1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thuyết trình thơ ca

27 383 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA SƯ PHẠM    CÁC THỂ THƠ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Nhóm thực hiện: Tổ 4 Người hướng dẫn: THS. Trương Thu Trang Năm 2013 CÁC THỂ THƠ TRONG GIAI ĐOẠN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Các thể thơ trong giai đoạn văn học hiện đại: thể bốn từ, thể năm từ, thể bảy từ, thể tám từ, thể Đường luật, thể trường ca, thể trường thiên, thể thơ tự do, thể thơ văn xuôi. 1. Thơ bốn từ - Thơ bốn từ là thể thơ mỗi câu có bốn tiếng, số lượng dòng không hạn định, có thể xây dựng một khổ bốn dòng. - Đặc điểm: + Luật thanh trong thơ bốn từ Nếu chữ thứ hai là vần bằng thì chữ thứ tư là vần trắc. Câu Vần 1 T B 2 B T Chữ thứ 1 2 3 4 Ví dụ: Xuân gợi tràn đầy Giữa lòng hoan lạc. (Huy Cận) Nếu chữ thứ hai là vần trắc thì chữ thứ tư là vần bằng. Câu Vần 1 B T 2 T B Chữ thứ 1 2 3 4 Ví dụ: Bò ơi bò nghỉ Sau buổi cày mai. (Huy Cận) Song trong giai đoạn văn học hiện đại nhiều tác giả không tuân theo luật ở trên. Luật thanh được biến thể như sau: Câu Vần 1 B B 2 B T Chữ thứ 1 2 3 4 Ví dụ: Trên mình hoa cây Nắng vàng lạt lạt. (Huy Cận) Hoặc trường hợp ngược lại: Câu Vần 1 T B 2 B B Chữ thứ 1 2 3 4 Ví dụ: Mái rừng gió hẩy Chiều xuân đầy lời (Huy Cận) + Cách gieo vần: thể thơ bốn từ trong giai đoạn văn học hiện đại thường dùng vần chân hoặc gián cách hoặc liên tiếp hoặc ôm nhau, có khi sử dụng vần ba tiếng (thơ bốn từ xưa dùng vần lưng hoặc gieo vần nối đuôi nhau). Vần chân – gián cách: “Buổi trưa lim dim Nghìn con mắt lạ Bóng cũng nằm im Trong vườn im ả”. (Huy Cận) Vần liên tiếp: “Đường mưa nho nhỏ Chim non giấu mỏ Dưới cội hoa vàng Bước em thênh thang Áo tà nguyệt bạch Ôm nghiêng cặp sách”. (Phạm Thiên Thư) Vần ôm: “Chiều nhẹ chiêm bao Ngập ngừng áo mỏng Có trăng hoài vọng Cùng mây tiêu dao” (Đinh Hùng) + Nhịp thơ thường là ngắt nhịp 2/2 (cũng có trường hợp ngắt 1/3 hoặc 3/1 nhưng rất hiếm) “Từ phương xa / vào Người cô / yểu điệu” 2. Thể thơ năm từ Thể thơ 5 chữ vốn đã có trong thể thơ dân gian (tục ngữ và hát dặm Nghệ Tĩnh) và trong các loại thơ cổ phong và thơ Đường (ngũ ngôn cổ phong và ngũ ngôn Đường luật). Từ đầu thế kỷ XX, một số nhà thơ mới đã dùng thể thơ 5 chữ để sáng tác: Ông Đồ của Vũ Đình Liên, Tình quê của Hàn Mặc Tử, Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Viễn khách của Xuân Diệu,…Đây đều là những bài thơ có giá trị trong thể thơ 5 chữ này. Nhìn chung thể thơ 5 chữ của phong trào thơ mới không cô đúc một cách gò bó như ngũ ngôn Đường luật, mạch thơ mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng và tình ý thiết tha hơn. Thanh điệu nhịp nhàng và lối diễn đạt nhuần nhị nhờ sự vận dụng nhiều vần bằng cũng như cách sắp xếp hài hòa giữa tiết tấu và thanh điệu. Sự khác biệt giữa thơ 5 chữ với thơ ngũ ngôn đời Đường: Thơ 5 chữ Thơ ngũ ngôn + Nguồn gốc từ thơ ca dân gian + Nguồn gốc từ các thể thơ Đường luật + Vần nhịp thay đổi theo cảm xúc, + Nhịp 2/3 cách ngắt nhịp linh