Tài liệu ôn thi môn Lý luận văn hóa

24 772 9
Tài liệu ôn thi môn Lý luận văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1 : “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng, xã hội” ( Đảng Cộng sản Việt Nam - văn kiện ĐH IX – Trang 104). Vận dung lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, đồng chí hãy làm rõ vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ? Bài làm Hiện nay, nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa triệt để trên mọi lĩnh vực nhằm mục tiêu đưa đất nước phát triển mạnh mẽ và vững chắc cả về kinh tế lẫn chính trị - xã hội, tiến tới xây dựng thành công CNXH. Để thực hiện thành công sự nghiệp ấy, yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Muốn có CNXH, phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, rõ ràng trong quá trình xây dựng đất nước, việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phải được thực hiện đồng thời với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Bàn về việc xây dựng phát triển nhân cách con người, nhất định phải nói tới văn hóa. Văn hóa là do con người gieo trồng nên nhưng đồng thời hệ thống giá trị văn hóa lại góp phần vào giáo dục và tự giáo dục con người. Trong văn kiện Đại hội Đảng khóa IX, nói đến vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, văn kiện đã chỉ rõ: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng, xã hội” I. Bản chất, khái niệm của văn hóa Khái niệm: Thuật ngữ văn hóa xuất hiện từ lâu đời trong ngôn ngữ nhân loại và cho đến nay văn hóa là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định. Song, có thể định nghĩa văn hóa như sau : văn hóa là hoạt động tinh thần nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con người để sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên các chuẩn mực : chân, thiện, mỹ nhằm duy trì sự tồn tài và phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Văn hóa cũng là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị những chuẩn mực xã hội, là môi trường thứ 2, cái nôi nuôi dưỡng sự hình thành nhân cách con người. Hoạt động văn hóa thực chất là hoạt động khách thể hóa hoạt động năng lưc con người, biến năng lực con người thành hiện thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.” Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn. Theo định nghĩa của Tổng thư ký UNESCO thì văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Như vậy, khái niệm văn hóa chứa đựng bản chất nhân văn, nhân bản. Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là khát vọng hướng tới cái chân, thiện và mỹ - ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại. Bản chất của văn hóa thể hiện thông qua các thuộc tính cơ bản: Một là văn hóa mang tính lịch sử, Hai là văn hóa mang tính truyền thống do những giá trị văn hóa được lưu giữ, phát triển và truyền bá qua các giai đoạn lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác, Ba là văn hóa mang tính dân tộc thể hiện rõ ở bản sắc văn hóa dân tộc, nó nói lên đặc điểm của một dân tộc, biểu hiện bản lĩnh, tâm hồn, cốt cách của một dân tộc. Do các điều kiện lịch sử riêng, các dân tộc hình thành những truyền thống tâm lý riêng. Các truyền thống và tâm lý đó tạo nên bản sắc dân tộc. Văn hóa dân tộc là sự biểu hiện tập trung của bản sắc dân tộc, đồng thời các hoạt động văn hóa có tác dụng giáo dục phổ biến sâu rộng cái bản sắc dân tộc đó Bốn là văn hóa mang tính giá trị (vật thể, phi vật thể, vật chất hoặc tinh thần): dù tồn tại trong các sản phẩm vật thể hay phi vật thể, cái làm nên nội dung của nó chính các giá trị. Năm là văn hóa bao giờ mang tính nhân sinh, văn hoá luôn hiện diện với tư cách là thuộc tính chỉ có riêng và vốn có của riêng con người, chỉ có con người mới sáng tạo văn hóa và hoàn thiện mình thông qua môi trường văn hóa, Sáu là văn hóa mang tính phái sinh Bảy là trong xã hội có giai cấp, văn hóa bao giờ cũng mang tính giai cấp. Là phương thức sản xuất của tinh thần, văn hóa không thể không phản ánh và không chịu sự qui định của phương thức sản xuất vật chất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của các giai cấp khác nhau, làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm khác nhau Để hiểu rõ bản chất của văn hóa, cần phải thấy rằng văn hóa là do con người sản sinh ra. Cũng như mọi sinh thể trong vũ trụ, con người là một bộ phận của tự nhiên, chịu sự quy định chặt chẽ của tự nhiên, nhưng khác với các sinh vật khác, con người chỉ trở thành con người khi tạo ra thiên nhiên thứ 2 của mình bằng lao động và tri thức : đó chính là văn hóa. Chính trong quá trình phát huy những năng lực bản chất để cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và thông qua đó cải biến chính bản thân, con người đã sáng tạo ra văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn” Như vậy con người là chủ thể của văn hóa, tuy nhiên qua hoạt động văn hóa, con người đồng thời cũng trở thành sản phẩm của văn hóa. Nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, thì văn hóa là cái nôi thứ hai, ở đó, toàn bộ đời sống tinh thần của con người được hình thành, được nuôi dưỡng và phát triển. Như vậy, văn hóa chính là phương thức để con người tồn tại và phát triển, là cách thức để con người tách mình ra khỏi động vật. Con người không thể tồn tại nếu tách rời tự nhiên, cũng như vậy, con người không thể trở thành con người nếu tách rời môi trường văn hóa. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề phát triển văn hóa và xây dựng con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Phát triển văn hóa là nhằm xây dựng con người, không ngừng hoàn thiện con người và chính con người tạo ra phát triển cao hơn của văn hóa. Nói một cách khái quát thì con người vừa là chủ thể, là vừa là sản phẩm của văn hóa. Không thể nói đến văn hóa mà không có con người, cũng như không thế nói đến con người tách rời văn hóa II. Chức năng của văn hóa Vì văn hóa là sự phát huy các năng lực, bản chất của con người, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất người, nên văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội hay cách cư xử, giao tiếp cho đến cả những suy tư thầm kín nhất. Tuy nhiên, văn hóa vẫn có những lĩnh vực hoạt động riêng. Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ và khả năng sáng tạo ra chân, thiện, mỹ trong đời sống. Với ý nghĩa đó, văn hóa phải có một chức năng cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội cũng như đối với sự nghiệp xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. - Trước tiên là chức năng nhận thức. Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực nhận thức của con người, nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội, tư duy. Phát triển nhận thức là phát triển đồng thời nội dung tri thức và năng lực tư duy của cá nhân, của cộng đồng và việc nâng cao nhận thức con người cũng chính là phát huy tiềm năng ở con người, là bước đầu rất quan trọng để hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Chức năng nhận thức có mặt trong bất cứ hoạt động văn hóa, thiếu chức năng nhận thức thì không thể nói đến bất cứ chức năng nào khác. Một tác phẩm trước khi làm rung cảm trái tim người đọc, người xem thì tác phẩm đó phải được mọi người hiểu, phải mang tới cho họ nhận thức mới về cuộc sống, về con người… Mặt khác, bản thân văn hóa đã bao hàm sự nhận thức thế giới, đó là kết quả của tài năng và trí tuệ con người, là sự đúc kết kinh nghiệm sống. Tiếp xúc với các giá trị văn hóa, tâm hồn con người sẽ giàu có thêm hơn, tri thức con người sẽ phong phú hơn về nhiều phương diện. Theo nghĩa đó, nhân thức qua văn hóa là nhận thức nhiều chiều, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai; nhận thức nhiều không gian từ dân tộc đến quốc tế. Văn hóa là thông điệp giữa các thế hệ, là chiếc cầu hữu nghị giữa các dân tộc. Ngày nay, trong điều kiện tiến bộ của khoa học và công nghệ, xu hướng ngày càng tăng của quốc tế hóa đời sống xã hội đòi hỏi nhiều ở chức năng nhận thức của văn hóa. Vì vậy, khẳng định rằng, việc phát huy chức năng nhận thức của văn hóa làm một động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển trút ngắn khoảng cách giữa các nước chậm phát triển và phát triển. Nói đến chức năng này, không thể quên giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Cố nhiên chức năng nhận thức có mặt trong bất kỳ một hoạt động văn hóa nào - những hoạt động văn hóa tác động trực tiếp tới trí tuệ, có tác dụng mở mang và nâng cao dân trí. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong lịch sử dân tộc và thế giới, Đại Hội VIII Đảng ta đã chỉ rõ: “ giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Bằng nhiều hình thức đa dạng bảo đảm cho mọi người được học, nhất là người nghèo và con em các gia đình chính sách” (văn kiện ĐH Đảng bộ lần thứ VIII, NXB CTQG Hà Nội 1996 - trang 29). Nâng cao nhận thức của con người là phát huy những tiềm năng của con người. Bước đầu hoàn thiện con người hoàn thiện xã hội. - Chức năng thứ hai của văn hóa là chức năng giáo dục. Đây là chức năng quan trọng nhất vì nhờ đó mà dòng chảy lịch sử không bị đứt đoạn. Nói đến giáo dục là nói đến việc định hướng xã hội, định hướng lý tưởng đạo đức và điều chỉnh hành vi của con người hướng vào điều hay lẽ phải, theo đúng những chuẩn mực xã hội. Chức năng giáo dục của văn hóa thể hiện qua những giá trị tích cực của nó (được cố định dưới dạng ngôn ngữ, biểu tượng, hình tượng, phong tục, tập quán, nghi lễ ) tác động to lớn và mạnh mẽ vào việc hình thành nhân cách của con người, sự phát triển toàn diện của con người thông qua việc chuyển tải những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, công thức ứng xử của cộng đồng đến với cá nhân. Không có hình thức nào có thể thay thế và hiệu quả hơn các hoạt động văn hóa, các tác phẩm văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, nhận thức đúng đắn và tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người. Sức mạnh và hiệu quả giáo dục của văn hóa là ở chỗ nó huy động được toàn bộ các năng lực tinh thần của con người, và tác động tới chỗ sâu kín nhất của đời sống tinh thần, biến quá trình tác động thành tự tác động, giáo dục thành tự giáo dục. Thông qua chức năng giáo dục, văn hóa tạo nên và duy trì sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc. Với ý nghĩa đó, việc giáo dục con người bằng văn hóa, bằng các giá trị và truyền thống văn hóa có vai trò rất quan trọng. - Chức năng thẩm mỹ : CácMác cho rằng “bản chất con người là biết nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp”, văn hóa là lĩnh vực thể hiện rõ nhất khía cạnh này. Con người tạo ra các biểu tượng văn hóa để làm phong phú và làm đẹp thêm cho thế giới. Các giá trị văn hóa luôn hướng tới cái đẹp, đặc biệt là văn hóa nghệ thuật, vì vậy chức năng này gắn liền với văn học nghệ thuật. Đây là chức năng có tầm quan trọng đặc biệt, nó định hướng cho con người xác định đúng chuẩn mực cái đẹp (cân đối, hài hòa, hoàn thiên), xác định thái độ đúng đối với cái đẹp (trân trọng, bảo về và phổ biến cái đẹp), sáng tạo ra cái đẹp và đưa ra cái đẹp ra cộng đồng, ra xã hội. Tuy nhiên chức năng này hiện nay thường bị coi nhẹ. Cần khẳng định rằng cùng với nhu cầu hiểu biết, con người có nhu cầu hướng tới cái đẹp. Cảm xúc thẩm mỹ, tức khả năng biết rung động trước cái đẹp, ở một mức độ nào đó tạo nên phẩm chất đạo đức của con người. Vươn tới cái đẹp là một trong những động lực quan trọng tạo nên những tiến bộ về vật chất và tinh thần của cuộc sống con người. Do đó, chức năng thẩm mỹ không thể tách rời chức năng nhận thức. - Chức năng dự báo. Văn hóa là tổng thể những hoạt động về tinh thần và trí tuệ, là sự phát hiện, nhận thức dần những qui luật khách quan của tự nhiên, của xã hội và của con người, nhằm mở rộng sự hiểu biết sức tưởng tượng khám phá và sáng tạo của con người. Chính với ý nghĩa đó, văn hóa có thể đưa ra dự báo cần thiết về tự nhiện, xã hội và con người. Khoa học dự báo bằng nhận thức lý tính thông qua các quy luật. Văn học nghệ thuật dự báo bằng những hình tượng cảm tính. Chúng giúp con người tỉnh táo và tự chịu trách nhiệm về bản thân mình. Lịch sử đã chứng minh cách đây 4 thế kỷ, lúc mà CNTB mới manh nha, nhà viết kịch SECHXPIA trong các vở kịch của mình đã từng dự báo về vai trò tác oai tác oái của đồng tiền trong chế độ tư bản, và cũng trong mấy thập kỷ gần đây trước sự phát triển ồ ạt con người TBCN, nhiều nhà văn hóa đã dự báo thảm cảnh sẽ xảy ra đối với nhân loại như: sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, sự ô nhiễm bầu khí quyển và sự hài hòa của con người và tự nhiên bị mất đi… và ngày nay đã trở thành sự thật hiển nhiên của cuộc sống 1 - Chức năng giải trí : Đến với văn hóa nghệ thuật là để thỏa mãn những sở thích cá nhân, để tìm niềm vui tinh thần, giải tỏa những căng thẳng sau thời gian lao động. Do vậy, văn hóa còn có chức năng giải trí, tạo điều kiện cho sự phát triển của con người. Chức năng này không tách rời chức năng giáo dục. Nếu hiểu giải trí một cách tích cực thù nhu cầu giải trí không những có ý nghĩa bù đắp lại sức lao động đã mất đi mà còn phát triển những năng khiếtu văn hóa, nghệ thuật tiềm tàng và bẩm sinh ở mỗi con người. Ở một mức độ nào đó, sự giải trí bằng văn hóa tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện con người. Với ý nghĩa đó, chức năng giải trí của văn hóa không tách rời với chức năng giáo dục và hoàn thiện con người. 3. Những nhiệm vụ để thực hiện tư tưởng trên của Đảng Từ các chức năng của văn hóa, ta thấy rằng văn hóa có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng con người mới : phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, năng lực thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng, xã hội Vai trò ấy càng có ý nghĩa quan trọng, nhất trong tình hình hiện nay, khi nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường thì tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa và mặt trái của kinh tế thị trường đang có những ảnh hưởng sâu sắc đến các giá trị, chuẩn mực xã hội và con người Việt Nam. Đó là những hiện tượng suy thoái đạo đức, đặc biệt là nạn tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, gian lận thương mại, mua bằng, bán điểm, mua bán chức quyền trước sự tấn công của thói ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu dùng, sức mạnh đồng tiền và chủ nghĩa thực dụng. Đó là trạng thái dao động, hoài nghi, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng ở một bộ phận đảng viên, cán bộ, kể cả một số cán bộ trung, cao cấp. Đó là nhiều hiện tượng nhức nhối trước đây không hề có trong quan hệ gia đình, đạo lý thầy trò, quan hệ bạn bè, sự đảo lộn một số chuẩn giá trị và nếp sống vốn tốt đẹp. Đó là một bộ phận dân cư, kể cả một số thanh niên, học sinh, sinh viên, sự hiểu biết còn quá ít về lịch sử dân tộc, về các giá trị truyền thống mà lịch sử và cách mạng đã xây nên, trong khi đó lại phục hồi không phân biệt tốt xấu các vốn cổ dân tộc, đồng thời đi liền với tâm lý sùng ngoại đôi khi đến mức mù quáng, phi lý, kệch cỡm. Đó là các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, sự đam mê nhu cầu vật chất và những dục vọng thấp hèn, lối sống bất chấp đạo lý, dư luận xã hội và luật pháp đang xô đẩy một số người đi vào con đường tội lỗi. Từ thực trạng trên, để khắc phục những hiện tượng suy thoái, biến chất, phản văn hóa ấy, Nghị quyết TW 5 (khóa 8) của Đảng xác định rõ đường lối phát triển nền văn hóa của ta là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà cốt lõi của nền văn hóa ấy là tư tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội theo thế giới quan Mác Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàn diện, tự do của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân với cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Nghị quyết TW 5 cũng đề ra 10 nhiệm vụ chủ yếu của đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam là : 1- Xây dựng con người mới – con người xã hội chủ nghĩa trong giai đọan cách mạng mới với các tiêu chí: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức; đó là con người giàu tiềm năng sáng tạo để đáp ứng được sự nghiệp CNH-HĐH đất nước 2- Xây dựng môi trường văn hóa : 3- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật : 4- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa : 5- Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ . 6- Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng . 7- Bảo tồn , phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số . 8- Thực hiện chính sách văn hóa trong tôn giáo . 9- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa 10- Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa : c. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 đòi hỏi phải nghiêm túc thực hiện 10 nhiệm vụ cụ thể đã được đề ra. Lần này Ban Chấp hành Trung ương thấy cần nhấn mạnh ba nhiệm vụ trọng tâm, coi đó là khâu đột phá để tiến lên làm tốt các nhiệm vụ khác. Ðó là: 1- Nhiệm vụ hàng đầu vẫn là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh. Ðây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài. Ðể làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, phải nghiêm chỉnh thực hiện cuộc vận động lớn về xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và cải cách hành chính, phát triển văn hóa trong Ðảng, trong Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Kiên quyết đưa những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi tổ chức đảng và cơ quan Nhà nước. 2- Chăm lo xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính đã được Nghị quyết Trung ương 5 xác định; hình thành những chuẩn mực, những tiêu chí cụ thể phù hợp với từng ngành, giới; không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ và đạo đức, lối sống cho mỗi công dân; coi trọng bồi dưỡng trong thanh thiếu niên lòng yêu nước, ý thức sáng tạo, tinh thần dân chủ, biết sống và làm việc với mọi người và thế giới hiện đại. 3- Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phát triển môi trường văn hóa cộng đồng lành mạnh, phong phú đi đôi chăm sóc, phát huy các tài năng văn hóa, nghệ thuật, tạo được nhiều công trình có giá trị. Tóm lại : Xuất phát từ vai trò to lớn của văn hoá trong việc bồi đắp thế giới tinh thần của con người hướng tới Chân- Thiện- Mỹ, Đảng ta đã khẳng định “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng, xã hội”. Nhận thức đúng vai trò của văn hóa, chúng ta càng thấy rằng văn hoá phải nằm trong sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước chứ không thể khoán trắng cho ngành văn hoá lo và phó mặc cho xã hội tự lo. Có như vậy mới đời sống tinh thần nhân dân ngày càng phát triển phong phú đa dạng, nhân cách, bản lĩnh và trí tuệ người Việt Nam mới phát triển mạnh mẽ, theo hướng vươn tới những giá trị Chân -Thiện - Mỹ. Câu hỏi 2 : “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH” (Đảng Cộng sản Việt Nam - văn kiện ĐH VIII – Trang 110). Bằng lý luận văn hóa đã học, đồng chí hãy phân tích nhận định trên. Bài làm 1. Sơ lược khái niệm, bản chất của văn hóa (theo tinh thần Nghị quyết TW 5 – khóa VIII). Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc CNH-HĐH đất nước. CNH- HĐH đất nước là một quy luật tất yếu khi muốn biến một nước chậm phát triển thành một quốc gia phát triển. Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy công nghiệp hóa không gắn liền với phát triển văn hóa và con người sẽ dẫn đến những thảm họa về xã hội và môi trường. Phát triển văn hóa và con người là động lực của sự phát triển KTXH, là điều kiện thực hiện công nghiệp hóa, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển KTXH, của công nghiệp hóa. Trong lời tuyên bố mở đầu thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển, ông Tổng giám đốc Tổ chức khoa học và văn hóa liên hiệp quốc (UNESCO) đã nhấn mạnh “kinh nghiệm của 2 thập kỷ vừa qua cho thấy rằng trong xã hội ngày nay, bất luận là trình độ kinh tế nào, hoặc xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là 2 mặt gắn liền với nhau. Nước nào tự đặt cho mình một mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu đi nhiều Phát triển cần phải thừa nhận văn hóa giữ vai trò trung tâm và vai trò điều tiết xã hội. Nói tóm lại trọng tâm, động cơ và mục đích phải được tìm trong văn hóa. Đây là bài học quý báo rút ra từ việc tổng kết gần 3 thế kỷ phát triển công nghiệp trên” Khái niệm : Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về văn hóa khác nhau, ở các mức độ rộng, hẹp và rất hẹp. Nói văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực, bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Để đi đến một định nghĩa về văn hóa, cần thiết phải hiểu mối quan hệ tương tác giữa con người và văn hóa. Trước hết, chính con người đã sáng tạo ra văn hóa. Chính trong quá trình phát huy những năng lực bản chất để cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và thông qua đó cải biến chính bản thân, con người đã sáng tạo ra văn hóa. Văn hóa là phương thức để con người tồn tại và phát triển, là cách thức để con người tách mình ra khỏi giới động vật. Vì vậy khái niệm văn hóa luôn chứa đựng nội dung nhân văn, nhân bản. Thứ hai, hoạt động văn hóa sáng tạo ra con người; nói cách khác, con người là sản phẩm của văn hóa. Bởi chỉ trong xã hội loài người mới có khái niệm văn hóa và hoạt động văn hóa; văn hóa phản ảnh về môi trường sống hay là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và với con người, cộng đồng; mặt khác con người chỉ có thể tồn tại đúng bản chất người ở ngay trong xã hội loài người và chính văn hóa là môi trường tạo nên nhân cách con người. Thứ ba, nói đến văn hóa là nói đến hệ giá trị. Dù tồn tại dưới dạng các sản phẩm vật thể hay phi vật thể, cái làm nên nội dung văn hóa của chúng chính là các giá trị. Đó là các giá trị được tạo ra từ các hoạt động khoa học, đạo đức và nghệ thuật và các hoạt động đó luôn hướng tới sự hoàn hảo của 3 giá trị: Chân, Thiện và Mĩ. Tóm lại, Văn hóa là hoạt động tinh thần nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con người để sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên các chuẩn mực: chân, thiện, mỹ nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Văn hóa cũng là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị những chuẩn mực xã hội, là môi trường thứ 2, cái nôi nuôi dưỡng sự hình thành nhân cách con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.” Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn. Trong khái niệm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã miêu tả văn hóa bằng những thành tố của nó. Người đã nhìn văn hóa được xem là phương thức để con người tồn tại và phát triển, nhấn mạnh đến mối quan hệ biện chứng giữa “sản sinh” văn hóa với sự sinh tồn của con người. Văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất hay sản xuất giá trị tinh thần; trong quan hệ giao tiếp, ứng xử trong xã hội hay thái độ ứng xử với thiên nhiên. Bản chất của văn hóa : Văn hóa có 7 thuộc tính cơ bản: Một là văn hóa luôn mang tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử, văn hóa có một dấu ấn riêng. Hai là văn hóa mang tính truyền thống, do những giá trị văn hóa được lưu giữ, phát triển và truyền bá qua các giai đoạn lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ba là văn hóa mang tính dân tộc thể hiện rõ nhất ở bản sắc văn hóa dân tộc; văn hóa nói lên đặc điểm của một dân tộc, biểu hiện bản lĩnh, tâm hồn, cốt cách của một dân tộc. Bốn là văn hóa mang tính giá trị (vật thể, phi vật thể, vật chất hoặc tinh thần). Năm là, văn hóa bao giờ cũng mang tính nhân sinh; chỉ có con người mới sáng tạo ra văn hóa và hoàn thiện mình qua môi trường văn hóa. Sáu là, văn hóa mang tính phái sinh. Và bảy là trong xã hội có giai cấp, văn hóa bao giờ cũng mang tính giai cấp. Nền văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam; tạo nên cốt cách, bản sắc riêng có của con người, dân tộc Việt Nam. Từ khi Đảng ta ra đời và trong suốt lịch sử lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng ta luôn coi văn hóa là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này được đề cập trong Cương lĩnh, đường lối, chiến lược của Đảng. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đầy sự phát triển KT-XH”. Quan điểm này được cụ thể hóa trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; và gần đây được khẳng định lại trong Kết luận hội nghị Trung ương 10, khóa IX. 2. Phân tích các nội dung: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH. - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội : Đời sống xã hội có hai mặt: vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội có nghĩa là văn hóa góp phần tạo nền móng của xã hội. Nền 2 móng có vững chắc thì sự phát triển của đất nước mới lành mạnh. Nói văn hóa là nền tảng tinh thần có nghĩa là coi văn hóa là tổng thể các giá trị, các tiềm năng sáng tạo của đất nước. Muốn phát triển cần phải dựa vào các giá trị đó, cần khai thác và phát huy các giá trị đó. Thông qua thực tế kiểm nghiệm, Đảng ta chỉ ra rằng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần, đòi hỏi phải đặt văn hóa vào vị trí quan trọng. Cũng như kinh tế tạo nên giá trị vật chất, nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần tạo những điều kiện cần và đủ để xã hội tồn tại và phát triển. Thiếu điều kiện vật chất thì không có sự tồn tại của con người, nhưng thiếu điều kiện tinh thần thì xã hội không thể phát triển được. Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử, cơ sở vật chất và tinh thần thường xuyên thấm lẫn vào nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Chừng nào nền tảng tinh thần suy yếu, chừng đó xã hội sẽ lâm vào khủng hoảng, các tệ nạn xã hội xuất hiện và sự phát triển kinh tế sẽ gặp khó khăn. Mỗi một quốc gia, dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển, cải tạo tự nhiên, lao động sản xuất, tổ chức xã hội … đã hình thành và tích lũy một hệ thống những kinh nghiệm, những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy. Mỗi dân tộc, và nhân loại trong quá trình hình thành và phát triển cho mình những giá trị xã hội, những truyền thống, chuẩn mực xã hội. Giá trị là kết quả hoạt động sáng tạo của con người và nó được coi là giá trị có ý nghĩa được cộng đồng khẳng định, bảo vệ, có vai trò liên kết cộng đồng và định hướng cho hoạt động của cộng đồng. Còn chuẩn mực xã hội là sự cụ thể hóa giá trị những quy định nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người. Chuẩn mực đạo đức thông qua xã hội tác động đến lương tâm, không bị phát luật điều chỉnh nhưng qua dư luận xã hội tác động làm điều chỉnh những hành vi ấy đúng chuẩn mực của xã hội. - Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Với ý nghĩa văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Trong mỗi chính sách KT-XH luôn đòi hỏi phải bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người - nguồn lực quyết định sự phát triển xã hội. Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hóa. Nói văn hóa là mục tiêu của phát triển KT-XH, có nghĩa là sự phát triển kinh tế phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng đời sống xã hội, tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển lành mạnh về đời sống tinh thần. Muốn vậy, văn hóa phải điều tiết sự phát triển của kinh tế, phải gắn sự phát triển của kinh tế với tiến bộ xã hội. Là mục tiêu của sự phát triển, văn hóa thể hiện trình độ phát triển về ý thức, trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người. Với sự phát triển của văn hóa, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân và cả cộng đồng được bồi dưỡng và phát huy, trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực của toàn xã hội. Phát triển KT-XH dân tộc chính là để đạt được độc lập - tự do - hạnh phúc, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII viết: “Về đời sống vật chất và văn hóa nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, văn hóa luôn được xác định là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng và điều đó thể hiện một cách nhất quán trong đường lối văn hóa của Đảng ta từ ngày mới thành lập đến nay. Đó là, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, vì mục tiêu: Dân giàu, Nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Văn hóa là động lực cho sự phát triển con người, là nhân tố bên trong, nhân tố nội sinh. Văn hóa khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy năng lực bản chất người. Mối quan hệ con người với văn hóa là gắn liền nhau, văn hóa vừa thể hiện trong con người, đồng thời văn hóa là môi trường, là điều kiện cho sự hình thành, phát triển nhân cách con người. Tức là, văn hóa góp phần vào điều tiết quá trình phát triển KT-XH. Trong thời đại ngày nay, một đất nước giàu hay nghèo không phải có nhiều hay ít lao động và tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là do có khả năng phát huy tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là nằm trong sự hiểu biết, tâm hồn, đạo lí, lối sống, thị hiếu, trình độ thẩm mĩ của mỗi cá nhân và cộng đồng. Hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao thì khả năng phát triển KT-XH càng lớn và hiện thực. Đối với một quốc gia, phát triển và tăng trưởng kinh tế không đồng nhất với nhau. Muốn phát triển bền vững và toàn diện thì động lực không thể thiếu là phát triển văn hóa. Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng có khả năng phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách và chủ quan của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển của xã hội được hài hòa, cân đối, lâu bền. Văn hóa hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Văn hóa còn góp phần phần tăng cường sự hiểu biết, mở rộng sự giao lưu hợp tác giữa nước ta và các nước khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa truyền thống là cơ sở tinh thần để ngăn chặn, hạn chế các tệ nạn xã hội, xu hướng “sùng ngoại”, sùng bái tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng đóng vai trò điều tiết trong quan hệ quốc tế, để mở cửa và giữ vững được độc lập, chủ quyền, hợp tác kinh tế - văn hóa với nước ngoài mà không để người ta lợi dụng biến đất nước mình thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công giá rẻ, nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa và tiếp nhận những công nghệ lạc hậu, những ảnh hưởng văn hóa độc hại. Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng còn có khả năng ngăn chặn, khắc phục được những ham muốn quá mức dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sinh thái, cổ vũ xây dựng một lối sống có điều độ và hướng đến những hành vi ứng xử có văn hóa của con người đối với con người và đối với thiên nhiên. 3. Những giải pháp cơ bản để thực hiện quan điểm của Đảng: Ngày nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, đứng trước xu thế toàn cầu hóa, trong khi nền kinh tế nước ta còn thấp kém so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Để văn hóa phát huy đúng nghĩa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH, cần có những biện pháp: Một là, mở rộng, vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, bằng nhiều hình thức phong phú. Phát động phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, hướng vào cuộc thi đua yêu nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hai là, Nhà nước cần ban hành các luật, chính sách về phát triển văn hóa dân tộc ở trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội. Hoàn chỉnh các quy chế, quy định về tổ chức và hoạt động lễ hội, việc tang, việc cưới, cúng điếu phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống. Từng bước xây dựng các chuẩn mực văn hóa mới ở cơ sở. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực, nhất là các nguồn lực trong nhân dân nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Có chính sách bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt lưu ý sưu tầm, lưu truyền nền văn hóa phi vật thể. Xây dựng chính sách đặc thù phù hợp, khuyến khích các hoạt động văn hóa, như chế độ nhuận bút cũng như cách đánh giá các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật trong tình hình mới. Ban hành chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế về văn hóa. Ba là, tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa. Tăng cường mức chi cho hoạt động văn hóa từ nguồn ngân sách nhà nước, cả về chi thường xuyên và chi cho phát triển văn hóa. Nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý và nghiệp vụ ở các cơ quan quản lý văn hóa. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ các cơ quan quản lý văn hóa; các trường, khoa đào tạo về văn hóa Bốn là, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa. Trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước ngày nay, yêu cầu Đảng ta phải tăng cường nâng cao vai trò lãnh đạo trên lĩnh vực văn hóa. Nhận thức đúng đắn về vai trò văn hóa cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Các tổ chức cơ sở Đảng cần thực hiện thường xuyên việc giáo dục lý tưởng cách mạng, về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước cho cán bộ, đảng viên. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, theo hướng nắm bắt được các nhu cầu văn hóa lành mạnh của quần chúng, nhằm định hướng đúng cho các hoạt động văn hóa từ khâu nhận thức, sáng tạo, bảo quản, đến phổ biến, phân phối và tiêu dùng sản phẩm văn hóa của giới văn nghệ sĩ và quần chúng nhân dân. Không ngừng mở rộng dân chủ để phát huy vai trò các hoạt động sáng tạo và tiêu dùng văn hóa trong nhân dân. Năm là, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Nhà nước thể chế hóa đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng bằng các văn bản pháp quy. Và quản lý Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật để điều tiết các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Tăng cường giám sát, kiểm tra tất cả các hoạt động liên quan đến văn hóa, văn nghệ. Ngăn ngừa, đối phó với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đang tìm cách thẩm thấu, du nhập các loại văn hóa độc hại, đồi trụy vào các thế hệ người Việt Nam ta hôm nay. Tóm lại, xác định văn hóa là nền tảng của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH, một mặt đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa; mặt khác, cũng để khẳng định một chân lý là chỉ có đặt văn hóa trong sự phát triển, gắn văn hóa với sự phát triển, nghĩa là văn hóa phải bén rễ trong kinh tế thì kinh tế mới phát triển được. Sự nghiệp văn hóa, suy cho cùng là vì con người, như nhận định của Đảng ta: Nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp văn hóa là bồi dưỡng con người Việt Nam về trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách, xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan XHCN, hướng con người tới những giá trị Chân - Thiện – Mĩ. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cần coi trọng chính sách đầu tư cho văn hóa, đầu tư cho con người, khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia phát triển và sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn./. Câu hỏi 3 : “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội ( Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH – NXB Sự thật – Hà nội năm 1991 – trang 10 ). Bằng lý luận văn hóa, hãy giải thích luận điểm trên ? Bài làm Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện và triệt để nhất trong lịch sử loài người. Bởi vì, nó được diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội : kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi tận gốc rễ từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất: từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng xã hội; từ đời sống chung của toàn xã hội đến cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân Đó là một cuộc cách mạng triệt để, toàn diện nhằm thay đổi cả phương thức sản xuất và hình thái kinh tế-xã hội cũ bằng phương thức sản xuất và hình thái kinh tế xã hội mới - ưu việt hơn, tiến bộ hơn. 1. Khái quát cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, mục tiêu, bản chất, vai trò và điều kiện để tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa a. Khái niệm cách mạng văn hóa của chủ nghĩa Mác Lênin : Theo chủ nghĩa Mác Lênin, cách mạng văn hóa là quá trình thay thế nền sản xuất tinh thần kiểu cũ (dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu, do giai cấp bóc lột nắm giữ, lấy hệ tư tưởng của giai cấp thống trị làm hạt nhân) bằng nền sản xuất tinh thần kiểu mới (dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng Mác Lênin làm hạt nhân), là quá trình cải tạo nền văn hóa cũ, xây dựng nền văn hóa mới qua các giai đoạn phát triển lịch sử của nó, đúng theo quy luật khách quan. Nền văn hóa là nền văn hóa của dân, do dân, vì dân, nền văn hóa mà ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển của tất cả mọi người”, nền văn hóa luôn luôn hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, với một tinh thần nhân văn sâu sắc. Cách mạng văn hóa là một quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng CNXH bởi vì cách mạng văn hóa là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị - kinh tế, không thể không tiến hành cách mạng văn hóa. Đúng như Lênin đã khẳng định “ bây giờ chúng ta chỉ cần hoàn thành cuộc cách mạng văn hóa là để cho nước ta thành một nước hoàn toàn xã hội chủ nghĩa" (Tập 45, trang 428). b. Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, sự phát triển sáng tạo của Đảng ta trong điều kiện Việt Nam : Do mục tiêu của CNXH đặt ra là phải xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người mới xã hội chủ nghĩa, như chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa"; đồng 3 thời dựa trên lý luận Mác Lênin về cách mạng văn hóa, xuất phát từ thực tiễn đất nước và của thời đại, Đảng ta đã đề xướng cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và gọi đó là “cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa” Về thuật ngữ “cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa”, trong văn kiện hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế họp vào 2 thời điểm : 1957 và 1960, tại Mátxcơva và đã sử dụng thuật ngữ này. Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là quy luật phổ biến đối với tất cả các nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Thuật ngữ cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa được Đảng ta chính thức sử dụng trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) với ý nghĩa nó là một trong 3 cuộc cách mạng lớn trên Miền Bắc xã hội chủ nghĩa thời điểm ấy (cách mạng quan hệ sản xuất; cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng - văn hóa). Hiện nay, trong các Nghị quyết, các văn kiện Đảng ta chính thức sử dụng thuật ngữ “cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa". Sự khái quát này làm nhấn mạnh, nổi bật yếu tố tư tưởng trong cách mạng văn hóa, đây là một sáng tạo về phương diện lý luận của Đảng ta nước và là sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác Lênin về cách mạng văn hóa của Đảng ta trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Sự phát triển sáng tạo đó của Đảng trước hết dựa trên cơ sở lý luận, xuất phát từ các luận điểm sau : một là hệ tư tưởng của một thời đại bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị (TNĐCS, trang 81), hai là hệ tư tưởng bao giờ cũng là hạt nhân của văn hóa, nó chi phối mọi hoạt động của các thành tố văn hóa; ba là hệ tư tưởng là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, nó là cơ sở để thống nhất tư tưởng, ý chí, hành động trong thực tiễn. Về cơ sở thực tiễn : trước nhất chúng ta xây dựng nền văn hóa vốn là từ một thuộc địa nửa phong kiến với nền sản xuất nhỏ là phổ biến nên tư tưởng theo hệ tư tưởng phong kiến mặc dù đã được xóa bỏ nhưng ảnh hưởng nặng nề tư tưởng tiểu tư sản vẫn còn phổ biến; hai là chúng ta xây dựng nền văn hóa phải chú trọng đến hệ tư tưởng vì ở nước ta ngày xưa trong xã hội cổ truyền cha ông ta chưa đủ sức mạnh lý luận để tạo ra một hệ tư tưởng độc lập mà phải vay mượn từ nho giáo, phật giáo, lão giáo; ba là ngày nay ta xây dựng nền văn hóa mới trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, vì thế việc định hướng tư tưởng tư tưởng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa cơ bản không chỉ đối với việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa và nền văn hoá xã hội chủ nghĩa mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong xây dựng kinh tế - xã hội; bốn là nhấn mạnh yếu tố tư tưởng trong cách mạng văn hoá do xuất phát từ cuộc đấu tranh giữa hai ý thế hệ (hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và hệ tư rưởng tư sản) đang diễn ra hết sức gai gắt trên phạm vi toàn thế giới cũng như ở nước ta. Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là cuộc cách mạng diễn ra trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa nhằm 4 mục tiêu như sau : một là xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, tiêu cực, phản tiến bộ, phản giá trị của xã hội cũ còn rơi rớt lại (xã hội có giai cấp bóc lột, thống trị; hai là xác lập thế giới quan mới thế giới quan duy vật khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa; ba là nhằm xây dựng nền văn hóa mới trên cơ sở của của chế độ mới, nền kinh tế mới; bốn là xây dựng con người mới (con người văn hóa) với tư cách là chủ thể của xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa thông qua hàng loạt các nhiệm vụ cơ bản quan trọng mà giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản tổ chức, lãnh đạo; năm là cuộc cách mạng này lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động, ở Việt Nam hiện nay Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. 2. Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh (giá trị văn hóa của nhân loại) Trong tiến trình lịch sử nước ta, sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào đất nước đã thực sự mở đầu cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng. Ánh sáng của học thuyết cách mạng này đã mở đường và làm thức tỉnh dân tộc ta đứng lên giành độc lập tự do cho tổ quốc với tinh thần và ý chí “dù phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng quyết giành kỳ được độc lập dân tộc”. Kết quả sau 30 năm kháng chiến, chúng ta đã dành thắng lợi trọn vẹn, tổ quốc thống nhất, bước vào kỷ nguyên mới : kỷ nguyên xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy truyền thống đó, trên lĩnh vưc tư tưởng hiện nay, chúng ta đã và đang xây dựng một động cơ tinh thần mới. Đó là biến khí phách” phục hưng dân tộc” trong giải phóng đất nước thành ý chí” phục hưng dân tộc” trong việc tấn công vào nghèo nàn, lạc hậu để giữ vững tư thế độc lập, tự do và bình đẳng với các dân tộc trong thế giới, thực hiện nguyện vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Để làm được điều đó, một vấn đề cấp bách hiện nay và cũng là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá là xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc … mà cốt lõi của nền văn hóa ấy là tư tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội theo thế giới quan Mác Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàn diện, tự do của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân với cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa là giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh một cách phổ biến và rộng rãi để nó trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo trong toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội ta, dựa trên nền tảng tư tưởng đó mà từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ tư tưởng tiến bộ của thời đại ngày nay, tổ chức xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tức là phải ”tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, làm cho thế giới quan Mác Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội” như cương lĩnh xây dựng đất nước đã chỉ rõ,. Giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin là vấn đề có tính quy luật của sự hình thành ý thức xã hội xã hội chủ nghĩa, bởi lẽ nếu không giáo dục để hình thành ý thức hệ xã hội chủ nghĩa thì sẽ không có phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin đã nói : “không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng ". Hệ tư tưởng Mác - Lênin là hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại, là hạt nhân của nền văn hóa mới và xét về lý tưởng thì nó là lý tưởng chung của loài người, xét về giá trị thì nó vẫn là giá trị chung của toàn nhân loại. Mặt khác, bên cạnh việc giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, việc tuyên truyền phổ biến và quán triệt sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. Như chúng ta đã biết trong thực tiễn không bao giờ có sự tồn tại một nền văn hóa chung chung, trừu tượng, mà nền văn hóa ấy bao giờ cũng là sản phẩm xây dựng của một đất nước, dân tộc nhất định. Nền văn hóa mà nhân dân ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hạt nhân của nền văn hóa ấy, ngoài lý tưởng Mác Lênin, nó còn thấm đượm tinh hoa văn hóa Việt Nam, được kết tinh rực rỡ ở tư tưởng, đạo đức, tác phong, chủ nghĩa nhân văn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tài sản quý giá của dân tộc mà còn là gia tài chung của nhân loại và từ trong bản chất nhân văn cao đẹp của tư tưởng đạo đức, Người đã tỏa ra “hương hoa của nền văn hóa tương lai” Từ những phân tích trên cho thấy, chủ nghĩa Mác Lênin và đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh đều mang giá trị văn hóa của nhân loại và dân tộc, do đó làm cho những giá trị tư tưởng ấy giữ vai trò chỉ đạo, trở thành những chuẩn mực trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam là vấn đề mấu chốt và có tính quyết định rất lớn trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, mọi kẻ thù của chủ nghĩa Mác Lênin đang lợi dụng tình trạng khủng hoảng của CNXH thế giới tìm mọi cách xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác Lênin trên mọi phương diện. Chủ đích của bọn chúng là muốn triệt tiêu chủ nghĩa Mác Lênin, trên cơ sở đó để thủ tiêu con đường cách mạng của giai cấp công nhân, xoá bỏ lý tưởng cao đẹp của nhân loại, lý tưởng về CNXH va CNCS. Ở nước ta trên mặt trận tư tưởng lý luận cũng đang diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt. Không ít những kẻ cơ hội chủ nghĩa đã xuất hiện bằng cách này hay cách khác tìm cách xuyên tạc, hạ thấp bôi đen hoặc phủ nhận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh … Mặt khác, thông qua nhiều con đường truyền bá hệ tư tưởng tư sản, du nhập những sản phẩm độc hại về văn hoá vào nước ta, tìm cách móc nối những phần tử phản cách mạng trong và ngoài nước, phối hợp hành động chống phá ta nhiều mặt hòng phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chũ nghĩa. Với tình hình nêu trên, việc bảo vệ, tuyên truyền và phổ biến chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong quần chúng càng có ý nghĩa quan trọng. Chỉ khi chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đóng vai trò chỉ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội mới làm cho các mối quan hệ xã hội được hình thành và phát triển một cách lành mạnh tốt đẹp. Cho nên chúng ta cần phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá ”nhằm xây dựng đời sống tinh thần của xã hội xây dựng thượng tầng kiến trúc về mặt hình thái ý thức với nội dung rất rộng lớn là : làm cho thế giới quan Mac-lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần, xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ; nâng cao trình độ kiến thức về nhiều mặt cho nhân dân; chống những tư tưởng và văn hoá phải tiến bộ trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội … nhằm có được một nền văn hoá mới , con người mới xã hội chủ nghĩa 3. Những nội dung biện pháp cơ bản để thực hiện tinh thần văn hóa của Đảng trong giai đoạn hiện nay : a. Những nhiệm vụ chủ yếu : Ngoài nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa còn bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu như sau - Giữ gìn và phát huy bản sắc sắc văn hoá dân tộc, chọn lọc và nâng cao văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc giá trị văn hoá nhân loại. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá. Bản sắc dân tộc là linh hồn của đời sống văn hóa tinh thần một dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy chữ viết, ngôn ngữ của các dân tộc, các di sản văn hóa dân tộc, khôi phục và phát triển những lễ hội tốt đẹp, những phong tục tập quá phù hợp với cái mới, cái tiến bộ Đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải mở rộng việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa nhân loại. Tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại ở nước ta hiện nay là tiếp thu những thành tựu tiến bộ về khoa học và công nghệ; các yếu tố hợp lý trong khoa học quản trị kinh doanh, mô hình giáo dục tiên tiến cũng như các giá trị chân, thiện, mỹ của nền văn hóa nght tiến bộ trên thế giới. - Đấu tranh chống tư tưởng văn hoá phản tiến bộ trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với khuynh hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực chất cuộc đấu tranh này chính là cuộc đấu tranh chống các hiện tượng phản văn hoá, những tư tưởng chống lại thế giới quan Mác Lênin, xét lại con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta và Bác Hồ lựa chọn; chống lại hiện tượng quan liêu, tham nhũng, hối lộ còn trong các bộ máy cơ quan nhà nước, chống lại lối sống ích kỷ, chạy theo đồng tiền, sống thực dụng xu nịnh, sống giả dối không trung thực; đó là những hiện tượng làm cho văn học nghệ thuật trở thành cái tầm thường chạy theo thị hiếu thấp hèn làm băng hoại tâm hồn và phẩm hạnh tốt đẹp của con người Việt Nam, phủ nhận quá khứ , chà đạp lên hình ảnh thiêng liêng của cha ông … Nói tóm lại, hiện tượng phản văn hóa cần phải đấu tranh đó là tất cả những hiện tượng làm lu mờ cái đúng , cái đẹp là cái đồng hành với cái sai , cái ác và cái xấu . - Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo đội ngũ trí thức mới : nâng cao trình độ dân trí bao gồm nâng cao học vấn, nâng cao ý thức chính trị , hiểu biết pháp luật và hành động theo pháp luật ; nâng cao các kiến thức phổ thông và KHKT về các chuẩn mực đạo đức , về các kiến thức thẩm mỹ tiến bộ trong giao tiếp , sinh hoạt và thưởng thức nghệ thuật cũng như lịch sử văn hóa nước nhà và nhân loại , bằng cách tiến hành xóa nạn mù chữ nâng cao trình độ dân trí không tách rời với việc đào tạo xây dựng đội ngủ tri thức mới . Ở nước ta công việc này còn có ý nghĩa cực kỳ sâu sắc vì thiếu đội ngủ này thì thiếu đi cái chìa khóa để mở cánh cửa vào tương lai . b. Những nhiệm vụ cụ thể : Để thực hiện những nội dung, nhiệm vụ trên của Đảng về cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, văn kiện Hội nghị TW 5 (khóa VIII) đã xác định 10 nhiệm vụ cụ thể như sau : 1- Xây dựng con người mới – con người xã hội chủ nghĩa trong giai đọan cách mạng mới với các tiêu chí: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức; đó là con người giàu tiềm năng sáng tạo để đáp ứng được sự nghiệp CNH-HĐH đất nước 2- Xây dựng môi trường văn hóa : 3- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật : 4- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa : 4 5- Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ . 6- Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng . 7- Bảo tồn , phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số . 8- Thực hiện chính sách văn hóa trong tôn giáo . 9- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa 10- Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa : c. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 đòi hỏi phải nghiêm túc thực hiện 10 nhiệm vụ cụ thể đã được đề ra. Lần này Ban Chấp hành Trung ương thấy cần nhấn mạnh ba nhiệm vụ trọng tâm, coi đó là khâu đột phá để tiến lên làm tốt các nhiệm vụ khác. Ðó là: 1- Nhiệm vụ hàng đầu vẫn là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh. Ðây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài. Ðể làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, phải nghiêm chỉnh thực hiện cuộc vận động lớn về xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và cải cách hành chính, phát triển văn hóa trong Ðảng, trong Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Kiên quyết đưa những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi tổ chức đảng và cơ quan Nhà nước. 2- Chăm lo xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính đã được Nghị quyết Trung ương 5 xác định; hình thành những chuẩn mực, những tiêu chí cụ thể phù hợp với từng ngành, giới; không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ và đạo đức, lối sống cho mỗi công dân; coi trọng bồi dưỡng trong thanh thiếu niên lòng yêu nước, ý thức sáng tạo, tinh thần dân chủ, biết sống và làm việc với mọi người và thế giới hiện đại. 3- Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phát triển môi trường văn hóa cộng đồng lành mạnh, phong phú đi đôi chăm sóc, phát huy các tài năng văn hóa, nghệ thuật, tạo được nhiều công trình có giá trị. d. Các giải pháp thực hiện: Ðể thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, Kết luận của Hội nghị Trung ương nhấn mạnh bốn giải pháp chủ yếu phải thực hiện có hiệu quả đó là: 1- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng đối với công tác văn hóa. Lãnh đạo văn hóa trong điều kiện cơ chế thị trường và giao lưu quốc tế rộng mở là một nhiệm vụ thực sự khó khăn. Các cấp ủy đảng vừa phải sâu sát, định hướng chặt chẽ nhiệm vụ văn hóa, vừa phải không ngừng nâng cao tri thức sự hiểu biết về công tác văn hóa, nhận rõ đặc thù của các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, tính phức tạp của lao động nghệ thuật để có phương pháp xem xét, xử lý thích đáng, linh hoạt; tránh buông lỏng, sơ lược dẫn đến hữu khuynh, nhưng cũng tránh thô bạo, nặng về hành chính, cấm đoán. 2- Ðề cao tính năng động trong chỉ đạo văn hóa của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể; tính năng động sáng tạo trong các cơ quan điều hành văn hóa, nghệ thuật, làm cho công tác quản lý văn hóa được thực hiện nghiêm túc ngay từ cơ sở. Chú trọng mở rộng xã hội hóa hoạt động văn hóa trên cơ sở luật pháp và sự hướng dẫn chuyên môn của Nhà nước. Làm tốt công tác tổ chức thực hiện, từ sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm văn hóa, đến đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động văn hóa, nâng cao giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường và các tầng lớp nhân dân. 3- Ðẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng phong trào hành động "sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". 4- Tăng ngân sách đầu tư cho văn hóa, để đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách Nhà nước. Mặt khác cần động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là những người say mê hoạt động văn hóa, kể cả người Việt Nam sống xa Tổ quốc, hết lòng đóng góp cho sự nghiệp văn hóa vì sự phồn vinh của văn hóa dân tộc Tóm lại, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa ở Việt Nam là sự phát triển sáng tạo từ lý luận cách mạng văn hóa Mát-xít , đó là quá trình thống nhất biện chứng giữa lọc bỏ và giữ gìn, giữa kế thừa và đổi mới, giữa phê phán và tiếp thu, giữa cải tạo và xây dựng để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “ tiến vững chắc lên CNXH. Câu hỏi 4 : Vận dụng hiểu biết về lý luận và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, hãy phân tích vì sao Nghị quyết hội nghị TW 5 xác định “Nền văn hóa của ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" ? Bài làm Như chúng ta đã biết, đời sống xã hội có 2 mặt : vật chất và tinh thần, nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của nó. Với cách diễn đạt như vậy, văn hóa rõ ràng vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KTXH. Xác định đường lối chiến lược về phát triển văn hóa của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết hội nghị TW 5 khóa VIII đã xác dịnh : nền văn hóa của ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” . Đây là một nội dung quan trọng của Đảng và nhân dân ta trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay. Vậy văn hóa là gì? Theo định nghĩa của ông Federico Mayor, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, văn hóa là “tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. 1. Giải thích thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Mối quan hệ giữa tính chất này (tiên tiến với đậm đà bản sắc dân tộc) Vậy như thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ? Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề thế nào “bản sắc dân tộc” của nền văn hóa ? Có ý kiến cho rằng nói đến bản sắc dân tộc của nền văn hóa chính là nói đến một nền văn hóa có gốc rễ, cội nguồn dân tộc. Có ý kiến cho rằng nói bản sắc văn hóa dân tộc thực chất là nói đến “thẻ căn cước” của một dân tộc, nó chỉ rõ dân tộc ấy là ai, những truyền thống gì do dân tộc tạo nên và đã thâm nhập vào tâm hồn của dân tộc, đươc nhân dân nuôi dưỡng và thường xuyên bồi bổ, phát triển trong đời sống của mình. Theo ý kiến này, bản sắc dân tộc của văn hóa khẳng định sự tồn tại của dân tộc, phân biệt sự khác nhau giữa các dân tộc và nó biểu hiện tính độc đáo của dân tộc. Theo Hiến pháp sửa đổi (1993) thì nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tức là nền văn hóa mang đầy đủ các nội dung về yếu tố dân tộc, dân chủ, nhân văn và hiện đại. Tính dân tộc thể hiện qua 3 khía cạnh : là nền văn hóa có cội nguồn, gốc rễ dân tộc, phát triển dựa trên điều kiện sức mạnh của dân tộc và phát triển luôn luôn vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc. Tính dân chủ được biểu hiện thông qua sự mở rộng và phát triển dân chủ để khẳng định chủ thể của nền văn hóa thuộc về nhân dân, để khai thác triệt để tiềm nặng văn hóa dân tộc, phát hiện và phát triển những tài năng văn hóa. Tính nhân văn của nền văn hóa biểu hiện sự trân trọng những giá trị của con người, nền văn hóa thấm nhuần những giá trị nhân đạo sâu sắc và phát triển nhấn mạnh quy luật quan hệ nhân tính, khẳng định vai trò văn hóa ở con người, khoan dung và mang nặng tính người. Tính hiện đại của nền văn hóa thể hiện qua việc phát triển nền văn hóa dựa trên cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, dựa trên khoa học - công nghệ hiện đại và phục vụ cho việc đào tạo, giáo dục con người theo hướng hiện đại, phát triển dựa trên tư tưởng tiến bộ xã hội. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một nền văn hóa có bản lĩnh và chứa đựng tâm hồn của dân tộc. Theo quan điểm của Đảng tại Hội nghị BCH TW 5 khóa VIII (7/1998), những nội dung của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được biểu hiện qua những đặc trưng sau đây : a. Nền văn hóa tiên tiến : Nền văn hóa tiên tiến phải được hiểu : Đó là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ xã hội mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là nền văn hóa mang tinh thần dân chủ, nền văn hóa mà trong đó dân chủ là yếu tố làm thay đổi nhiều mặt của đời sống văn hóa dân tộc, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân. Đó là nền văn hóa mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và con người, giữa con người với tự nhiên, phát triển vì sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của con người. Đó là nền văn hóa mang tính hiện đại về trình độ dân trí, khoa học, công nghệ Nền văn hóa tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Tóm lại, nền văn hóa tiên tiến có thể được cụ thể hóa bằng những khía cạnh cơ bản như sau: tiên tiến về trình độ học vấn, về dân trí, về trình độ khoa học và công nghệ; tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; tiên tiến do sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, cả về hình thức và về nội dung. Nền văn hóa tiên tiến Việt Nam còn là sự kết hợp truyền thống dân tộc với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh b. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hóa tiên tiến cũng là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tính chất dân tộc luôn luôn gắn bó với tính chất tiên tiến của nền văn hóa và hai mặt này liên quan biện chứng với nhau. Bản sắc văn hóa của một dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh thần dân tộc ấy, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn hóa, về cách sống và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Mất bản sắc văn hóa dân tộc tức là dân tộc đã bị đồng hóa chỉ còn lại cái vỏ bề ngoài. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộc sống và sự sáng tạo của các thế hệ. Đó là truyền thống được tạo ra và hun đúc trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các mặt như sau : - Đó là nền văn hóa bao gồm sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, của các vùng, các địa phương trong nước. Văn hóa Việt Nam là thành quả của tất cả các dân tộc Việt Nam trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước. Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, khi tất cả hội nhập nền văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam thì nó trở nên hết sức phong phú đa dạng. - Đó là nền văn hóa mà tính phong phú đa dạng được nhân lên gấp nhiều lần do có bề dày hàng nghìn năm lịch sử và được trãi nghiệm qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giải phóng đất nước. - Bản sắc văn hóa dân tộc còn biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc Việt Nam, là tổng hợp các giá trị tinh thần tiêu biểu của dân tộc, bao gồm 6 giá trị : Một là tinh thần yêu nước, yêu quê hương nồng nàn. Hai là tinh thần đoàn kết dân tộc. Ba là tính cộng đồng gắn kết giữa cá nhân, gia đình, quê hương, tổ quốc. Bốn là tinh thần nhân nghĩa, nhân ái thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc của con người Việt Nam : sống có tình nghĩa, thủy chung trong gia đình, với làng xóm, với cộng đồng, yêu thương quý trọng con người, tinh thần trọng lẽ phải, trọng đạo đức, học thức, yêu cái đẹp, cái hay. Năm là tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta. Sáu là lối sống tinh tế, khiêm tốn, giản dị và trung thực của con người Việt Nam, sự tế nhị trong tâm hồn, trong phong cách giao tiếp. Trong 6 giá trị tinh thần của dân tộc ấy, qua các thời đại lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả tiến trình lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nó trở thành giá trị cao nhất trong các thang bậc giá trị văn hóa Việt Nam và là một động lực cực kỳ to lớn. Chính vì vậy, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trước hết là nền văn hóa yêu nước. Có thể nói yêu nước và tiến bộ vừa là đặc trưng bao quát nhất của nền văn hóa tiên tiến, vừa là đặc trưng của bản sắc dân tộc. Nói nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam cũng là nói về các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa, sáng tạo văn hóa, tác phẩm văn hóa phải thể hiện rõ nét và sâu sắc các giá trị tinh thần của dân tộc. Những giá trị ấy dến nay còn được lưu lại và giữ gìn trong nhân dân, trong xã hội qua các di sản lịch sử và văn hóa. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc này chỉ có thể phát triển bền vững và phát huy đầy đủ bản sắc của nó trên cơ sở tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ của loài người, nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không thể tách khỏi quan hệ với thế giới. Bởi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra là tất yếu xu thế đó là khách quan, mang tính thời đại, 5 trước hết trong lĩnh vực kinh tế, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia có thể đứng biệt lập mà có thể tồn tại và phát triển. Mặt khác, phải nhận thức được rằng toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẩn, phức tạp, mặt tất yếu kỹ thuật, kinh tế là mặt tích cực có lợi ta phải tận dụng, song cũng không thể bỏ qua mặt xã hội kinh tế, mặt bản chất giai cấp của quá trình toàn cầu hóa 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn : Việc xây dựng đường lối phát triển một văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng được dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc . a. Về cơ sở lý luận. Đường lối của Đảng về phát triển văn hóa và xây dựng con người mới XHCN trước hết xuất phát từ những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới và từ thực trạng văn hóa và con người Việt Nam với cả hai mặt mạnh, yếu hiện có. Đường lối đó phải tính đến sự giao lưu vô cùng phức tạp của văn hóa và con người Việt Nam với nhiều dân tộc, nhiều lớp người, nhiều nền văn hóa khác nhau trong thế giới hiện đại, khi hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một quá trình tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. Đặc biệt quan trọng là đường lối văn hóa của Đảng xuất phát từ một nền tảng tư tưởng nhất định, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ trên cơ sở đó, Đảng ta mới xác định được những quan điểm, phương hướng, chiến lược đúng đắn, tìm ra được những biện pháp thích hợp để phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam. Chúng ta biết, văn hóa là hoạt động tinh thần, thuộc về ý thức của con người, nghĩa là văn hóa là một lĩnh vực thuộc về kiến trúc thượng tầng. Vì vậy sự phát triển của văn hóa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế bởi theo chủ nghĩa Mác Lênin thì cơ sở hạ tầng (kinh tế) quyết định kiến trúc thượng tầng – mà văn hóa là một lĩnh vực thuộc về kiến trúc thượng tầng. Tách rời khỏi cơ sở kinh tế sẽ không hiểu được nội dung, bản chất của văn hóa. Muốn phát triển văn hóa phải phát triển kinh tế vì kinh tế là nền tảng của phát triển; kinh tế tạo nên cơ sở vật chất - kỹ thuật cho xã hội và vì vậy nó cũng là tiền đề để phát triển văn hóa. Từ sau cách mạng tháng Tám, văn hóa đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần, là thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của xã hội, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”. Bốn vấn đề đó có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tác động lẫn nhau, được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ bằng những luận điểm: một là chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. Hai là xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa. Phải đẩy mạnh xây dựng kinh tế trước. Song, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng; Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được. Nói đến văn hóa tức là nói đến con người. Nói một cách khái quát thì con người vừa là chủ thể, lại vừa là sản phẩm của văn hóa. Không thể nói đến văn hóa mà không có con người, cũng như không thể nói đến con người tách rời văn hóa. Bởi văn hóa chính là hoạt động tinh thần nhằm phát huy năng lực bản chất người để sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên các chuẩn mực chân, thiện, mĩ. Nhằm để duy trì sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Theo Lênin, cách mạng văn hóa là một bộ phận của cách mạng XHCN và có ý nghĩa quan trọng – nó nói lên bản chất tiến bộ của cách mạng xã hội XHCN. Cách mạng văn hóa là một quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng CNXH bởi vì cách mạng văn hóa là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa, như Lênin đã từng khẳng định : giai cấp công nhân sau khi đã hoàn thành cách mạng thì khâu cuối cùng có xây dựng được CNXH hay không là tùy thuộc vào cuộc cách mạng văn hóa Cách đây hơn nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh đã từng viết : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn văn hóa như là phương thức để con người tồn tại và phát triển, nhấn mạnh đến mối quan hệ biện chứng giữa “sản sinh” văn hóa với sự sinh tồn của con người. Tư tưởng xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam được đặt ra ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản, khi Người đã từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, khi mục tiêu lý tưởng không phải chỉ có độc lập dân tộc mà còn là chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền văn hóa mới Việt Nam khác với nền văn hóa cũ trước hết ở những tính chất cơ bản của nó. Đó là tính dân tộc, khoa học và đại chúng. Điều này thể hiện rất rõ trong Đề cương văn hóa Việt Nam, năm 1943. Tính chất dân tộc của nền văn hóa mới thực chất là vấn đề kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kết hợp chặt chẽ với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tính chất dân tộc của nền văn hóa mới còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu đạt bằng những khái niệm khác như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc để nhấn mạnh hơn nữa đến cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong hội nghị văn hóa toàn quốc lần đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, ngày 24-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, dự do. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Người thường nói phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người; yêu tính trung thực, chân thành, thủy chung; ghét những thói hư tất xấy, những sa đọa biến chất, căn thù mọi thứ “giặc nội xâm”… Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Để làm được điều đó, Người nói văn hóa phải được xác định là một mặt trận, mà các anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đường lối văn hóa của Đảng ta luôn xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng luôn coi trọng công tác văn hóa, xác định công tác văn hóa là một bộ phận của cách mạng Việt Nam. Quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa là nhất quán và có luông có những đặc điểm, tính chất phù hợp với từng thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam. Có thể chia thành 3 thời kỳ mang những dấu ấn riêng: - Từ những năm 1930 đến trước Đại hội Đảng lần thứ III (tháng 9/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam, và được đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Với hai chiến dịch rộng lớn trong nhân dân: “chiến dịch chống nạn mù chữ” và “chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính” và thực hành đời sống mới. Điểm nổi bật là Đề cương văn hóa năm 1943, với ba tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là dân tộc, khoa học, đại chúng. Khi miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng XHCN, để phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN thì văn hóa phải “XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức”. - Từ Đại hội Đảng lần thứ III đến Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 6/1986), khi cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, quan điểm, đường lối của Đảng là xây dựng nền văn hóa “có nội dung XHCN, tính dân tộc, tính Đảng, tính nhân dân”. - Từ sau Đại hội VI đến nay, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực, trong tư duy và hành động, trong đó có sự đổi mới và phát triển đường lối văn hóa cho phù hợp với thời đại và tiến tới sự hoàn thiện trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể đến Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991), Đảng ta xác định nền văn hóa mới xây dựng trong XHCN là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong lời phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ tư, BCH TW khóa VII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nói: mọi sự phát triển xã hội phải “gắn liền với việc kế thừa và phát huy những truyền thống và bản sắc dân tộc. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ rơi vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác”. Đến Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; và được cụ thể thực hiện bằng Nghị quyết Trung ương năm, khoá VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đường lối đó là nhất quán cho đến hôm nay. Tóm lại, đường lối văn hóa của Đảng ta trong các thời kỳ cách mạng luôn nhất quán dựa trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, các nước đều mở cửa giao lưu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó văn hóa là vấn đề được thế giới quan tâm nhất trong sự phát triển toàn diện và bền vững. Điều đó, đòi hỏi Đảng ta phải có đường lối văn hóa đúng đắn và phù hợp với thời đại, khẳng định được bản sắc con người, dân tộc Việt Nam, đó là sự kế thừa đường lối văn hóa qua các thời kỳ cách mạng của Đảng. * Về cơ sở thực tiễn, việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là hết sức cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước bởi những lý do sau : - Sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng ta và nhân dân ta đòi hỏi phải phát huy cao độ năng lực của con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là một sự nghiệp sáng tạo to lớn cùa nhân dân ta đồng thời là quá trình cải biến sâu sắc, đòi hỏi phát huy nguồn lực trí tuệ và năng lực bản lĩnh của mỗi con người Việt Nam. Mà con người Việt Nam chính là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam, vì thế quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình góp phần quan trọng thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người, nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển . Đảng ta coi đây là trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực xã hội xã hội chủ nghĩa - Mặt khác, cùng với tiến trình đổi mới đất nước, chấp nhận nền kinh tế thị trường là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu tăng nhanh về văn hóa của mọi tầng lớp dân cư, quá trình dân chủ hóa xã hội những yếu tố này làm thay đổi đời sống văn hóa dân tộc. Khi tiếp xúc với nền văn minh vật chất, con người dễ nảy sinh tâm lý sùng bái kỹ thuật, chạy theo cái mới, cái hiện đại và đối lập với cái truyền thống. Khi con người đối lập với truyền thống đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, coi kỹ thuật thống trị con người thì sự trống rỗng trong tâm hồn và suy thoái trong bản chất nhân văn là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó, mặt trái của kinh tế thị trường và của quá trình mở cửa đã tác động xấu đến đời sống tinh thần của dân tộc, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Tâm lý tiêu dùng vật chất, chạy theo đồng tiền, làm mờ nhạt các giá trị tinh thần vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc. Thực trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống ở một bộ phận “không nhỏ” cán bộ, Đảng viên và quần chúng ngày càng phổ biến hơn, tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn, đòi hỏi chúng ta phải chấn hưng nền văn hóa dân tộc thông qua sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Ngoài ra, việc mở cửa để hội nhập với khu vực và các nước trên thế giới, tiếp thu những thành tựu văn hóa văn minh của nhân loai đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ văn hóa tương ứng để tiếp biến các thành tựu đó và làm chủ được những quá trình công nghệ để CNH-HĐH đất nước. Mở cửa hội nhập, văn hóa Việt Nam được tiếp cận ngày càng nhiều hơn các giá trị (tinh hoa) văn hóa nhân loại, làm giàu thêm cho nền văn hóa dân tộc và giúp nhanh chóng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Mặt khác, trong quá trình toàn cầu hóa, lợi thế đang nghiêng về các nước phát triển; các nước giàu đang có xu hướng áp đặt giá trị văn hóa của họ cho các nước nghèo. Dòng chảy văn hóa đang có xu thế từ nước mạnh sang nước yếu, từ nước giàu sang nước nghèo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nếu không có ý thức đầy đủ sẽ dẫn tới đánh mất đi bản sắc dân tộc trước sự ''quốc tế hóa'' của văn hóa, khoa học và công nghệ. Cần thấy rằng, sự hội nhập và phát triển mà không xuất phát từ đặc điểm lịch sử và truyền thống dân tộc thì sẽ không bền vững. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa tạo khả năng quốc tế hóa cả các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội. Những ấn phẩm văn hóa phản động, đồi truỵ, làn sóng tội phạm, bạo lực và ma túy từ nước ngoài tràn vào đã góp phần làm lan tràn thêm các tệ nạn xã hội ở nước ta trong những năm gần đây, cộng với âm mưu ''diễn biến hòa bình'' của các thế lực thù địch và sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thật sự là một nguy cơ làm suy yếu nền tảng tinh thần của đất nước, làm suy yếu ngay cả chế độ. Từ những phân tích trên cho thấy nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là hết sức cần thiết và cấp bách. 3. Những nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam 6 Để thực hiện những nội dung, nhiệm vụ trên của Đảng về cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, văn kiện Hội nghị TW 5 (khóa VIII) đã xác định 10 nhiệm vụ cụ thể như sau : 1- Xây dựng con người mới – con người xã hội chủ nghĩa trong giai đọan cách mạng mới với các tiêu chí, đức tính như sau : - Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực Nhìn chung, mẫu con người mới là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức; đó là con người giàu tiềm năng sáng tạo để đáp ứng được sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 2- Xây dựng môi trường văn hóa : Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, xã, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp ), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi ) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Gìn giữ và phát huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khắng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng bản, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh. Thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hóa giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân. Phát triển và không ngừng nâng cao chấtg lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng, hoạt động văn hóa, nghệ thuật 3- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật : Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người Khuyến khích, tìm tòi, thể nghiệm mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng. Bài trừ các khuyn h hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính. Hướng văn nghệ nước ta phản ánh hiện thực sinh động, chân thật và sâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng và kháng chiến, trong xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc cũng như tái hiện lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc. Đặc biệt khuyến khích các tác phẩm về công cuộc đổi mới thể hiện nổi bật những nhân tố tích cực trong xã hội, những nhân vật tiêu biểu của thời đại. Cổ vũ cái đúng, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn. Sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật cho thiếu niên, nhi đồng với hình thức, nội dung thích hợp; nghiêm cấm xuất bản loại sách kích thíc bạo lực ở trẻ em. Phát huy vai trò thẩm định tác phẩm, hướng dẫn dư luận xã hội phê bình văn học, nghệ thuật. Bảo đảm tự do sáng tác đi đôi với nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sỹ, các nhà văn hóa. Nâng cao chất lượng, phát huy tác dụng của nghiên cứu, lý luận Tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng trái với đường lối văn nghệ của Đảng . Không ngừng nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đặc biệt quan tâm tầng lớp thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia tiêu cực sáng tạo và phê bình, được hưởng thụ ngày càng nhiều tác phẩm văn nghệ có giá trị trong nước và ngoài nước. Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho văn nghệ sỹ. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo văn nghệ sỹ trẻ làm tốt công tác bảo vệ bản quyền tác giả. Liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam (bao gồm các hội sáng tác văn học, nghệ thuật ở Trung ương) và các hội văn nghệ ở các tỉnh, thành phố là những tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp do Đảng lãnh đạo có bộ máy chuyên trách gọn nhẹ, có sự tài trợ của nhà nước về kinh phí. 4- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa : Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm các văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do ca ông để lại 5- Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ . Đẩy mạnh vịêc thực hiện Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) về giáo dục, đào tạo và khoa học – công nghệ. Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu CNXH, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tươn gắn lại của mỗi người và tiền đồ của đất nước; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên và tu chỉnh hệ thống sách giáo khoa, nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn văn ngữ, lịch sử, chính trị, pháp luật, đạo đức; giảng dạy nhạc họa ở các trường phổ thông. Hoạt động khoa học xã hội – nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, phải góp phần đắc lực giải quyết các vấn đề trên lĩnh vực văn hóa, thúc đẩy các hoạt động văn hóa, thông tin, văn học, nghệ thuật. 6- Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng . Củng cố, xây dựng, phát triển, từng bước hiện đại hóa hệ thống thôn gắn tin đại chúng Sắp xếp lại và quy hoạch hợp lý hệ thống truyền hình, phát thanh, thông tấn, báo chí, xuất bản, thông tin mạng nhằm tăng hiệu quả thông tin, chống lãng phí; phối hợp hoạt động của các loại hình thông tin, báo chí, giữa thông tin, báo chí với lĩnh vực văn hóa - văn nghệ Xây dựng và từng bước thực hiện chiến lược truyền thông quốc gia phù hợp đặc điểm nước ta và xu thế phát triển thông tin đại chúng của thế giới. Đẩy mạnh thông tin đối ngoại. Tận dung thành tựu của mạng Internet để giới thiệu công cuộc đổi mới và văn hóa Việt Nam với thế giới, đồng thời có biện pháp hiệu quả ngăn chặn, hạn chế tác dụng tiêu cực qua mạng Internet cũng như qua các phương tiên thông tin khác. Không ngừng nâng cao trình độ chính trị và nghề nghiệp, chất lượng tư tưởng văn hóa của hệ thống truyền thông đại chúng. Khắc phục xu hướng thương mại hóa trong hoạt động báo chí xuất bản. Chăm lo đặc biệt về định hướng chính trị, tư tưởng, văn hóa, cũng như về kỹ thuật hiện đại đối với truyền hình là loại hình báo chí có ưu thế lớn, có sức thu hút công chúng đông đảo. 7- Bảo tồn , phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số . Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chử viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiên, bồi dưỡng tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào dân tộc, các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiều số trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân. Đầu tư và tổ chức điều tra sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số sớm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống , xóa mù chữ, nâng cao dân trì, xóa bỏ hủ tục. 8- Thực hiện chính sách văn hóa trong tôn giáo . Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân, bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường trện cơ sở tôn trọng pháp luật, nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng và không tin ngưỡng. Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ nạn mê tín di đoan; chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, thực hiện ý đồ chính trị xấu. Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đở đồng bào theo đạo, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường văn hóa, thực hiện tốt trách nhiêm công dân đối với tổ quốc. 9- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa Làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Phổ biến những kinh nghiệm tốt, xây dựng và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn ngừa và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy. Giúp đở cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu biết tình hình nước nhà, thu nhận thông tin và sản phẩm văn hóa từ trong nước ra, nêu cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. 10- Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa : Củng cố và hoàn thiện thể chế văn hóa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý có hiệu quả của nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú , đa dạng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có, sắp xếp hợp lý các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và kinh doanh, nâng cấp các đơn vị văn hóa, nghệ thuật trọng điểm, tạo chất lượng mới cho toàn ngành. Thực hiện khẩu hiện “nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa", hình thành các hình thức sáng tạo và tham gia hoạt động văn hóa của các tập thể, cá nhân trong khuôn khổ luật pháp và chính sách. Khuyến khích các hình thức bảo trợ văn hóa. Xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở Hoàn chỉnh các văn bản luật pháp về văn hóa, nghệ thuật, thông tin trong điều kiện cơ chế thị trường; ban hành các chính sách khuyến khích sáng tạo văn hóa và nâng mức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Hội nghị lần thứ X (Khóa IX) nhấn mạnh ba nhiệm vụ trọng tâm như sau: Một là, tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức Đảng, Nhà 7 nước, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và trong từng cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở Cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài. - Để xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh, cần tập trung ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực trong Đảng, trong hệ thống chính trị, những tiêu cực, tệ nạn xã hội. Cần khắc phục tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng trong không ít tổ chức Đảng, quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng mạnh hơn, tiếp tục đưa ra xét xử được những vụ tham nhũng lớn, xử lý những cán bộ, Đảng viên kể cả một số cán bộ cấp cao của Đảng khi vi phạm kỷ luật và pháp luật, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng , đạo đức, lối sống trong Đảng và nhân dân. Khắc phục tình trạng lãnh phí, thất thoát trong doanh nghiệp nhà nước, trong quản lý đất đai, trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong chi tiêu ngân sách nhà nước. - Để tạo sự đồng thuận xã hội cao hơn trong sự nghiệp tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; khắc phục những mâu thuận trong nội bộ nhân dân, ngăn chặn tình trạng khiếu kiện đông người. Mở rộng dân chủ xã hội, cần chặn đứng tình trạng vô chính phủ, dân chủ quá trớn, không tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng. Chúng ta cần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc nhưng cần chấm dứt tình trạng phục hồi những hủ tục, mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng; đẩy mạnh cuộc vận động phòng chống tệ nạn xã hội, xóa bỏ hiện tượng mại dâm, nghiện hút, cơ bạc, đảm bảo an toàn giao thông. - Gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng thông qua cuộc vận động lớn về xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho phù hợp từng đối tượng cụ thể. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng , chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính, cương quyết đưa những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước. Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả, nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) : cụ thế hóa theo các đối tượng, gắn chặt mục tiêu xây dựng con người với hoạt động thực tiễn các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng của quần chúng. Quy tụ mọi hoạt động văn hóa, phát huy thế mạnh của từng loại hình văn hóa- thông tin phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡng lòng yêu nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH , xây dựng CNXH. Ba là, chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đep, phong phú . Thường xuyên nâng cao trình độ phổ cập văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao và đa dạng, các tầng lớp nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích văn nghệ sỹ sáng tạo được nhiều công trình văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc đổi mới - Để có môi trường văn hóa lành mạnh tốt đẹp, phong phú , cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên sao cho sạch đẹp, cần phải xây dựng nền tảng xã hội : quan hệ giữa người và người phải thân ái, giữa cấp trên và cấp dưới phải tôn trọng và đoàn kết. - Để có môi trường văn hóa cần xây dựng văn hóa trong Đảng . Phải có kế hoạch kiên trì xây dựng văn hóa trong Đảng , văn hóa lãnh đạo và quản lý, coi đó là một nội dung có ý nghĩa quyết định để nâng tầm lãnh đạo, uy tín chính trị-đạo đức của cán bộ, Đảng viên, các tổ chức Đảng từ TW đến cơ sở. Các cấp ủy đảng, các cơ quan Đảng và hệ thống chính trị phải có chương trình xây dựng văn hóa trong Đảng và xây dựng cơ quan văn hóa c. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay - Xây dựng tư tưởng theo thế giới quan Mác Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam . - Xây dựng đạo đức, lối sống theo các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức Mác Lênin, đạo đức Hồ Chí Minh và đạo lý tốt đẹp của dân tộc . - Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình; cải thiện đời sống văn hóa ở những vùng đời sống văn hóa còn quá thấp kém, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân . 3. “ Hơn 50 năm sau Đề cương văn hóa Việt Nam, Nghị quyết TW 5 khóa 8 được coi là chiến lược văn hóa của Đảng thời kỳ CNH-HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Những định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã được khẳng định một lần nữa và phát triển lên tầm cao tại Đại hội lần IX của Đảng . Và từ đó đến nay, hơn 3 năm của nhiệm kỳ TW khóa IX, trong khi đẩy mạnh việc thực hiện toàn diện Nghị quyết Đại hội IX, lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đảng ta thông qua việc thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII đã khơi dậy phong trào toàn Đảng , toàn dân chăm lo xây dựng và phát triển văn hóa, tức là xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu kinh tế xã hội, quốc phong nước ninh, đối ngoại và sự ổn định chính trị của đất nước (trích bài phát biểu của đồng chí Nông Đức Mạnh khai mạc Hội nghị lần thứ 10 BCH TW Đảng khóa IX ngày 5/7/2004) 4. “văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tinh thần, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, là rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng ta đối với việc xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH (trích bài phát biểu của đồng chí Nông Đức Mạnh khai mạc Hội nghị lần thứ 10 BCH TW Đảng khóa IX ngày 5/7/2004) Tóm lại, thực hiện câu nói của Bác Hồ: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm sắp tới là khát vọng to lớn và quyết tâm chiến lược của Ðảng ta nhằm phát triển mạnh mẽ văn hóa dân tộc, chấn hưng đất nước, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên sánh vai với các nước trên thế giới. Đây là sự nghiệp lâu dài của cả quốc gia, dân tộc và để sự nghiệp thành công, đòi hỏi phải có nghị lực phi thường, sức đóng góp sáng tạo của toàn dân, đặc biệt là các thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ, những người hoạt động văn hóa - thông tin, của mọi cấp, mọi ngành liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước Câu hỏi 5 : Trong sắc lệnh số 65 về “Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945 viết “Việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam". (HCM - Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận – Trang 386). Vận dung lý luận văn hóa đã học, đồng chí hãy phân tích luận điểm trên ? Theo định nghĩa của Tổng thư ký UNESCO thì văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. 1. Giải thích cổ tích là di sản văn hóa – nêu khái niệm di sản văn hóa – phân loại di sản văn hóa : Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị lỗi lạc, là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hóa - là biểu tượng cao đẹp của nền văn hóa Việt Nam. Người đã có công lớn trong việc gắn kết văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây, phát triển và hoàn thiện vấn đề văn hóa trong hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người luôn đề cao việc kế thừa những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. Trân trọng và luôn quan tâm đến việc bảo quản, giữ gìn di sản văn hóa, không chỉ của dân tộc mà của cả nhân loại; Người nhận thức rất sớm về vấn đề văn hóa và phát triển, đặc biệt là việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong công cuộc kiến thiết và xây dựng đất nước. Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam, mở đầu sắc lệnh viết: “…việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”. Để hiểu rõ quan điểm của Người trong sắc lệnh này, chúng ta cần tìm hiểu “cổ tích” là gì ? Theo Từ điển bách khoa toàn tập năm 1992: Cổ tích là danh từ chỉ di tích lịch sử từ xưa, thường là chỉ các công trình kiến trúc xưa còn để lại. Như vậy, cổ tích được hiểu là giá trị của quá khứ, do quá khứ để lại và nó chỉ phát huy tác dụng khi được cộng đồng nhận thức, khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại. Đó là những công trình kiến trúc, là sự kết tinh tài năng sáng tạo của cá nhân, cộng đồng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Ngày nay, khi tiếp cận lĩnh vực văn hóa truyền thống, chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ: di sản văn hóa. Vậy di sản văn hóa là gì? và liên quan như thế nào với “cổ tích” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong sắc lệnh trên. Di sản văn hoá là tổng thể những giá trị văn hoá được tích luỹ trong lịch sử, nó được cộng đồng nhận thức, khái thác sử dụng, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện tại. Di sản văn hoá đã kết tinh tài năng sáng tạo của cá nhân, cộng đồng và của giai đoạn lịch sử nhất định, nó phản ánh nhu cầu khác vọng của cá nhân, của cộng dồng về tự do, về hạnh phúc, về sự hoàn thiện, nó thể hiện sự vươn lên của con người. Vì vây, di sản văn hoá thể hiện nhiều hình thức khác nhau rất phong phú, rất đa dạng, để thuận lợi khai thác và sử dụng thì người ta chia di sản văn hoá nhiều loại hình khác nhau. Căn cứ vào hình thức biểu hiện, cách thức tồn tại thì di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hoá phi vật thể (di sản tinh thần). - Di sản văn hoá vật thể: là những di sản văn hoá tồn tại dưới dạng những vật thể cụ thể như: đền đài, cung điện, thành quách, thư viện, sách, mẫu vật ở bảo tàng, công cụ sản xuất ở các giai đọan lịch sử, tài liệu lưu trữ, các di tích thắng cảnh thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt về văn hoá. - Di sản văn hoá phi vật thể: là những di sản văn hoá nó không thể hiện dưới dạng những vật thể cụ thể, mà chủ yếu nó được lưu giữ trong ký ức cá nhân, cộng đồng và nó được thể hiện thông qua các hoạt động XH như: âm nhạc, sân khấu, ngôn ngữ, truyền thuyết, huyền thoại, lễ hội, lễ nghi, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, y học dân tộc, nghệ thuật nấu ăn, bí quyết nghề thủ công mỹ nghệ. Việc phân chia di sản văn hoá vật thể hay di sản văn hoá phi vật thể chỉ là tương đối, trên thực tế không tách biệt hoàn toàn. Bởi di sản văn hoá vật thể chỉ là vật chất hoá các di sản văn hoá tinh thần; còn di sản văn hóa phi vật thể cũng tồn tại trên cơ sở vật chất, mà trước hết nó được lưu giữ trong óc người và tồn tại và lưu truyền qua hoạt động đời sống xã hội. Ngoài ra, dựa trên nguồn gốc lịch sử, cách thức lưu truyền của di sản văn hoá, người ta chia di sản văn hoá thành 2 loại: di sản văn hóa dân gian và di sản văn hóa bác học; riêng đối với nước ta hiện nay, theo cách chia này, còn có di sản văn hoá cách mạng. Như vậy, từ những quan điểm, khái niệm và cách phân chia di sản văn hóa, cho thấy “cổ tích” nêu trong sắc lệnh về bảo tồn cổ tích do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký năm 1945, là Người muốn nói đến các di tích lịch sử, nó thuộc về di sản văn hóa vật thể. Mà trong điều 4 của sắc lệnh đã ghi rõ: “Cấm phá hủy đình chùa, đền miếu, hoặc những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo nhưng có ích cho lịch sử mà được bảo tồn”. 