh đua. + Muốn thu hút sự chú ý, “khen ngợi” từ phía người khác. + Các vấn đề “sức khỏe tâm thần”, rối loạn hành vi: • Cáu kỉnh, tức giận, muốn “trả đũa”. • Tăng động, gây hấn, chống đối, không tuân thủ. • Thích bắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác… IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN: Hiện nay, để hạn chế tình trạng bạo lực học đường thì các lực lượng giáo dục, các nhà tâm lí, các cơ quan pháp luật… đều đã vào cuộc. Việc phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học đường thực sự là vấn đề nan giải, vì vậy cần phải có sự phối hợp cả ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội và quan trọng nhất là ý thức tự giác của học sinh. Tại đơn vị trường tôi, một đơn vị thuộc vùng sâu xa, không có điều kiện để mời các chuyên gia tâm lí giáo dục hoặc tổ chức những diễn đàn qui mô. Nhưng trong điều kiện có thể, tôi đề xuất những giải pháp sau: 1. Giải pháp đối với học sinh. Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 5 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 Gia đình, nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện để học sinh ý thức tự rèn luyện , hình thành thói quen ứng xử có đạo đức, đúng pháp luật: 1.1/ Đối với tất cả học sinh - Tự thân học sinh phải có ý thức trau dồi, rèn luyện cách ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, giá trị pháp luật. Biết nhận định đúng - sai ở các tình huống bạo lực học đường để rút kinh nghiệm, lựa chọn cách ứng xử hợp lí, biết tự bảo vệ mình và không làm tổn thương người khác. - Không vô cảm, đứng ngoài cuộc trước cảnh người khác bị xúc phạm về thể xác, tâm lí. - Phải có lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết. Để chống lại bạo lực học đường, với sức mạnh chính nghĩa, các em phải đứng cạnh nhau. “Đừng để tự chúng ta đang biến chúng ta trở thành những nạn nhân”. Phải hiểu rằng “Sự hèn nhát đang biến chúng ta trở thành những kẻ yếu đuối và đáng thương”. Bạo lực có thể áp đảo một người, nhưng không thể áp đảo cả một tập thể. Học sinh biết đoàn kết, biết đùm bọc lẫn nhau sẽ không sợ bạo lực học đường. - Trong giao tiếp thì lời nói, việc làm phải cẩn thận, không được xúc phạm, gây bất bình đối với người khác… Nếu không sẽ dẫn đến việc bị “trả đũa”. 1.2/ Đối với những học sinh bị hại: - Khi có vấn đề, nguy cơ có thể bị hại thì phải tìm người tư vấn (Thầy cô, cha mẹ, bạn thân…). Không dấu diếm, bưng bít - Trong tình trạng đang gặp nguy hiểm, khi thấy khả năng có thể bị tấn công thì phải tìm mọi cách để thoát thân, tìm người giải cứu, tuyệt đối không nên đôi co vô ích. 1.3/ Đối với những học sinh có thói hung hăng: + Cần rèn luyện tính nhẫn nại, kiềm chế cơn nóng giận, có lòng vị tha. + Nên nghĩ đến hậu quả của việc làm. Đừng để người thân, thầy cô phải lo buồn về việc làm “manh động” của mình + Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Cần phải xác định rõ mục tiêu, lý tưởng sống, đừng đánh mất tương lai tốt đẹp bằng những việc làm tầm thường. 2. Đối với nhà trường: Nhà trường luôn đóng vai trò chủ động trong công tác phối hợp để tuyên truyền, ngăn ngừa và xử lí các vụ bạo lực học đường. 2.1/ Đối với lãnh đạo và các tổ chức, giáo viên, nhân viên trong trường: Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 6 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 - Quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, gắn liền với việc thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các môn học (nhất là môn Giáo dục công dân, môn Ngữ văn), thông qua các phong trào, các buổi sinh hoạt tập thể. Cụ thể: + Ngay từ đầu năm, phát động phong trào thi đua đến các lớp: “Năm học không có bạo lực học đường”. Có sơ kết theo 04 đợt thi đua của trường, cuối năm có tổng kết, khen thưởng. + Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường thông qua chương trình Phát thanh măng non của trường: các bài viết có chủ đề bạo lực học đường, tình đoàn kết … + Tổ chức Giáo dục kĩ năng sống, cách ứng xử có văn hóa… lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tập thể bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ví dụ: • Hái hoa dân chủ: Các câu hỏi đại loại như: “ Đánh nhau có giải quyết được mâu thuẫn không? Tại sao?”; “ Học sinh tham gia đánh nhau làm những ai đau buồn?”; “Thông thường, các bạn nữ ganh ghét nhau vì điều gì?”; “Theo em, thái độ của bạn ra sao nếu em biết nhún nhường, xin lỗi?”; “Nếu bạn có lỗi nhưng cứ “kênh kiệu” thì em sẽ làm gì?”; “Trẻ tuổi vị thành niên (10-> dưới 18 tuổi) có bị án tù không?” … • Trò chơi đóng vai về cách ứng xử: (Trường THCS xã Hiệp Tùng có 02 lớp 8 và 01 lớp 9 nên tổ chức 03 tiết mục. Trình diễn vào dịp Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3). - Tổ chức các buổi sinh hoạt, kết nghĩa, giao lưu văn hóa – thể dục thể thao để học sinh “xả” năng lượng vào những hoạt động có ích, lành mạnh, có điều kiện thể hiện tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết tương trợ… Ban tổ chức cố gắng sắp xếp những nhóm học sinh vốn có hiềm khích thành một nhóm, một đội để cùng nhau vui chơi, sinh hoạt. Đây là cách giáo dục “dễ chịu”, không gây áp lực cho học sinh. • Hướng dẫn học sinh phương pháp trì hoãn, phân tán hoặc xao lãng với những ấm ức đang hiện hữu. ( Ví dụ: Khi bực tức, trước khi hành động ta cố bình tĩnh, hít thở sâu và thầm đếm từ một đến mười; Nghĩ về mẹ ( Hoặc Phật bà Quan âm, Đức mẹ Ma-ri-a) – là thần tượng về sự nhẫn nại, lòng bao dung, tính vị tha… + Trước cổng trường, trong khuôn viên trường, trong phòng học cần có những khẩu hiệu như “Tiên học lễ, hậu học văn”; “ Nói không với bạo lực học đường”; “Đừng đánh mất tương lai tốt đẹp bằng những việc làm tầm thường”, “Bỏ học là tự hủy hoại tương lai”…) - Trong bảng nội qui, nhà trường cần qui định rõ: + HS tham gia đánh nhau theo từng mức độ đều bị xử lí ( có thể sẽ bị đình chỉ việc xét lên lớp, xét Tốt nghiệp, phải chịu hình thức rèn luyện đạo đức trong hè…) Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 7 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 + Tuyệt đối không được mang hung khí, chất nổ, chất cháy vào trong trường học; Có những qui định nghiêm khắc về việc sử dụng ngôn từ, cách ăn diện, hành vi … gây xốc, phản cảm. + Cấm học sinh sử dụng điện thoại di động.( Mọi thông tin liên lạc với học sinh - khi các em đang ở tại trường, đều thông qua số điện thoại riêng của nhà trường). - Nâng cao vai trò trách nhiệm của Tổ chức Đội, Đội Cờ đỏ, nhân viên Bảo vệ. Tìm hiểu, thu thập thông tin có liên quan ở những nơi học sinh thường tập trung ngoài khuôn viên nhà trường (quán ăn uống, phòng game, đò học sinh…) Động viên những học sinh có thành ý cung cấp các thông tin về các dấu hiệu mất đoàn kết. 2.2/ Giải pháp phối hợp với công an và chính quyền địa phương: + Phối hợp điều tra, nắm bắt tình hình các tệ nạn, băng nhóm, kịp thời xử lý các mâu thuẫn, ngăn chặn các biểu hiện vi phạm pháp luật trước, trong và sau khi xảy ra tình trạng bạo lực lực học đường. + Tạo điều kiện để nhân viên Bảo vệ nhà trường được tham gia các lớp tập huấn về việc giữ gìn trật tự an ninh, can thiệp, ứng phó với những trường hợp bạo lực học đường. + Tham gia phối hợp nhà trường tuyên truyền pháp luật, phòng chống bạo lực học đường, tập trung vào tuổi vị thành niên, ví dụ: • Tình hình trật tự an ninh địa phương … • Tuổi chưa thành niên (Dưới 18 tuổi) vẫn bị truy tố hình sự đối với những hành vi nghiêm trọng… • Cung cấp các số liệu thống kê, tin tức để cảnh tĩnh học sinh, ví dụ: VD 1.“Theo báo cáo của Chính phủ, hằng năm có đến 16.000-18.000 trẻ em chưa thành niên phạm tội, chiếm 15-18% tội phạm. Chẳng hạn trong 5 năm (2007 – 2012), các lực lượng công an đã điều tra hơn 49.000 vụ phạm pháp hình sự với gần 76.000 đối tượng chưa thành niên phạm pháp. Và chỉ riêng trong năm nay, trong số 122.277 bị can bị khởi tố có 9.904 bị can dưới 18 tuổi, chiếm 8,1%, tăng 7,4% so với năm 2011 ” (Báo Người Lao động – Năm 2012). VD2. Học lớp 9 đâm chết 2 học sinh lớp 10 “Sáng 26-2, tại trường THCS Thanh Bình, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, trong lúc cự cãi, Văn Bá Phúc (SN 1996, học sinh lớp 9/1) đã dùng dao bấm đâm chết hai học sinh lớp 10…” – (Báo Bưu điện) VD 3. Đuổi học 2 nữ sinh trong clip đánh nhau phát tán lên mạng Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 8 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 “…Ban giám hiệu nhà trường đã ra quyết định kỷ luật 8 học sinh có liên quan đến việc đánh bạn. UBND huyện cũng giao cho công an điều tra làm rõ nguồn gốc phát tán clip để xử lý theo pháp luật. (Chiều 28/2, ông Lê Công Tuấn – Chánh Văn phòng UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) – cho biết, Thường trực Huyện ủy đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện khẩn trương xác minh làm rõ và xử lý nghiêm vụ học sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng.) – (Báo Bưu điện) 2.3/ Giải pháp phối hợp với gia đình học sinh: - Gia đình học sinh thường xuyên giữ mối liên lạc hai chiều với nhà trường bằng nhiều hình thức ( Họp PHHS, phiếu liên lạc, điện thoại, thư từ ) để nắm bắt tình hình học tập, sinh hoạt của con em mình. - Nhà trường đề nghị PHHS: + Quan tâm đến mối quan hệ bạn bè, các khả năng bị hành hung hoặc gây hại cho người khác. + Lưu ý: Cha mẹ là tấm gương cho con cái. -> Ví dụ: 10 điều con muốn: 1. Con cái không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng. 2. Muốn được cha mẹ đối xử công bằng với mọi thành viên khác. 3. Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật. 4. Cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng v.v…(Theo Người lao động) + Bình tĩnh, lắng nghe, suy xét công bằng trước những vụ việc xảy ra xô xác có liên quan đến con em mình. Không vì nóng lòng mà vô tình tiếp sức để vụ việc nghiêm trọng hơn. + Khuyến khích con em mình học võ thuật để rèn luyện tinh thần thượng võ, hành động trượng nghĩa, tinh thần dũng cảm, có thể tự giải thoát khi bị uy hiếp. (Cẩn thận, nếu không sẽ lợi bất cập hại). 2.4/ Ngoài ra nhà trường cần mời Đại diện các tổ chức có buổi nói chuyện trước sân cờ. Ví dụ: - Tổ chức Đoàn Thanh niên nói về vai trò, trách nhiệm của thanh niên, học sinh; về việc cố gắng học tập, rèn luyện để ngày mai lập nghiệp… - Hội Phụ nữ nói chuyện về giới tính; về sự dịu dàng, nết na thiên phú của người phụ nữ phương Đông. - Hội Cha mẹ học sinh nói về sự quan tâm cho con em ăn học; về bổn phận làm con … Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 9 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 C. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG. - Bằng những giải pháp chú trọng vào hoạt động cá nhân học sinh và việc phối hợp các lực lượng giáo dục, trong năm học 2012-2013 và những tháng đầu năm học 2013-2014, tại trường THCS xã Hiệp Tùng đã không xảy ra tình trạng học sinh đánh nhau nữa và tất nhiên không có tình trạng học sinh bị kỉ luật vì đánh nhau. - Nhìn một cách tổng thể thì các em đều chăm ngoan, lễ phép, hòa nhã, vui vẻ với bạn bè. Nhà trường đã tạo được niềm tin với chính quyền địa phương, PHHS và quần chúng nhân dân. - Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm học Sĩ số TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KHÁ TRỞ LÊN GHI CHÚ SL % SL % SL % SL % SL % 2010- 2011 237 80 33,76 128 54,00 29 12,23 208 87, 76 2011- 2012 243 130 53,49 84 34,57 29 11,93 214 88,06 2012- 2013 253 157 62,06 81 32,02 15 5,93 238 94,07 * KIẾN NGHỊ: - Theo tôi, những biện pháp “trừng phạt” mạnh tay không hiệu quả bằng các biện pháp tuyên truyền giáo dục, mà tốt nhất là nhà trường cần tạo môi trường để học sinh có điều kiện hình thành được những cách nghĩ, cách làm phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật. Tại địa bàn nông thôn, các mối quan hệ xã hội không quá phức tạp như vùng phố chợ nên tôi nghĩ rằng các trường vùng nông thôn như trường tôi có thể áp dụng để hạn chế tình trạng bạo lực học đường. - Lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện để mời đại diện cơ quan pháp luật, các chuyên viên tư vấn tâm lí học đường … trực tiếp đến trường để tuyên truyền về những vấn đề có liên quan đến bạo lực học đường. Hiệp Tùng, ngày 05 tháng 10 năm 2013 Người viết. Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 10 [...]...CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 Nguyễn Hữu Hiền Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 11 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 10/2013 TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN Ở. hiện đề tài : “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN”. THÔN”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Khái. những giải pháp sau: 1. Giải pháp đối với học sinh. Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiền. Trường THCS xã Hiệp Tùng-NC-CM - Trang 5 CTKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NÔNG THÔN