hoạt (2/3, 3/2) + Không gò bó về niêm luật + Niêm luật chặt chẽ + Gieo vần: vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách Vần ba tiếng: “Khói bỏ tầng không Lửa dậy trong lòng Ô hay tráng sĩ Dừng mãi bên sông”. (Hàn Mặc Tử) Đặc điểm thể thơ 5 chữ hiện đại: - Luật: Không bó hẹp trong niêm luật chặt chẽ nào - Cách gieo vần: Có một số lối gieo vần mới: + Vần chéo Hôm nọ em biếng học Trước sân anh thơ thẩn Khiến cho anh bất bình Đăm đăm trông nhạn về Khẽ đánh em cái thước Mây chiều còn phiêu bạt Vào bàn tay xinh xinh. Lang thang trên đồi quê. (Nguyễn Xuân Huy) (Hàn Mặc Tử) + Vần ôm Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô. (Lưu Trọng Lư) - Số tiếng trong mỗi dòng: mỗi dòng có 5 chữ - Số câu: không hạn định (có thể chia theo khổ, mỗi khổ thường 4 câu, có khi 2 câu) - Nhịp điệu: thay đổi theo cảm xúc Một số bài thơ tiêu biểu cho thể thơ 5 chữ ÔNG ĐỒ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài «Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.» Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu TÌNH QUÊ Trước sân anh thơ thẩn, Đăm đăm nhạn trông về; Mây chiều còn phiêu bạt Lang thang trên đồi quê; Gió chiều quên ngừng lại, Dòng nước quên trôi đi… Ngàn lau không tiếng nói Lòng anh dường đê mê. Cách nhau ngàn vạn dặm Nhớ chi đến trăng thề. Dầu ai không mong đợi, Dầu ai không lắng nghe Tiếng buồn trong sương đục, Tiếng hờn trong lũy tre. Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay. Lá vàng rơi trên giấy. Ngoài trời mưa bụi bay. Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đình Liên) TIẾNG THU Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức ? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ ? Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô ? (Lưu Trọng Lư 3. Thể thơ bảy từ Thể bảy từ là thể thơ được sử dụng rất phổ biến trong phong trào thơ ca hiện đại - Thể thơ bảy từ hiện đại có đặc điểm sau: + Luật thanh: đây là dạng phổ biến của câu thơ mới bảy từ Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 Vần - T - B - T (Vần) - B - T - B (Vần) Ví dụ: “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong, Hôm xưa em đến mắt trong lòng” (Huy Cận) KHÓI SƯƠNG Khói, cả đời cay mắt, Sương, lạnh suốt trăm năm, Giữa hai bờ hư thực, Đớn đau một chỗ nằm. (Huỳnh Minh Lệ) ĐỊA ĐÀNG Muốn qua khung cửa hẹp, Để đất trời thênh thang, Đón ngàn tia nắng đẹp, Ta, em một địa đàng. (Huỳnh Minh Lệ) Dưới trời thu man mác Bàng bạc khắp sơn khê. Dầu ai dưới cành lê… Với ngày xuân hờ hững Cố quên tình phu thê, Trong khi nhìn mây nước Lòng xuân cũng não nề… (Hàn Mặc Tử) + Những bài thơ bảy từ dài ngắn không hạn định về số câu. Song thường tập hợp lại thành khổ, mỗi khổ bốn câu. Chủ yếu do cách gieo vần tạo nên phổ biến nhất là một bài bốn khổ. - Cách gieo vần + Vần chéo – vần chân: Vần thường được dùng nhiều nhất. “Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn Tuổi hai mươi đến có ai ngờ! Một hôm trận gió tình yêu lại! Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ”. (Huy Cận) + Vần ba tiếng “Dĩ vãng nào xanh như mắt em? Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm Hàng mi khúc sáo chìm sương phủ Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm”. (Đinh Hùng) - Nhịp thơ: + Ngắt nhịp phổ biến theo dạng 4/3 hoặc 2/2/3. 4/3: “Sáng đầu năm / Cao hứng làm thơ Mênh mông trời nắng / trắng phơ phơ Như tờ giấy mới…/ Xuân đang về Những nụ mầm non, / những dáng tơ”. (Tố Hữu) 2/2/3: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. (Hàn Mặc Tử) + Tuy lối ngắt nhịp trên là phổ biến nhưng cũng có những trường hợp ngắt nhịp thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với việc biểu hiện nội dung: 2/5: Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời 4/1/2: Đàn ghê như nước lạnh trời ơi 2/5: Long lanh tiếng sỏi vang vang hận 4/3: Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người”. (Xuân Diệu) 4. Thể thơ tám từ Thể thơ tám từ là một sáng tạo của phong trào thơ mới , là thể thơ không hạn định về số câu, cách gieo vần thường gieo vần chân và được gieo từng cặp theo các dạng liên tiếp, gián cách, ôm nhau hỗn hợp…ở thể thơ tám từ thường không gieo vần lưng. Lối gieo vần kết hợp vần liền chân với những lối gieo vần theo phương tây. Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu, Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầu. Giờ ly biệt cứ đến gần từng phút, Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút. (Ly biệt êm ái - Xuân Diệu) Câu thơ 8 chữ có thể được ngắt nhịp bất kỳ, thường ngắt nhịp 3/5, 3/3/2, 3/2/3, cũng có khi 4/4, 2/2/2/2, 5/3 âm tiết Là thi sĩ,/ nghĩa là/ ru với gió Mơ theo trăng, /và vơ vẩn /cùng mây, Để linh hồn /ràng buộc /bởi muôn dây Hay chia sẻ /bởi trăm /tình yêu mến. ( Cảm xúc – xuân Diệu) Ta rắp nâng lời chào/ ngày mới mẻ, Vì Đông,/ Thu,/ hay Hạ/ cũng như Xuân; Cũng có tình riêng/ với lòng thi sĩ. Ta vui ca/ trông ngày tháng xoay vần. (Khúc ca hoài xuân - Thế Lữ) Cách gieo vần Vần tiếp Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, Tôi sẽ trách cố nhiên nhưng rất nhẹ; Nếu trót đi, em hãy gắng quay về, Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở. Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ, Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa (Hồ Dzếnh - Ngập Ngừng) Vần chéo Trong ánh nắng hạt sương dần nhẹ bỗng Rồi tan vào thoáng đãng trời xanh Cánh hoa mỏng rập rờn với gió Có nhớ về hạt sương sớm long lanh? (Hải Kỳ - Giấc mơ) Vần ôm Đêm Trường Sơn. Lá với nước rầm rì Hơi đá lạnh nép mái nhà nghe ngóng Chúng tôi ngồi xòe tay trên lửa nóng Máu bàn tay mang hơi lửa vào tim (Nguyễn Khoa Điềm - Bếp lửa rừng) Câu thơ tám từ thường ngắt nhịp theo hai hoặc ba tiết tấu, sự nhịp nhàng vẫn được giữ vững trên cơ sở quy luật cân đối giữa các âm tiết, các tiết tấu, các đoạn mạch . Thể thơ tám từ cũng được bắt nguồn từ thơ ca dân tộc và trực tiếp hơn là thể hát nói, giống với thể thơ hát nói. Số từ có thể có 4,5 đến 12,13 từ mà thường nhất là 7 hoặc 8 từ. Thanh điệu cũng tuân theo quy luật sắp xếp thanh điệu của thể hát nói,ở thể hát nói và thơ tám từ giống nhau: ở hát nói Trải bao nhiêu /ngày tháng/ hạ thu đông. B T B Ròng rã/ nỗi nhớ nhung/ xuân có biết T B T ở thế thơ tám từ Anh nhớ tiếng /anh nhớ hình /anh nhớ ảnh T B T Anh nhớ em /anh nhớ lắm /em ơi B T B Với cách gieo vần giống với hát nói, ta so sánh lối gieo vần của một đoạn hát nói và một đoạn thơ tám từ: Hát nói Gặp xuân nay/ xuân chớ /lạ lùng Tóc có khác/ trong lòng/ ta chẳng khác (cv) Kể từ thuở /biết xuân bốn chín năm về trước Vẫn rượu thơ / non nước/ thú làm vui (cv) Đến xuân nay/ ta tuổi /đã năm mươi Tính trăm tuổi/ đời người/ ta có nửa (cv) Còn sau nữa/ lại bao nhiêu/ xuân nữa Mặc trời cho/ ta chửa/ hỏi làm chi (cv) Sẵn rượu đào/ xuân uống/ với ta đi Chỗ quen biết/ kể gì /ai chủ khách (cv) (Tản Đà) Tám từ …Em sợ lắm /giá băng /tràn mọi nẻo Trời đầy trăng/ lạnh lẽo /suốt sương da (cv) Người giai nhân /bến đợi/ dưới cây già Tình du khách/ thuyền qua /không buộc chặt (cv) Lời kỹ nữ/ đã vỡ/ vì nước mắt Cuộc yêu đương /gay gắt /vị làng chơi (cv) Người viễn du/ lòng bận/ nhớ xa khơi Gỡ tay vướng /để theo lời/ gió nước (cv) Xao xác tiếng gà /trăng ngà /lạnh buốt Mắt run mờ /kỹ nữ /thấy sông trôi Du khách đi /du khách/ đã đi rồi (cv) (Xuân Diệu) [...]... định nghĩa thơ văn xuôi là “một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi.” [trang 218] Thơ văn xuôi là bước phát triển cao nhất của thơ tự do Ngoài đặc trưng chung của thơ ca là nhịp điệu, thơ văn xuôi còn giống thơ tự do ở cùng một điểm chung là không bị ràng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, niêm luật Nhưng, nó khác với thơ tự do ở chỗ là trong khi thơ tự do vẫn lấy câu thơ làm đơn... phải bất kì một truyện thơ nào cũng là trường ca hoặc có màu sắc trường ca Trường ca không dung nạp mọi loại đề tài và mọi loại tính cách - Nội dung của trường ca gắn với các phạm trù thẩm mĩ về cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả Ví dụ: Trường ca “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo, “Bài ca chim Chơ-rao” của Thu Bồn, “Đường tới” của Hữu Thỉnh 9 Thơ văn xuôi Sự xuất hiện thơ văn xuôi là một đặc... ngôn ngữ như các thể thơ trước đó Nhịp điệu và âm nhạc của thơ văn xuôi nhập làm một với cảm xúc và ý tưởng - Đặc trưng này đã tạo nên sự phức điệu về tính âm nhạc và nhịp điệu của thơ văn xuôi - Nhịp điệu và âm nhạc của thơ văn xuôi chính là thể khí đẩy những dòng huyết của cảm xúc và ý tưởng vận hành trong bài thơ Thơ văn xuôi đã thâm nhập vào Thơ mới từ con đường thơ tượng trưng, thơ siêu thực của... cụm.”  Thơ văn xuôi và văn xuôi khác nhau cơ bản ở nội dung thi tứ  Phân biệt thơ văn xuôi và thơ - Trong câu thơ Việt Nam số từ thường là từ 5 đến 8 từ Số nhịp ngắt phổ biến trong câu thơ Việt Nam là từ 2 đến 3 tiết tấu Trong phạm vi số từ và tiết tấu đó, câu thơ thường có một sự hài hòa nhất định về âm điệu và nhịp điệu Những câu thơ dài từ 11,12 từ trở lên sẽ dần biến thành câu thơ văn xuôi - Thơ. .. nhịp điệu và có thể vẫn có vần, thì thơ văn xuôi không phân dòng, không dùng hình thức câu thơ làm đơn vị nhịp điệu, và thứ hai là thơ văn xuôi không có vần Cùng trong xu hướng của thơ tự do, thơ văn xuôi là thể thơ rất phù hợp với việc diễn đạt những trăn trở, suy tư triết lý và suy tưởng về nhân tình, thế sự Đây là một lối thoát cho các nhà thơ khi họ muốn dùng thơ để nhập cuộc tham gia bàn luận tự... trang thơ văn xuôi” không xuống dòng ; Chắc chắn độc giả sẽ bị “ngạt thở” , Và cảm giác “nhàm chán “sẽ xuất hiện trong khi đọc những “ trường ca “ này” Nhưng thực sự khi đọc các Trường ca, thì ranh giới giữa thơ và văn xuôi nhiều khi tan chảy trộn lẫn vào nhau ; Ví dụ Trường ca của Nguyễn Anh Nông “Trò Chuyện Với Cha Con Cu Lập Sơn”  Phân biệt thơ văn xuôi và văn xuôi - Thơ văn xuôi là một thể thơ thuộc... đủ, bài thơ khi đó mới bắt đầu từ từ lộ dần Xác suất những bài thơ văn xuôi có nguy cơ đổ vỡ từ đầu, tức là ngay khi nhà thơ động bút để sáng tác, là rất nhiều Nó rất dễ bị vỡ vụn từ những dòng thơ đầu tiên, nếu nguồn năng lượng còn non; và không còn cái cơ hội để cảm xúc, ý tưởng ban đầu của bài thơ đó trở lại Đó là đặc trưng khác biệt thơ văn xuôi với các thể thơ khác Nhịp điệu và âm nhạc của thơ văn... của phương Tây, đặc biệt là của thơ Pháp Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá-văn học phương Tây diễn ra hồi đầu thế kỷ XX, đến nỗi: “Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp” (Hoài Thanh – Hoài Chân ), và cùng với thơ tự do, thơ văn xuôi cũng bắt đầu được các nhà Thơ mới thử nghiệm như: Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh v.v đã có những áng thơ văn xuôi rất tinh khiết trong... nắng xanh Hồn của đất: lúa thơm Sự sống thầm, và hoa mỹ Nghĩ rằng một hạt cốm nếp mang đọng bao nhiêu hương đất, bao nhiêu tháng ái ân…Muốn nhìn, muốn gửi, muốn nếm, muốn thương” (Nguyễn Xuân Sanh, Đất thơm) Từ thời hoà bình đến nay, thơ văn xuôi đã khẳng định được chỗ đứng trong thơ ca Việt Nam Đặc biệt, thơ văn xuôi dường như đã tìm được mảnh đất thích hợp trong trường ca Sau khoảnh khắc được thử... thủ pháp của tiểu thuyết mới và của kịch phi lý như trong Phồn sinh của Nguyễn Linh Khiếu  Nhận dạng thơ văn xuôi” - Số chữ một câu thơ không bị hạn chế Bằng mắt thường chúng ta thấy ngay là bài thơ trông giống như một tạp văn/ bút/ đoản văn hoặc như bài bút ký Số chữ ở một dòng thơ không hạn chế như thơ 5 chữ , 7 chữ , 8 chữ hoặc Lục Bát , Song thất lục bát -Đó là sự giao thoa giữa thơ có vần và văn . tấu và thanh điệu. Sự khác biệt giữa thơ 5 chữ với thơ ngũ ngôn đời Đường: Thơ 5 chữ Thơ ngũ ngôn + Nguồn gốc từ thơ ca dân gian + Nguồn gốc từ các thể thơ Đường luật + Vần nhịp thay đổi theo. thi trên. 8. Thể trường ca - Trường ca là là một hình thức của truyện thơ nhưng không phải bất kì một truyện thơ nào cũng là trường ca hoặc có màu sắc trường ca. Trường ca không dung nạp mọi loại. viết bằng văn xuôi.” [trang 218]. Thơ văn xuôi là bước phát triển cao nhất của thơ tự do. Ngoài đặc trưng chung của thơ ca là nhịp điệu, thơ văn xuôi còn giống thơ tự do ở cùng một điểm chung là không

Ngày đăng: 11/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w