2. Kế thừa là quy luật quan trọng trong phát triển văn hóa : Cũng như mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, văn hóa luôn nằm trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng. Sự phát triển từ thấp đến cao, sự thay đổi từ nền văn hóa này sang một nền văn hóa khác là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong lịch sử. Trong văn hóa, tính kế thừa đã trở thành một quy luật cơ bản của sự phát triển. Theo quan điểm duy vật biện chứng, kế thừa là một trong những mặt bản chất nhất của quy luật phủ định của phủ định biểu hiện trong tự nhiên, xã hội và tư duy như là mối liên hệ tất yếu khách quan giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển. Quy luật kế thừa trong phát triển văn hóa, có những biểu hiện khác nhau, tùy theo lĩnh vực văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, tính kế thừa được thực hiện ngay cả khi con người không nhận thức được thái độ của mình đối với sự kế thừa đó, nhưng trong văn hóa tinh thần thì trái lại, con người ý thức rất rõ về việc tiếp thu hay phê phán các giá trị văn hóa có trước; việc thực hiện quy luật kế thừa có thể là trực tiếp (như trong lĩnh vực khoa học) hay là gián tiếp (như trong nghệ thuật, bởi tính độc đáo của sáng tạo nghệ 8 thuật không cho phép nghệ sĩ bắt chước thành tựu của người đi trước dù người đi trước là một thiên tài). Trong lĩnh vực văn hóa, nói kế thừa là nói đến di sản văn hóa, bởi vì kế thừa là kế thừa những di sản đã có. Văn hóa trong bất cứ thời nào đều đồng thời bao gồm việc sử dụng di sản văn hóa quá khứ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Kế thừa di sản văn hóa quá khứ là hiện tượng có tính quy luật. Tuy vậy, không phải lúc nào con người cũng ý thức được rõ ràng việc kế thừa các di sản văn hóa quá khứ. Đã có một thời của lịch sử nhân loại, các thành tựu rực rỡ của văn hóa Hy Lạp cổ đại bị bỏ quên, nhưng cũng chỉ một thời gian sau đó, thời Phục Hưng đã làm sống lại nền văn hóa nhân bản đó. Tuy nhiên kế thừa phải gắn liền với sáng tạo, đổi mới. Sự kế thừa và sáng tạo bảo đảm cho văn hóa một quá trình phát triển tiệm tiến, khi nhanh, khi chậm nhưng liên tục. Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới XHCN đòi hỏi phải biết tiếp thu, tất nhiên có chọn lọc, tất cả những giá trị văn hóa nhân loại. Bản thân sự ra của chủ nghĩa Mác đã nói lên điều đó. Lênin cho rằng: chủ nghĩa Mác sở dĩ giành được ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng là vì chủ nghĩa Mác không những đã không vứt bỏ những thành tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản, mà trái lại, còn tiếp thu và cải tạo tất cả những gì quý báu trong lịch sử hàng ngàn năm phát triển của tư tưởng và văn hóa tiến bộ của nhân loại. Là lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rất rõ kế thừa giá trị truyền thống văn hóa là khai thác những yếu tố hợp lý và tiến bộ nhằm phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ mới của đất nước. Tinh thần ấy thể hiện rất rõ trong Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh đọc tại Đại hội lần thứ II của Đảng: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấy kín đáo trong rương, hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của cao quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày”. 3. Ý nghĩa của di sản văn hóa : Ngày nay, văn hóa được nhận thức là nền tảng tinh thần của xã hội. Phát triển văn hóa và con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển KT-XH. Mà quá trình phát triển văn hóa là quá trình kế thừa, sử dụng các di sản văn hóa và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Đặc biệt các di sản văn hóa dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển nền văn hóa nói riêng và trong sự phát triển chung của một quốc gia, dân tộc. a- Về mặt Nhận thức: Di sản văn hoá là cơ sở quan trọng để nhận thức về quá khứ lịch sử. Di sản văn hoá cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm, tri thức trong ứng xử với môi trường tự nhiên, XH và bản thân để tồn tại và phát triển. Gợi mở những vấn đề để chúng ta tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và trên cơ sở đó góp phần giải quyết vấn đề của cuộc sống ngày hôm nay, những vấn đề tự do, những vấn đề hạnh phú. Như vậy, di sản văn hoá không chỉ giúp cho chúng ta hiểu rõ quá khứ, mà trên cơ sở hiểu đúng, hiểu rõ quá khứ, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về hiện tại và từ đó mới có những dự báo tương đối chính xác cho tương lai. b- Về mặt Giáo dục: Di sản văn hoá góp phần giáo dục ý thức cộng đồng, ý thức cội nguồn, thái độ trân trọng đối với lịch sử. Thông qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, mà người ta ví nó như chất keo gắn bó các thành viên trong cộng đồng. c- Về mặt Thẩm mỹ: Di sản văn hoá kết tinh những tài năng sáng tạo của cá nhân, cộng đồng nhất định và nó xuất hiện trong bối cảnh lịch sử đặc thù. Chính vì vậy, rất nhiều di sản văn hoá đạt được tính độc đáo, không lập lại; thậm chí có những di sản văn hóa trở thành mẫu mực, ghi lại dấu ấn của một sự kiện lịch sử và vì vậy có rất nhiều di sản văn hoá tiêu biểu những tâm tư tình cảm của con người. Di sản văn hoá không chỉ cung cấp những tư liệu để sáng tạo giá trị văn hóa mới, mà còn góp phần tạo cảm hứng, tạo dựng thế giới cảm quan cho sự sáng tạo các giá tri mới. Nhờ đó, nó làm cho các giá trị quá khứ được chuyển nhập vào thời hiện đại, tạo nên những truyền thống. Ví dụ như: Cuộc đời hoạt động và nhân cách của Chủ tịch HCM làm nên những dấu ấn lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong điều kiện mở của hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay d- Về mặt Kinh tế: Trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, di sản văn hóa còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Một đất nước có những di sản văn hóa được bảo vệ, quản lý tốt sẽ góp phần rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chủ yếu là bằng cách phát triển ngành kinh tế dịch vụ và hoạt động du lịch. Tóm lại: Di sản văn hoá là các sản phẩm, các giá trị văn hóa do các thế hệ trước sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau, bao gồm các di sản vật thể và di sản phi vật thể (di sản tinh thần). Di sản văn hóa là tài sản vô giá, có tác dụng gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc quốc gia dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và để giao lưu văn hoá với các cộng đồng dân tộc, quốc gia khác. Ngoài ra, di sản văn hóa còn góp phần thỏa mãn nhu cầu văn hóa của nhân dân, nâng cao ý thức tự hào dân tộc và góp phần phát triển KT-XH của đất nước. NQ TW5, khoá VIII xác định: “Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy nhưng giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Đối với nước ta, giá trị văn hóa kết tinh trong các di sản văn hóa, nó được tích lũy trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc còn được lưu giữ lại. Những di sản này rất phong phú, da dạng, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: cổ vật, công trình kiến trúc hoặc còn ẩn trong lòng đất hoặc đang được lưu trữ trong các bảo tàng, các công cụ sản xuất, đồ dùng bằng sành sứ, những thành quách, chùa tháp, đình làng, phố cổ, lăng tẩm, cung điện… thuộc loại văn hóa vật thể. Văn hóa phi vật thể đa dạng hơn gồm các loại văn hóa, các loại hình nghệ thuật âm nhạc, ngôn ngữ, triết lý, đạo đưc, truyền thuyết, huyền thoại, lễ hội, lễ nghi, phong tục tập quán… đặc biệt là những danh nhân văn hóa anh hùng dân tộc, những trí thức dân tộc. Di sản văn hóa là truyền thống văn hóa. Khi đưa thế hệ sau lựa chọn, trước hết đó là dấu ấn, là hiện thân của lịch sử dân tộc, nó chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, là biểu trưng của văn hóa, là tiềm tàng của nền văn hóa dân tộc, đồng thời nó cũng là tiềm năng để duy trì dân tộc và con người dân tộc. Di sản văn hóa là hiện thân cụ thể của truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc. Truyền thống văn hóa dân tộc là sự nối tiếp liên tục của các giá trị văn hóa và cũng chính là các giá trị văn hóa do lịch sử để lại. Nhưng không phải hoàn toàn là giá trị do lịch sử để lại đều trở thành truyền thống, chỉ có những giá trị nào được thế hệ sau tiếp nhận làm sống lại mới trở thành truyền thống. Quy luật tồn tại và phát triển nên truyền thống dựa vào thuộc tính năng động nhất của nó là chọn lọc, biến đổi sáng tạo. Trong đó di sản là nguyên liệu cho sự sáng tạo. Không có di sản, không có quá trình chọn lọc biến đổi và sáng tạo, không có truyền thống văn hóa. 4. Thực trạng, phương hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong thời kỳ hiện nay : a- Thực trạng: Đất nước ta có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng về thời tiết, khi hậu, địa hình. Do đó các di sản văn hoá ghi lại dấu ấn những vùng, miền khác khau như: miền núi, đồng bằng, trung du, vùng biển…rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh, về mặt lịch sử - xã hội, do sớm hình thành quốc gia và có quá trình phát triển một cách liên tục qua các giai đoạn. Sớm và thường xuyên có sự giao lưu với các nước, nhất là Trung Hoa, Ấn Độ, sau này các nước phương Tây, Hà Lan, Pháp. Sớm có chiến tranh và thường xuyên có chiến tranh, những đặc điểm lịch sử này để lại những dấu ấn trên các di sản văn hoá. Trong điều kiện thường xuyên phải chống giặc ngoại xâm, đặc biệt trước âm mưu đồng hóa dân tộc của các nước xâm lược nước ta, cha ông ta đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa từ rất sớm, từ thời Lý Thường Kiệt, Quang Trung - Nguyễn Huệ và gần đây là trong hai thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực cho mọi người, con cháu noi theo. Ngay sau khi khai sinh Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã ký sắc lệnh về bảo tồn di sản văn hóa trên toàn cõi Việt Nam. Thời gian qua chúng ta đã thực hiện việc kiểm kê, đánh giá, bảo tồn các di sản văn hóa. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế; mà nguyên nhân là do sự nhận thức chưa đúng của một bộ phận cán bộ, nhân dân, trong đó có quan niệm đồng nhất sản phẩm của chế độ với bản thân chế độ đó, coi sản phẩm là biểu tượng của chế độ. Từ đó, đi đến trong đấu tranh xóa bỏ chế độ cũ đã xóa bỏ luôn những sản phẩm văn hóa của chế độ đó. Ví dụ như: khi xoá bỏ nền thống trị của chế độ phong kiến, đã xảy ra tình trạng đập phá lăng tẩm, thành quách; xóa mê tín, dị đoan thì xóa luôn hoạt động lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo; đánh địa chủ thì phá luôn những công trình văn hóa có liên quan đến địa chủ …. Đất nước Việt Nam dày đặc các di tích lịch sử - văn hoá, chính những di tích này đã tạo nên “khí thiêng sông núi”, thức tỉnh, nuôi dưỡng lòng yêu nước thương nòi của bao thế hệ. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 1.500 di tích văn hoá được xếp hạng, không kể các di tích do tỉnh, huyện, xã quản lý. Trong đó có 5 di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Thành cổ Huế, Đình Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long và Đầm Phong Nha. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, các di sản văn hoá bắt đầu bị phá hoại nghiêm trọng. Nhiều pho tượng quý ở những ngôi chùa cổ nổi tiếng bị lấy cắp như ở chùa Tây phương, chùa làng đa sĩ. Nhiều núi đá voi tại khu vực được coi là thắng cảnh đã bị phá nham nhở làm vật liệu xây dựng như ở Hạ Long, Sa Pa, núi Chùa Trầm và núi Sài Sơn (Hà Tây),.v.v Nhiều khu vực lễ hội bị ô nhiễm bởi nạn buôn thần, bán thánh, mê tín dị đoan, chụp giật và còn biết bao nhiêu tệ nạn khác đã xâm phạm, huỷ hoại tài sản văn hoá dân tộc. Những tài sản văn hoá ấy là duy nhất, đã mất đi thì không có gì thay thế được. Tác dụng của các di sản đó đối với việc khơi dậy lòng yêu quê hương, yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần cộng đồng và sự gắn bó với cộng đồng là rất lớn. b- Phương hướng - Giải pháp: Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích chọn lựa các yếu tố tích cực trong di sản để kế thừa, nâng cao trong sự sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới của văn hóa dân tộc. Giáo dục các thế hệ mới thấu hiểu, tự hào, tôn trọng di sản của quá khứ, biết khám phá các giá trị của văn hóa trong di sản để kế thừa và phát huy. Cần phải chuyển đổi những giá trị cũ thành những giá trị mới đáp ứng yêu cầu của thời đại và bù đắp những thiếu hụt trong di sản bằng những giá trị mới. Đầu tư cho việc bảo tồn, tu tạo các di tích lịch sử, văn hóa một cách có quy hoạch, có sự chỉ đạo thống nhất. Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân và các cơ quan nhà nước, các cơ quan đoàn thể xã hội trong việc bảo vệ các di sản văn hóa. Coi di sản văn hóa là tài sản vô giá của cộng đồng, xác định các chủ thể của các tài sản đó để có trách nhiệm gìn giữ, bảo quản và tôn tạo. Đồng thời với việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, tạo ra di sản cho tương lai là việc giới thiệu di sản văn hóa dân tộc với thế giới, giúp cho nhân dân thế giới hiểu biết, trân trọng và tham gia các hoạt động đóng góp bảo tồn các di sản văn hóa của chúng ta. Thông qua đó mà phát triển tình hữu nghị, tinh thần hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để phát triển KT-XH và phát triển văn hóa của đất nước. Về giải pháp thực hiện: - Cần tích cực làm tốt công tác sưu tầm, kiểm kê, nghiên cứu đánh gía các di sản văn hoá. Trên cơ sở đó có kế hoạch quản lý tốt và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả. Trong sưu tầm đặc biệt lưu ý đến di sản văn hoá dân gian. Bởi vì, nước ta là nước nông nghiệp truyền thống, có nền văn hóa lúa nước đặc sắc, cho đến nay về cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, dân cư nông thôn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp còn khá đông (khoảng 70%). Bộ phận di sản văn hoá dân gian là rất lớn và có vai trò quan trọng cả trong lịch sử và hiện tại. Để nghiên cứu văn hoá VN thì không thể không nhiên cứu di sản văn hoá dân gian. Ngày nay, nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thi hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình này làm cho di sản văn hoá dân gian có nguy cơ bị biến mất rất nhanh, và khó có thể tìm lại được. - Gắn bảo tồn các di sản văn hoá với việc phát huy các giá trị của di sản văn hoá, tức là phải giữ gìn, lưu truyền đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá. Đối với các di sản văn hoá vật thể cần phải làm tốt công tác trùng tu, tôn tạo để giữ gìn, bảo quản được lâu dài. Công việc này đòi hỏi phải hết sức thận trọng, đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật. Đối với loại di sản phi vật thể, để duy trì, bảo tồn được nó thì phải đưa nó vào trong cuộc sống hiện tại và phải giữ gìn môi trường, cảnh quan, cơ sở vật chất cho sự tồn tại của nó. - Bảo tồn phải gắn liền với việc phê phán, chống lại, loại bỏ các hiện tượng phản văn hoá, những tục lệ lạc hậu có nguy cơ kìm hãm sự phát triển. - Hiện nay chúng ta đã có Luật Di sản văn hoá, vấn đề đặt ra là phải đưa luật vào cuộc sống để thực hiện. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho nhân dân, đặc biệt là chú trọng những người làm công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Luật phải được thực thi nghiêm túc từ trong cán bộ, đảng viên, trong các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt đối với các di sản văn hoá vật thể cần có thái độ hết sức thận trọng, bình tĩnh và phải trên cơ sở khoa học; mọi quyết định vội vàng, nóng vội đều có thể để lại những hậu quả dai dẳng, khó khắc phục được. - Cuối cùng là gắn việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá với việc chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng 9 Việt Nam trên mặt trận tư tưởng văn hoá, nghệ thuật. Nhất là đối với hoạt động xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc. Tóm lại, vấn đề kế thừa, bảo vệ và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, các di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặt biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng hàng ngoại coi thường các giá trị nhân văn Câu hỏi 6 : Năm 1947 tuyên truyền về việc xây dựng đời sống mới trong nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới thì dân tộc nhất định sẽ phú cường” (Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 5 – NXBQG Hà nội – 1955 – Trang 99). Từ quan điểm trên, đồng chí hãy phân tích vị trí, vai trò của lối sống đối với sự phát triển của KTXH và những vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng lối sống văn hóa hiện nay ? Bài làm 1. Nêu khái niệm đời sống mới, Sau khi cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu tâm ngay đến việc xây dựng đời sống mới trong nhân dân. Năm 1947 tuyên truyền về việc xây dựng đời sống mới trong nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”. Phong trào xây dựng đời sống mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động trong năm 1947 là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng tháng Tám trên lĩnh vực văn hóa ở ở nước ta nhằm xây dựng cuôc sống khoa học, lành mạnh từ gia đình đến thôn xóm, phố phường, đây là một cuộc vận động cách mạng, một cuộc đấu tranh chống lại cái cũ, lạc hậu để xây dựng đời sống mới tươi trẻ và tiến bộ. Ngày nay, khi đất nước đã hoàn tòan giải phóng, trong sự tác động phức tạp của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng đời sống mới càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết và nội hàm đời sống mới giai đoạn hiện nay được hiểu thực chất như một lối sống có văn hóa. 2. Nêu khái niệm lối sống : Như vậy, lối sống là gì ? Lối sống là một phạm trù xã hội mang tính khách quan, nó khái quát toàn bộ hoạt động của nhóm, của xã hội, của dân tộc, của cá nhân trong một hình thái KTXH nhất định và đời sống hàng ngày của con người. Lối sống được biểu hiện qua lao động, qua hưởng thụ, qua quan hệ giữa người với người, qua sinh hoạt tinh thần và văn hóa. Lối sống là sản phẩm tất yếu của một hình thái KTXH nhất định, góp phần củng cố và phát triển hình thái xã hội ấy. Tìm hiểu lối sống trước hết từ phương thức hoạt động sản xuất của con người, ở mặt quan hệ với thiên nhiên (lực lượng sản xuất) và quan hệ với xã hội (quan hệ sản xuất) Lối sống bao gồm nhiều thành tố cơ bản như : mức sống, nếp sống, lẽ sống và chất lượng sống, phong cách sống. Mức sống nói lên trình độ sinh hoạt vật chất và tinh thần mà con người được hưởng thụ, nó là một chỉ báo về lối sống, phản ánh trình độ con người đã đạt được về mặt sản xuất. Nếp sống : hình thành hành vi ứng xử của con người, nó biểu hiện sự ổn định, tính bền vững của lối sống, là chiều sâu của lối sống. Tất cả những cách thức làm ăn, sinh sống, suy nghĩ, đối xử … đã được mọi người trong xã hội thừa nhận là đúng, đều làm như thế và hướng cho lớp trẻ cũng làm như thế, được lặp đi lặp lại lâu ngày thành thói quen xã hội, thành phong tục tập quán, thành lễ chế, luân lý, pháp luật, của toàn xã hội, của cả một thời, và có truyền từ đời này qua đời. Lẽ sống được hiểu như là khát vọng, hoài bão, lý tưởng, mục đích, động cơ, nhu cầu của cá nhân. Đây là phạm trù nhân sinh quan của lối sống, là cơ sở tinh thần động lực của nếp sống, lối sống. Phong cách sống trước hết thể hiện ở thói quen, lao động sản xuất và chính trị xã hội, trong sinh hoạt, trong các phong tục tập quán chi phối các hoạt động cụ thể. Nó là một phương thức hoạt động của con người được xác định bởi điều kiện kinh tế XH và địa lý khách quan, các mong muốn chủ quan, các quan điểm cá nhân, của cả tập thể XH hay cả một XH nói chung. Chất lượng sống : nói lên khả năng phát triển hài hòa của con người trong bản thân dân tộc, giữa con người với tự nhiên. Biểu hiện tổng hợp qua mức sống, mức hưởng thụ, mức học tập. Lối sống mới XHCN mà chúng ta xây dựng có những đặc trưng mang tính nguyên tắc, của con đường đi lên CNXH. Nó được xây dựng trên cơ sở của những yếu tố : Một là lối sống mới XHCN được xây dựng dựa trên chế độ sở hữu đa dạng, trong đó sở hữu Nhà nước đóng vai trò chủ đạo : điều này đã được văn kiện ĐH IX (Trang 78) ghi rõ: “chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về TLSX chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển KTXH lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Phải từ thực tiễn tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan hệ sản xuất nói chung với bước đi vững chắc. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu qủa xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội” Hai là lối sống mới dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động : làm việc theo khả năng, hưởng thụ theo lao động. . Ba là lối sống mới dựa trên nền tảng chính trị vững chắc, nhà nước của dân do dân và vì dân. Bốn là lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm hệ tư tưởng chỉ đạo. Năm là xóa bỏ các bất bình đẳng về chủng tộc, dân tộc, giới tính, thực hiện tự do, công bằng, dân chủ và nhân ái trong quan hệ xã hội. Lối sống XHCN mang trong mình những giá trị tinh thần cao cả, là một biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân đạo. Như vậy, những đặc điểm của lối sống mới XHCN là : tính tập thể chân chính giữa người với người, sự giúp đỡ trên tinh thần đồng chí với nhau và tinh thần quốc tế XHCN … thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân và dựa trên cơ sở đó, phát triển một cách toàn diện và cân đối mỗi thành viên trong xã hội. Ngày nay, lối sống mới còn là một lối sống có văn hóa, tức là mang toàn bộ phẩm chất tốt đẹp của con người và phẩm chất đó phù hợp với thời đại. 3. Nêu vị trí của lối sống - 1 trong những lĩnh vực then chốt của VH Vấn đề lối sống là một trong những lĩnh vực then chốt của văn hóa. Lối sống cùng với đạo đức và chuẩn giá trị xã hội là sự vận dụng, thực hành và cũng là sự đúc kết bảng giá trị đã đạt được của văn hóa dưới dạng các khuôn mẫu (chuẩn mực văn hóa). Vì vậy. vị trí của lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội là : xác định cái thiện và bản sắc dân tộc, để phát triển văn hóa, xây dựng con người mới trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. 4. Vai trò của lối sống có văn hóa đối với phát triển xã hội. Lối sống còn có vai trò quan trong đối với phát triển xã hội, bao gồm : Một là lối sống bảo đảm sự liên kết cộng đồng. Trên cơ sở cấu trúc của lối sống (nếp sống, phong tục, tập quán, mức sống, lẽ sống ), mối quan hệ liên kết cộng đồng giữa thành viên trong xã hội, giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội được duy trì. Bất cứ cộng đồng nào cũng có nền tảng của lối sống, phương thức của lối sống và những chuẩn mực của lối sống đặc thù của mình. Ngoài ra, lối sống còn là mặt văn hóa cuộc sống con người, nét văn hóa được biểu hiện vừa trong lối sống vật chất (văn hóa ẩm thực, văn hóa tiêu dùng ), vừa biểu hiện trong những giá trị tinh thần ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, với quan niệm về nghệ thuật. Thứ hai, lối sống có thể xem như là văn bản văn hóa duy trì sự phát triển tinh thần xã hội. Trong lối sống thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc thông qua những thành tố của nó (phong tục, tập quán, thói quen, lễ chế ) . Trong quá khứ, khi trình độ văn hóa của xã hội chưa phát triển thì thông qua lối sống để giáo dục con người toàn diện từ sản xuất (hội mùa) đến lịch sử (kế tục bằng lịch sử) truyền đạt kinh nghiệm, giáo dục con người giữ được truyền thống lịch sử. Thứ ba là nhờ có lối sống những tư tưởng chính trị, triết học, quan điểm thẩm mỹ mới được hiện thực hóa. Bốn là lối sống tạo ra không gian hết sức rộng lớn, cởi mở, tự do để cho mọi cá nhân phát triển trong khuôn khổ cộng đồng. Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy, lối sống tác động rất lớn đến sự phát triển của văn hóa, xã hội cũng như thịnh vượng của một quốc gia, dân tộc. Nếu như đạo đức đóng vai trò như lẽ sống thì lối sống đóng vai trò định hình, định tính đối với việc xây dựng con người và phát triển văn hóa. Việc xây dựng lối sống mới trong đó cơ bản là các khuôn mẫu ứng xử và các thể chế xã hội - văn hóa sẽ góp phần tổng hòa các quan hệ xã hội, cân bằng các giá trị vật chất và tinh thần ở mỗi con người và trong toàn xã hội, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện, hài hòa và từ đó làm động lực thúc đẩy dự phát triển của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đặt vấn đề xây dựng lối sống có tính văn hoá là một nội dung quan trọng trong chiến lược xây dựng con người mới và như vậy, việc xây dựng lối sống có văn hoá đã trở nên bức bách, không thể thờ ơ khi chúng ta quan tâm đến việc hình thành nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa đầu thế kỷ 21 . 5. Phân tích những đặc trưng của lối sống văn hóa Ngày nay, lối sống văn hóa được biểu hiện qua các đặc trưng sau : - Một là phải tôn trọng lao động và giá trị của lao động, của người lao động, một ý nghĩa tốt đẹp của đời sống : lao động được đặt lên vị trí hàng đầu trong bảng giá trị của xã hội : lao động là nghĩa vụ, là lương tâm, là phẩm chất của con người mới - Hai là phải có một sinh hoạt lành mạnh nó có liên quan đến sức khỏe, trí thông minh của con người - Ba là tôn trọng giá trị gia đình : vừa là đạo lý vừa là nét đẹp của văn hóa. - Bốn là phải quan tâm đến cuộc sống chính trị - xã hội phát huy tính tích cực của chính trị, hướng tới sự phát triển toàn diện có nhân cách Ngoài ra, đối với nước ta, lối sống văn hóa mới phải mang tính dân chủ, công bằng trong sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hoá. Lối sống mới Việt Nam là lối sống đạo đức, thể hiện ở chủ nghĩa nhân đạo, tình yêu thương và tôn trọng con người. Đó là, cái thiện, cái ác, lương tâm, danh dự, nghĩa vụ đều phải dựa trên cái đúng, cái đẹp. Xa rời chuẩn mực của cái đúng cái đẹp, các quan hệ đạo đức chưa đủ vươn mình ra khỏi những giá trị cũ. Lòng nhân ái Việt Nam vốn bắt nguồn từ tình cảm cộng đồng đã có từ lâu đời như “thương người như thể thương thân” là nguyên tắc luân lý cao đẹp từ xưa đến nay, cần được nâng lên tầng cao mới. Lòng nhân ái Việt Nam được tôi luyên trong phong trào đấu tranh cách mạng và được nâng lên thành tinh thần quốc tế chân chính và nhân ái. Việc xây dựng, hình thành những chuẩn mực của một lối sống văn hóa mới trong cộng đồng thời gian qua đã và đang góp phần nâng cao tính tích cực trong hoạt động thực tiễn của nhân dân ta, giúp họ biết cách sống thực sự : lao động hết sức mình, thể hiện một trình độ văn hóa cao trong sinh hoạt, có thói quen quản lý tập thể các công việc xã hội và Nhà nước, sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách có lợi cho phát triển thể lực, tinh thần và đạo đức của mình, đẩy lùi khỏi đời sống tất cả những gì gây thiệt hại cho xã hội và cho con người. Lao động tập thể, chính là một bảo đảm cho những kết quả cả trong mọi công việc nhỏ bé hằng ngày lẫn trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng CNXH và CNCS * Thực trạng : Thực tế những năm qua cho thấy rằng lối sống văn hóa của xã hội ta hiện nay có bước tiến bộ rõ rệt. Mức sống đã gia tăng trong một bộ phận dân cư. Lối sống đã khởi sắc và tỏ ra năng động, tính tích cực công dân được khơi dậy và phát huy thay cho tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ trong cơ chế cũ. Bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, mặt bằng dân trí được nâng cao, sở trường, năng lực cá nhân con người được khuyến khích, tôn trọng. Trong sự phong phú, đa dạng và bộn bề của đời sống, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hô Chí Minh được Đảng ta vận dụng và phát triển sáng tạo vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam bảo đảm cho xã hội phát triển đúng hướng. Đã định hình được những nhóm giá trị chính như : độc lập, tư do cho dân tộc và cho mỗi người, giá trị việc làm có thu nhập cao, giá trị tôn trọng nghệ nghiệp, chuyên môn, giá trị cái đẹp và sự đa dạng cái đẹp Các mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa - dù tác động dữ dội – đã không thể ngăn nổi nhân dân ta duy trì và phát triển truyền thống tốt đẹp (tình làng nghĩa xóm, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ những người bất hạnh, v.v ) Tuy nhiên, lối sống hiện nay vẫn còn nhiều điều tồn tại, đáng lo ngai. Đó là những hiện tượng suy thoái đạo đức, đặc biệt là nạn tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, gian lận thương mại, mua bằng, bán điểm, mua bán chức quyền trước 10 [...]... thư viện, nhà văn hóa toàn bộ các hoạt động trên chỉ có thể thực hiện tốt thông qua các thi t chế văn hóa ở cơ sở vì vậy,xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở không chỉ dừng lạiở sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của quần chún nhân dân ở cơ sở, mà còn phải thông qua các hoạt động giao lưu, gắn liền với việc củng cố và hoàn thi n các thi t chế văn hóa, đặc biệt là các thi t văn hóa ở vùng nông thôn, vùng đồng... hóa, xây dựng chủ nghóa XH là phải có nền văn hóa cao "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", "phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ" Văn hóa là động lực của sự nghiệp CM Hồ Chí Minh là thể hiện văn hóa Việt Nam phải mang nội dung XHCN và tính dân tộc sâu sắc Văn hóa Việt Nam XHCN là nền văn hóa xây dựng trên cơ sở khối liên minh Công nông, là nền văn hóa được sự lãnh... văn hóa lá quá trình dân tộc tự ý thức để giữ lấy và tạo ra tiềm năng phát triển Bản sắc văn hóa là cái người là sợi chỉ hồng liên kết và xuyên suốt truyền thống văn hóa dân tộc Truyền thống văn hóa và dòng chảy liên tục vừa đào sâu vừa mở rộng và phát triển không ngừng bản sắc văn hóa dân tộc Có như vậy mới hiện đại hóa được nền văn hóa dân tộc Từ bản sắc văn hóa nói trên ta đi đến nhân cách văn hóa. .. liên tục và không ngừng gắn kết con người văn hóa - hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đặc biệt chú ý đến các hoạt động văn hóa cơ sở nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động sáng tạo cũng như tiêu dùng của các giá trò, các sản phẩm văn hóa cho quần chúng nhân dân cơ sở Giữ gìn và phát huy các gía trò, các di sản văn hóa dân tộc, chú ý các giá trò, các di sản văn hóa của các... trung tâm thống nhất hệ giá trò tinh thần của cá nhân và cộng đồng Nhân cách biểu hiện trong văn hóa lao động, văn hóa giao tiếp, văn hóa gia đình, văn hóa cá nhân Hệ giá trò văn hóa biểu hiện và thực hiện trong các chuẩn mực văn hóa, chuẩn mực văn hóa là quy tắc chung mang tính lý thuyết và lý tưởng về sự hoàn thi n con người và xã hội Chuẩn mực hướng dẫn con người hành động và hoạt động sáng tạo Những... coi trọng các di sản văn hóa, việc kế thừa truyền thống văn hóa và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc để sáng tạo các giá trò mới để phục hưng dân tộc cho sự sáng tạo Không có di sản, không có quá trình chọn lọc biến đổi và sáng tạo, không có truyền thống văn hóa Bản sắc văn hóa dân tộc là những yếu tố tạo ra sức sống của nền văn hóa dân tộc, duy trì và phát triển nền văn hóa dân tộc trong tiến... 5 khóa VIII (7/1998) những nội dung của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện qua những đặc trưng sau đây: * Nền văn hóa tiên tiến Nền văn hóa tiên tiến phải được hiểu: Đó là nền văn hóa u nước và tiến bộ xã hội mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM Đó là nền văn hóa mang tinh thần dân chủ, nền văn hóa. .. thừa phong phú hóa nền văn hóa dân tộc mình đồng thời cũng góp phần làm phong phú nền văn hóa nhân loại Ở đây tính nhân văn, hiện đại được thể hiện thực hiện như vậy không có sự mâu thuẫn đối lập giữa tính dân tộc của văn hóa với tính nhân văn Như vậy tính dân tộc của văn hóa thể hiện ở những điểm nào? Tính dân tộc được thể hiện trong truyền thống văn hóa dân tộc, đó là những giá trò văn hóa của thời... bản chất nhân văn, nhân bản Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là khát vọng hướng tới cái chân, thi n và mỹ - ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại Văn hóa có 7 thuộc tính : Một là văn hóa mang tính lịch sử, Hai là văn hóa mang tính truyền thống do những giá trị văn hóa được lưu giữ, phát triển và truyền bá qua các giai đoạn lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác, Ba là văn hóa mang tính... liên kết và xuyên suốt truyền thống văn hóa dân tộc Những truyền thống văn hóa là dòng chãy liên tục, vừa đào sâu vừa mở rộng và phát triển không ngừng bản sắc văn hóa dân tộc Hai mặt ấy thống nhất trong sự kế thừa văn hóa và văn hóa nghệ thuật Có như vậy mới hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc Hiện đại hóa trước hét là quá trình đổi mới theo cả hai hướng: năng động hóa các giá trò truyền thống của dân

Ngày đăng: 11/02/2015, 22:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan